Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Long Phú 1 - Tuần 6

I. Mục tiêu:

 - Tính diện tích các hình đã học.

 - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.

 -Rèn học sinh tính diện tích nhanh, chính xác.

 -Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi kiến thức về tính diện tích.

II. Các hoạt động dạy-học:

 

doc61 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Long Phú 1 - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo viên *Mong đợi ở học sinh 1. Khởi động: - Hát 3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung GTB: Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các sự vật có hình chữ nhật và hình vuông ® Vậy để tính được diện tích các sự vật có hình vuông, hình chữ nhật như thế nào? Cách tính ra sao? Thầy trò chúng ta cùng nhau ôn lại công thức, cách tính S hình chữ nhật, S hình vuông qua tiết “Luyện tập chung” - Học sinh ghi bảng 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Ôn công thức, quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đ. thoại, thực hành - Muốn tìm diện tích hình vuông ta làm sao? - Nêu công thức tính diện tích hình vuông? S = a x a - Muốn tìm diện tích hình chữ nhật ta làm sao? - Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật? S = a x b - Muốn tìm diện tích hình chữ nhật ta cần biết gì? - Học sinh hỏi - Học sinh trả lời - Lưu ý HS nêu sai giáo viên sửa * Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động nhóm (6) - Giáo viên dặn HS tìm hiểu trước các bài tập ở nhà, tìm cách giải. - Giáo viên vào lớp chia nhóm ngẫu nhiên tìm hiểu 3 bài tập - Giáo viên gợi ý 1) Đọc đề? 2) Phân tích đề? 3) Tìm phương pháp giải? - Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn bài. - Đại diện nhóm bốc thăm - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận 7’ - Học sinh thảo luận * Đại diện nhóm trình bày cách giải (Bài 1) Số gạch men để lát nền = S nền : S 1viên gạch - Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bài - Học sinh làm bài * Tương tự các nhóm khác lên trình bày - Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bài - Học sinh sửa bài (bốc thăm xổ số) - Học sinh trình bày * Hoạt động 3: Luyện tập Ÿ Bài 2: Tóm tắt - Phân tích - Giáo viên gợi mở học sinh đặt câu hỏi - Học sinh trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - Đề bài hỏi gì? Ÿ Giáo viên nhận xét - Muốn tìm số gạch men để lát nền nhà ta cần biết gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài - Học sinh nhận xét * Hoạt động 3 : Ÿ Bài 3: - Đại diện nhóm BT3 lên trình bày - Giáo viên gợi ý cho học sinh - Thi đua giải nhanh 1) Chiều dài thực sự - Cả lớp giải vào vở 2) Tìm chiều rộng thực sự 3) Tìm S thực sự 4) Đổi đơn vị diện tích đề bài cần hỏi - Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bài (ai nhanh nhất) * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động cá nhân - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung luyện tập. - Thi đua: tính S hai hình sau: - Học sinh giải vở nháp - Đại diện 4 bạn (4 tổ) giải bảng lớp * Đáp án: - Học sinh ghép thành 1 hình vuông rồi tính 5. Tổng kết - dặn dò: - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học - Chuẩn bị : Luyện tập chung - Nhận xét chung tiết học. III. Các phương tiện dạy-học: - GV: Tình huống - Hệ thống câu hỏi - Phấn màu - Bảng phụ - Hình vẽ - Học sinh: Chuẩn bị câu hỏi, câu trả lời, công thức, quy tắc tính diện tích các hình đã học. Rút kinh nghiệm . Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 11-Tuần 6 KHOA HỌC Dùng thuốc an toàn GDKNS I. Mục tiêu: - Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn: - Xác định khi nào nên dùng thuốc . - Nêu được những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc . -HS ăn uống đầy đủ để không cần uống vi-ta-min. -Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cch sử dụng thuốc thông dụng. - Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích đối chiếu để dùng thuốc đúng cách đúng liều, an toàn. III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy – học: -Lập hồ sơ tư duy- Thực hành – Trò chơi IV. Các phương tiện dạy – học: - Giáo viên: Các đoạn thông tin và hình vẽ trong SGK trang 24 , 25 - Học sinh : SGK. V. