Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 6 (chuẩn)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức: Hiểu được nghĩa của các từ có tiếng hữu,tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập 1,2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3.

* Kỹ năng: Rèn KN nhận biết và sử dụng vốn từ.

* Thái độ: Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ.

- Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ.

* Học sinh: VBT

 

docx35 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 6 (chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn trực tiếp một số HS còn lúng túng khi đặt câu. ( Nhật, Phương Nam, Hoàng Anh) 3. Hoạt động Vận dụng: Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu - Chia nhóm HS thảo luận tìm nghĩa của thành ngữ, đặt câu có thành ngữ đó? + Bốn biển một nhà: Người khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình thống nhất một mối. + Kề vai sát cánh: Đồng tâm hợp lực cùng chia sẻ gian nan giữa người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng. + Chung lưng đấu cật: Hợp sức nhau lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc. - Yêu cầu HS đặt câu với các thành ngữ. - Trình bày kết quả. 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - Cho HS nối tiếp nêu nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài: LT về từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng dao. ĐIỀU CHỈNH ---------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 27: HÉC – TA I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta. Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta). * Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán. - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: SGK. * Học sinh: SGK, VBT. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Ai nhanh! Ai đúng - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: - HS nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta. Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông b) Cách tiến hành: PP nêu vấn đề Ò Vấn đáp, gợi mở Ò Làm việc cả lớp * Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta: - Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu: Thông thường, khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng... người ta dùng đơn vị héc-ta. - GV giới thiệu: 1 héc-ta = 1 héc-tô-mét vuông và héc-ta viết tắt là ha. - HS trao đổi cặp đôi để phát hiện được mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông: 1ha = 10 000m2. Lưu ý: GV hướng dẫn cụ thể một số HS chậm về mối quan hệ giữa ha và m2 3. Hoạt động Thực hành: a) Mục tiêu: - HS làm được bài tập chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp. Bài tập 1:Viết số * Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ cá nhân, làm bài vào vở. - HS trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: a) 4ha = 40000m2 20ha = 200000m2 1km2 = 100ha 15km2 = 1500ha ha = 5000m2 ; ha = 100m2 - Dự kiến: HS mức 1,2 còn lúng túng khi chuyển đổi đơn vị đo diện tích (Nhật, Trâm) Lưu ý: HS mức 3,4 làm và nêu cách chuyển đổi đơn vị đo diện tích. Bài tập 2: Biết viết số đo diện tích có đơn vị là ki-lô-mét -vuông Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu bài tập. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chốt: Vì : 1ha = 1 hm2 mà 100 hm2 =1 km2 Vậy diện tích rừng Cúc Phương là:222 km2 - Dự kiến: Nam Anh, Hiếu làm xong trước, khuyến khích em đi hỗ trợ các nhóm khác. Bài tập 4: Giải toán liên quan đến đơn vị đo diện tích - Hoạt động nhóm - HS đọc đề bài. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Đại diện HS làm bảng lớp, lớp làm vở. - GV nhận xét, chốt bài giải đúng. - Lưu ý: HS mức 3,4 nêu cách làm và chia sẻ cho HS mức 1,2 trong nhóm. 4. Hoạt động Vận dụng: * Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán liên quan đến bài học. * Cách tiến hành: Nêu BT ứng dụng cho HS. 3hm2=?ha km2 = ? ha 4 km2 = ? ha 500000 m2 =? ha - HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đ/vị đo. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài: Luyện tập. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH ---------------------------------------------- Buổi chiều: TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng: LỊCH SỬ QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thươngdân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành(tên của Bác Hồ lúc đó)ra đi tìm đường cứu nước. * Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : Bác Hồ là người đã tìm ra con đường cứu nước để giải phóng dân tộc. * Kỹ năng: Rèn KN nhận biết các sự kiện, nhân vật lịch sử. * Thái độ: GD cho HS ham thích tìm hiểu các nhân vật lịch sử. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản). * Học sinh: SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng cho các bạn chơi TC Ai hiểu biết nhiều hơn! - Cán sự lớp điều khiển các bạn thi kể những hiểu biết của mình về Bác Hồ kính yêu - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: - HS nắm được ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. b) Cách tiến hành: HS làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp. Hoạt động 1: Làm việc nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn trong nhóm chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu được về Nguyễn Tất Thành. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. - Lưu ý: GV cho đại diện các nhóm sang nhóm khác chia sẻ thông tin nhóm mình đã sưu tầm được. 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 2: Thảo luận nhóm GV tổ chức cho HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi sau: + Cuộc đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành với ai? + Nguyễn Tất Thành nói với Tư Lê điều gì? + Tại sao lúc đầu Tư Lê đã đồng ý nhưng sau lại không đi nữa? + Tư Lê không đi thì NTT sẽ có cảm nghĩ gì? + Nguyễn Tất Thành đã làm gì để ra nước ngoài? + Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi ở bến cảng nào, vào ngày tháng năm nào? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét - kết luận. - Lưu ý: GV cho HS mức 3,4 trả lời thêm câu hỏi: Sau những việc làm của NTT, em thấy NTT là người như thế nào? Em học tập được điều gì ở NTT? -HS đọc phần ghi nhớ. - GV giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào về con người Việt Nam. 4. Hoạt động Vận dụng: - Giáo viên cho học sinh quan sát và xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. - Giáo viên nhận xét chốt lại nội dung. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan trong thực tiễn. b) Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi – HS chia sẻ trước lớp. - HS đọc lại phần ghi nhớ. - HS hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. - Dặn học sinh học và chuẩn bị bài: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. * Kỹ năng: Rèn KN viết văn tả cảnh. * Thái độ: HS có ý thức học tốt. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: bảng phụ. * Học sinh: VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Lớp chúng mình rất rất vui”. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: * Mục tiêu: HS biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. * Cách tiến hành: Làm việc cả lớp - vấn đáp. Bài 1: Hoạt động cả lớp - Mục tiêu: HS thấy được tác hại của chất độc màu da cam gây ra. Từ đó các em có ý thức giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. 2 HS mức 3,4 đọc bài “Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng”. - Cán sự lớp điều khiển các bạn trả lời các câu hỏi SGK. - Mời GV đánh giá. - GV giới thiệu tranh, ảnh về thảm hoạ do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. - Lưu ý: GV tuyên truyền, giáo dục HS có ý thức chống chiến tranh hóa học và luôn ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. GV kiểm tra trực tiếp hoạt động của em Nhật, Phương Nam, Trâm. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Mục tiêu: HS biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu chú ý về thể thức đơn. - HS viết đơn. Ò Nhận xét – đánh giá đơn viết có đúng thể thức không? Trình bày có sáng không? Lý do, nguyện vọng viết có rõ không? - Lưu ý: HS mức 1,2 có thể chưa nắm chắc thể thức một lá đơn. GV hướng dẫn mẫu trên bảng lớp. 3. Hoạt động Vận dụng: - Lưu ý HS phần lý do viết đơn trọng tâm phải nêu bật sự đồng tình của mình với hoạt động đội tình nguyện. - Gọi HS đọc bài. - HS nêu lại phần ghi nhớ. 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 28: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học.Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích. Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. * Kỹ năng: Rèn KN làm tính nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Bảng phụ. * Học sinh: SGK, VBT. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạnchơi trò chơi TC: Ai nhớ lâu – Ai nhớ chính xác. Cán sự lớp điều khiển các bạn thi kể tên các đơn vị đo diện tích dã học theo thứ tự từ đơn vị nhỏ đến đơn vị lớn - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân * Mục tiêu: HS biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích đã học. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bảng con. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. a. 5ha= 50000m2 2km2=2000000m2 b. 400dm2=4m2 ; 1500dm2=15m2 70000cm2=7m2. - GV hướng dẫn trực tiếp em Phương Nam, Trâm. Bài 2: Hoạt động nhóm * Mục tiêu: HS biết biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích đã học và so sánh số đo diện tích. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm so sánh các số đo diện tích. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Mời GV đánh giá, chốt bài làm đúng: 2m29dm2> 29dm2 8dm25cm2 < 810 cm2 790ha < 79km2 4cm25mm2= 4cm2 - Lưu ý: Học sinh mức 1,2 làm và HS mức 3,4 giải thích cách làm. Bài 3: Hoạt động nhóm * Mục tiêu: HS giải được bài toán có liên quan đến diện tích. - HS mức 3,4 đọc bài toán. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nêu cách giải bài toán. - Đại diện các nhóm chia sẻ cách giải trước lớp. - Đại diện 2 nhóm trình bày bài giải trên bảng lớp. - Mời GV đánh giá, chốt bài giả đúng: Diện tích căn phòng là : 64 = 24(m2). Số tiền mua gỗ để lát sàn căn phòng : 280000 24=6720000(đồng) Đáp số: 6720000đồng - Dự kiến: HS mức 3, 4 làm xong trước thì đi giúp đỡ HS mức 1,2. - Lưu ý: GV hướng dẫn trực tiếp em Nhật, Phương Nam. 3. Hoạt động Vận dụng: - HS mức 3,4 kể tên các đơn vị đo diện tích. - HS nhận xét, bổ sung. 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: * Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán liên quan đến bài học. * Cách tiến hành: - GV nêu BT ứng dụng. Một căn phòng hình vuông có cạnh 50dm. Hỏi diện tích căn phòng đó là bao nhiêu mét vuông? - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: KHOA HỌC PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. * Kĩ năng: Rèn KN xác định bệnh. * Thái độ: Yêu thích môn học. * GDHS có ý thức học tập, hăng hái xây dựng bài. - Phát triển năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Hình trang 26, 27/ SGK. * Học sinh: Sgk III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự lớp điều hành các bạn chơi. - Chơi TC : Thò thụt - GV chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a/ Hoạt động 1: Hoạt động nhóm: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét và nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát, đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2/SGK và thảo luận về dấu hiệu, tác nhân, đường lây truyền và tác hại của bệnh sốt xuất huyết. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung. - Gv nhận xét, chốt ý. - Lưu ý: GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ các nhóm còn lúng túng. 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 2: Hoạt động nhóm * Mục tiêu: Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đối khi trời tối. - GV phát câu hỏi thảo luận cho các nhóm. - Nhóm trưởng diều khiển các bạn trong nhóm thảo luận 5 câu hỏi mà các nhóm đã nhận. - Sau khi các nhóm đã thảo luận, GV yêu cầu đại diện của một nhóm trả lời câu hỏi thứ nhất. Nếu HS này trả lời tốt thì có quyền chỉ định 1 bạn bất kì thuộc nhóm khác trả lời câu hỏi thứ 2 và cứ như vậy cho đến hết. - Dự kiến các câu hỏi phát cho các nhóm: 1/ Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà? 2/ Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? 3/ Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? 4/ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? 5/ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? * Lưu ý: cần phân biệt tác nhân và nguyên nhân gây bệnh. 4. Hoạt động Vận dụng: - GV treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng. - Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó? - HS trả lời, nhận xét. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: - GV tóm tắt nội dung bài. - Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét?. - Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài: Phòng bệnh sốt sốt huyết. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- KỂ CHUYỆN LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tấm lòng nhân hậu; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. * Kỹ năng: Rèn KN nghe và kể lại được nội dung câu chuyện. * Thái độ: GD cho HS biết yêu thương, giúp đỡ mọi người. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Tranh minh họa truyện. * Học sinh: Câu chuyện HS sưu tầm. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Ai nhanh! Ai đúng! - Cán sự lớp điều khiển các bạn thi kể những từ chỉ phẩm chất tốt đẹp của con người. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tấm lòng nhân hậu; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. b) Cách tiến hành Hoạt động 1: HĐ cả lớp: H/dẫn HS hiểu đề bài. - Đề bài: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tấm lòng nhân hậu - GV Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, về một người có tấm lòng nhân hậu. 1,2 HS đọc đề bài. - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong đọc gợi ý SGK và chia sẻ, thảo luận về yêu cầu tiết kể chuyện. - Cán sự lớp mời đại diện các nhóm báo cáo quá trình thảo luận của nhóm. - GV định hướng để HS lựa chọn câu chuyện sẽ kể. - Dự kiến: HS mức 1,2 có thể chưa chuẩn bị đúng câu chuyện, GV định hướng để HS lựa chọn câu chuyện sẽ kể. 