CHÍNH TẢ
NHỚ- VIẾT : Ê-MI-LI, CON.
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; Tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
*Khuyến khích HS làm đầy đủ được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở chính tả, Vở BT TV 5.
29 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 6 (chi tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nêu y/c bài tập ?
- HS làm vào vở, gọi HS chữa bài.
? Nêu cách làm ?
Bài 4:
? Nêu y/c bài tập ?
? Bài toán cho biết gì? Bài toán thuộc dạng toán nào em đã học ở lớp 3?
- HS giải vào vở.
- 1HS chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học.
- Học thuộc các đơn vị đo DT và mqh giữa chúng.
- Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNH TẢ
NHỚ- VIẾT : Ê-MI-LI, CON...
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; Tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
*Khuyến khích HS làm đầy đủ được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Vở chính tả, Vở BT TV 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
- 3HS lên bảng viết những tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua: suối, ruộng, mùa, buồng, lúa, lụa...
- Lớp viết vào vở nháp.
? Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó?
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, y/c tiết học.
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- 2HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3 và 4 bài “Ê-mi-li con”.
? Chú Mo- ri- xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
? Trong đoạn viết có những từ nào khó, dễ lẫn?
- 2HS lên bảng, lớp viết vào nháp các từ: Ê-mi-li, Oa-sinh-tơn, sáng loà.
? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Cách trình bày bài thơ?
- Cả lớp đọc thầm lại,chú ý các dấu câu, tên riêng.
- HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài.
- GVchấm chữa, nêu nhận xét 1 số bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài 2: 1HS đọc y/c của bài tập.
? Bài tập 2 yêu cầu gì?
- HS làm bài tập vào VBT, 2 HS làm trên bảng lớp.
? Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng đó?
- Gọi HS nêu NX - HS khác nhắc lại.
- GV KL: Các tiếng có nguyên âm đôi ưa không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng có nguyên âm đôi ươ có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính.
* Bài 3:
? Nêu yêu cầu bài tập 3?
- HS thảo luận theo cặp tìm và điền những tiếng thích hợp vào 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ trong BT, có thể khuyến khích HS điền hết các câu trong BT.
- Đại diện 1 số cặp trình bày.
? Em hiểu các thành ngữ, tục ngữ trên ntn?
- GV giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ vừa điền.
+ Cầu được, ước thấy:đạt được đúng điều mình thường mong mỏi ao ước.
+ Năm nắng, mười mưa: trải qua nhiều khó khăn vất vả.
+Nước chảy, đá mòn: kiên trì nhẫn nại sẽ thành công.
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
- 1 số HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ đó.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng chứa ưa / ươ.
- Học thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ vừa học, làm tiếp các ý còn lại của BT3.
- Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KHOA HỌC
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS có khả năng: Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:
- Xác định được khi nào nên dùng thuốc
- Nêu những điểm cần lưu ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng điều lượng.
* Thông qua bài học, tăng cờng giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số vỏ hộp thuốc và bản hướng dẫn sử dụng thuốc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
? Nêu tác hại của rượu, bia, ma tuý?
? Khi bị người khác lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lí ntn?
- HS trả lời, GV nhận xét.
3. Dạy bài mới : 32’
a. Giới thiệu bài:
b. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1 : Sưu tầm và giới thiệu 1 số loại thuốc
- GV kiểm tra việc sưu tầm vỏ hộp thuốc của HS.
- Yêu cầu HS giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em mang đến lớp:
? Tên thuốc là gì?
? Thuốc có tác dụng gì?
? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào?
- 1 số HS giới thiệu, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã có kiến thức cơ bản về cách sử dụng thuốc.
- GV hỏi cả lớp:
? Em đã sử dụng những loại thuốc nào?
? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào?
- HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV kết luận
Hoạt động 2 : Sử dụng thuốc an toàn
- Thực hành làm các bài tập trong SGK trang 24 theo cặp
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, nêu đáp án đúng:
Đáp án: 1- d 2 - c 3- a 4 - b
? Theo em thế nào là sử dụng thuốc an toàn?
