Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 20

Tiết 98: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu.

Biết tính diện tích hình tròn khi biết:

- Bán kính của hình tròn.

- Chu vi của hình tròn.

II. Đồ dùng dạy học .

- GV chuẩn bi một số bẳng phụ.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình trả lời các câu hỏi mục Thực hành tr80 sgk. +Gọi đại diện nhóm trả lời. +Nhận xét,bổ sung. Kết Luận:+Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. 4. Củng cố dặn dò: - Hệ thống bài. - Dăn HS học theo mục Bạn cần biết sgk. - Nhận xét tiết học. Một số HS trả lời.Lớp nhận xét,bổ sung. -HS chơi theo nhóm. -HS đọc sgk,quan sát hình trả lời câu hỏi. HS đọc mục Bạn cần biết sgk. ------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 14 / 1 / 2018 Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2018 Tiết 1: TOÁN. Tiết 98: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu. Biết tính diện tích hình tròn khi biết: - Bán kính của hình tròn. - Chu vi của hình tròn. II. Đồ dùng dạy học . - GV chuẩn bi một số bẳng phụ. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra bài làm ở nhà của h/s . 3. Bài mới. a Giới thiệu bài. b, HD h/s làm bài tập . *Bài 1. (99) HD làm bài. - GV HD h/s vận dụng công thức tính diện tích hình tròn và rèn kĩ năng thực hiện phép nhân các sô thập phân. - Tổ chức cho h/s làm bài. - Nhận xét kết quả bài làm của h/s. *Bài 2. (99) HD làm bài. - HD nắm vững yêu cầu bài tập. - Muốn tính được S của hình tròn đó trước tiên ta phải tìm được bán kính của nó. - Thu bài nhận xét kết quả bài làm. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học . - Dặn h/s về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát . Đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài tập. Tính diện tích hình tròn có bàn kính r là: a. r = 6 cm. S = 6 x 6 x 3,14 =113,04(cm2) b. r = 0,35 dm. S = 0,35 x 0,35 x3,14 = 0,384 ( dm2). Đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài 2. Bài giải : Bán kính hình tròn là: 6,28 : 3,14: 2 = 1 (cm) Diện tích hình tròn là : 1 x 1 x 3,14 =3,14 ( cm2 ) Đáp số : 3,14 cm2. _____________________________________ Tiết 2: KỂ CHUYỆN: Tiết 20 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học . - Một số tấm gương sống, làm việc theo pháp luật và nếp sống văn minh. - Bảng lớp viết sẵn đề bài. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nhắc lại nội dung bài. 3. Bài mới. Giới thiệu bài. - Hướng dẫn h/s kể chuyện. a. Giúp học h/s hiểu ý nghĩa của đề bài. - GV cho h/s đọc đề bài. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng. * Kể một câu chuyện đã nghe đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - GV lưu ý h/s tránh kể chuyện lạc đề . - GV cho h/s đọc các gợi ý trong SGK. - Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. b. GV cho h/s thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho h/s lập nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể . - GV nhắc h/s. Cố gắng kể thật tự nhiên có thể kết hợp động tác, điệu bộ ,........ GV cho h/s thi kể trước lớp . - Gv yêu cầu h/s kể song phải nêu được nội dung ý nghĩa câu chuyện . - Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương . + Nội dung câu chuyện có, có mới không ? + Cách kể giọng điệu. + Khả năng hiểu chuyện của người kể - Cho cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên nhất ,bạn kể tự nhiên nhất. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Khen ngợi những H/S thực hiện tốt. - Chuẩn bị bài học sau. - Hát. - HS đọc đề bài - HS đọc các gợi trong SGK. - HS báo cáo sự chuẩn bị ở nhà trước lớp. - 1 HS đọc gợi ý . - HS lập nhanh dàn ý câu chuyện mình định kể . - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. - HS nhận xét . Tiết 3: TẬP ĐỌC Tiết 40: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng. - Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1, 2). II. Đồ dùng dạy học. - Ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện . III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Y/c HS đọc và nêu nội dung bài. 3. Bài mới. a, Giới thiệu bài . b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài . *Luyện đọc . - GV cho 1 2 HS đọc toàn bài. - GV cho HS tiếp nối nhau đọc toàn bài - GV chia bài thành 5 đoạn nhỏ để HS dễ đọc .( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn ). - GV gọi hs đọc chú giải . - GV cho HS luyện đọc theo cặp . - Gọi 1-2 HS khá đọc toàn bài . - GV đọc diễn cảm bài văn . * Tìm hiểu bài . - Gv Hd h/s đọc bài và thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. + Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì? - GV Ông Đỗ Đình Thiện đã có những đóng góp to lớn về tiền bạc tài sản cho cách mạng trong nhiều giai đoạn khác nhau, nhất là những giai đoạn quan trọng khi ngân quĩ của đảng gần như không có gì . + Việc làm của ông thiện thể hiện điều gì ? + Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân với đất nước? * Đọc diễn cảm. Gv mời 1-2 HS đọc lại bài văn - GV HD h/s đọc diễn cảm bài văn . - Gv cho HS luyện đọc đoạn 5 . - GV nhận xét sửa sai . 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học . - Gv yêu cầu HS nêu ý nghĩa bài học. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -Hát - HS nghe. - 2 HS đọc bài . - Hs đọc tiếp nối nhau. - 1 HS đọc chú giải . - 2HS đọc cả bài. - HS trả lời. + Trước cách mạng năm 1943 ông ủng hộ quĩ đảng 3 vạn đồng đông dương. + Khi cách mạng thành công năm 1945 trong tuần lễ vàng ông ủng hộ chình phủ 64 lạng vàng ; + Ông góp vào quĩ độc lập trung ương 10 vạn đồng đông dương + Trong kháng chiến chống pháp gia đình ông ủng hộ bộ đội quân khu II hàng hàng trăm tấn thóc , sau khi hoà bình lập lại ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho nhà nước, - Việc làm của ông thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa sẵn sàng hiến tặng số tài sản lờn của mình cho cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung. - HS suy nghĩ và liên hệ trả lời. ---------------------------------------------------------------- Tiết 4: KHOA HỌC. Tiết 40 : NĂNG LƯỢNG I. Mục tiêu. - Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ. II. Đồ dùng dạy học. - Nến , diêm . Đèn pin. - Các hình trong SGK. III Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. a. GV giới thiệu bài . b. tìm hiểu bài. * Hoạt động 1. +Mục tiêu. - HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về : các vật có biến đổi vị trí , hình dạng , nhiệt độ , nhờ được cung cấp năng lượng . +Tiến hành. - Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. + Hiện tượng quan sát được. + Vật bị biến đổi như thế nào? + nhờ đâu vật có biến đổi đó? - GV theo dõi HD h/s làm bài tập. - Gọi HS nêu kết quả bài làm . - GV nhận xét và sửa sai. + Khi dùng tay nhấc cặp sách , năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao . + Khi thắp ngọn nến , nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng . Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt + Khi nắp pin và bật công tắc đèn sáng, Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm đèn sáng. * Hoạt động 2. Quan sát và thảo luận. + Mục tiêu. HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người , động vật, phương tiện máy móc , và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. + Tiến hành. - Cho HS làm việc theo cặp sau đó làm việc cả lớp. - Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Gv nhận xét sửa sai. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài. - Hát . - HS lắng nghe . - HS làm bài và báo cáo kết quả, + Khi dùng tay nhấc cặp sách , năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao . +Khi thắp ngọn nến , nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng . Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt . + Khi nắp pin và bật công tắc đèn sáng, Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm đèn sáng. Hoạt động Nguồn năng lượng Người nông dân cày cấy .. Thức ăn Các bạn hS đá bóng , học bài. Thức ăn Chim đang bay Thức ăn Máy cày Xăng. Ngày soạn: Ngày 15 tháng 1 năm 2018 Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 01 năm 2018 Tiết 1: TOÁN. Tiết 99 : LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu . - Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn. II. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài . b. HD h/s làm bài tập. *Bài tập 1. GV HD h/s làm bài tập . - GV cho h/s làm bài và trình bày kết quả. - GV nhận xét: Độ dài của sợi dây thép chính là tổng chu vi các hình tròn có bán kính 7 cm và 10 cm . *Bài tập 2 - GV HD h/s làm bài tập và nhận xét sửa sai. *Bài tập 3 : Gv h/d HS làm bài tập. + Diện tích hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nửa hình tròn. - Cho hS làm bài và trình bày kết quả. - GV nhận xét , sửa sai. *Bài tập 4 - Gv HD học sinh làm bài tập . Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích hình tròn có đường kính là 8cm. - GV gọi HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét sửa sai. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - Hát . - HS làm bài tập . Độ dài của sợi dây thép là. 7x2 x3,14 + 10 x2 x 3,14 =106,76(cm) HS làm bài tập 2. Bán kính của hính tròn là. 60 + 15 = 75 ( cm ) Chu vi của hình tròn lớn là. 75 x 2 x 3,14 = 471(cm) Chu vi của hình tròn bé là. 60 x 2 x 3,14 = 376,8(cm). Chu vi hình tròn lờn dài hơn chu vi hình tròn bé là. 471 – 376,8 = 94,2 (cm) Đáp số : 94,2 cm. HS làm bài tập 3. Chiều dài HCN là. 7 x 2 = 14 (cm). Diện tích HCN là . 