I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên; Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2-3 khổ thơ)
II. Chuẩn bị: Tranh sgk; Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc.
40 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 3 - Tuần 21 năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tay vui múa hát. Những con thú trong rừng cũng tìm đến và hồ chung nhịp múa cùng gia đình thỏ. Âm nhạc và ca hát khơng chỉ đem lại niềm vui cho con người mà cịn đem lại tình thân ái cho các lồi vật. Bài hát Cùng múa hát dưới trăng miêu tả khung cảnh thiên nhiên thanh bình và tình thân ái giữa những con thú ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Hoạt động 2: Nghe bài hát:Học sinh nghe bài hát qua băng đĩa.
Hoạt động 3: Đọc lời ca:
- HS đọc lời ca chép trên bảng.
Hoạt động 4: Tập hát từng câu(hai dịng là một câu hát):
- GV hát mẫu câu một, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
- GV tiếp tục hát một câu và bắt nhịp(đếm 1-2) cho học sinh hát.
- Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Khi tập xong hai câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau.
- GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này.
- Tiến hành dạy những câu cịn lại theo cách tương tự.
- Hát cả bài hai lần.
- Một vài học sinh trình bày bài hát.
- Tập hát đối đáp: chia lớp thành hai nửa, một dãy hát câu 1-3, dãy kia hát câu 2-4, câu 5 cả hai cùng hát.
- Tập hát nối tiếp: 4 tổ trong lớp, mổi tổ hát một câu, câu 5 cả lớp cùng hát.
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng bắt nhịp.
4.Củng cố - dặn dò:
Vừa học bài hát gì?
- Về nhà hát lại nhiều lần cho thuộc.
5. Nhận xét tiết học.
-HS theo dõi.
- HS nghe và cảm nhận.
-1-2 em đọc lời ca.
- HS tập hát.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
RKN:.................................
Ngày soạn: 12/01/2013
Ngày dạy: 15/01/2013
Tập đọc
Tiết 63: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên; Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2-3 khổ thơ)
II. Chuẩn bị: Tranh sgk; Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
-2 HS kể câu chuyện Ông tổ nghề thêu, nêu ý nghĩa câu chuyện.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
a. GV đọc bài thơ.
b. HDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Chú ý đọc đúng các từ khó trong bài : cong cong, thoắt cái, dập dềnh, rì rào.
- Đọc từng dòng thơ
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ Hiểu từ mới : SGK - mầu nhiệm ( có phép lạ tài tình ). YC đặt câu với từ "phô"
-Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- YC cả lớp đọc thầm bài thơ và trả lời CH:
+ Từ mỗi tờ giấy,cô giáo đã làm ra những gì ?
YC đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, tưởng tượng để tả ( lưu loát, trôi chảy, có hình ảnh) bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo.
- YC HS đọc lại 2 dòng thơ cuối, trả lời :
+ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
* Chốt lại : Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em HS. Các em đang say sưa theo dõi cô gấp giấy, cắt dán giấy để tạo nên cả một quang cảnh biển thật đẹp lúc bình minh.
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ :
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Hướng dẫn đọc thuộc lòng tại lớp.
3.Củng cố - Dặn dò :
- YC nhắc lại nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ.
4.Nhận xét tiết học.
-HS theo dõi SGK.
- Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ
- 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
- HS đặt câu.
- Các nhóm đọc bài.
+ Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền cong cong rất xinh.
+ Với một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm xong một mặt trời với nhiều tia nắng toả.
+ Thêm một tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh, tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền.
- 1 HS đọc 2 dòng thơ cuối.
+ HS phát biểu : Cô giáo rất khéo léo. / Bàn tay cô giáo như có phép mầu. / Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ./
- Thi đọc từng khổ, cả bài thơ.
- Từng tốp 5 HS tiếp nối nhau thi đọc.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
RKN:.....................................
Toán
Tiết 103: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến 4 chữ số.
- Biết trừ các số có đến 4 chữ số và giải toán bằng hai phép tính.
- BT cần làm: bài 1; 2; 3; 4 (giải đựơc một cách). HS khá, giỏi BT4 giải được 2 cách.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính:
5428 - 1956
8695 - 2772
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Ghi bảng phép tính 8000 - 5000 = ?