- HS trả lời, GVKL: Dùng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của y bác sĩ, cán bộ y tế; Là phải biết xuất xứ của thuốc, hạn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- GV tổ chức và hướng dẫn HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:
+Chia theo nhóm 4, phát bảng nhóm cho từng nhóm.
+HS đọc kĩ từng câu hỏi, sắp xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3
- Cử 2- 3 HS làm trọng tài
- Một HS đọc câu hỏi; khi HS đọc câu hỏi các nhóm viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình giơ tay lên.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng, thắng.
- GV kết luận tuyên dương nhóm có kết quả tốt.
- GVKL: Để cung cấp vi ta min cho cơ thể, cách tốt nhất là ăn thức ăn chứa nhiều vi ta min như: trưng, thịt, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc. Vi ta min có chứa trong thức ăn rất nhiều và chúng có tác dụng trực tiếp đối với cơ thể. Uống vi ta min thì tốt hơn tiêm vi ta min. Nguyên tắc chung là không tiêm vi ta min. Thuốc tiêm nguy hiểm hơn, đắt tiền hơn và thường không có hiệu quả hơn thuốc viên uống. Cách tốt hơn cả là ăn những thức ăn giàu vi ta min và các chất bổ dưỡng khác. ăn đầy đủ các nhóm thức ăn là cách sử dụng vi ta min hiệu quả nhất.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
? Thế nào là sử dụng thuốc an toàn?
? Khi đi mua thuốc chúng ta cần lưu ý gì?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà nói với bố mẹ những gì đã học trong bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu về bệnh sốt rét.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018
TẬP ĐỌC
TÁC PHẨM CỦA SI- LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng các tên người nước ngoài: Si-le,Vin-hem Ten, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng, Hít-le, I-ta-li-a
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn .
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK, bản đồ TG.
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- 2-3 HS đọc bài:“Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai”
? Nêu nội dung bài?
3. Dạy bài mới : 32’
a. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu và ghi đầu bài “Tác phẩm của Si- le và tên phát xít”
- Sử dụng bản đồ TG giới thiệu vị trí của Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
Luyện đọc:
- 1HS đọc thành tiếng toàn bài.
- GV chia đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu ... “chào ngài”
+ Đoạn 2: ... “điềm đạm trả lời”
+ Đoạn 3: còn lại.
- HS tiếp nối đọc thành tiếng từng đoạn văn( 3 lượt).
- GV nghe sửa lỗi phát âm cho HS, kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải.
- GV đọc mẫu toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ?
(Trên một chuyến tàu ở Pa - ri, trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng)
? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
? Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
(Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng. Vì cụ biết tiếng Đức, đọc được truyện của nhà văn Đức mà lại chào hắn bằng tiếng Pháp)
? Nhà văn Đức Si- le được ông cụ người Pháp đánh giá ntn?( Là một nhà văn quốc tế.)
- GV giải nghĩa từ khó : sĩ quan cao cấp, Hít-le, ngây mặt.
? Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
(Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le nhưng căm ghét những tên phát xít Đức)
? Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
(Cụ muốn chửi những tên phát xít tàn bạo và nói với chúng rằng: Các người là bọn kẻ cướp)
? Qua câu chuyện em thấy cụ già là người ntn?
(Cụ rất thông minh, hóm hỉnh, biết cách trị tên sĩ quan phát xít)
? Nêu ý nghĩa câu chuyện?
(Câu chuyện ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức và bọn phát xít Đức. Cụ đã dạy cho tên phát xít Đức hống hách 1 bài học sâu cay)
- GV chốt lại phần tìm hiểu bài.
Đọc diễn cảm:
- GV đọc diễn cảm đoạn từ “Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan” đến hết.
