I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Luyện viết chữ đẹp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Luyện viết: GV cho HS mở vở luyện viết viết bài 27.
- GV hướng dẫn HS viết.
- HS viết GV theo dõi nhắc nhở HS viết đúng.
2. HDHS làm bài tập:
Bài tập: 1.Trong các câu sau câu nào là câu ghép câu nào là câu đơn. (Cả lớp)
a. Rau khúc vừa dai vừa dẻo. (câu đơn)
b. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau lại ngắn. (câu đơn)
c. Rau khúc hái từ ruộng về nhưng phải chế biến ngay. (câu ghép)
Bài tập: 2. Hai câu sau được nối với nhau bằng cách nào? (Cả lớp)
Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. (dùng từ nối: nhưng và lặp từ: bánh)
Bài tập: 3. Viết đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây.
- HS viết bài vào vở GV lưu ý HS lựa chọn những lợi ích chính của cây để viết đoạn văn, chú ý dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt lôgic.
- HS làm xong gọi HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 27 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhắc lại.
- 1HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp.
S = v x t
- 1HS đọc đề bài toán, lớp đọc thầm.
- đổi 2 giờ 30 phút về đơn vị là giờ
- 1HS đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp. Sau đó cả lớp chữa bài trên bảng.
Bài giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường người đó đi được là:
12x 2,5 = 30 (km)
Đáp số: 30 km.
- 2HS nhắc lại, lớp theo dõi.
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- Lớp làm bài vào nháp, 1 em lên bảng làm. Sau đó cả lớp chữa bài:
Bài giải
Quãng đường ca nô đi trong 3 giờ là:
15,2 3 = 45,6 (km)
Đáp số: 45,6 km
- 1HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi.
- Thời gian tính bằng phút, vận tốc tính bằng km/giờ
- Đổi 15 phút ra giờ hoặc đổi vận tốc ra km/phút
- Cả lớp làm bài vào vở. sau đó chữa bài:
Bài giải
Cách 1:
Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường người đi xe đạp đã đi là:
12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
Đáp số: 3,15 km.
Cách 2:
Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là:
12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
0,21 x 15 = 3,15 (km)
Đáp số: 3,15 km.
- Lắng nghe.
_______________________________________________________________
TIẾT: 2. GDKNS
(GV2)
TIẾT: 3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: TRUYỀN THỐNG
I. MỤC TIÊU.
- Mở rộng, hệ thống hoá về vốn từ Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo YC của BT1, điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Một tờ giấy khổ to kẻ sẵn các ô chữ ở BT2.
- Phiếu làm thăm ghi các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ BT2.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đặt câu có từ truyền thống.
H: Dân tộc ta có truyền thống gì ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS làm BT
Bài tập: 1.
- Gọi HS đọc YC của BT.
- YC HSTLN4: Tìm các câu ca dao, tục ngữ thể hiện các truyền thống đã nêu trong BT (mỗi truyền thống 1 câu tục ngữ hoặc ca dao)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập: 2.
- Gọi HS đọc YC của BT.
- GV giải thích bằng cách phân tích mẫu (cầu kiều, khác giống).
- YC cả lớp đọc thầm lại nội dung của BT.
* Cho HS chơi trò chơi: Hái hoa dân chủ
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội lần lượt cử người lên hái hoa (theo vòng): đọc câu tục ngữ, ca dao đó – phỏng đoán chữ còn thiếu trong câu. Nếu trả lời đúng 1 từ hàng ngang được 10 điểm. Còn ô chữ hình chữ S các đội giành quyền trả lời, nếu trả lời đúng được 30 điểm. Cuối cùng tổng kết điểm đội nào cao nhất thì đội đó thắng.
- Tổ chức cho HS chơi. Sau khi lần lượt các đội trả lời đúng GV ghi vào bảng kẻ sẵn các ô chữ.
- GV tổng kết điểm thi của các đội
- GV tuyên dương đội thắng cuộc.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các câu ca dao, tục ngữ đã điền hoàn chỉnh
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 2HS đặt câu, lớp nhận xét, bổ sung.
- ... đoàn kết, cần cù, yêu nước, nhân ái.
