Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 21

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

- HS biết:

- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.

- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 3.

- Gd hs tính tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau.

- Một số đồ vật có dạng hình cầu.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

A. Hoạt động khởi động

 1. Cùng ôn bài: Nêu cách tính diện tích hình tam giác và diện tích hình thang, diện tích hình tròn.

 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.

 

docx26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chữ nhật EGHK là: 6,5 4,2 = 27,3 (m2) Diện tích của mảnh đất là: 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số : 66,5 m2 C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ với bạn bè cách tính diện tích của mảnh đất, và giải bài tập 2. ---------------------------oOo--------------------------- Đạo đức ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng. - Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương. - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường). - Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường). - Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể. 2. Giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học A. Hoạt động thực hành HĐ 1: Tìm hiểu chuyện Đến Uỷ ban nhân dân xã phường - GV gọi 2 HS đọc truyện trong SGK. - GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi. + Bố Nga đến UBND phường để làm gì? (Bố dẫn Nga đến phường để làm giấy khai sinh) + UBND xã làm các công việc gì? (Ngoài việc cấp giấy khai sinh UBND xã , phường còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em...) + UBND xã có vai trò quan trọng nên mỗi người dân đều phải có thái độ như thế nào đối với UBND? (UBND phường, xã có vai trò quan trọng vì UBND xã , phường là cơ quan chính quyền đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi cho người dân địa phương. Mọi người phải có thái độ ton trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ để UBND xã, phường hoàn thành nhiệm vụ) - Kết luận: UBND xã giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương .Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc - Gọi hs đọc ghi nhớ trong SGK HĐ 2: Làm bài tập trong SGK - GV giao nhiệm vụ cho HS. - Thảo luận nhóm làm bài tập 2 SGK. - Gọi đại diện nhóm trình bày - Kết luận: UBND xã phường làm các việc b, d, đ, e, h, i Bài tập 3. - GV giao nhiệm vụ cho hs - Gọi hs trình bày ý kiến - Kết luận: (b) , ( c) là hành vi việc làm đúng ( a ) Là hành vi không nên làm. B. Hoạt động ứng dụng Về nhà tìm hiểu về UBND xã em tại nơi em ở, các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện toán LUYỆN TẬP A. Khởi động - Ôn bài cũ: Nêu công thức tính diện tích hình thang. B. Ôn luyện Bài 1 VBT trang 5. - GV cho hs nêu yêu cầu của bài tập. - Cá nhân giải bài tập. - GV chữa bài. (Đáp án: HÌnh đầu có diện tích bé hơn 50cm2. Bài 2: VBT trang 5. - HS hoạt động nhóm đôi làm bài. - Mời HS đứng tại chỗ đọc kết quả. - GV chữa bài. (Đáp án: Cột 1: 1,1m2, Cột 2: 0,575 m2, Cột 3: 16/30 dm2.) Bài 3: VBT trang 5: - HS nêu yêu cầu đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề để gỉ bài. - HS giải bài tập vào vở. - (Đáp án: 268,5 m2). ---------------------------oOo--------------------------- Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2017 Chính tả TRÍ DŨNG SONG TOÀN (Nghe – Viết) I. MỤC TIÊU - Viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Làm được BT(2) a/b, hoặc BT(3)a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. - Gd hs ý thức rèn chữ đúng, đẹp. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết - GV gọi Hs đọc đoạn chính tả - GV mời HS nêu nội dung chính của bài chính tả. (Giang Văn Minh khảng khái khiến vua Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.) - GV yêu cầu HS viết ra nháp các từ ngữ khó và những từ cần viết hoa. (thảm bại, linh cữu. Việt Nam, Nam Hán, Tống, Nguyên, Bạch Đằng, ) - GV yêu cầu HS nêu hình thức trình bày bài viết? - GV đọc từng câu hoặc từng cụm cho HS nghe viết. - GV đọc lại bài 1 lượt để HS soát lại bài, từ phát hiện lỗi và sửa - GV yêu cầu học sinh đổi vở chéo cho nhau theo từng cặp để sửa lỗi cho nhau bằng bút chì. - GV nhận xét cách trình bày của một số HS. HĐ 2: Luyện tập Bài 2a - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - Cho làm bài theo cặp. - Chữa bài. Lời giải: - dành dụm, để dành - rành, rành rẽ - cái giành Bài 3b - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho thảo luận theo cặp : Thi điền từ tiếp sức theo dãy. - Chữa bài. - Gọi đọc bài điền hoàn chỉnh. - Nêu nội dung bài thơ hoặc tính khôi hài của mẩu chuyện ? - Lời giải: Thứ tự các từ cần điền thanh hỏi/ ngã: tưởng, mãi, hãi, giải thích, cổng, phải, nhỡ. - Khôi hài: Người bệnh biết mình không phải là chuột nhưng vẫn sợ con mèo vồ anh để ăn thịt. C. Hoạt động ứng dụng - Dặn HS luôn chú ý phân biệt r/d/gi trong cách đọc và viết. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. - Bài tập cần làm: Bài 1. - Gd tính chính xác. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ: Nêu cách tính diện tích hình thang. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Giới thiệu cách tính. Ví dụ: - GV vẽ hình lên bảng. - GV gọi HS đọc đề bài. - Cho làm việc theo cặp: Tìm cách giải và giải ? - HS nêu cách giải. + Chia hình đã cho thành hình thang và hình tam giác để tính diện tích. + Nêu công thức tính diện tích hình thang và diện tích hình tam giác. - GV chữa bài lên bảng. HĐ 2: THực hành. Bài 1: Tính diện tích hình đã cho. - GV mời HS nêu yêu cầu của đề bài. - Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật và hình tam giác ? - Nhóm đôi trao đổi để giải bài tập. - Mời 1 HS lên bảng giải bài tập. - Cả lớp chữa bài. - Nhóm thảo luận làm bài. Đọc bài làm: Bài giải Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật AEGD và 2 hình tam giác ABE, BGC. Diện tích hình chữ nhật AEGD là: 84 63 = 5292 (m2) Diện tích hình tam giác ABE là: 8428 : 2 = 1176 (m2) Độ dài cạnh BG là: 28 + 63 = 91 (m) Diện tích hình tam giác BGC là: 9130 : 2 = 1365 (m2) Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2) Đáp số: 7833 m2 C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ với bạn bè về cách tính diện tích hình thang , hình chữ nhật và hình tam giác và giải bài tập 2. ---------------------------oOo--------------------------- Kỹ thuật NUÔI DƯỠNG GÀ I. MỤC TIÊU - HS biết được mục đích của việc nuôi gà. - Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình ảnh minh họa SGK. - Phiếu đánh giá kết quả học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học A. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Tì hiểu hoạt động cho gà ăn. - GV yêu cầu Hs quan sát hình 1 SGK trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi. + Em hãy nêu cách cho gà ăn trong các thời kì. + Thời kì gà con. + Thời kì gà giò. +Thời kì gà đẻ trứng - HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, bổ sung. HĐ 2: Tìm hiểu họt động cho gà uống. - GV gọi HS đọc SGK và quan sát hình 2. - Người ta đã cho gà uống như thế nào? - HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ cho người thân cách cho gà ăn và uống trong các thời kì khác nhau. