Tiết 87: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài 2 cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: Phiếu học tập ghi bài 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát.
+ Những bông hoa, những bài ca.
- Tổ chức cho HS ôn theo nhóm, cá nhân.
- Tổ chức cho HS thi trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét.
+ Ước mơ
- Tổ chức cho HS ôn theo nhóm, cá nhân.
- Tổ chức cho HS thi trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân.
c. Ôn tập đọc nhạc số 4:
- Tổ chức cho HS tập đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2.
- Tổ, nhóm, trình bày bài hát.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Hát lại 1 trong 2 bài hát đã ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS chú ý nội dung ôn tập.
- HS hát ôn bài hát theo nhóm, cá nhân.
- HS thi trình bày bài hát.
- HS hát ôn bài hát theo nhóm, cá nhân.
- HS thi trình bày bài hát.
- HS ôn bài TĐN số 2.
- Tổ, nhóm trình bày bài TĐN.
- HS hát 1 trong 2 bài hát đã ôn.
----------------------------------------------------------------
Tiết 3TOÁN:( Tăng)
Tiết 69: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính hình tam giác.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình tam giác
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động 2 : Thực hành.
.
Bài 1: Tam giác ABC có diện tích là 27cm2, chiều cao AH bằng 4,5cm. Tính cạnh đáy của hình tam giác.
Bài tập2:
Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm.
Bài tập3: (Trên chuẩn)
Hình chữ nhật ABCD có:
AB = 36cm; AD = 20cm
BM = MC; DN = NC . Tính diện tích tam giác AMN?
36cm
A B
20cm M
D C
N
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
Cạnh đáy của hình tam giác.
27 x 2 : 4,5 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
Lời giải:
Diện tích hình vuông hay diện tích hình tam giác là:
12 x 12 = 144 (cm2)
Cạnh đáy hình tam giác là:
144 x 2 : 16 = 18 (cm)
Đáp số: 18 cm.
Lời giải:
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
36 x 20 = 720 (cm2).
Cạnh BM hay cạnh MC là:
20 : 2 = 10 (cm)
Cạnh ND hay cạnh NC là:
36 : 2 = 18 (cm)
Diện tích hình tam giác ABM là:
36 x 10 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác MNC là:
18 x 10 : 2 = 90 (cm2)
Diện tích hình tam giác ADN là:
20 x 18 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác AMNlà:
720 – ( 180 + 90 + 180) = 270 (cm2)
Đáp số: 270 cm2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn: 2 / 1 / 2017
Ngày giảng: Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2017( Học T3)
Tiết 2: TOÁN
Tiết 87: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài 2 cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: Phiếu học tập ghi bài 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn Hs làm bài:
Bài 1 :
- Cho Hs làm bài vào vở.
- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
Bài 2 :
- Cho Hs làm bài, nêu kết quả.
- Chữa bài của Hs.
Bài 3:
- Cho Hs làm bài vào phiếu học tập.
- Chữa bài của Hs.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- Hát.
- 2 Hs nêu: S = a x h : 2
- 2 Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài:
a. S = = 183 (dm2)
b. 16dm = 1,6m
S = = 4,24 (m2)
- 2 Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài, nêu kết quả.
a/ Đáy AB, đường cao là CA
Đáy AC, đường cao là AB
a/ Đáy GD, đường cao là DE
Đáy ED, đường cao là DG
Nhận xét và kết luận
- Đọc đề bài.
- Làm bài:
a. Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
(4 3) : 2 = 6 (cm 2)
Đáp số : 6cm2
- 1 Hs nêu lại nội dung bài.
Tiết 3: CHÍNH TẢ ( Nghe-viết)
Tiết 18 : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I. (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì I của lớp 5.
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: “Chợ Ta - sken”.
*GDKNS:
Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
-Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1 / 5 số Hs trong lớp)
- Gọi Hs lần lượt lên bốc thăm chọn bài.
- Gv gọi Hs đọc bài và trả lời câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
G/V .Nêu nhận xét chung.
c. Nghe - viết bài:
Chợ Ta - sken.
- Gv đọc bài viết chính tả.
- Yêu cầu Hs mở sgk chú ý cách trình bày bài, từ dễ viết sai, từ cần viết hoa.