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm .
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở các phép tính còn lại.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- GV phân tích mẫu.
- Yêu cầu cả lớp tính nhẩm vào vơ ûnháp.
- Gọi HS nêu kết quả, lớp bổ sung.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu cả lớp làm vào bảng con.
- Gọi 2 HS lên bảng tính.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc bài toán.
- HD HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS giải 1 cách.
- Gọi 1 HS khá, giỏi nêu cách làm khác; GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi HS nêu nhanh kết quả các phép tính sau:
7000 - 5000 =
4100 - 4000 =
7800 – 300 =
- Dặn về nhà học và xem lại bài tập.
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung.
4.Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- Tính nhẩm.
- 8 nghìn trừ 5 nghìn bằng 3 nghìn, vậy :
8000 – 5000 = 3000
- Cả lớp tự làm các phép tính còn lại.
- 2HS nêu miệng kết quả lớp bổ sung.
7000 - 2000 = 5000
6000 - 4000 = 2000
9000 – 1000 = 8000
10000 - 8000 = 2000
- Tính nhẩm (theo mẫu).
- Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- 2HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
600 - 600 = 3000 200 - 4000 = 2200
9500 - 100 = 9400 5800 - 5000 = 800
7800 – 500 = 7300 4100 – 1000 = 3100
- Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp thực hiện vào bảng con .
- 2 em lên bảng đặt tính và tính, lớp bổ sung.
- 2 em đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
Cách 1 : Bài giải
Số muối hai lần chuyển là:
2000 + 1700 = 3700 ( kg)
Số muối còn lại trong kho :
4720 - 3700 = 1020 ( kg )
Đáp số: 1020 kg muối
Cách 2 :
Số kilôgam muối trong kho còn lại là:
4720 – ( 2000 + 1700 ) = 1020 ( kg )
Đáp số : 1020 ki-lô-âgam muối
RKN:......................
Ngày soạn: 12/01/2013
Ngày dạy: 18/01/2013
Tập làm văn
Tiết 21: NÓI VỀ TRÍ THỨC.
NGHE - KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I.Mục tiêu:
- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1).
- Nghe - kể lại được câu Nâng niu những hạt giống (BT2).
II.Chuẩn bị: Tranh SGK; Viết bảng 3 câu hỏi SGK.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ :
- Vài HS đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Nêu MĐ. yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1
- YC 1 HS làm mẫu.
- YC HS quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo bàn.
Bài tập 2
- GV kể chuyện lần 1, hỏi HS :
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì ?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ?
+ Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
- GV kể lần 2.
- YC HS tập kể lại nội dung câu chuyện.
- Hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của ?
3.Củng cố - dặn dò:
- YC vài HS nói về nghề lao động trí óc mà các em mới biết qua giờ học.
- Dặn HS VN đọc trước sách, báo viết về nhà bác học Ê-đi-xơn để chuẩn bị cho tiết tập đọc sau.
4.Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc YC.
- 1 HS nói nội dung tranh 1.
- Trao đổi nhóm cặp
- Đại diện các bàn, nhóm thi trình bày.
- 1 HS đọc YC.
+ Mười hạt giống quý.
+ Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
+ Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần...
- Vài HS tập kể trước lớp.
- Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
RKN:................
Toán
Tiết 104: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vị 10 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tímh và tìm TP chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- BT cần làm: bài 1 (cột 1, 2); 2; 3; 4. HS khá, giỏi làm cả 5 BT.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy – hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập: Tính nhẩm:
8500 - 300 = 7900 - 600 =
6200 - 4000 = 4500 - 2000 =
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập.
Bài 1 cột 1,2: Gọi 1 HS nêu YC BT.
- Yêu cầu nêu lại cách tính nhẩm.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu BT 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con.
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4: - Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS thực hiện trên bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
- Gv hỏi:
+Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm sao ?
+Muốn tìm số trừ ta làm sao ?
Bài 5
HS đọc yêu cầu
Chia lớp làm 2 nhóm thi xếp hình tam giác
Lớp nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà xem lại các BT đã làm và xem tờ lịch năm 2005 - SGK.