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Toán Bài 6: Bài giải Số vở trong cửa hàng là: 1500 x 24 : 100 = 360 (Quyển) Số sách trong cửa hàng là: 1500 – 360 = 1140 (quyển) Đáp số: 1140 quyển. Bài 7: Bài giải Số tiền lãi khi bán hết số gạo là: 4.000.000 x 0.9 : 100 = 36.000 (đồng) Tổng số tiền người đó thu được là: 4.000.000 + 36.000 = 4.036.000 (đồng) Đáp số: 4.036.000 đồng Bài 8: Đáp án C 587,5m2 Bài giải Diện tích trồng rau là: 1250 x 53 : 100 = 662,5 (m2) Diện tích trồng hoa là: 1250 – 662,5 = 587,5 (m2) Đáp số: 587,5 m2 . Bài vận dụng: Bài giải Số tiền được giảm khi mua máy tính khi giảm giá 25% là: 13.500.000 : 100 x 25 = 3.375.000 (đồng) Số tiền thực phải trả là: 13.500.000 – 3.375.000 = 10.125.000 (đồng) Số tiền được giảm khi mua tủ lạnh khi giảm giá 35% là: 8.850.000 : 100 x 35 = 3.097.500 (đồng) Số tiền thực phải trả là: 8.850.000 - 3.097.500 = 5.752.500 (đồng) Số tiền được giảm khi mua tivi khi giảm giá 30% là: 15.700.000 : 100 x 30 = 4.710.000 (đồng) Số tiền thực phải trả là: 15.700.000 - 4.710.000 = 10.990.000 (đồng) Tổng số tiền nhà Tôm phải trả để mua ba sản phẩm trên: 10.125.000 + 5.752.500 + 10.990.000 = 26.867.500 (đồng) Đáp số: 26.867.500 đồng ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Tiếng Việt ÔN LUYỆN TUẦN 16 A. Khởi động - HS tự hoạt động B. Ôn luyện Bài 2: đọc bài và trả lời câu hỏi. - Bé Na để những thứ gì vào sọt rác mỗi buổi tối? + Chiếc dép nhựa màu hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai và mấy thứ lặt vặt khac. - Vì sao Bé Na lại bỏ mấy thứ nhặt được để bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi? + Vì cậu bé là đứa trẻ mồ côi, bé Na muốn giúp cậu. - Việc làm của bé Na ch em thấy được tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương, nhân ái với người khác, biết thông cảm và chia sẽ với nỗi bất hạnh của người khác. - Điền vào chỗ trống một phẩm chất đáng quý của bé Na. (Nhân ái) - Đặt tên khác cho câu chuyện: “Tấm gướng sáng” hoặc “Cậu bé mồ côi”. Bài 3: Điền vào chỗ trống. a) r/d hay gi? b) v/d - Dẻ lau - Sóng vỗ - Để dành - Dỗ dành - Dành chiến thắng - Ra vào - Đọc rành mạch Dồi dào c) im/iêm d) ip/iêp? - Quả tim - Rau diếp - Tiêm thuốc - Dao díp - Lúa chiêm - Dịp may - Tổ chim - chất diệp lục. Bài 4: Điền từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với các từ cho trong bảng. Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa - Chăm chỉ - Gan dạ - Thật thà - Nhanh nhẹn - Hiền lành - Nhân ái - Siêng năng - Dũng cảm - Chân thật - lanh lợi - Hiền hậu - Thương người - lười biếng - Nhút nhát - Dối trá - Chậm chạp - Độc ác - Vô nhân tính Bài 5: Chọn 3 từ em tìm được ở bài tập 4, đặt câu với ba từ đó. - Cá nhân HS từ làm vè đọc lên trước lớp. C. Vận Dụng Bài 7: GV hướng dẫn HS Viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả người. - Cá nhân HS tự thực hành viết bài. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện toán Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 72 : 6,4 = 11,25 55 : 2,5 = 22 12 : 12,5 = 0,96 17,55 : 3,9 = 4,5 Bài 2: Tính nhẩm (Hs khá, giỏi) a. 24: 0,1 24 : 10 b. 250 : 0,1 250 : 10 c. 425 : 0,01 425 : 100 Đáp án a. 24: 0,1= 240 24 : 10 = 2,4 b. 250 : 0,1= 2500 250 : 10 = 25 c. 425 : 0,01= 42500 425 : 100 = 4,25 Bài 3: Một ô tô chạy trong 3,5 giờ được 154km. Hỏi nếu cũng chạy như thế, trong 6 giờ ô tô chạy được bao nhiêu ki-lô-mét? Bài giải Trong 1 giờ ô tô chạy được số ki – lô – mét là 154 : 3,5 = 44 (km) Trong 6 giờ ô tô chạy được số ki – lô – mét là 44 x 6 = 264 (km) Đáp số: 264 km ---------------------------oOo------------------------------ Thứ tư ngày 11 tháng 01 năm 2017 Luyện từ và câu MRVT: CÔNG DÂN I. MỤC TIÊU - HS Làm được BT1, 2. - Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3. - Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( liên hệ) II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. Nêu cách nối các vế cau ghép bằng quan hệ từ, cho ví dụ minh họa. 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung. - GV Cho HS làm bài tập theo nhóm đôi. - Chữa bài. - Giải nghĩa một số từ ? (Hs khá) Lời giải: - Nghĩa vụ công dân; quyền công dân; ý thức công dân; bổn phận công dân; trách nhiệm công dân; danh dự công dân. - Công dân gương mẫu; công dân danh dự. Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cá nhân hoàn thành bài tập vào vở. - Hs đứng tạo chỗ trình bày kết quả. - GV chữa bài. - Lời giải: + Điều mà pháp luật được đòi hỏi: Quyền công dân. + Sự hiểu biết về đất nước : Ý thức công dân. + Điều mà pháp luật người khác: Nghĩa vụ công dân. Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Mời 2 -3 HS nói về bằng lời nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc. - Cá nhân hoàn thành bài văn. - Mời 1 -2 Hs đọc đoạn văn trước lớp. - Cả lớp nhận xét, chữ bài cho bạn. - GV chữa bài có thể đọc cho HS nghe một số đoạn văn mẫu. - Cả lớp bình chọn đoạn văn viết hay nhất để tuyên dương. - Liên hệ giáo dục làm theo lời bác, mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ với các bạn cùng xóm về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với tổ quốc. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết: - Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học. - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 3. - Gd hs tính tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau. - Một số đồ vật có dạng hình cầu. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Cùng ôn bài: Nêu cách tính diện tích hình tam giác và diện tích hình thang, diện tích hình tròn. 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành. Bài 1: - GV gọi HS đọc đề bài. - HS trao đổi cặp: Tìm cách giải ? - HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác. + S = a x h 2 - Suy ra: a = (2 x S) : h - Cá nhân HS làm bài. - Mời 1 HS lên bảng trình bày bài tập - Gv chữa bài. Đáp án - Cách làm : a = (2S) : h Bài giải: Độ dài đáy của hình tam giác đó là: (2 ) : = (m) Đáp số : m. Bài 3: - GV mời Hs đọc nội dung bài tập 3. - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề. - HS nêu cách tính chu vi hình tròn ? - Hoạt động nhóm đôi giải bài tập. - GV chữa bài. Bài giải Chu vi của bánh xe hình tròn là: 0,35 3,14 = 1,099 (m) Độ dài của sợi dây là: 1,099 + 3,1 2 = 7,299 (m) Đáp số : 7,299 m. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà giải bài tập 2. Ôn lại cách tính diện tích hình tam giác và hình thang và diện tích hình tròn. ---------------------------oOo--------------------------- Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU - Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử-văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài dạy. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Mời 1 Hs đọc các đề bài đã cho trong SGK. - GV viết lên bảng các đề bài và gạch chân các từ trọng tâm của đề bài. 1. Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hóa. 2. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. 3. Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. - GV gọi HS đọc nối tiếp gợi ý SGK/ 29. - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - GV yêu cầu HS lập dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. HĐ 2: Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện - Gọi hs khá kể trước lớp. - Tổ chức thi kể chuyện. - HS thi đua nhau kể chuyện. - Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, xuất sắc nhất. - GV nhận xét, tuyên dương. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện em đã kể trước lớp. Chia sẽ về ý nghĩa của câu chuyện e vừa kể. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ năm ngày 12 tháng 01 năm 2017 Tập đọc TIẾNG RAO ĐÊM I. MỤC TIÊU - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. HS đọc phân vai bài tập đọc: “Trí dũng song toàn” 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Luyện đọc - HĐ cả lớp: - Nghe cô giáo đọc bài, HS theo dõi và đọc thầm. + Hướng dẫn giọng đọcvà chia đoạn. Bài văn gồm 4 đoạn : Đoạn 1: Từ đầu não ruột. Đoạn 2: Tiếp mịt mù ... Đoạn 3: Tiếp chân gỗ ! Đoạn 4: Còn lại. - HĐ cá nhân: Đọc thầm phần chú giải - HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ở phần chủ giải. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài. - Đọc bài theo nhóm ( Mỗi bạn đọc 1 đoạn – lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn). - Cùng bạn chia sẻ các từ khó đọc và cùng luyện đọc trong nhóm. HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp tổ chức hoạt động đọc giữa lớp. - Đại diện 1 – 2 nhóm đọc bài - Các nhóm khác nhận xét cách đọc của nhóm bạn, chia sẻ cách đọc của nhóm mình. - GV điều chỉnh cách phát âm cho HS. - Đọc phân vai trong nhóm. - Mời một HS đứng dậy đọc lại toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài HĐ cá nhân: Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi với nhau trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. - HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp trả lời các câu hỏi: ? Đám cháy xảy ra vào lúc nào ? Đám cháy được tả như thế nào? (Vào nửa đêm. Bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu thảm thiết, cửa ập xuống, khói bụi mịt mù) ? Người dũng cảm cứu em bé là ai? - Con người và hành động của anh có gì đặc biệt? (Người thương binh bán bánh giò.Anh là thương binh chỉ còn một chân, hành động của anh cao đẹp, dũng cảm: báo cháy và lao vào đám cháy cứu người.) ?Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc? (Người ta cấp cứu cho người đàn ông, phát hiện anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Thấy chiếc xe đạp và những chiếc bánh giò tung tóe, mới biết anh là người bán bánh giò.) ? Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ? (Hs khá, giỏi) (Mỗi người cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn. Mình vì mọi người) - HĐ cặp đôi: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe ý nghĩa của bài bài tập đọc. GV chốt nội dung: Ca ngợi hành động xả thâ cao thượng của người thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu người thoát nạn. HĐ 3: Luyện đọc diễm cảm a) Đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS đọc diễ cảm toàn bài. - GV gọi đọc lại đoạn 1. - Cho HS đọc diễn cảm đoạn 2, 4 tương tự đoạn 1. - GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 3 - Hướng dẫn đọc đoạn 3 trên bảng phụ - GV đọc mẫu. - Cho hs luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm đoạn 3. - GV nhận xét và chỉnh sửa cách phát âm cho HS. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà kể lại câu chuyện “Người thương binh nghèo” cho cả nhà cùng nghe và nói về ý nghĩa của câu chuyện. ---------------------------oOo--------------------------- Toán HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG I. MỤC TIÊU - Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 3. - Gd hs tính tự giác trong học tập. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ: - Nêu cách tính chu vi hình tròn, diện tích hình thoi ? 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản. HĐ 1: GV giới thiệu về hình hộp chữ nhật. - GV đưa một đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật và chỉ vào hình “ đây chính là hình hộp chữ nhật” - GV yêu cầu HS nhận xét các yếu tố của hình hộp chữ nhật ? + Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, mấy đỉnh, mấy cạnh? - HS phát biểu ý kiến. - GV kết luận, chốt ý. - GV nêu vấn đề: Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước ? Kể tên đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật ? - Hướng dẫn hs vẽ hình. HĐ 2: GV giới thiệu về hình lập phương. - GV giới thiệu tương tự như hình hộp chữ nhật. (Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau, 8 đỉnh, 12 cạnh bằng nhau.) HĐ 3: Hoạt động thực hành. Bài 1: - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập. - Cá nhân làm bài vào vở nháp. - GV đi kiểm tra bài làm của HS và giúp những học sinh còn lúng túng. - So sánh các yếu tố của 2 hình. - HS