- Gv đọc bài cho Hs viết.
- Đọc cho Hs soát lại bài.
- Nhận xét 5 đến 7 bài.
-Nêu nhận xét chung.
4 . Củng cố-Dặn dò
- Gọi 1 Hs nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Dặn Hs về tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học.
- Hs bốc thăm chọn bài, xem lại bài trong khoảng 2 phút.
- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 Hs đọc lại bài văn.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Viết bài.
- Soát lại bài.
- Đổi vở soát lỗi.
- 1 Hs nêu lại nội dung bài.
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I. (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
+ Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
+ Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì I của lớp 5.
+ Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1 / 5 số Hs trong lớp)
- Gọi Hs lần lượt lên bốc thăm chọn bài.
- Gv gọi Hs đọc bài và trả lời câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
c. Bài tập 2:
- Giải thích từ: Sinh quyển, khí quyển, thuỷ quyển.
- Tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào giấy khổ to và báo cáo kết quả.
- Nhận xét, chốt lại bài đúng.
4 . Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
Dặn Hs về tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học.
- Hs bốc thăm chọn bài, xem lại bài trong khoảng 2 phút.
- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 2 Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs chú ý.
Sinh quyển
Thuỷ quyển
Các sự vật trong môi trường
- Rừng, thú (hổ, báo, ), chim (cò, vạc, sếu, ), cây lâu năm (lim, gụ, ), cây ăn quả, cây rau, cỏ.
Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây, gây rừng; phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương; trồng rừng ngập mặn;
Lọc khói công nghiệp, sử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí ...
- Làm bài.
- Trình bày bài:
- 1 Hs nêu lại nội dung bài.
Chiều thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2017 (Học chiều T3)
Tiết 1: ĐẠO ĐỨC
Tiết 18: THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về các chủ điểm: Kính già yêu trẻ, Tôn trọng phụ nữ, Hợp tác với những người xung quanh.
- Tập thực hành xử lí kĩ năng liên quan đến các chủ điểm đã học.
II. Tài liệu và phương tiện.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là hợp tác với những người xung quanh?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Gv nêu câu hỏi, yêu cầu Hs trả lời:
+ Vì sao cần phải kính già, yêu trẻ?
+ Vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ?
+ Tại sao chúng ta cần phải hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày?
- Nhận xét, kết luận.
c. Hoạt động 2: Làm việc nhóm.
- Chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai tình huống:
Nhóm 1: Đang chơi cùng các bạn thì có một cụ già đến hỏi đường, em sẽ làm gì?
Nhóm 2: Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách sao, các bạn nam bảo nhau bỏ phiếu cho Tiến vì bạn ấy là con trai. Em sẽ ứng xử thế nào, nếu em là một thành viên của nhóm?
Nhóm 3: Vào dịp hè, ba má Hà định đưa cả nhà về thăm quê ngoại. Nếu em là Hà em sẽ làm gì để cùng gia đình chuẩn bị cho chuyến đi?
- Nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Dặn Hs về ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết học sau: Em yêu quê hương.
- Hs trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận, đóng vai trong nhóm.
- Các nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Hs nhận xét.
- 1 Hs nêu lại nội dung bài.
______________________________________________________
Tiết 2TOÁN:( Tăng)
Tiết 68 :LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính hình tam giác.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài 1: Xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn
4,03 ; 4,3 ; 4,299 ; 4,31 ; 4,013
Bài tập2: Tính
a) 1,5678 : 2,34 x 50 - 65
b) 25,76 - (43 - 400 x 0,1 - 300 x 0.01)
Bài tập3: Tính nhanh
6,778 x 99 + 6,778.
Bài tập4: (Trên chuẩn)
Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng bằng 65% chiều dài. Trên đó người ta cấy lúa. Theo năm ngoái, cứ mỗi 100m2 thu hoạch được 60kg thóc. Năm nay năng suất tăng 5% so với năm ngoái. Hỏi năm nay trên đó người ta thu hoạch được ? tấn thóc
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải: Các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn là:
4,013 < 4,03 < 4,299 < 4, 3 < 4,31.