Đọc lời ông cụ: câu kết- hạ giọng, ngưng một chút trước từ “ vở”và nhấn giọng cụm từ “ Những tên cướp”.
- HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
- HS đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, nhận xét.
- HS bình chọn bạn đọc hay.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài sau: Những người bạn tốt.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ, vở BT Toán 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và.
3. Dạy bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
- Yêu cầu lớp hoàn thành trước Bài 1(a, b); Bài 2; Bài 3.
Bài 1 (a, b):
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Bài y/c gì?
- 2 HS làm bài trên bảng ý a, b, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 5ha = 50 000m2
2km2 = 2000 000m2
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 2 HS lần lượt nhận xét, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV có thể yêu cầu HS nêu rõ cách làm của một số phép đổi.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
2m29dm2 > 29dm2
8dm25cm2 < 810cm2
- GV chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, từng cặp đổi vở kiểm tra.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS trong lớp tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn các HS khác.
Bài giải
Diện tích của căn phòng là:
6 x 4 = 24 (m2)
Tiền mua gỗ để lát nền phòng là:
280 000 x 24 = 6 720 000 (đồng)
Đáp số: 6 720 000 đồng.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
* HS hoàn thành trước các BT trên thì làm thêm bài 1(ý còn lại), bài 4
Bài 1
- HS tự làm vào vở.
- GV chấm 1 số bài.
Bài 4:
- HS tự làm bài vào vở.
- GV chấm 1 số bài.
4. Củng cố- dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ: VẼ HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được các hoạ tiết trong trang trí đối xứng qua trục.
- HS biết cách vẽ và vẽ được các hoạ tiết trong trang trí đối xứng qua trục.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : SGK, SGV
- 1 số hoạ tiết trang trí.
- Một số bàI của Hs lớp trước.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bài trang trí( hình vuông , hình tròn , đường diềm)
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV : cho Hs quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục và đặt một số câu hỏi gợi ý
+ Hoạ tiết này giống hình gì?
+ Hoạ tiết nằm trong khung hình nào?
+ So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục
+ Gv kết luận: các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng, hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết trang trí.
Hoạt động 2: Cách vẽ
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho HS quan sát hình tham khảo ở SGK
+ Đặt một số cau hỏi gợi ý cho HS trả lời
+ Vẽ hình tròn, hình tam giác , hình vuông , hình chữ nhật
+ Kẻ trục đối xứng và lấy các đIểm đối xứng cảu hoạ tiết.
+ Vẽ phác hình hoạ tiết dựa vào các đường trục.
+ Vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ màu vào hoạ tiết theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
- Nhắc HS chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp.
- Nhận xét chung tiết học và xếp loại
- Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS biết:
- Tính diện tích các hình đã học.
- Giải bài toán có liên quan đến diện tích.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét.
3. Dạy - học bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
- Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước bài 1; bài 2.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài trước lớp.
? Nêu y/c bài tập?
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS trong lớp tự làm bài và GV hướng dẫn các HS chưa hiểu làm bài.
- 1 HS làm trên bảng, HS khác làm vào vở.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm.
* HS hoàn thành trước các BT trên thì làm thêm bài 3, bài 4
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
? Em hiểu tỉ lệ bản đồ là 1: 1000 nghĩa là ntn?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chấm 1 số bài bài HS.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Để tìm được đáp án đúng, trước hết chúng ta phải làm gì ?
- HS trao đổi với nhau để tìm cách tính, sau đó trình bày các cách tính trước lớp.
- HS nêu: Diện tích miếng bìa là: 244cm2. Vậy khoanh vào C.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS biết: Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét.
- Từ đó HS có ý thức tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt là tẩm thuốc phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt.
- Có ý thức ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người, ý thức giữ gìn môi trường, diệt các côn trùng lây bệnh.
* Thông qua bài học, tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trang 26, 27 SGK.
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
? Nêu những điểm lưu ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc?
? Để cung cấp vi ta min cho cơ thể chúng ta cần làm gì?