- 1HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm 2 bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm nêu một truyền thống. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc YC của BT.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm nội dung BT.
- Lắng nghe.
- HS chơi
- HS lắng nghe.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- Lắng nghe.
________________________________________________________________________
TIẾT: 4. KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU.
- HS tìm và kể được một câu chuyện có thực về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc về một kỉ niệm với thầy, cô giáo.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
2.1. HDHS tìm hiểu YC của đề bài
- GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS đọc 2 đề bài.
- GV HD HS phân tích đề, kết hợp dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong để bài (trong cuộc sống, tôn sư trọng đạo, kỉ niệm, thầy giáo, cô giáo, lòng biết ơn).
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK
- Gọi HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- YC HS lập dàn ý của câu chuyện
2.2. HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
a. YC HS kể chuyện theo nhóm 2.
HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
b. Cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS thi KC
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 1HS kể, lớp lắng nghe, nhận xét
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 2 HS lần lượt đọc, lớp đọc thầm.
- Một số HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- HS lập nhanh dàn ý bằng cách gạch đầu dòng các ý.
- Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa.
- HS đại diện các tổ thi kể chuyện trước lớp và trả lời câu hỏi của các bạn. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Chiều thứ 3 ngày 20 tháng 3 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN (TT)
LUYỆN TÍNH VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU.
- HS luyện tập, củng cố kĩ năng tính vận tốc của chuyển động đều và thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS làm BT
Bài tập: 1. (HS cả lớp làm phần (a), riêng HSNK làm thêm phần (b))
a) Một người đi xe đạp trong 2 giờ 24 phút đi được 28,8km. Tính vận tốc của người đi xe đạp đó.
b) Vận tốc của máy bay là 720km/giờ. Hỏi vận tốc của máy bay đó bằng bao nhiêu km/phút, bao nhiêu m/giây ?
Bài giải
a) 2 giờ 24 phút = 2,4 giờ
Vận tốc của người đi xe đạp đó là:
28,8 : 2,4 = 12 (km/giờ)
Đáp số: 12 km/giờ
b) 1 giờ = 60 phút ; 1 giờ = 3600 giây ; 720km = 720000m
Vận tốc của máy bay đó bằng số km/phút là:
720 : 60 = 12 (km/phút)
Vận tốc của máy bay đó bằng số m/giây là:
720000 : 3600 = 200 (m/giây)
Đáp sô: 12 km/phút
200 m/giây
Bài tập: 2. (HS cả lớp)
Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Biết quãng đường AB là 81 km. Tính vận tốc của xe máy.
Bài giải
Thời gian đi từ A đến B là:
9 giờ 30 phút - 7 giờ 15 phút = 2 giờ 15 phút
2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Vận tốc của xe máy là:
81 : 2,25 = 36 (km/giờ)
Đáp sô: 36 km/giờ
Bài tập: 3. (HSNK)
Một ô tô đi trong 4 phút được 3000m. Hỏi ô tô đó đi với vận tốc bao nhiêu km/giờ?
Bài giải
3000m = 3km ; 4 phút = 1/15 giờ
Vận tốc của ô tô đó với đơn vị km/giờ là:
3 : = 45 (km/giờ)
Đáp số: 45 km/giờ
3. Củng cố - dặn dò:
- Hai HS nhắc lại cách tính vận tốc của một chuyển động.
- Nhận xét tiết học.
____________________________________________________________
TIẾT: 2. TIẾNG VIỆT (TT)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Luyện viết chữ đẹp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Luyện viết: GV cho HS mở vở luyện viết viết bài 27.
- GV hướng dẫn HS viết.
- HS viết GV theo dõi nhắc nhở HS viết đúng.
2. HDHS làm bài tập:
Bài tập: 1.Trong các câu sau câu nào là câu ghép câu nào là câu đơn. (Cả lớp)
Rau khúc vừa dai vừa dẻo. (câu đơn)
Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau lại ngắn. (câu đơn)
Rau khúc hái từ ruộng về nhưng phải chế biến ngay. (câu ghép)
Bài tập: 2. Hai câu sau được nối với nhau bằng cách nào? (Cả lớp)
Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. (dùng từ nối: nhưng và lặp từ: bánh)
Bài tập: 3. Viết đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây.