- Chuẩn bị bài sau:Tháng năm.
4. Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
* Tính nhẩm.
- Nêu lại cách nhẩm các số tròn nghìn.
- 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
Củng cố cách cộng, trừ nhẩm.
* Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp tự làm bài vào bảng con.
- 2HS lên bảng đặt tính và tính, lớp NX.
a/ 6924 5718 b/ 8493 4380
+1536 + 636 - 3667 - 729
8460 6354 4826 3651
* 2 HS đọc đề bài.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 1 HS lên bảng giải bài, lớp nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số cây trồng thêm đượcø là:
948 : 3 = 316 ( cây)
Số cây trồng được tất cả là:
948 + 316 = 1264 ( cây )
Đáp số: 1264 cây
* Tìm x.
- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện trên bảng con.
a/ x + 1909 = 2050
x = 2050 – 1909
x = 141
b/ x – 586 = 3705
x = 3705 + 586
x = 4291
c) 8462 – x = 762
x = 8462 – 762
x = 6700
- HS nhắc lại
RKN:...........................
Luyện từ và câu
Tiết 21: NHÂN HOÁ.
ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ?
I. Mục tiêu:
- Nắm được 3 cách nhân hoá (BT2).
- Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? (BT3).
- Trả lời được CH về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a/ b hoặc a/ c).
*HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT4.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ viết đoạn văn ( có 2, 3 câu thiếu dấu phẩy sau các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian) và viết sẵn bài thơ Ông trời bật lửa; 3 tờ phiếu BT1.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm 3 từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Kể về một vị anh hùng mà em biết.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1; 2
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn bài thơ Ông mặt trời bật lửa.
- YC cả lớp đọc thầm lại để tìm những sự vật được nhân hoá.
- Dán bảng lớp 3 tờ phiếu. YC HS trao đổi, làm bài theo nhóm cặp.
- Hỏi: Qua bài TĐ trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá, đó là những cách nào?
Bài tập 3
- YC làm bài cá nhân
- Mở bảng phụ, YC HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Chữa bài
Bài tập 4
- Dựa vào bài Ở lại với chiến khu (SGK/ 13, 14), HS trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa sai.
- Chép lên bảng câu trả lời đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- YC HS nhắc lại 3 cách nhân hoá.
- GV nhắc HS ghi nhớ 3 cách nhân hoá vừa học.
4- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc YC của BT
- 3 nhóm làm BT trên phiếu.
- Các nhóm dán kết quả làm bài trên bảng và trìng bày KQ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Có 3 cách so sánh, đó là:
+ Dùng từ chỉ người để gọi sự vật.
+ Dùng các TN tả người để tả sự vật.
+ Dùng cách nói thân mật giữa người với người để nói sự vật.
1 HS đọc YC BT.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng chốt lại lời giải đúng.
a. Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b. Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c. Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
* 1 HS đọc YC
- HS làm bài vào vở.
a. Câu chuyện kể trong dài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu.
b. Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.
c. Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
RKN:.............
Tập viết
Tiết 21: ÔN CHỮ HOA : O, Ô, Ơ
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ Ô (1 dòng), L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn Ông (1 dòng) và câu ứng dụng: Ổi Quảng Bá... say lòng người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
*HSKG viết tất cả các dịng tập viết.
- GDHS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ. Tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li trên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS viết chữ N (Ng) - Nguyễn Văn Trỗi - Nhiễu điều trên bảng lớp và bảng con.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài-Nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- YC tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu các chữ O, Ô, Ơ, Q, T kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- YC đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu : Lãn Ông ( Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay, một phố cổ của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông.)
- HD tập viết trên bảng con : Lãn Ông
c. Luyện viết câu ứng dụn.g
- YC đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu : Câu ca dao ca ngợi những sản vật quý, nổi tiếng ở Hà Nội. Hà Nội có ổi ở Quảng Bá ( làng ven Hồ Tây) và cá ở Hồ Tây rất ngon, có lụa ở phố Hàng Đào đẹp đến làm say lòng người.
- HD HS viết các chữ : Ổi, Quảng, Tây
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết.