14 x 10 = 140 ( cm2) Diện tích của hai nửa hình tròn là. 7x 7 x3,14 = 153, 86(cm2). Diện tích hình đã cho là. 140 + 153,86 = 293, 86.(cm2) - HS làm bài tập 4. - HS trình bày kết quả . Khoanh vào A. __________________________________________ Tiết 2 : TẬP LÀM VĂN. Tiết 39 : TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu. - Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng. II. Đồ dùng dạy học. - Vở viết văn . - Tranh ảnh minh hoạ cho bài kiểm tra. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. - GV nêu nục đích yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS làm bài. - GV mời HS đọc 3 đề bài trong SGK. GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: + Các em cần suy nghĩ để chọn được 1 đề dã cho phù hợp với khả năng của mình, + Sau khi chọn được đề bài cần suy nghĩ để tìm ý sắp xếp ý thành dàn ý ,dựa vào dàn ý để để viết thành bài văn hoàn chỉnh - GV gọi 1 vài HS nêu đề bài mình chọn , và nêu những điều mình chưa biết để thầy giáo giải thích. c. HS làm bài. - GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài . - GV thu bài . 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học . - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát . - HS lắng nghe. - HS suy nghĩ tìm hiểu đề bài . - HS làm bài . - HS làm bài song nộp bài . Tiết 3: LỊCH SỬ: Tiết 20: ÔN TẬP I. Mục tiêu . - Biết sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ "giặc": "giặc đói", "giặc dốt", "giặc ngoại xâm". - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: + 19/12/1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu -đông 1947. + Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. + Chiến dịch Điện Biên Phủ. II. Đồ dùng dạy học . - Bản đồ hành chính việt nam. - Phiếu học tập của h/s . III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra bài học giờ trước. 3. Bài mới. a, Giới thiệu bài. b, HD h/s ôn tập . - Cho h/s làm việc theo nhóm. - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho h/s yêu cầu h/s thảo luận theo các câu hỏi trong SGK. - GV cho các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện các nhóm thảo luận. - GV nhận xét bổ sung. b. Tổ chức cho h/s thực hiện trò chơi theo chủ đề “ Tìm địa chỉ đỏ” - GV dùng bảng phụ có ghi tên các địa danh tiêu biểu , - Cho h/s dựa vào cá kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. - GV tổng kết nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học. 4. Củng cố dặn dò. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học. - Hát - HS nghe. - HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi trong SGK. Câu 1: + Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng tháng tám thường được diễn tả bằng cụm từ “ Ngàn cân treo sợi tóc” - Ba loại giặc mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945 là : + Gịăc dốt. + Giặc đói . + Giặc ngoại xâm. Câu 2: Chín năm đó được bắt đầu từ năm 1945 đến năm 1954. Câu 3: Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. - HS tham gia trò chơi. ___________________________________ Tiết 4: ĐỊA LÍ Tiết 20: CHÂU Á (Tiếp) I. Mục tiêu. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á: + Có số dân đông nhất. + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng. - Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á: + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. - Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á: + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ tự nhiên châu Á . III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo vên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Giới thiệu bài. a. Cư dân châu á. * Hoạt động 1. GV cho h/s làm việc cả lớp. - GV cho đọc nội dung đoạn văn và đưa ra nhận xét, người dân Châu Á chủ yếu là người dân da vàng và địa bàn cư chú của họ. - GV: Do họ sống ở các khu vực khác nhau có khí hậu khác nhau. người dân sống ở vùng khí hậu ôn hoà có màu da sáng hơn, người ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm hơn. Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau. - GV kết luận : Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. b. Hoạt động kinh tế. * Hoạt động 2. Làm việc cả lớp sau đó lám việc nhóm nhỏ. - Gv cho h/s quan sát H5 và đọc chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu á. Gv cho h/s nêu tên một số nghành sản xuất. Gv cho h/s làm việc theo nhóm với hình 5. - GV nhận xét kết luận: - Người dân châu Á phần lớn là làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển nghành công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ôtô. c. Khu vực Đông Nam á. - Cho h/s xác định vị trí của khu vực Đông Nam Á, nêu tên 11 quốc gia trong khu vực, ... - GV nhận xét kết luận : + Khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn h/s về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát . - HS đọc nội dung trong mục 3. - HS nhận xét: Người dân châu Á chủ yếu là người da vàng, sống ở các khu vực khác nhau, có màu da và trang phục khác nhau. - HS lắng nghe. - HS nghe. - HS quan sát và đọc chú giải trong SGK. - HS nêu tên một số nghành - HS xác định - HS nêu tên 11 quốc gia trong khu vực. - HS nghe . Chiều thứ năm ngày 18 tháng 01 năm 2018 Tiết 1: TOÁN TĂNG Tiết 40: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. - Củng cố cách tính chu vi và diện tích hình tròn; tìm x. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Hoạt động 1 :Ôn cách tính chu vi và diện tích hình tròn - Cho HS nêu cách tínhchu vi và diện tích hình tròn - Cho HS lên bảng viết công thức tínhchu vi và diện tích hình tròn Hoạt động 2 : Thực hành. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV thu một số bài và nhận xét. Bài tập1: Hình bên được vẽ tạo bởi một nửa hình tròn và một hình tam giác. Tính diện tích hình bên. Bài tập 2: Bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng thì được quãng đường dài 22,608 m. Tính đường kính của bánh xe đó? Bài tập3: (HSKG) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 20m, Người ta đào một cái ao hình tròn có bán kính 15m. Tính diện tích đất còn lại là bao nhiêu? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình tròn - HS lên bảng viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải: Bán kình nửa hình tròn là: 6 : 2 = 3 (cm) Diện tích nửa hình tròn là: 3 x 3 x 3,14 : 2 = 14,13 (cm2) Diện tích tam giác là: 6 x 6 : 2 = 18(cm2) Diện tích hình bên là: 14,13 + 18 = 32,13 (cm2) Đáp số: 32,13 cm2 Lời giải: Chu vi của bánh xe là: 22,608 : 10 = 2,2608 (m) Đường kính của bánh xe đó là: 2,2608 : 3,14 = 0,72 (m) Đáp số: 0,72m Lời giải: Diện tích mảnh đất đó là: 30 x 20 = 600 (m2) Diện tích cái ao đó là: 8 x 8 x 3,14 = 200,96 (m2) Diện tích đất còn lại là : 600 – 200,96 = 399,04 (m2) - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 2: TIẾNG VIỆT TĂNG Tiết 60: LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ: CÔNG DÂN. I. Mục tiêu. - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Công dân. - Rèn cho học sinh kĩ năng làmbài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1 : Nối từ công dân ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B A B 1)Người làm việc trong cơ quan nhà nước. Công dân 2)Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. 3)Người lao động chân tay làm công ăn lương. Bài tập 2: Đặt 2 câu, trong mỗi câu đều có từ công dân. Bài tập 3 : Tìm những từ đồng nghĩa với từ công dân. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải: A B 1)Người làm việc trong cơ quan nhà nước. Công dân 2)Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. 3)Người lao động chân tay làm công ăn lương. Ví dụ: - Bố em là một công dân gương mẫu. - Mỗi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. Ví dụ: Những từ đồng nghĩa với từ công dân là : người dân, dân chúng, nhân dân - HS lắng nghe và thực hiện. _______________________________________ Ngày soạn: Ngày 16 tháng 01 năm 2018 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 01 năm 2018 Tiết 1: TOÁN. Tiết 100 : GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I. Mục tiêu. - Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. II. Đồ dùng dạy học. - Biểu đồ hình quạt phóng to . III. Các hoạt động dạy học . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài . - GV giới thiệu nội dung yêu cầu bài học. b. Giới thiệu biểu đồ hình quạt. * Ví dụ. - Gv yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt trong SGK và trên bảng rồi nhận xét các đặc điểm . - GV h/d học sinh tập đọc biểu đồ. - HD h/s , + Biểu đồ nói về đều gì ? + Sách trong thư viện của trường học phân ra làm mấy loại ? + Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu? * Ví dụ 2. - HD h/s đọc biểu đồ ở ví dụ 2. + Biểu đồ nói về vấn đề gì? + Có bao nhiêu H/S tham gia môn bơi? + Tổng số H/S của cả lớp là bao nhiêu? + Tính số H/S tham gia môn bơi? c: Thực hành đọc phân tích và sử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt. - GV h/d H/S làm bài tập . * Bài tập 1. - HD h/s làm. + Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm h/s thích màu xanh. + Tính số h/s thích màu xanh theo chỉ số phần trăm khi biết tổng số h/s của cả lớp. - GV h/d tương tự với các câu hỏi còn lại. * Bài tập 2. H/D h/s nhận biết . + Biểu đồ nói về đều gì ? + Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước , hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số h/s giỏi , số h/s khá , số h/s TB ? + Đọc các tỉ số phần trăm của số h/s giỏi , số h/s khá ., số h/s TB? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn h/s về nhà học bài và làm bài chuẩn bị bài sau .Luyện tập về tích diện tích - Hát. - HS lắng nghe. - HS quan sát và nhận xét. + Biểu đồ có dạng hình tròn , được chia thành nhiều phần . + Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. - H/S trả lời . - H/S đọc biểu đồ 2 . - HS làm bài tập. + Xanh 40%. = 48 h/s. + Đỏ 25%. = 30 h/s. + Tím 15%. = 18 h/s . +Trắng20%.= 24 h/s. - 17,5% h/s giỏi. - 60% HS khá. - 22,5 % HS TB . Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Tiết 40 : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3). II. Đồ dùng dạy học. Phô tô nội dung đoạn văn ở bài tập 1.phần nhận xét. III. Các hoạt động dạy học . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài, - GV nêu nội dung yêu cầu bài học. b. Phần nhận xét. * Bài tập 1. Gv cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.cả lớp theo dõi trong SGK. - Yêu cầu HS tìm câu ghép trong đoạn văn.và nêu câu ghép vừa tìm được. - GV nhận xét bổ sung. *Bài tập 2. - Gv yêu cầu h/s đọc bài tập 2 . - HD h/s làm bài và yêu cầu h/s xác định các vế câu trong từng câu ghép . - Cả lớp và GV nhận xét bổ sung , chốt lại ý đúng. Bài tập 3. HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV HD gợi ý h/s làm bài - Mời HS phát biểu ý kiến cả lớp và GV nhận xét bổ xung. c. Phần ghi nhớ . - GV mời HS đọc ghi nhớ trong SGK . d. Phần luyện tập . Bài tập 1: - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập - Bài này có 3 yêu cầu nhỏ . + Tìm câu ghép . + Xác định vế câu . + Tìm cặp QHT. - Cho hS đọc lại đoạn văn suy nghĩ phát biểu ý kiến . - Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2. - Gọi HS đọc nội dung bài tập cả lớp theo dõi . Gv nhắc HS chú ý hai yêu càu của bài tập + Khôi phục lại từ bị lược, trong các câu ghép . + Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt từ đó. - Cho HS phát biểu ý kiến , Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV gợi ý dựa vào nội dung các vế câu cho sẵn , cá em xác định mối quan hệ giữa các vế câu , từ đó tìm quan hệ thích hợp để điền vào chỗ chống. - Yêu cầu HS trình bày kết quả , cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng . 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và làm bài. - Hát . - HS lắng nghe. - 2 h/s đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài và trình bầy kết quả . + Câu 1: ....anh công nhân I-va –nốp,đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở , một người nữa tiến vào.. + Câu 2: ...Tuy đ/c không muốn làm mất trật tự , nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đ/c . + Câu 3:.. Lê - nin không tiện từ chối , Đ/c cảm ơn I –va nốp và ngồi vào nghé cất tóc. - HS đọc yêu cầu của bài và làm bài. * HS làm bài + Câu 1 có 3 vế câu. Anh công nhân...lượt mình/ thì .....lại mở/ một người ...tiến vào. +Câu 2 có hai vế câu: Tuy...trật tự/ nhưng....đồng chí. + Câu 3 có 2 vế câu: Lê- nin...từ chối/ Đ/c... cắt tóc. - HS đọc yêu cầu của bài và làm bài. Trình bày kết quả bài làm . - 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. - HS làm bài . Câu 1 là câu có hai vế câu. Cặp QHT trong câu là (nếu , thì.) - HS đọc yêu cầu và làm bài. - ( Nếu ) ..giúp nước (thì)...hiểu đúng. - HS làm bài và trình bày kết quả . a. Tấm chăm ..Còn ......, độc ác. b. Ông .......nhưng.........nghe. c. Mình .......hay.......nhà mình. - HS lắng nghe.Và thực ở nhà. _______________________________________________________________ Tiết 3: TẬP LÀM VĂN. Tiết 40 : LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu. - Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. - Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm). *GDKNS: -Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).-Thể hiện sự tự tin.-Đảm nhận trách nhiệm II. Đồ dùng dạy học . Giấy khổ to , bút dạ . III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức . 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài . - GV nêu nội dung yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn H/S làm bài tập. *Bài tập 1. - Gọi HS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 20.doc
Tài liệu liên quan