- HS viết bài vào vở GV lưu ý HS lựa chọn những lợi ích chính của cây để viết đoạn văn, chú ý dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt lôgic.
- HS làm xong gọi HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
3. HDHS chữa bài tập: Gọi HS nối tiếp lên bảng chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung và chữa vào vở.
4. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
TIẾT: 3. THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
TC: "CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG SỨC".
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được động tác chuyền cầu bằng mu bàn chân (hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể).
- Biết cách tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân.
- Thực hiện ném bóng 150g trúng đích cố định và tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay, chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia.
- Trò chơi: "Chuyền và bắt bóng tiếp sức". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị 1 còi, bóng ném, cầu.
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP:
NỘI DUNG
TL
PHƯƠNG PHÁP
A. Phần chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: "Chạy ngược chiều theo tín hiệu".
* Kiểm tra bài cũ: Tâng cầu cá nhân bằng đùi.
5P
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
B. Phần cơ bản:
- Đá cầu.
+ Học tâng cầu bằng mu bàn chân.
GV nêu tên động tác, cho HS giỏi làm mẫu,giải thích động tác; chia tổ cho HS tự quản tập luyện; GV giúp đỡ các tổ ổn định tổ chức sau đó kiểm tra, sửa sai cho HS.
+ Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
GV nêu tên động tác cho một nhóm ra làm mẫu.
- Ném bóng.
+ Ôn chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, cúi người chuyển bóng qua khoeo chân.
Nêu tên động tác, làm mẫu, Cho HS tập đồng loạt theo từng hàng do GV điều khiển.
+ Ôn ném bóng trúng đích.
Phương pháp dạy như bài 52
- Trò chơi: "Chuyền và bắt bóng tiếp sức".
- Nêu tên trò chơi, cho 2 HS ra làm mẫu, GV giải thích cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
25P
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
X X
X X
X O O X
X X
X X
r
X X X §
X X X §
X X X §
r
C. Phần kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
5P
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
______________________________________________________________
TIẾT: 4. GDNGLL
HỘI TRẠI 26-3
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Hiểu được y nghĩa của ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh; có ý thức phấn đấu vươn lên Đoàn.
- Phát triển các kĩ năng cắm trại, trang trí trại và kĩ năng hoạt động tập thể.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
- Hoạt động theo quy mô lớp.
III. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
GV+HS:
- Lều bạt, dây, cọc, để dựng trại;
- Cờ hoa, tranh ảnh, giấy màuđể trang trí trại.
- Đồ ăn, uống, phương tiện đi lại nếu cắm trại xa trường.
- Các phương tiện để thi dấu các trò chơi dân gian: dây để kéo co, cầu lông, cầu chinh, các thanh tre/nứa để nhảy sạp.
- Phần thưởng cho các đội được giải.
IV. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH:
Bước 1: Chuẩn bị
- Ban tổ chức xây dựng kế hoạch hội trại và phổ biến trước kế hoạch tới cả lớp/cả khối.
Lưu ý: Địa điểm có thể là sân trường hoặc nơi rộng rãi
- Các tổ, lớp chuẩn bị các phương tiện cần thiết để dựng trại, trang trí trại và các nội dung giao lưu với các tổ, lớp khác.
Bước 2: Tiến hành Hội trại.
- GV+ CTHĐTQ:
+ GV: Triển khải, quán triệt với HS
+ CTHĐTQ: Triển khai công việc, tiến hành điều khiển lớp
Chương trình hội trại 26-3 có thể bao gồm các nội dung sau:
Thi cắm trại và trang trí trại
- Các tổ lớp nhận địa điểm cắm trại.
- Các tổ/lớp dựng trại trên phần đất đã được phân công và trang trí trại.
- Ban gám khảo đến từng trại để chấm điểm theo tiêu chí:
+ Trại chắc chắn, đúng quy cách, đúng thời gian quy định.
+ Trại được trang hoàng đẹp, có sáng tạo và có y nghĩa
Giao lưu văn nghệ giữa các tổ, các lớp với chủ đề “ Hướng lên Đoàn’
- PCTHĐTQ (Phụ trách Văn _ thể) điều khiển lớp.