- Nêu YC viết theo cỡ nhỏ.
- Lưu ý HS viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
Hoạt động 4: Chấm, chữa bài.
Chấm một số bài - nhận xét
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài.
4. Nhận xét tiết học.
- HS tìm chữ hoa : L, Ô, Q, B, H, T, Đ
- Tập viết chữ O, Ô, Ơ, Q, T trên bảng con.
- 1 HS đọc từ ứng dụng : Lãn Ông
- Viết bảng con.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- HS viết vào vở Tập viết.
RKN:...............
Toán
Tiết 105: THÁNG - NĂM
I. Mục tiêu:
- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch.
- BT cần làm: bài 1; 2. (Dạng bài 1, bài 2 sử dụng tờ lịch cùng với năm học).
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Một tờ lịch năm cùng năm học.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT.
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng.
- Treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu.
- Đây là tờ lịch năm 2005 . Lịch ghi các tháng trong năm 2005 và các ngày trong mỗi tháng.
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong SGK và TLCH:
+ Một năm có bao nhiêu tháng ?
+ Đó là những tháng nào ?
- GV ghi tên các tháng lên bảng .Gọi 2 HS đọc lại.
Hoạt động 2: Giới thiệu số ngày trong một tháng.
- Cho HS quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 ở SGK.
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
+ Tháng 2 có mấy ngày ?
- Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày.
- Lần lượt hỏi HS trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng.
- Cho HS đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và TLCH.
- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS trả lời:
+ Những tháng nào có 30 ngày ?
+ Những tháng nào có 31 ngày ?
+ Tháng hai có bao nhiêu ngày ?
- Dặn HS về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch.
4.Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng làm BT, mỗi em làm 1 bài:
1. Tính nhẩm: 10000 - 6000 =
6300 - 5000 =
2. Đặt tính rồi tính: 5718 + 636 ; 8493 - 3667
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Nghe GV giới thiệu.
- Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời:
+ Một năm có 12 tháng đó là : Tháng 1 , tháng 2 , tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 , tháng 9 , tháng 10 , tháng 11, tháng 12.
- Nhắc lại số tháng trong một năm.
- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.
+ Tháng một có 31 ngày.
+ Tháng hai có 28 ngày.
- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm.
- HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ .
* Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét +Tháng này là tháng 1Tháng sau là tháng 2
+ Tháng 1 có 31 ngày; Tháng 3 có 31 ngày
+ Tháng 6 có 30 ngày; Tháng 7 có 31 ngày
+ Tháng10 có 31 ngày; Tháng 11 có 30 ngày
* Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.
- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu .
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư.
+ Tháng 8 có 4 chủ nhật.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28.
- Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày.
- Tháng 1, 3, 5, 7, 8,10, 12 có 31 ngày.
- Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày.
RKN:................................
Chính tả(NHỚ – VIẾT)
Tiết 42: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. Bài viết sai không quá 5 lỗi.
- Làm đúng bài tập chính tả BT2 a/ b. HS khá, giỏi làm cả BT2.
- GDHS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn BT2a ; hoặc 10 từ ngữ BT2b; bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Gv đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp; cả lớp viết bảng con các từ ngữ : đổ mưa, đổ xe, ngã ngửa, ngả mũ
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Nêu MĐ,YC tiết học
Hoạt động 2: Hướng dẫn nhớ - viết.
a) Tìm hiểu bài viết
- Đọc lần 1 đoạn văn viết. Hỏi:
+ Từ bàn tay khéo léo của cô giáo các em HS đã thấy những gì?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
b) HD cách trình bày
+ Bài thơ có mấy khổ thơ?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Giữa hai khổ thơ trình bày như thế nào?
c. HD viết từ khó .
- Yêu cầu HS luyện viết các từ khó trên bảng lớp, bảng con: giấy trắng, thoắt, thuyền, nắng toả, dập dềnh, sóng lượn, rì rào.
d. Hướng dẫn viết bài
- Đọc lần 2.
- Đọc cho HS viết bài vào vở ô li.
