Bài 21A: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn truyện Trí dũng song toàn.
- Viết đúng các tiếng có chứa âm đầu r/d/gi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS: Bảng con,VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
49 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 21 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ- ne- vơ, tình hình nước ta như thế nào ?
+ Nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta có thực hiện được không ? Vì sao ?
- GV quan sát.
- Nhận xét trả lời của HS.
Giảng: Nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta không thực hiện được. Mĩ ra sức phá hoại Hiệp định, đần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
HĐ 2
a) Đọc thông tin và quan sát bức ảnh 4,5 (SGK II 6,7 )
c) Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Trước sự khủng bố dã man của Mĩ Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải làm gì?
- Kể lại diễn biến chính và kết quả của phong trào “ Đồng Khởi” ở Bến Tre.
HĐ 3
- Quan sát các nhóm hoạt động.
b) Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào “ Đồng Khởi” ở Bến Tre.
- Quan sát lược đồ hình 7, em có nhận xét gì về địa bàn diễn ra phong trào “ Đồng Khởi) của đồng bào miền Nam?
- Nghe đại diện các nhóm báo cáo.
- GV chốt lại.
HĐ 4
Hs đọc và ghi vào vở.Nhận xét.
*Củng cố
- Nước VN là một, dân tộc VN là một . Nhân dân hai miền Nam Bắc đều là dân của một nước. Âm mưu chia cắt đất Việt Nam của đế quốc Mĩ, là đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của dân tộc VN.
*Dặn dò
- Dặn HS xem trước HĐ Thực hành tiết sau học tiếp.
- GV nhận xét tiết học.
-Cho HS hát.
- Các nhóm đọc đầu bài, ghi đầu bài vào vở, đọc mục tiêu.
- 1-2 em đọc và xác định mục tiêu của bài.
Hoạt động cặp đôi
Trao đổi với bạn, đổi vai thực hiện
Đại diện báo cáo. Nhận xét
a) Thành phố Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ )gợi cho em nhớ đến Hiệp định Giơ-ne-vơ.
b) HS đọc
d) Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, quân Pháp sẽ rút khỏi Miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Sông Bến Hải ( thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam Bắc.
Đến tháng 7- 1956, nhân dân hai miền Nam - Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước
- Nguyện vọng tổng tuyển cử chưa thực hiện được vì: Mĩ âm mưu thay chân Pháp xâm lược miền Nam VN
- Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
Ra sức chống phá lực lượng Cách mạng. Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Thực hiện chính sách tố cộng, diệt công
- Đồng bào ta bị tàn sát đất nước ta bị chia cắt lâu dài.
Hoạt động nhóm
Thảo luận nhóm.Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
c) – Trước sự khủng bố dã man của Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam vùng lên mạnh mẽ với phong trào “Đồng Khởi”.
- Ngày 17 -1 - 1960, nhân dân Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào Đồng Khởi ở tỉnh Bến Tre. Với vũ khí thô sơ gậy guộc,giáo mác,...nhân dân nhất loạt vùng dậy phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ - Diệm ở các xã, ấp. Phong trào lan nhanh ra các huyện khác. Nhiều xã được giải phóng hoàn toàn. Ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, nhân dân lập tòa án trừng tri bọn phản cách mạng, tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
- Hs giỏi kể lại diễn biến.
Nhận xét
Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
+ Phong trào “ Đồng Khởi” ở Bến Tre mở đầu cho một phong trào đấu tranh rộng khắp của đồng bào miền Nam ở cả thành thị và nông thôn.
Từ đây, cuộc đấu tranh cho mạng ở miền Nam không chỉ có hình thức đấu tranh chính trị mà còn kết hợp đấu tranh vũ trang, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động lúng túng.
Phong trào “ Đồng Khởi” diễn ra rộng khắp miền Nam.
Em làm cá nhân
- HS đọc nội dung bài và ghi vào vở.
- Nhận xét
- CTHĐTQ lên củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
+ Nêu diễn biến, ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre?
- Em nghe.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cách tính chu vi,diện tích hình tròn.
- Biết tìm ra công thức tính đường kính,bán kính,của hình tròn.
+ Cả lớp làm bài tập 1;2. GV quan tâm giúp đỡ em Hân,Khánh,Tuấn,Huy.
+ Hs học tốt làm đúng các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở thực hành
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
Khởi động
- Cho học sinh chơi trò chơi
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
B.Hoạt động thực hành
Bài 1
-Gọi HS đọc đề.