Lời giải
a) 1,5678 : 2,34 x 50 - 6,25
= 0,67 x 50 - 6,25
= 33,5 - 6,25
= 27,25.
b) 25,76 - (43 - 400 x 0,1 - 300 x 0.01)
= 25,76 – ( 43 - 40 - 3 )
= 25,76 - 0
= 25,76.
Lời giải:
6,778 x 99 + 6,778
= 6,788 x 99 + 6,788 x 1
= 6,788 x ( 99 + 1)
= 6,788 x 100
= 678,8.
Lời giải:
Chiều rộng đám đất hình chữ nhật là:
60 : 100 x 65 = 39 (m)
Diện tích đám đất hình chữ nhật là:
60 x 39 = 2340 (m2)
5% có số kg thóc là:
60 : 100 x 5 = 3 (kg)
Năng xuất lúa năm nay đạt là:
60 + 3 = 63 (kg)
Năm nay trên đó người ta thu hoạch được số kg thóc là:
63 x (2340 : 100) = 1474,2 (kg)
= 1,4742 tấn.
Đáp số: 1,4742 tấn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
-------------------------------------------------------------
Tiết2 TIẾNG VIỆT ( Tăng):
Tiết 67:THỰC HÀNH
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học; củng cố về âm đầu r/d/gi.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:
òng sông qua trước cửa
Nước ì ầm ngày đêm
ó từ òng sông lên
Qua vườn em ..ào ạt.
Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn.
Bài tập 4:Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
Dòng sông qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
Gió từ dòng sông lên
Qua vườn em dào dạt.
Lời giải: Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm
DT DT TT DT TT tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như
ĐT DT DT TT tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những
DT TT DT
cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm
DT TT DT ĐT DT TT chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng
ĐT TT DT TT lượn giữa trời xanh.
ĐT DT TT
Lời giải:
a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn.
Lời giải:
Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa.
- Anh gà trống láu lỉnh / đang tán lũ gà mái.
- HS lắng nghe và thực hiện.
-----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 3 / 1 / 2017
Ngày giảng: Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2017(Học T4)
Tiết 1: TOÁN
Tiết 88 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu.Biết:
- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới. a, Giới thiệu bài.
HD làm bài.
Phần 1:
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D (là đáp số kết quả tình) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
*Bài 1: Chữ số 3 trong số thập phân 72,364 có giá trị là:
- Nhận xét- Bổ xung.
*Bài 2:
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét- sửa sai.
*Bài 3:
- Y/c h/s làm bài.
- Nhận xét- sửa sai.
Phần 2:
*Bài 1: (90) HD làm bài.
- HD nắm vững yêu cầu bài tập.
- Đặt tính rồi tính.
- Tổ chức h/s làm bài.
- GV nhận xét sửa sai.
*Bài 2: (90) HD làm bài.
- HD và tổ chức h/s làm bài.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Tổ chức h/s làm bài.
- GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố dặn dò.- Nhắc lại nội dung bài.- Nhận xét chung giờ học
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- HS làm bài
A . 3 ; B . ; C. ;D
* Khoanh vào B.
- HS làm bài
A. 5 % B. 20 % C. 80 %
D . 100 %
* Khoanh vào ý C.
- HS làm bài
A. 280 kg B. 28 kg C. 2,8 kg
D . 0,28 kg.
* Khoanh vào ý C.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài
a. 39,72 b. 95,64
+ 46,18 - 27,35
85,90 78,29
c. 31,05 x 2,6 = 80,73
d. 77,5 : 2,5 = 32
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài
a. 8m 5 dm = 8,5 m
b. 8 m2 5 dm2 = 8,05 m2
----------------------------------------------------------
Tiết 2: KỂ CHUYỆN
Tiết 18 : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I. (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe-viết đúng bài CT, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập dành cho h/s.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c h/s đọc và nêu nội dung bài giờ trước?
- GV nhận xết kết luận.
3. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
b, Nội dung bài.
* Kiểm tra tập đọc:
- Cho h/s lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi h/s đọc bài đã gắp thăm được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- GV cung nhận xét bài đọc của bạn
- GV nhận xét
* Viết chính tả:
Trao đổi về nội dung đoạn viết
- Y/c h/s đọc đoạn viết trước lớp.