- Thi các trò chơi dân gian như đá cầu, nhảy dây, kéo co, nhảy sạp
Bước 3: Tổng kết và bế mạc hội trại
- Trưởng ban giám khảo công bố kết quả chấm thi các phần.
- Trưởng ban tổ chức lên công bố bế mạc hội trại. Toàn thể trại viên cùng nắm tay nhau hát vang bài hát” Hướng lên Đoàn viên” nhạc và lời Phạm Tuyên.
- Các tổ/lớp tiến hành dỡ trại, thu dọn, vệ sinh khu vực cấm trại và ra về.
____________________________________________________________
Thứ 4 ngày 21 tháng 3 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- HS biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Băng giấy kẻ sẵn bảng BT1 ; Bảng phụ làm BT2.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS làm bài tập
Bài tập: 1.
- Gọi HS đọc YC của BT
- YC HS làm bài.
- GV gắn băng giấy lên bảng, gọi HS lần lượt lên điền vào ô trống.
- GV lưu ý HS ở cột thứ 3, phải đổi đơn vị thời gian về đơn vị giờ
(40 phút = 2/3 giờ)
- GV nhận xét, chữa bài
Bài tập: 2.
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- YC HS tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại quy tắc tính quãng đường đi của một chuyển động đều.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS đọc YC, lớp lắng nghe.
- Cả lớp tính vào nháp.
- 3HS lên điền vào ô trống, mỗi em lên điền vào 1 ô. Sau đó cả lớp nhận xét, chữa bài.
KQ thứ tự là: 130km ; 1470m ; 24 km
- 1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm vào bảng phụ. Sau đó cả lớp chữa bài:
Bài giải
Thời gian ôtô đi hết quãng đường AB là:
12 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút
= 4 giờ 45 phút = 4,75giờ
Quãng đường AB dài là:
46 x 4,75 = 218,5 (km)
Đáp số: 218,5 km
- 1HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
______________________________________________________________
TIẾT: 2. TẬP ĐỌC
ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU.
- Đọc lưu loát, rành mạch bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do.
- Học thuộc lòng 3 khổ thơ cuối (Khuyến khích HSNK TL cả bài thơ).
- TCTV: Hương cốm mới, chớm lạnh.
- Em Quyên đọc trôi chảy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn.
- GV nhận xét và TD
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV HD cách đọc, giọng đọc,..
- Gọi HS nối tiếp đọc từng khổ thơ, kết hợp hướng dẫn luyện phát âm từ khó đọc và cách nghắt nghỉ hơi.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ, kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó ở phần chú giải.
- YC HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- YC cả lớp đọc thầm bài thơ
H: Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào ?
- GV nói thêm: Đây là những câu thơ viết về mùa thu Hà Nội năm xưa, khi giặc Pháp trở lại đánh chiếm phố phường Hà Nội. Những người con của Thủ đô từ biệt phố phường lên chiến khu đi kháng chiến. Người ra đi chiến đấu vì nghĩa lớn, nén cảm xúc trong lòng, tuy đầu không ngoảnh lại mà vẫn nhiều lưu luyến bâng khuâng.
- YC HS đọc khổ thơ 3.
H: Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba.
H. Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến ?
H: Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.
H: Bài thơ có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét, ghi bảng. Gọi HS nhắc lại ý nghĩa.
c) HDHS đọc diễn cảm, học TL:
- Gọi HS đọc cả bài thơ.
- YC HS luyện đọc
- GV nhận xét, bổ sung.
- YC HS nhẩm đọc TL 3 khổ thơ cuối (Khuyến khích HSK,G đọc TL cả bài)
- Gọi HS thi đọc TL.
- GV nhận xét, TD
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 3HS nối tiếp đọc bài và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- 1HSNK đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- Lắng nghe
- 5HS đọc nối tiếp, kết hợp phát hiện từ khó đọc, để luyện đọc.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc bài, kết hợp nêu nghĩa của các từ ở phần chú giải.
- 2HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc bài, lớp lắng nghe, nhận xét.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ
- ... tả trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2.