-Gọi 2 HS lên giải mỗi em 1 phần.
-GV nhận xét ,chữa bài.
Bài 2
Yêu cầu HS dựa vào công thức tính chu vi để tính diện tích của hình tròn.
Bài 3
Yêu cầu HS dựa vào công thức tính diện tích để tính bán kính rồi tính diện tích của hình tròn .
-GV gọi 1 HS lên bảng giải.
-GV nhận xét.
Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách tính.
-- CTHĐTQ điều hành
- HS hát
- Các nhóm đọc đầu bài, ghi đầu bài vào vở, đọc mục tiêu.
- 1-2 em đọc và xác định mục tiêu của bài.
HS tự giải.
Bài giải
Chu vi hình tròn là:
0,5 x 2 x 3,14= 3,14 (dm)
Diện tích hình tròn là:
0,5 x 0,5 x3,14 =0,875(dm2)
b) Chu vi hình tròn là:
9 x 3,14 =28,26 (cm)
Bán kính hình tròn là:
9 : 2 = 4,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
4,5 x 4,5 x 3,14 = 63,585 (cm2)
Đáp số : a) 3,14 dm
0,785 dm2
b) 28,26 cm
63,585 cm2
Bài 2
Bài giải
Đường kính của hình tròn là:
69,08 : 3,14 = 22 (cm)
Đáp số: 22 cm
Bài 3 (HS học tốt).
Bài giải
Bán kính của hình tròn là:
28,26 :2 :3,14 = 4,5 (m)
Diện tích của hình tròn là:
4,5 x 4,5 x 3,14= 63,585 (m2)
Đáp số : 63,585 m2
- CTHĐTQ lên củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: PĐHSCĐ (Ôn Tiếng việt)
LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, phiếu học tập,
- HS: SGK, thẻ tín hiệu,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động
- Cho học sinh chơi trò chơi
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- GVNX, tuyên dương
1. Ôn tập
Bài tập 1 : Đặt câu ghép.
a) Đặt câu có quan hệ từ và:
b) Đặt câu có quan hệ từ rồi:
c) Đặt câu có quan hệ từ thì:
d) Đặt câu có quan hệ từ nhưng:
e) Đặt câu có quan hệ từ hay:
g) Đặt câu có quan hệ từ hoặc:
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống các ví dụ sau quan hệ từ thích hợp.
a) Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn ....
b) Mình đã nhiều lần khuyên mà ....
c) Cậu đến nhà mình hay ....
Bài tập 3 : Đặt 3 câu có cặp quan hệ từ là :
a) Tuynhưng
b) Vìnên
c) Nếu thì
- GV quan sát, giúp đỡ
- GVNX, tuyên dương
2. Củng cố, dặn dò
- GVNX, tuyên dương
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- CTHĐTQ điều hành
- Các nhóm đọc đầu bài, ghi đầu bài vào vở.
Hoạt động cá nhân
Ví dụ
a) Mình học giỏi toàn và mình cũng học giỏi cả tiếng Việt.
b) Bạn ra đây rồi mình nói cho mà nghe.
c) Cậu cố gắng học thì nhất định sẽ đạt học sinh giỏi.
d) Cậu ấy chăm học nhưng kết quả không cao.
e) Bạn học thêm toán hay bạn học thêm tiếng Việt.
g) Cậu làm một câu hoặc làm cả hai câu cũng được.
Ví dụ:
a/ Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn lão nhà giàu thì mưu mô, xảo trá.
b/ Mình đã nhiều lần khuyên mà bạn không nghe.
c/ Cậu đến nhà mình hay mình đến nhà cậu.
Ví dụ:
a) Tuy nhà bạn Lan ở xa trường nhưng bạn ấy không đi học muộn.
b) Vì bạn Hoan lười học bài nên bạn ấy bị cô giáo phê bình.
c) Nếu em đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho em một chiếc cặp mới.
- HS báo cáo kết quả với cô giáo
- CTHĐTQ lên củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 22 tháng 1 năm 2018
Tiết 1+ 2: Tiếng Việt
BÀI 21B. NHỮNG CÔNG DÂN DŨNG CẢM (T. 1+2)
I. MỤC TIÊU
- Đọc - hiểu bài Tiếng rao đêm. GDHS: biết ơn và yêu quý thương binh.