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới: 30’:
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh sốt rét
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
? Khi mắc bệnh sốt rét người bệnh thường có biểu hiện ntn?
(Cứ 2, 3 ngày lại sốt 1 cơn; lúc đầu rét run, đắp nhiều chăn vẫn thấy rét; sau đó là sốt cao và kéo dài hàng giờ, cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt).
? Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?(Là 1 loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh)
? Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
(Do muối A-nô-phen đốt người bệnh mang kí sinh trùng sốt rét từ người bệnh truyền cho người lành)
? Bệnh sốt rét nguy hiểm ntn?
(Gây thiếu máu, người bệnh có thể bị tử vong vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét)
- Đại diện các nhóm báo cáo, lớp n/x, GV bổ sung tổng kết kiến thức về bệnh sốt rét.
Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét
- HS hoạt động theo nhóm đôi: Quan sát hình minh hoạ trang 27 SGK, thảo luận câu hỏi sau:
? Mọi người trong hình đang là gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
? Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như người xung quanh?(Mắc màn khi đi ngủ, phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, không để nước đọng,...)
- HS nối tiếp nêu, n/x, bổ sung, GVKL
- Cho HS quan sát hình vẽ muỗii A-nô-phen và hỏi:
? Nêu những đặc điểm của muỗi A-nô-phen?
? Muỗi A-nô-phen sống ở đâu?
? Vì sao chúng ta phải diệt muỗi
(Vì muỗi là vật trung gian truyền bệnh, muỗi sinh sản rất nhanh)
- GVKL: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do một loại kí sinh trùng gây ra. Hiện nay đã có thuốc chữa và thuốc phòng. Nhưng cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
Hoạt động 3: Thi tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt rét
- GV nêu yêu cầu: Nếu em là 1 cán bộ y tế dự phòng em sẽ tuyên truyền ntn để mọi người hiểu biết và biết cách phòng chống bệnh sốt rét?
- Cho 3,4 HS đóng vai tuyên truyền viên.
- Lớp n/x, bình chọn
- GV nhận xét, tổng kết cuộc thi
- HS đọc mục bạn cần biết SGK
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS vận dụng kiến thức đã học để phòng bệnh sốt rét cho bản thân và những người trong gia đình.
- Chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh sốt xuất huyết.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2
- Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4.
*Khuyến khích HS đặt được 2, 3 câu với 2, 3 thành ngữ ở BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
? Em hiểu thế nào là từ đồng âm?
? Nêu ví dụ về từ đồng âm?
? Đặt câu với từ em vừa tìm được?
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Bài 1: HS đọc bài tập.
? Bài tập 1yêu cầu gì?
- HS thảo luận theo nhóm 4.
-Tổ chức cho HS thi tiếp sức: 2 đội , mỗi đội 10 em yêu cầu tiếp sức viết từ vào đúng cột, mỗi em một từ lần lượt đến hết , đội nào xong trước, xếp được nhiều từ đúng nhất là thắng.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng và yêu cầu HS làm bài vào vở.
+ hữu có nghĩa là bạn bè: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
+ hữu có nghĩa là có: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ.
Bài 2: 1HS đọc bài tập.
- HD học sinh làm tương tự bài tập 1, nhưng chọn các HS khác nêu ý kiến.
+ Hợp có nghĩa là: gộp lại ( thành lớn hơn): hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
+ Hợp có nghĩa là:đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó: hợp tình, phù hợp , hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Bài 3:
? Bài tập 3 y/c gì?
? Đặt mấy câu? Với những từ ngữ nào?
- HS làm vào VBT, chọn 1 từ ở BT1, 1 từ ở BT2 để đặt câu.
- HS tiếp nối nhau đặt câu- Gọi HS khác nhận xét, chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
4. Củng cố- Dặn dò: 2’
? Qua bài học em hiểu hợp tác có nghĩa là gì? Hữu nghị có nghĩa là gì?