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Thực hành nói “không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý - Giáo viên treo lẵng hoa - Mời 3 học sinh chọn bông hoa mình thích. + Nêu tác hại của thuốc lá? + Nêu tác hại của rượu bia? + Nêu tác hại của ma tuý? Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm - HS khác nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: Trong mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng có 1 lần bị bệnh, mỗi lần bệnh như vậy ba mẹ rất lo lắng có thể cho chúng ta đi bác sĩ nếu sốt cao, hoặc cho chúng ta uống thuốc. Tuy nhiên thuốc chính là con dao 2 lưỡi nếu chúng ta sử dụng không đúng có thể gây nhiều chứng bệnh, có thể gây chết người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách dùng thuốc an toàn. - Giáo viên ghi bảng 4. Phát triển các hoạt động: 1. Kể tên thuốc bổ, thuốc kháng sinh 2. Nắm được tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc * Hoạt động 1: Phương pháp: Sắm vai, đối thoại, giảng giải - Giáo viên cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ” (phân vai từ tiết trước) - Cả lớp chú ý lắng nghe - nhận xét Mẹ: Chào Bác sĩ Bác sĩ: Con chị bị sao? Mẹ: Tối qua cháu kêu đau bụng Bác sĩ: Há miệng ra để Bác sĩ khám nào ...Họng cháu sưng và đỏ. Bác sĩ: Chị đã cho cháu uống thuốc gì rồi? Mẹ: Dạ tôi cho cháu uống thuốc bổ Bác sĩ: Họng sưng thế này chị cho cháu uống thuốc bổ là sai rồi. Phải uống kháng sinh mới khỏi được. - Giáo viên hỏi: + Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ? + Em hãy kể một vài thuốc bổ mà em biết? - B12, B6, A, B, D... - Giáo viên giảng : Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người 2. Xác định khi nào dùng thuốc và tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng * Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK * Bước 1 : Làm việc cá nhân _GV yêu cầu HS làm BT Tr 24 SGK * Bước 2 : Chữa bài _HS nêu kết quả _GV chỉ định HS nêu kết quả 1 – d ; 2 - c ; 3 - a ; 4 - b GV kết luận : + Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh . + Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo ( nếu có) để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất (tránh thuốc giả), tác dụng và cách dùng thuốc . _Gv có thể cho HS xem một số vỏ đựng và bản hướng dẫnsử dụng thuốc 3. Cách sử dụng thuốc an toàn và tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn * Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” * Hoạt động lớp Phương pháp: Thực hành, trò chơi, đàm thoại - Giáo viên nêu luật chơi: 3 nhóm đi siêu thị chọn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, 3 nhóm đi nhà thuốc chọn vi-ta-min dạng tiêm và dạng uống? - Học sinh trình bày sản phẩm của mình - 1 học sinh làm trọng tài - Nhận xét Ÿ Giáo viên nhận xét - chốt - Giáo viên hỏi: + Vậy vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn loại nào? - Chọn thức ăn chứa vi-ta-min + Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào? - Không nên tiêm thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại Ÿ Giáo viên chốt - ghi bảng * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Luyện tập, thực hành - Giáo viên phát phiếu luyện tập, thảo luận nhóm đôi Ÿ Giáo viên nhận xét ® Giáo dục: ăn uống đầy đủ các chất chúng ta không nên dùng vi-ta-min dạng uống và tiêm vì vi-ta-min tự nhiên không có tác dụng phụ. - Học sinh sửa miệng 5. Tổng kết – dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ. - Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm . Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 12-Tuần 6 TẬP ĐỌC Tác phẩm của Si-le và tên phát xít I. Mục tiêu: -Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. -Hiểu ý nghĩa: cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. -Thông qua truyện vui, các em ngưỡng mộ tài năng của nhà văn Đức căm ghét những tên phát xít xâm lược. II. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Tranh minh họa SGK/67 - Một số tác phẩm của Si-le (nếu có) - Học sinh : SGK. III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 3. Giới thiệu bài mới: “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải - Thầy mời 1 bạn đọc toàn bài - 1 học sinh đọc toàn bài - Trước khi luyện đọc bài, thầy lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ sau: Sin-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem-ten, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng (GV dán từ vào cột luyện đọc). - Học sinh đọc đồng thanh cả lớp - Thầy có câu văn dài sau, thầy mời các bạn thảo luận nhóm đôi tìm ra cách ngắt nghỉ hơi trong 1 phút (GV dán câu văn vào cột luyện đọc) - Học sinh thảo luận - Mời 1 bạn đọc câu văn có thể hiện cách ngắt nghỉ hơi. - Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ/ tay cầm cuốn sách/ ngẩng đầu lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp:/ Chào ngài // - 1 học sinh ngắt nghỉ câu trên bảng. - Bài văn này được chia thành mấy đoạn? - 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến chào ngài Đoạn 2: Tiếp theo... điềm đạm trả lời Đoạn 3: Còn lại - Thầy mời 3 bản xung phong đọc nối tiếp theo từng đoạn. Sau khi đọc xong, 3 bạn có quyền mời 3 bạn khác đọc nối tiếp lại. Thầy mời bàn..., bạn..., bạn... - 3 học sinh đọc nối tiếp + mời 3 bạn khác đọc. - Thầy mời 1 bạn đọc lại toàn bài - 1 học sinh đọc - Để giúp các bạn nắm nghĩa của một số từ ngữ, thầy mời 1 bạn đọc phần chú giải ® GV ghi bảng vào cột tìm hiểu bài. - Học sinh đọc giải nghĩa ở phần chú giải. - Thầy giải thích từ khó (nếu HS nêu thêm). - Học sinh nêu các từ khó khác - Để giúp học sinh nắm rõ hơn, thầy sẽ đọc lại toàn bài, các em chú ý lắng nghe. - Học sinh lắng nghe * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, giảng giải - Để đọc diễn cảm văn bản này, ngoài việc đọc to, rõ, các em còn cần phải nắm vững nội dung. - Bạn nào cho thầy biết câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít đã nói gì khi gặp những người trên tàu? - Truyện xảy ra trên 1 chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: “Hít-le muôn năm” - Giáo viên chia nhóm nhẫu nhiên. Các em sẽ đếm từ 1 đến 4, bắt đầu là bạn... - Học sinh đếm số, nhớ số của mình. - Thầy mời các bạn có cùng số trở về vị trí nhóm của mình. - Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí. - Yêu cầu học sinh thảo luận - Học sinh thảo luận Ÿ Giáo viên nhận xét * Hoạt động 3: Luyện đọc - Hoạt động nhóm, cá nhân Phương pháp: Thảo luận, thực hành - Để đọc diễn cảm, ngoài việc đọc đúng, nắm nội dung, chúng ta còn cần đọc từng đoạn với giọng như thế nào? Thầy mời các bạn thảo luận nhóm đôi trong 2 phút. - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Mời bạn nêu giọng đọc? - Học sinh nêu, các bạn khác bổ sung: Đoạn 1: nhấn mạnh lời chào của viên sĩ quan. Đoạn 2: đọc những từ ngữ tả thái độ hống hách của sĩ quan. Sự điềm tĩnh, lạnh lùng của ông già. Đoạn 3: nhấn giọng lời nói dốt của tên sĩ quan và lời nói sâu cay của cụ. - Mời 1 bạn đọc lại toàn bài - 1 học sinh đọc lại - Thầy sẽ chọn mỗi dãy 3 bạn, đọc tiếp sức từng đoạn (2 vòng). - Học sinh đọc + mời bạn nhận xét Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương * Hoạt động 4: Củng cố - Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn? (2 dãy) - Mỗi dãy cử 1 bạn chọn đọc diễn cảm 1 đoạn mà mình thích nhất? - Học sinh 2 dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau. Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên giới thiệu thêm một vài tác phẩm của Sin-le (nếu có). 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị bài sau: “Những người bạn tốt” - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm . Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 30-Tuần 6 TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - So sánh các phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. - Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó . - Rèn học sinh tính toán các phép tính về phân số nhanh, chính xác. -Giúp học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, học hỏi các dạng toán đã học. II. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Mong đợi ở học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Luyện tập chung C1) Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình vuông? - 1 học sinh C2) Nêu quy tắc và công thức tính S hình chữ nhật? Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm - Lớp nhận xét Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ 3. Giới thiệu bài mới: GTB: Trước khi chia tay các dạng toán điển hình đã học, các phép tính về + - x : phân số. Hôm nay, thầy trò chúng ta ôn tập lại những kiến thức cơ bản đó thông qua tiết “Luyện tập chung” - GV ghi bảng 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Ôn so sánh 2 phân số - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, thực hành. -Giáo viên gợi mở để học sinh nêu các trường hợp so sánh phân số - So sánh 2 phân số cùng mẫu số - So sánh 2 phân số cùng tử số - Học sinh hỏi - HS trả lời - So sánh 2 phân số với 1 - Học sinh nhận xét - So sánh 2 phân số dựa vào phân số trung gian Ÿ Giáo viên chốt ý - Học sinh làm bài Ÿ Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh - Học sinh sửa bài miệng * Hoạt động 2: Ôn tập cộng, trừ, nhân, chia hai phân số - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, thực hành - Học sinh hỏi - Học sinh trả lời - Học sinh nhận xét tiếp tục đặt câu hỏi - Muốn cộng (hoặc trừ )2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? - Học sinh trả lời - Muốn nhân (hoặc chia) 2 phân số ta làm sao? Ÿ Giáo viên nhận xét - cho học sinh làm bài - Học sinh sửa bài với hình thức ai làm nhanh lên chích bong bóng sửa bài tập ghi sẵn trong quả bong bóng. * Hoạt động 3: Giải toán - Hoạt động nhóm (6 nhóm) Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, quan sát, dùng sơ đồ - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên - Học sinh di chuyển về nhóm - Giáo viên phổ biến nội dung thảo luận. - Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK/34 đọc 3 bài toán: 3, 4 . - Học sinh mở SGK đọc 1 em 1 bài. - Giáo viên: nhiệm vụ của các em thảo luận theo nhóm để tìm cách giải. Nội dung cụ thể cô đã ghi sẵn trên phiếu. - Giáo viên yêu cầu học sinh đại diện nhóm lên bốc thăm. - Học sinh lên bốc thăm - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận 5 ® 7’ - Học sinh thảo luận - Hết giờ thảo luận học sinh trình bày kết quả. 1) Đọc đề 2) Tóm tắt đề, phân tích đề 3) Tìm phương pháp giải Ÿ Bài 3: Tóm tắt - Học sinh nhóm khác bổ sung - Gọi diện tích khu đất gồm 10 phần là 50000m2 - Giáo viên chốt cách giải - Diện tích hồ nước cần tìm là 3 phần - Học sinh làm bài vào vở - Bước 1: Tìm giá trị 1 phần * Đại diện nhóm tìm hiểu bài tập 4/34. - Bước 2: Tìm S hồ nước - Học sinh trình bày Ÿ Bài 4: Tóm tắt - Giáo viên lắng nghe, chốt ý để học sinh hiểu rõ hơn. - Giáo viên cho học sinh làm bài. - Giáo viên cho học sinh sửa bài (Ai nhanh hơn) Ai giải nhanh nhất lên sửa. Tuổi bố: Tuổi con: Coi tuổi bố gồm 4 phần Tuổi con gồm 1 phần - Vậy tuổi bố gấp 4 lần tuổi con 4 lần là tỉ số - Bài này thuộc dạng gì ? - Bố hơn con 30 tuổi. 30 tuổi là hiệu - Học sinh sửa bài bằng cách đổi vở cho nhau. - Học sinh trình bày * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Thực hành, đàm thoại - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại kiến thức cần ôn. a - b = 25 a : b = 6 - Thi đua giải nhanh Tìm a ; b 5. Tổng kết – dặn dò: - Chuẩn bị bài sau:“Luyện tập chung “ - Nhận xét chung tiết học. III. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Hệ thống câu hỏi gợi mở, bảng phụ, phấn màu, tình huống xảy ra trong quá trình giảng dạy. - Học sinh:- Xem trước, định hướng giải các bài tập giáo viên giao ở tiết trước. - Vở nháp, SGK Rút kinh nghiệm . Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 11-Tuần 6 TẬP LÀM VĂN Luyện tập làm đơn GD KNS I. Mục tiêu: -Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đu nội dung cần thiết, trình bày lý do, nguyện vọng rõ ràng. - Biết trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng trong đơn. - Giáo dục học sinh biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lờilẽ mang tính thuyết phục. II. Các kĩ năng sống cơ bản: -Ra quyết định( làm đơn trình by nguyện vọng). -Thể hiện sự cảm thơng( chia sẻ cảm thoongvowis nội bất hạnh của những nạn nhn chất độc màu da cam). III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy – học: - Phn tích mẫu- Rn luyện theo mẫu- Tự bộc lộ. IV. Phương tiện dạy- học: - Giáo viên: Mẫu đơn cỡ lớn (A2) làm mẫu - cỡ nhỏ (A4) đủ số HS trong lớp - Học sinh: Một số mẫu đơn đã học ở lớp ba để tham khảo. + Đơn xin gia nhập đội + Đơn xin phép nghỉ học + Đơn xin cấp thẻ đọc sách V. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của gio vin *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Chấm vở 2, 3 học sinh về nhà đã hoàn chỉnh hoặc viết lại bài - Học sinh viết lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ. Ÿ Giáo viên nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: Ở lớp 3, 4 chúng ta đã được làm quen với việc viết đơn. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện cách trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng bằng những lời lẽ thuyết phục qua bài: “Luyện tập làm đơn” 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Xây dựng mẫu đơn *Hoạt động lớp Phương pháp: Đàm thoại - 1 học sinh đọc bài tham khảo “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng” - Giáo viên giới thiệu tranh , ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ , . - Dựa vào các mẫu đơn đã học (STV 3/ tập 1) nêu cách trình bày 1 lá đơn ® Giáo viên theo mẫu đơn - Học sinh nêu - Lưu ý: Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng của lá đơn cần viết gọn, rõ,thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập viết đơn - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Thực hành _ Học sinh đọc lại yêu cầu BT2 _ HS viết đơn và đọc nối tiếp - Lưu ý: Phần lí do viết đơn là phần trọng tâm, cũng là phần khó viết nhất ® cần nêu rõ: - Lớp đọc thầm + Bản thân em đồng tình với nội dung hoạt động của Đội Tình Nguyện, xem đó là những hoạt động nhân đạo rất cần thiết. + Bày tỏ nguyện vọng của em muốn tham gia vào tổ chức này để được góp phần giúp đỡ các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. - Phát mẫu đơn - Học sinh điền vào - Học sinh nối tiếp nhau đọc - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét - Lớp nhận xét theo các điểm giáo viên gợi ý - Lí do, nguyện vọng có đúng và giàu sức thuyết phục không? - Chấm 1 số bài ® Nhận xét kỹ năng viết đơn. * Hoạt động 3: Củng cố *Hoạt động lớp Phương pháp: Thi đua - Trưng bày những lá đơn viết đúng, giàu sức thuyết phục. Ÿ Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét, phân tích cái hay 5. Tổng kết - dặn dò: - Nhận xét chung về tih thần làm việc của lớp, khen thưởng học sinh viết đúng yêu cầu - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm . Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 6-Tuần 6 ĐỊA LÍ Đất và rừng GDBVMT : Toàn phần -BĐKH: Liên hệ I. Mục tiêu: -Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít - Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít. - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa và đất phe-ra-lít, của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ. - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta:điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật đặc biệt là gỗ. -Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí *** Chặt ph rừng khơng chỉ lm cho cy khơng thể hấp thụ CO2 trong khí quyển m cịn m cịn giải phĩng khí CO2lưu trữ ở trong cây khi chết . -Con người tạo ra khí CO2 bằng cách đốt nhiên liêu hóa thạch, thay đổi sử dụng đất ( như khai hoang đất rừng cho các hoạt động nông nghiệp và phá rừng). - Cĩ ý thức bảo vệ rừng v tham gia trồng cy gĩp phần phủ xanh đồi trọc. II. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam - Phiếu học tập. - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất. III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: “Vùng biển nước ta” - Biển nước ta thuộc vùng biển nào? - Học sinh chỉ bản đồ - Nêu đặc điểm vùng biển nước ta? - Học sinh trả lời - Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? Ÿ Giáo viên nhận xét. Đánh giá - Lớp nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: “Đất và rừng” - Học sinh nghe 4. Phát triển các hoạt động: 1. Các loại đất chính ở nước ta * Hoạt động 1: (làm việc theo cặp) *Hoạt động nhóm đôi, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành, trực quan + Bước 1: - Giáo viên: Để biết được nước ta có những loại đất nào ® cả lớp quan sát lược đồ. ® Giáo viên treo lược đồ - Học sinh quan sát - Yêu cầu đọc tên lược đồ và khí hậu. - Lược đồ phân bố các loại đất chính ở nước ta. - Học sinh đọc kí hiệu trên lược đồ + Bước 2: - Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. - Học sinh lên bảng trình bày + chỉ lược đồ. * Đất phe ra lít: - Phân bố ở miền núi - Có màu đỏ hoặc vàng thường nghèo mùn, nhiều sét. - Thích hợp trồng cây lâu năm - Học sinh trình bày xong giáo viên sửa chữa đến loại đất nào giáo viên đính băng giấy ghi sẵn vào bảng phân bố (kẻ sẵn ở giấy A0). * Đất phù sa: - Phân bố ở