- HD tim hiểu nội dung bài viết.
+ Hình ảnh nào trong bài gây ấn tựng cho em nhất trong cảnh chợ ở
Ta - Sken
Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c h/s tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Y/c h/s luyện viết các từ đó.
Viết chính tả:
- GV đọc bài cho h/s viết.
- GV đọc lại bài viết.
- Thu nhận xét một số bài.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- HS đọc và nêu nội dung của bài.
- Bổ sung ý kiến cho bạn.
- HS lần lượt gắp thăm bài và về chỗ chuẩn bị sau đó tiếp nối nhau lên bảng đọc.
- HS đọc và trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS tiếp nối nhau nêu.
Ta- sken, trộn lẫn, nẹp, mũi vải thêu, xúng xính, chờn vơn, thõng dài, ve vẩy,
- HS viết bài vảo vở.
- HS soát lại bài viết của mình.
---------------------------------------------------------------
TIẾT 5: TẬP ĐỌC
Tiết 36: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I.
(Tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ ba phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng của HS.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài học ở nhà của h/s.
3. Bài mới. Giới thiệu bài.
- Gọi h/s đọc y/c và gợi ý bài.
- Hướng dẫn h/s cách làm bài.
+ Nhớ lại cách viết thư ở lớp 3.
+ Đọc kĩ các gợi ý trong sgk.
+ Em viết thư cho ai?
+Người ấy đang ở đâu?
+ Dòng đâu thư viết thế nào?
+ Em xưng hô với người thân như thế nào?
......................................................................
..
..
- Y/c h/s viết bài.
- Gọi h/s làm bài.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- HS tiếp nối nhau đọc thành cho cả lớp cùng nghe.
HS Làm bài cá nhân.
-----------------------------------------------------------
TIẾT 3: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 36:THỰC HÀNH GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu.
- Giúp hs biết bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ngay ở nhà và ở trường và ở nơi công cộng.
- Biết làm một số công việc đẻ bảo vệ môi trường.
- Biết được lợi ích của viiệc bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số tranh ảnh về bảo vệ môi trường .
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: -Làm việc theo nhóm tổ
- Cho h/s chuẩn bị dụng cụ trực nhật
- GV Chia tổ trực nhật.
- Tổ 1 quét lớp
-Tổ 2 Dọn nhà vệ sinh
Tổ 3 chăm sóc vườn hoa cây xanh
GV kết luận : Môi trường cần được chúng ta bảo vệ, giữ gìn thì mới cho chúng ta một bầu không khí trong sạch
* Hoạt động 2: Thực hành kỹ năng.
- GV nêu
+) làm gì dể giữ gìn lớp học luôn sạch đẹp?
+) Thấy một bạn sả rác bừa bãi thấy thế em phải làm gì?
+) Một bạn bẻ cành cây non ở trưỏng học em làm thế nào?
+ Nêu cách sử lý rác thải sinh hoạt thông thường
Gv nhận xét
+ kết luận : Không được vứt rác bừa bãi, nếu thấy rác ở sân trườngcác em cần nhặt vứt vào sọt rác,
4. Củng cố , dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học
- HD thực hành ở nhà.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
4.
- Đại diện nhóm H/D các bạn làm việc
- Các nhóm khác thăm quan nhận xét
- HS nghe
Cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Hs khác nhận xét
-Đốt, chôn nấp
Chiều:Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2017(Học T4)
TIẾT 1: KHOA HỌC.
Tiết 36: HỖN HỢP
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,).
II. Đồ dùng dạy học:
- Nước, một số chất tan và không tan.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy kể tên một số chất lỏng và nêu tính chất của chúng?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài.
a. Hoạt động 1:
Thực hành “ Tạo một hỗn hợp gia vị”
* Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV Y/c HS làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau:
- Tạo ra hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hột tiêu.
- Thảo luận các câu hỏi:
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất gì?
+ Hỗn hợp là gì?
* GV kết luận.
b. Hoạt động 2: Thảo luận:
* Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo các bước trong sgk.
Bước 2:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS làm việc theo nhóm. nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
- Tạo ra hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hột tiêu.
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất: muối tinh, hạt tiêu, mì chính,
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn lại với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
- HS làm việc theo nhóm thực hành theo các bước trong sgk.