đứng tại chỗ phát biểu ý kiến. Bài 3: - GV cho HS làm theo nhóm . - Gv chữa bài. - Gọi hs giải thích ? C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ với bạn bè cùng xóm các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. ---------------------------oOo--------------------------- Tập làm văn LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. MỤC TIÊU - Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong GSK (hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương). w GDKNS: - Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). - Thể hiện sự tự tin. - Đảm nhận trách nhiệm II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ 2. Giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. A. Hoạt động thực hành HĐ 1: Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động a. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề - GV gọi HS đọc đề bài. + Đây là các đề mở các em có thể lập chương trình hoạt động cho 1 trong 5 hạt động mà SGK đưa ra. - Kể một số hoạt động khác ? - Đọc cấu tạo của CTHĐ. b. HS lập CTHĐ. - Hỏi hs về HĐ em chọn ? - Yêu cầu các nhóm trao đổi cùng bạn để góp ý cho chương trình hoạt động (mỗi hs tự viết). - Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ. - Mời hs trình bày chương trình hoạt động. Lưu ý: Trình bày rõ ràng mạch lạc, thể hiện sự tự tin. Các hs còn lại lắng nghe để góp ý cho các thuyết trình viên - GV chữa bài trên bảng. Ví dụ: Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt(lớp..) I. Mục đích: Giúp đỡ thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách. II. Công việc, phân công nhiệm vụ: - Họp lớp thống nhất: lớp trưởng. - Nhận quà : 3 tổ trưởng (ghi tên người, số lượng). - Đóng gói, chuyển quà cho nhà trường : lớp trưởng, lớp phó, 3 tổ trưởng. III. Chương trình cụ thể + Chiều thứ sáu (16/1): họp lớp. - Phát biểu ý kiến, kêu gọi ủng hộ. - Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà. - Phân công nhiệm vụ. + Thứ hai (19/1): - Sáng: nhận quà. - Chiều: đóng gói, nộp nhà trường. Bình chọn bạn lập được CTHĐ tốt nhất. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà tiếp tục hoàn thành việc lập chương trình hoạt động theo đề bài mà em đã chọn và chia sẽ kế hoạt đó với bạn trong xóm. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Tiếng Việt Luyện từ và câu Bài 1: Gạch chân quan hệ từ trong đoạn văn sau: Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào. Đáp án Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào. Bài 2: Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ. a. Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần. b. Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân. c. Nam học giỏi toán. Nam chăm chỉ giúp mẹ việc nhà. Đáp án a. Mưa đã ngớt và trời tạnh dần. b. Thuý Kiều là chị còn em là Thuý Vân. c. Không những Nam học giỏi toán mà Nam còn chăm chỉ giúp mẹ việc nhà. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ: Ví dụ: Hà và Linh đều là bạn của em nhưng em chơi thân với Linh hơn. Linh có nước da trắng hồng và mái tóc cắt ngắn rất hợp với khuân mặt trái xoan bầu bĩnh. Linh không những học giỏi mà Linh còn hay giúp đỡ các bạn trong lớp. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẲNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU - Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân, kết quả. - Tìm dược vế câu chỉ nguyên nhân, kết quả, và quan hệ từ, cặp quan hệ từ, nối các vế câu. - Biết thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3). - HS biết thêm vế cấu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là câu ghép ? Nêu các cách nối các vế trong câu ghép? 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Phần nhận xét Bài 1 - GV mời HS nêu yêu cầu của bài tập 1. - HS đọc nội dung các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtuan 21.docx