- Đọc cho HS soát lỗi.
e. Chấm bài, chữa lỗi
- Chấm một số bài, nhận xét, chữa lỗi HS viết sai nhiều.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2 : (lựa chọn)
- Giúp HS nắm YC của BT.
- Yêu cầu HS khá, giỏi làm cả BT
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS về viết lại tiếng sai và chuẩn bị bài sau.
4.Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc TL bài thơ.
+ Các em đã thấy: chiếc thuyền, ông mặt trời, sóng biển.
+ Bài thơ cho biết bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại như có phép mầu đã đem đến cho các em bao điều kì lạ.
+ Bài thơ có 5 khổ thơ.
+ 4 chữ.
+ Viết hoa.
+ Giữa 2 khổ thơ để cách một dòng.
- HS viết các từ khó vào bảng con.
- Viết bài vào vở.
- Soát bài- Đổi vở soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu của BT và làm ý a vào vở BT.
- 1 HS lên bảng làm bài; Nhận xét.
- 1 HS khá lên làm ý b.
a. trí thức - chuyên - trí óc - chữa bệnh - chế tạo - chân tay - trí thức - trí tuệ
b. ở đâu - cũng - những - kĩ sư - kĩ thuật - kĩ sư - sản xuất - xã hội - bác sĩ - chữa bệnh.
RKN:.................................
Sức khỏe răng miệng
Bài 2:LỰA CHỌN VÀ GIỮ GÌN BÀN CHẢI
I. MỤC TIÊU:
- Giúp cho các em hiểu biết cách lựa chọn bàn chải tốt, thích hợp và cách giữ gìn bàn chải của mình.
*GDHS có ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ bàn chải.
- Bàn chải thật, một cái cịn mới, một cái đã cũ , đã mịn.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài:
- Sau khi ăn xong các em làm gì ?
- Các em cần cĩ gì để chải răng sạch ?
Để biết cách lựa chọn và giữ gìn bàn chải như thế nào cho tốt, các em cùng tìm hiểu qua nội dung bài học:
“Lựa chọn và sử dụng bàn chải”.
Họat động 1 : HS quan sát hình vẽ bàn chải.
Mục tiêu:
Nhận biết hình dạng của bàn chải dung để đánh răng cịn tốt, sử dụng được.
-Tranh vẽ gì ?
- Bàn chải gồm mất phần ?
- Bàn chải tốt, cịn chải răng được phải như thế nào ?
Giáo viên kết luận : Bàn chải dùng để đáng răng gổm cĩ phần dùng để chải răng, phần cịn lại dể tay các em cầm.. Bàn chải tốt là bàn chải cịn mới, cán thẳng, lơng cĩ độ bằng nhau để chải sạch các mặt răng, lông cĩ độ mềm vừa phải.
Hoạt động 2: Lựa chọn bàn chải.
Mục tiêu : HS biết cách lựa chọn và giữ gìn bàn chải cho mình.
- Gọi vài Hs chọn bàn chải cho mình.
- Cần bảo quản bàn chải như thế nào ?
- Khi nào cần thay bàn chải ?
Kết luận : Khi chải xong các em phải rửa sạch sẽ để nơi sạch sẽ,khi mòn các em nên thay bàn chải mới
Hoạt động 3: Củng cố.
- Hàng ngày em chải răng vào các buổi nào
- Cho Hs đọc các câu thơ :
Với bàn chải trong tay
Em chải răng một mình
Thêm một lớp kem thơm
Em chải răng cho đều tay
Với bàn chải xinh xinh
Em chải răng một mình
Sau mỗi bữa ăn xong
Em chải răng thật chăm.
- HS nêu lại tên bài học.
- GDHS ghi nhớ những điều đã học.
Nhận xét tiết học:
- Đánh răng súc miệng.
- Cần cĩ bàn chải.
-Học sinh lắng nghe và nhắc lại tên bài.
-Tranh vẽ bàn chải
-Bàn chải gồm phần lông chải và cán cầm
-HS trả lời theo ý mình.
-HS lắng nghe giáo viên kết luận.
- HS Chọn bàn chải.
- Chải xong rửa sạch, để nơi khơ ráo
- Khi bàn chải bị mịn
-Buổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 21 - 2012.doc