Hai câu thơ đầu nói về “những ngày thu đã xa” đẹp thể hiện qua các từ ngữ là: “mát trong”, “gió thổi”, hương cốm mới”. Tuy nhiên những ngày thu ấy không chỉ đẹp mà còn man mác buồn: “sáng chớm lạnh”, “những phố dài xao xác hơi may”, “thềm nắng lá rơi đầy”, “người ra đi đầu không ngoảng lại”.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Cảnh đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Cảnh đất nước trong mùa thu mới còn rất vui: rừng tren phấp phới, trời thu nói cười thiết tha.
- Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá làm cho trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người. Để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Lòng tự hàovề đất nước tự do:
Trời xanh đây là của chúng ta; Nhứng ngả đường bát ngát; ...
+ Lòng tự hào về truyền thống bất khuất: Nước những người chưa bao giờ khuất; Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất; - HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2HS nhắc lại ý nghĩa.
- 1 - 2HS đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhẩm HTL
- HS thi đọc TL.
- HS lắng nghe.
____________________________________________________________
TIẾT: 3. KHOA HỌC
(GV2)
TIẾT: 4. TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU.
- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại của tiết TLV trước.
- GV nhận xét, TD.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HD HS làm bài tập
Bài tập: 1.
- Gọi HS đọc YC và nội dung của BT.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối , Gọi HS đọc lại.
- YC HS đọc thầm lại bài Cây chuối mẹ, suy nghĩ, trao đổi theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi theo YC của BT
- Gọi HS trình bày ý kiến.
H: Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào ?
H: Có thể tả cây cối theo trình tự nào khác mà em biết ?
H: Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào ?
H: Còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ?
H: Tìm các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
H: Tìm các hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối?
- GV kết luận: Tác giả đã nhân hóa cây chuối bằng cách gắn cho nó những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất của người: đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng; chỉ hoạt động của người: đánh động cho mọi ngừời biết, đưa, đành để mặc; Chỉ những bộ phận đặc trưng của người: cổ, nách.
Bài tập: 2.
- Gọi HS đọc YC của bài tập.
H: Đề bài yêu cầu viết đoạn văn ngắn chỉ tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân). Như vậy đoạn văn các em viết thuộc phần nào của bài văn tả cây cối?
H: Em chọn bộ phận nào của cây để tả ?
- YC HS viết đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét, TD những bài viết hay.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 2HS đọc, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Hai HS đọc (1em đọc YC, 1em đọc bài Cây chuối mẹ). Cả lớp theo dõi, đọc thầm trong SGK.
- Một HS đọc to những kiến thức cần ghi nhớ trên bảng. Cả lớp theo dõi bạn đọc:
- Trình tự tả cây cối
+ Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.
- Các giác quan được sử dụng khi quan sát: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh, nhân hoá...
- Cấu tạo: Ba phần:
* Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây sẽ tả.
* Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.
* Kết bài: Nêu lợi ích của cây, tình cảm của người tả về cây.
- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi thực hiện các YC của BT
- Một số HS trình bày ý kiến, mỗi em trình bày 1 ý kiến, các HS khác nhận xét bổ sung.
- từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con -> cây chuối to -> cây chuối mẹ.
+ ... tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận của cây.
+ ... của thị giác - thấy hình dáng của cây, lá, hoa,...
+ Còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác. Ví dụ : tả bằng xúc giác (tả độ trơn, bóng của thân), thính giác (tiếng khua của tàu lá khi gió thổi), vị giác (vị chát, vị ngọt của quả), khứu giác (mùi thơm của quả chín).
- Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác.../ Các tàu lá ngả ra ... như những cái quạt lớn./ Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
- ... nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc.../ Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. / Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. / Vài chiếc lá... đánh động cho mọi người biết.../ Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa.../ Lẽ nào nó đành để mặc...đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc YC, cả lớp theo dõiSGK.
- Đoạn văn các em viết thuộc phần thân bài của bài văn tả cây cối.
- Một số HS giới thiệu
- HS viết bài vào VBT.
- 3, 4 em đọc đoạn văn đã viết, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
TIẾT: 5. HDHSTH
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN TOÁN + TIẾNG VIỆT, ...