- Lập được chương trình cho một hoạt động tập thể. GDHS: ý thức tự giác, làm việc có kế hoạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, phiếu học tập,
- HS: SGK, thẻ tín hiệu,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐCBS
Khởi động
- Cho học sinh chơi trò chơi
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
Bài mới
GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- GVNX, tuyên dương
A. Hoạt động cơ bản
Việc 1: Quan sát tranh và cho biết những người trong tranh đang làm gì?
Việc 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: Tiếng rao đêm.
- GV hướng đẫn đọc bài
- GV đọc bài
Việc 3: Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợ với từ ngữ ở cột A.
Việc 4: Cùng luyện đọc
Việc 5: Thảo luận, TLCH
Câu 1: Đám cháy xảy ra vào lúc:
Câu 2: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
Câu 3: Những chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ
Câu 4: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
- GV giảng: Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác làm nổi bật lên anh thương binh: có hành động cao cả, phi thường. Đầu tiên là tiếng rao bánh giò trong đêm buồn đến não ruột. Tiếp theo là sự xuất hiện bất ngờ của đám cháy, bóng người cao, gầy, khập khiễng lao vào ngôi nhà cháy. Người đó ra đường, tay ôm khư khư một bọc, bị một cây đổ xuống người. Trong bọc đó không có tiền bạc, của cải mà có một đứa trẻ đen nhẻm, khóc không thành tiếng. Người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra có cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đến chiếc xe đạp thì mới biết anh là người bán bánh giò.
=> Câu chuyện này có ý nghĩa gì?
Việc 6: Luyện đọc hay
- GV quan sát, hướng dẫn
- GVNX, tuyên dương
* Củng cố - dặn dò
- GVNX, tuyên dương
- GVNX tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Tiết 2
* Khởi động, tạo hứng thú
B. Hoạt động thực hành
BT 1
. a) Hưỡng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Cho HS đọc đề bài.
- GV nhắc lại yêu cầu:
• Các em đọc lại 5 đề bài đã cho
• Chọn 1 đề bài trong 5 đề bài đó và lập chương trình hoạt động cho đề bài các em đã chọn.
• Nếu không chọn 1 trong 5 đề bài, em có thể lập 1 chương trình cho hoạt động của trường hoặc của lớp em.
- Cho HS đọc lại đề bài.
- Cho các nhóm nêu đề mình chọn.
- GV đưa bảng phụ đã viết cấu tạo ba phần của một chương trình hoạt động.
b) Cho HS lập chương trình hoạt động
- GV phát giấy khổ to cho các nhóm làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét góp ý thật kĩ và khen HS làm bài tốt.
- GV chọn bài tốt nhất trên bảng, bổ sung cho tốt hơn để HS tham khảo.
Chú ý: Bài làm tốt phải có mục đích rõ ràng, công việc cần làm, phân công công việc cho các thành viên có rõ ràng, cụ thể không? Chương trình cụ thể có hợp lý, có hiệu quả không?
*Củng cố
- Qua tiết học này, em thực hiện được những gì?
- GV chốt lại.
*Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn lớp: nhóm nào làm chưa xong hoặc chưa đúng,chưa hay có thể viết lại.
- CTHĐTQ điều hành
- Các nhóm đọc đầu bài, ghi đầu bài vào vở, đọc mục tiêu.
- 1-2 em đọc và xác định mục tiêu của bài.
Hoạt động nhóm
- Những người trong tranh ra sức cứu chữa cho người bán bánh giò có chiếc chân bằng gỗ. Người bán bánh giò đã dũng cảm xông vào lửa để cứu một em bé và những người trong căn nhà bị hỏa hoạn.
Hoạt động cả lớp
- 1 HS đọc bài
- HS nêu cách đọc
Hoạt động nhóm đôi
Đáp án
1 - c
2 - d
3 - e
4 - b
5 - a
Hoạt động nhóm
- Hs đọc đoạn
- 2 Hs thi đọc cả bài
Hoạt động nhóm
1. ....đêm khuya tĩnh mịch.
2. Người dũng cảm cứu em bé là anh thương binh nặng, chỉ còn một chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò. Khi gặp đám cháy, anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.
3. Chi tiết: người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh ta có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý thấy chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung toé, mới biết anh là người bán bánh giò.
4. HS phát biểu theo ý kiến của mình
- Trong cuộc sống, mỗi người đều có trách nhiệm cứu giúp những người bị nạn bằng tất cả khả năng của mình
Hoạt động nhóm
- HS báo cáo kết quả với cô giáo
- CTHĐTQ lên củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
+ Bạn hãy nêu nội dung của bài?
+ Qua bài bạn học tập được gì trong cuộc sống?