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- HTL 3 thành ngữ, ghi nhớ những từ ngữ mới học.
- Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU
- Biết cách viết một lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn.
- Rèn kĩ năng viết đơn cho HS.
* Thông qua bài học, tăng cờng giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tranh ảnh về thảm hoạ chất độc màu da cam gây ra.
- Mẫu đơn.
- Bảng phụ, phấn mầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV kiểm tra vở của một số HS đã viết lại đoạn văn tiết trước.
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
? Khi nào chúng ta phải viết đơn?
? Hãy kể tên những mẫu đơn đã được học?
- GV nêu MĐ- YC của giờ học.
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
Đọc bài văn Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng và trả lời câu hỏi :
? Nêu yêu cầu của bài tập?
- GV giải thích cho HS : Thần chết ở bài này chính là chất độc đi-ô-xin.
- GV giới thiệu tranh ảnh về thảm hoạ do chất độc màu da cam gây ra; hoạt động của Hội Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
? Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì?
? Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
? Ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc màu da cam không? Em thấy cuộc sống của họ ra sao?
? Em đã từng biết hoặc tham gia những phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ nạn nhân chất độc mà da cam?
- HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và những chú ý về thể thức đơn.
? Tên lá đơn ?
? Cơ quan tổ chức nào nhận đơn?
? Em viết đơn để làm gì ?
? Nếu gia nhập đội tình nguyện, em hứa gì , em sẽ làm gì ?
- HS viết đơn, nối tiếp nhau đọc đơn.
- Lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Nếu HS gặp khó khăn về ngôn từ sử dụng, GV có thể lấy lại đơn xin thẻ đọc sách đã học ở lớp 3 và ghi lên bảng phụ , yêu cầu HS xét xem những từ nào có thể được giữ lại ?
- GV nhận xét một số đơn.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GVnhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt.
- Dặn HS viết lại đơn chưa đạt.
- Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KĨ THUẬT
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được 1 số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.
- Tranh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,...
- Dao thái, dao gọt.
- Một số loại phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Dạy bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b. Tổ chức các hoạt động:
*Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
? Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn? (chọn thực phẩm cho bữa ăn, sơ chế thực phẩm)
- GV KL: Tất cả các nguyên liệu được sở dụng trong nấu ăn như rau, củ, quả, thịt, trứng, tôm, được gọi chung là thực phẩm. Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a. Tìm hiểu cách chọn thực phẩm
- HS đọc nội dung 1 và quan sát hình 1 SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
? Nêu mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn? ( dảm bảo có đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định.)
? Nêu cách chọn thực phẩm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn?
+ Thực phẩm phải sạch và an toàn
+ Phải phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
+ Ăn ngon miệng
- GV tóm tắt ND chính về chọn thực phẩm (theo ND SGK)
? Em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa chính?
- GV hướng dẫn cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như rau muống, rau cải, bắp cải, su hào, tôm, cá, thịt lợn
- GVKL: Mỗi loại thực phẩm có đặc điểm, tính chất khác nhau nên cách lựa chọn thực phẩm cũng khác nhau.
b. Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm
- HS đọc nội dung mục 2 SGK
? Nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó (luộc rau muống, nấu canh rau ngót, rang tôm, kho thịt).
- GV nêu: Trước khi chế biến một món ăn, ta thường thực hiện các công việc loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm. Ngoài ra, tùy loại thực phẩm có thể cắt, tháI, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm, Những công việc đó được gọi chung là sơ chế thực phẩm.
? Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm?
+ Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến thành các món ăn
+ Có thể cắt, thái và tẩm ướp nhằm làm cho thực phẩm nhanh chín, có mùi vị thơm ngon.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
? Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu?
? Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cảI, rau mồng tơi) có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả (su hào, đậu đũa, bí ngô)
? Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào?
? Qua quan sát thực tế em hãy nêu cách sơ chế tôm?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK
- GVKL: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
*Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 6 Lop 5_12445888.docx