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
- Tự học, GV hỗ trở những vẫn đề HS còn gặp khó khăn, vướng mặc.
- HS luyện viết chữ đúng, đẹp, sáng tạo.
- Hoàn thành một số bài tập VTHT
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Hoạt động 1: Ôn tập (Giải đáp những vấn đề HS còn gặp khó khăn, vướng mặc)
Hoạt động 2: HDHS tự học (Hướng HS vào những vấn đề còn gặp khó khăn, hạn chế)
* HDHS luyện viết: Phúc, Chiến, Thiên Bảo luyện viết.
* Riêng em: Quyên luyện đọc.
* HDHS làm bài tập ở vở bài tập thực THT.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
_______________________________________________________________
Thứ 5 ngày 22 tháng 3 năm 2018
TIẾT: 1. KHOA HỌC
(GV2)
TIẾT: 2. ĐỊA LÍ
(GV2)
TIẾT: 3. LỊCH SỬ
(GV2)
TIẾT: 4. ÂM NHẠC
(GVC)
_____________________________________________________________
Chiều thứ 5 ngày 22 tháng 3 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN
THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng của bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại cách tính vận tốc, quãng đường đi của một chuyển động đều.
- GV nhận xét, TD.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động
Bài toán 1:
- GV ghi đề bài toán 1 lên bảng. Gọi HS đọc.
H: Em hiểu câu: Vận tốc ô tô 42,5 km/giờ như thế nào ?
H: Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu km ?
H: Muốn tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó ta làm thế nào ?
- YC HS giải bài toán.
H: Muốn tính thời gian đi của ô tô chúng ta phải làm như thế nào ?
- GV: Đó chính là quy tắc tính thời gian của một chuyển động đều.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc.
- Gọi HS lên viết công thức tính thời gian.
Bài toán 2:
- GV ghi đề bài toán lên bảng. Gọi HS đọc bài toán.
- YC HS viết tóm tắt bài toán.
- YC HS dựa vào quy tắc để giải bài toán
- GV: Từ công thức tính vận tốc, ta có thể suy ra các công thức còn lại.
- GV viết sơ đồ lên bảng:
v = s : t
s = v x t t = s : v
HDHS làm BT
Bài tập: 1.
- Gọi HS đọc YC của BT.
- YC HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Ở mỗi trường hợp, Y HSNK đổi giờ ra cách gọi thông thường
Bài tập: 2.
- Gọi HS đọc bài toán.
- YC HS tự làm bài.
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 2HS nhắc lại, mỗi em nhắc lại 1 ý, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km
- 170 km.
- 170 : 42,5 = 4 (giờ)
- Cả lớp giải vào vở nháp, 1HS lên bảng giải. Sau đó cả lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- Muốn tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường ô tô đi được chia cho vận tốc của ô tô.
- HS lắng nghe.
- 2HS nhắc lại, lớp theo dõi.
- 1HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp:
t = s:v
- 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Cả lớp tóm tắt vào nháp, 1HS lên bảng tóm tắt.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
Sau đó cả lớp chữa bài.
Giải
Thời gian đi của ca-nô là:
42 : 36 = (giờ)
giờ = 1 giờ = 1 giờ 10 phút
Đáp số: 1 giờ 10 phút.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1HS đọc YC của BT
- Lớp làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng làm. Sau đó cả lớp chữa bài:
S (km)
35
10,35
108,5
81
V (km/giờ)
14
4,6
62
36
T (giờ)
2,5
2,25
1,75
2,25
- HS đổi và lần lượt nêu:
2,5 giờ (2 giờ 30 phút)
2,25 giờ (2 giờ 15 phút)
1,75 giờ (1 giờ 45 phút)
- 1HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải
a) Thời gian đi của người đó là:
23,1: 13,2 = 1,75 (giờ)
b) Thời gian chạy của người đó là:
2,5 : 10 = 0,25 (giờ)
Đáp số: a) 1,75 giờ
b) 0,25 giờ.
- Lắng nghe.
______________________________________________________________
TIẾT: 2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LK CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. MỤC TIÊU.
- HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 27 Lop 5_12336139.doc