+ Bạn cần có thái độ ntn đối với thương binh liệt sĩ và gia đình của họ?
Hoạt động nhóm
-
HS đọc thầm lại yêu cầu và đọc cả 5 đề, chọn đề hoặc từ tìm đề.
- Chọn đề bài nhóm mình sẽ lập chương trình.
- Cùng các bạn trong nhóm lập chương trình.
- Các nhóm đọc chương trình hoạt động của nhóm bạn.
- Lớp nhận xét. Bình chọn chương trình hay.
- Em nghe cô nhận xét,dặn dò.
- CTHĐTQ lên củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
+ Một chương trình hoạt động gồm có mấy phần?
=>Câu chuyện ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3 Mỹ thuật
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Tiết 4 Toán
BÀI 66. LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (T.2)
I. MỤC TIÊU
- Em biết tính diện tích một số hình được tạo thành từ các hình đã học.
- GDHS: Tính toán cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, phiếu học tập,
- HS: SGK, thẻ tín hiệu,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐCBS
Khởi động
- Cho học sinh chơi trò chơi
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
Bài mới
GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- GVNX, tuyên dương
A. Hoạt động thực hành
Việc 4
- Cho các nhóm thảo luận,làm bài.
- Nghe các em trình bày.
- Cô cùng cả lớp nhận xét.
Việc 5
- Cho các nhóm thảo luận,làm bài.
- Nghe các em trình bày.
- Cô cùng cả lớp nhận xét.
- GV quan sát, giúp đỡ, nhận xét các nhóm
- GVNX, tuyên dương
* Củng cố
- GVNX, tuyên dương
- GVNX tiết học
B. Hoạt động ứng dụng
- Gọi HS đọc HĐƯD
- HD HD thực hiện và dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- CTHĐTQ điều hành
- Các nhóm đọc đầu bài, ghi đầu bài vào vở, đọc mục tiêu.
- 1-2 em đọc và xác định mục tiêu của bài.
Hoạt động nhóm
Bài 4
a) HS trong nhóm thảo luận cách tính DT mảnh đất có hình thang dạng như hình vẽ
b) Đọc kĩ ND và giải thích cho bạn nghe
+ Dùng thước kẻ mảnh đất thành 2 hình thang
+ Đo khoảng cách để nằm số liệu
+ Tính Dt lần lượt từng hình
Cùng nhau nêu cách tính DT mảnh đất
Các nhóm báo cáo kq
KQ:
+ DT hình thang ABCD: 935 m2
+DT hình tam giác ADE :742,5 m2
+ DT hình ABCDE : 1 677,5 m2
Hoạt động nhóm
Đáp án
- Chia mảnh ruộng làm hai hình: hình chữ nhật và hình thang vuông.
Ta có:
Diện tích hình chữ nhật là:
75 x 35 = 2 625 (m2)
Chiều cao của hình thang là:
75 - 40 = 35 (m)
Đáy lớn của hình thang là:
95 – 35 = 60 ( m )
Diện tích hình thang vuông là:
(45 + 60) x 35 : 2 = 1837,5 (m2)
Diện tích mảnh ruộng đó là:
2 625 + 1837,5 = 4462,5 (m2)
Đáp số: 4462,5 (m2)
- HS báo cáo kết quả với cô giáo
- CTHĐTQ củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình thang ta làm ntn?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Âm nhạc
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Tiết 6: Khoa học
BÀI 22: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI GIÓ VÀ NƯỚC CHẢY
(Tiết 1)
I . MỤC TIÊU
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất : chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,
- Tích hợp GD NLTKQ : Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.Kể tên một số phương tiện, máy móc,hoạt động nhờ năng lượng mặt trời.
Giáo dục NLTKHQ
- Nội dung tích hợp:Tác dụng của năng lượng giá,năng lượng của nước chảy trong tự nhiên.
- Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió,năng lượng của nước chảy.
- Tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : - Phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.Tranh,ảnh.
HS : - Thông tin và hình trong sách.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
ĐCBS
Khởi động
- Cho học sinh chơi trò chơi
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
Bài mới
- Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng.
.
A. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1
+ Mặt trời cần cho cuộc sống của chúng ta như thế nào ?
- Gọi một số cặp báo cáo.
- Gv nhận xét kết luận.
Hoạt động 2
- Cho HS tự đọc,trả lời.
b) trả lời câu hỏi và chia sẻ với bạn ý kiến của em.
+ Vì sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất ?
- Cô chốt lại.