Bài 1: Thực hành tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
+ Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc
+ Kết quả: Các chất rắn không hoà tan bị giữ lại ở giấy lọc, nước chẩy qua phễu xuống trai.
Bài 2: Thực hành tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước.
+ Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. nước lắng xuống , dầu ăn nổi lên thành một lớp trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước.
Bài 3: Thực hành tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo với sạn.
+ Đổ hỗn hợp gạo với sạn vào rá.
+ Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn nắng xuống đáy rá, bốc gạo ở phía tren còn lại gạo ở dưới.
______________________________________________________
Tiết 3: TIỀNG VIỆT ( Tăng)
Tiết 69: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm từng bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập 1:
Viết một đoạn văn trong đó có ít nhất một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến.
Bài tập 2: Tìm một đoạn văn hoặc một truyện ngắn trong đó có ít nhất một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những học sinh có bài làm hay và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Ví dụ: :
Vừa thấy mẹ về, Mai reo lên :
- A mẹ đã về! (câu cảm)
Vừa chạy ra đón mẹ, Mai vừa hỏi :
- Mẹ có mua cho con cây viết chì không? (câu hỏi)
Mẹ nhẹ nhàng nói :
- Mẹ đã mua cho con rồi. (câu kể)
Vừa đi vào nhà, mẹ vừa dặn Mai :
- Con nhớ giữ cẩn thận, đừng đánh mất. (câu khiến)
Mai ngoan ngoãn trả lời.
- Dạ, vâng ạ!
*Ví dụ: Một hôm trên đường đi học về, Lan và Tâm nhặt được một ví tiền. Khi mở ra thấy rất nhiều tiền, Tâm reo to :
- Ôi! Nhiều tiền quá.
Lan nói rằng :
- Chúng mình sẽ làm gì với số tiền lớn như thế này?
Tâm vừa đi, vừa thủng thẳng nói :
- Chúng mình sẽ mang số tiền này đi nộp cho các chú công an!
Lan đồng ý với Tâm và cả hai cùng đi đến đồn công an.
Vừa về đến nhà Lan đã khoe ngay với mẹ:
- Mẹ ơi, hôm nay con với bạn Tâm nhặt được ví tiền và mang ngay đến đồn công an rồi.
Mẹ khen em ngoan, nhặt được của rơi biết đem trả người mất.
- HS lắng nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 5 / 1 / 2017
Ngày giảng: Thứ 7 ngày 7 tháng 1 năm 2017( T6)
TIẾT 1: TOÁN
Tiết 90: HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
- Nhận biết hình thang vuông.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài.Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài
*. Hình thành biểu tượng hình thang.
- GV cho HS quan sát( sgk)
- y/ c HS quan sát hình thang ABCD.
A B
D C
H
b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang:
- Y/c HS quan sát hình thang và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hình thang có mấy cạnh?
+ Có hai cạnh nào song song với nhau?
- Cho HS quan sát đường cao AH.
c. Thực hành:
Bài 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang.
- Nhận xét – bổ xung.
Bài 2:
Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – bổ xung.
Bài 3:
Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – bổ xung.
Bài 4:
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – bổ xung.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
HS quan sát.
- HS quan sát hình thang và trả lời các câu hỏi.
- Hình thang có 4 cạnh.
- Có hai cạnh AB và CD song song với nhau.
- HS quan sát và nhận diện đường cao AH.
- HS làm bài.
+ Hình 1, 4, 6 là hình thang.
HS làm bài.
+ Hình 1 có 4 cạnh và 4 góc vuông.
+ Hình 1 , 2 có hai cặp cạnh đối diện và song song.
+ Hình 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện và song song.
+ Hình 1 có 4 góc vuông.
A B
C D
- Hình thang ABCD có góc A, C là góc vuông.
- Cạnh bên AC vuông góc với hai đáy.
_____________________________________________
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I.
( Đề của phòng)
------------------------------------------------------------------
_TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN:
Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I.
( Đề của phòng)
------------------------------------------------------------------------
Chiều:Thứ 7 ngày 7 tháng 1 năm 2017( T6)
TIẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUÂN 18 . DoC.doc