đồng bằng - Được hình thành do phù sa ở sông và biển hội tụ. Đất phù sa nhìn chung tơi xốp, ít chua, giàu mùn. - Thích hợp với nhiều cây lương thực, hoa màu, rau quả. - Giáo viên cho học sinh đọc lại từng loại đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ) - Học sinh đọc - Sau đó giáo viên chốt ý - Học sinh lặp lại + Bước 3: - Hoạt động nhóm bàn Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, giảng giải - HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời: 1) Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí? - Dựa vào vốn hiểu biết, SGK, quan sát tranh ảnh thảo luận trả lời. - Vì đất là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng nó chỉ có hạn. 2) Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất? 1. Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ. 2. Trồng luân canh, trồng các loại cây họ đậu làm phân xanh. 3. Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn đối với những vùng đất có độ dốc. 4. Thau chua, rửa mặn cho đất với những vùng đất chua mặn. - Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện câu hỏi - Học sinh lắng nghe ® Chốt đưa ra kết luận ® ghi bảng - Học sinh theo dõi 3. Rừng ở nước ta * Hoạt động 3: - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, trực quan + Bước 1: +Chỉ vùng phânbố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ _HS quan sát H 1, 2 , 3 à đọc SGK +Hoàn thành BT Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới Rừng ngập mặn + Bước 2: _Đại diện nhóm trình bày kết quả _GV sửa chữa – và rút ra kết luận 4. Vai trò của rừng * Hoạt động 4: (làm việc cả lớp) - Hoạt động cá nhân, lớp _GV nêu câu hỏi : +Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì ? +Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng ? _HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật , động vật của rừng VN -Vài HS trả lời. *Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho rừng nước ta dần cạn kiệt tài nguyên. Ngày nay, nhà nước ta và địa phương đang ra sức phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. *** Chặt phá rừng không chỉ làm cho cây không thể hấp thụ CO2 trong khí quyển mà còn giải phóng khí CO2 lưu trữ ở trong cây khi chết . -Con người tạo ra khí CO2 bằng cách đốt nhiên liêu hóa thạch, thay đổi sử dụng đất ( như khai hoang đất rừng cho các hoạt động nông nghiệp và phá rừng). - Cĩ ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây góp phần phủ xanh đồi trọc. * Hoạt động 5: Củng cố Trò chơi “Ai nhanh hơn” - Giải thích trò chơi - Chơi tiếp sức hoàn thành nội dung kiến thức vừa xây dựng. - Tổng kết khen thưởng - Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc lại 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: “Rừng” - Sưu tầm tranh ảnh về rừng - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm . Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 6-Tuần 6 CHÍNH TẢ (Nhớ – viết)) -mi-li, con I. Mục tiêu: -Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do. -Nhận biết được các tiếng chứa ươ/ ưa và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3. -Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Bảng phụ, giấy khổ to ghi nội dung bài 2, 3 - Học sinh: Vở, SGK III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Ở tiết trước các em đã nắm được qui tắc đánh dấu thanh các tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua để xem các bạn nắm bài ra sao, bạn lên bảng viết cho cô những từ có chứa nguyên âm đôi uô/ ua và cách đánh dấu thanh ở các tiếng đó. - Học sinh nghe - Giáo viên đọc cho học sinh viết: sông suối, ruộng đồng, buổi hoàng hôn, tuổi thơ, đùa vui, ngày mùa, lúa chín, dải lụa. - 2 học sinh viết bảng - Lớp viết nháp - Học sinh nhận xét cách đánh dấu thanh của bạn. Ÿ Giáo viên nhận xét - Nêu qui tắc đánh dấu thanh uô/ ua - Học sinh nêu 3. Giới thiệu bài mới: - Tiết học hôm nay các em sẽ tự nhớ và viết lại cho đúng, trình bày đúng khổ thơ 2, 3 bài “Ê-mi-li con...” đồng thời tiếp tục luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ. 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: HDHS nhớ - viết *Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, thực hành - Giáo viên đọc một lần bài thơ - 1 học sinh đọc yêu cầu b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 6.doc