Hoạt động 3
- Trong các hình dưới đây con người đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì ?
- Nghe các nhóm báo cáo.
- GV kết luận.
Tích hợp GD NLTKQ
Hoạt động 4 .
- Gọi hs đọc và phát biểu.
- GV chốt lại,mở rộng thêm.
KL: không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo ra gió, năng lượng gió có tác dụng rất lớn trong đời sống . những người đi biển đã sử dụng năng lượng gió để đẩy thuyền buồm,gió làm quay tua –bin của máy phát điện,điều hòa khí hậu,
Giáo dục NLTKHQ
Hoạt động 5
- Cho HS dựa vào thông tin và hiểu biết trả lời.
Tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
*Củng cố
- Qua tiết học này, em biết được những gì?
- GV chốt lại,giáo dục HS.
* Dặn dò
- Dặn HS về học bài.
- Ứng dụng những gì đã học vào đời sộng.
- Xem trước Hoạt động thực hành.
- GV nhận xét tiết học.
Gọi bạn trả lời câu hỏi về Năng lượng.
- Gv nhận xét.
- Các nhóm đọc đầu bài, ghi đầu bài vào vở, đọc mục tiêu.
- 1-2 em đọc và xác định mục tiêu của bài.
Hoạt động cặp đôi
1- Hs thảo luận phát biểu
Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài giúp cho cây xanh tốt, quang hợp phát triển , thực vật là nguồn thức ăn và ...cho con người và động vật khỏe mạnh.
Em làm cá nhân
Đọc và trả lời
- Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời để duy trì sự sống của mình và sự sống trên trái đất. Cây xanh là nguồn thức ăn trực tiếp hay gián tiếp của động vật. Ngoài ra cây xanh còn cung cấp củi đun, nguyên liệu để sản xuất cồn làm nhiên liệu.... Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng được hình thành do năng lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió bão... Trên trái đất.
Hoạt động nhóm
- Con người sử dụng năng lượng mặt trời để:
H3: phơi thóc cho khô
H4: cho nước bay hơi làm ra muối
H5: hấp thu năng lượng tạo ra pin mặt trời
H6: hấp thu nhiệt của mặt trời tạo ra nước nóng.
- Con người sử dụng năng lượng mặt trời để: chiếu sáng, phơi khô các thực phẩm để dùng lâu ngày, sưởi ấm, tắm nắng cho sương phát triển, tạo ra pin mặt trời trên vệ tinh nhân tạo.
Hoạt động chung cả lớp
Năng lượng gió giúp cho
thuyền bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp con người rê thóc năng, lượng gió làm quay tua bin của nhà máy phát điện, tạo ra dòng điện dùng vào rất nhiều việc trong sinh hoạt hằng ngày...
- Quạt thóc, thả diều, quat bếp than,
điều hòa khí hậu,làm khô,
Năng lượng nước chảy làm
tàu bè ,...chạy nhanh hơn. làm quay tua bin của nhà máy điện.. làm quay bánh xe để đưa nước lên cao
- Xây dựng các nhà máy điện.Dùng sức nước để tạo ra dòng điện
Giã gạo, ...
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Y- a- li, Sơn La, Đa Nhim. Nhà máy thủy điện sông Đà , sông Hinh ,
Em đọc và trả lời.
+ Sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất : chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,
+ Sử dụng năng lượng gió :điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,
+ Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,
- HS báo cáo việc đã làm .
- HS trả lời cá nhân.
- Em nghe cô nhận xét,dặn dò.
- CTHĐTQ lên củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ KIỂU KẾT BÀI TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết hai kiểu kết bài Không mở rộng và mở rộng.
- Biết viết hai kiểu kết bài.
HS TB,Yếu có thể chọn viết hai kết bài không mở rộng cho hai đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Vở thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
Khởi động
- Cho học sinh chơi trò chơi
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
B. Hoạt động thực hành
Bài 1
- Cho HS đọc bài 1.
- Gọi HS nhắc lại hai kiểu kết bài.
- GV cho HS đọc lại hai kiểu kết bài mà gv chuẩn bị.
- Cho HS xác định hai kiểu kết bài ở bài tập 1.
- GV kết luận.
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề.
- Cho HS viết khoảng 15 phút.
- Gọi vài HS viết văn hay đọc bài.
- GV nhận xét,chữa bài.
Củng cố,dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS viết văn nên kết bài mở rộng sẽ hay hơn.Em nào viết chưa xong về viết tiếp.