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 2: Kể chuyện theo nhóm - Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể chuyện trong nhóm, chia sẻ vể ý nghĩa câu chuyện. - Cán sự lớp điều hành cho các nhóm thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt. - Nhắc nhở học sinh trước khi kể: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. + Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. - Lưu ý: HS mức 1. 2 có thể chưa kể được cả câu chuyện chỉ yêu cầu kể 1 đoạn chuyện. 4. Hoạt động Vận dụng: - GV hỏi: Em nên làm gì để trở thành một người có tấm lòng nhân hậu? - HS chia sẻ, trả lời. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan trong thực tiễn. b) Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi - Hs liên hệ chia sẻ trước lớp. - Qua tiết học này em thấy ở trường, lớp mình bạn nào có tấm lòng nhân hậu? - Về nhà tìm những câu chuyện kể về người có tấm lòng nhân hậu. - Chuẩn bị bài sau: Cây cỏ nước Nam. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- THỂ DỤC ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: “ CHUYỂN ĐỒ VẬT ” I. MỤC TIÊU: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ, kết hợp trò chơi. - Vận dụng vào tập đúng, chơi đúng luật. - Giáo dục học sinh rèn luyện thể dục thường xuyên. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 1. Sân trường. 2. Còi, cờ đuôi nheo. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: ( 6-10’) - GV yêu cầu HS tập hợp, phổ biến nội quy tập, chấn chỉnh đội ngũ. - HS tập hợp lớp theo 3 tổ theo yêu cầu . - Đứng tại chỗ vỗ tay hát . - GV cho HS chơi trò thi đua xếp hàng nhanh. 2. Hoạt động Thực hành: - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu kết thúc, cách xin phép ra vào, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ, quay phải, quay trái, sau. - Lần 1: Giáo viên điều khiển lớp tập, sửa chữa những chỗ sai sót. - Giáo viên bao quát nhận xét * Trò chơi vận động. - Trò chơi: “Chuyển đồ vật ”. - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi. - Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương. 3. Hoạt động tiếp nối: ( 4-6’) - GV cùng hệ thống bài. - Cho HS thực hiện động tác thả lỏng . - HS thực hiện tốt nội quy của mình . - GV nhận xét đánh giá kết quả học bài và giao bài về nhà . ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- Luyện Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về đơn vị đo diện tích và áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: - GV cho HS hát một bài hát. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 6cm2 = .mm2 30km2 = hm2 8m2 = ..cm2 b) 200mm2 = cm2 4000dm2 = .m2 34 000hm2 = km2 c) 260cm2 = dm2 ..cm2 1086m2 =dam2.m2 Lời giải : a) 6cm2 = 600mm2 30km2 = 3 000hm2 8m2 = 80 000cm2 b) 200mm2 = 2cm2 4000dm2 = 40m2 34 000hm2 = 340km2 c) 260cm2 = 2dm2 60cm2 1086m2 = 10dam2 86m2 Bài 2: Điền dấu > ; < ; = 71dam2 25m2 .. 7125m2 801cm2 .8dm2 10cm2 12km2 60hm2 .1206hm2 Lời giải: 71dam2 25m2 = 7125m2 (7125m2) 801cm2 < 8dm2 10cm2 (810cm2) 12km2 60hm2 > 1206hm2 (1260hm2) Bài 3 : (HSKG) Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? Bài giải: Diện tích một mảnh gỗ là : 80 20 = 1600 (cm2) Căn phòng đó có diện tích là: 1600 800 = 1 280 000 (cm2) = 128m2 Đáp số : 128m2 Bài 4 : Chọn phương án đúng : a) 54km2 < 540ha b) 72ha > 800 000m2 c) 5m2 8dm2 = m2 ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng: THỂ DỤC ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI"LĂN BÓNG BẰNG TAY” I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái. - Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi"Lăn bóng bằng tay".YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II. CHUẨN BỊ: - Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, an toàn. 1 còi, 4 quả bóng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động: (6 – 10’): - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Trò chơi"Làm theo hiệu lệnh" - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường. - Đi thường hít thở sâu, xoay các khớp cổ chân, cổ tay,... 2. Hoạt động thực hành: ( 18 – 22’): - Ôn dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. GV điều khiển lớp tập. Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS. Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.GV quan sát, nhận xét biểu dương thi đua. Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố - Chơi trò chơi"Lăn bóng bằng tay". - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi, cho cả lớp cùng chơi, thi đua giữa các tổ với nhau. (Giúp đỡ HS còn lúng túng: Nhật, Hưng, Phương Nam, Trâm) 3. Hoạt động tiếp nối: ( 4 – 6’): - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát một bài vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.Về nhà ôn ĐHĐN. ĐI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 6 Lop 5_12453527.docx
Tài liệu liên quan