-- CTHĐTQ điều hành
- HS hát
- Các nhóm đọc đầu bài, ghi đầu bài vào vở, đọc mục tiêu.
- 1-2 em đọc và xác định mục tiêu của bài.
Bài 1
a) Kết bài không mở rộng.
b) Kết bài mở rộng.
- HS đọc.
- HS viết.
HS TB,Yếu có thể chọn viết hai kết bài không mở rộng cho hai đề.
- Đọc bài viết.
- CTHĐTQ lên củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
- Em nghe cô nhận xét,dặn dò.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: Hoạt động tập thể
BÀI 9: BIẾT TỪ CHỐI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này,học sinh cần đạt được các yêu cầu
- Nêu được: khi nào cần từ chối,những cách từ chối và ý nghĩa của kĩ năng từ chối
- Có kĩ năng từ chối phù hợp với các tình huống cụ thể.
- Vận dụng được kĩ năng từ chối vào cuộc hằng ngày để từ chối những việc làm tiêu cực,có hại cho sự phát triển của bản thân và ảnh hưởng không tốt đến gia đình,nhà trường,xã hội.
Giáo dục học sinh kĩ năng sống: ứng xử khéo léo trong giao tiếp,nhanh nhẹn
trong xử lí tình huống.
II. THÔNG TIN
GV xem trong tài liệu.Sưu tầm những câu chuyện,tình huống thực tế.
III. PHƯƠNG TIỆN
GV: Tài liệu học, Giấy khổ lớn ghi các bước từ chối.
HS: Tài liệu photo
IV. TIẾN TRÌNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
Khởi động
Hát bài Hổng dám đâu.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
Bài mới
A. Hoạt động cơ bản
1. Trải nghiệm
- Cho HS đọc mục tiêu.
- GV hỏi: Đã khi nào em từ chối lời đề nghị của ai đó chưa? Họ đã đề nghị em điều gì?Vì sao em lại từ chối? Em đã từ
chối như thế nào?
- Mời một vài học sinh chia sẻ trước lớp.
- GV kết luận.
Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài.
- Cho Hs đọc tên bài.
- HS – GV đọc mục tiêu.
- Xác định mục tiêu.
2. Khi nào cần từ chối?
- Tổ chức cho học sinh làm việc.
- GV quan sát,kiểm tra,giúp đỡ.
- Gọi vài cặp báo cáo.
- GV kết luận: Em nên từ chối trong các tình huống (a),(c),(e),(g),(h),(k),(l) vì đó là những việc làm tiêu cực,có hại cho bản thân và ảnh hưởng không tốt đến người khác.
3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của từ chối
- GV cho HS thảo luận,trả lời câu hỏi.
- GV kết luận:
Kĩ năng từ chối là rất cần thiết giúp chúng ta tự bảo vệ được mình,không làm ảnh hưởng xấu đến gia đình,nhà trường,cộng đồng và những người xung quanh.
4 Các hình thức từ chối
- Cho HS đọc mục tiêu.
- GV cho các nhóm thảo luận trường hợp.
- GV kết luận.
- Đính các bước từ chối gv chuẩn bị lên bản.
5. Những câu từ chối
- GV giao việc.
- Quan sát các cặp làm việc.
- Cho các cặp trình bày.
- Cho HS đọc kết luận.
* Củng cố
- Qua tiết học này, em biết được những gì?
- GV chốt lại.
- Liên hệ,giáo dục học sinh.
* Dặn dò
- Áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- CTHĐTQ điều hành
- HS hát
- Các nhóm đọc đầu bài, ghi đầu bài vào vở, đọc mục tiêu.
- 1-2 em đọc và xác định mục tiêu của bài.
Hoạt động cá nhân
- Hồi tưởng
- Chia sẻ cặp đôi.
- HS trả lời
- HS ghi tựa bài vào vở.
Hoạt động cặp đôi
- Thảo luận tình huống.
- Báo cáo.
Hoạt động chung cả lớp
- HS thảo luận tình huống (1),(2).
- Trả lời.
Hoạt động nhóm
- Nghiên cứu tình huống.
Câu hỏi thảo luận:
Cách từ chối của ba bạn có gì khác nhau?
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Trao đổi ý kiến với các nhóm khác.
Hoạt động cặp đôi
- Thảo luận.
- Trình bày.
- HS trả lời cá nhân.
- HS nghe.
- CTHĐTQ lên củng cố bài
+ Hôm nay các bạn học bài gì?
...................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 21_12328635.doc