Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 9 năm 2018

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nêu một số nét về cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở HN thắng lợi.

 - Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân HN xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm Sai, Sở Mật thám,. Chiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở HN toàn thắng.

 - Biết CMT8 nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:

 - T8/1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa dành chính quyền và lần lượt dành chính quyền ở HN, Huế, SG.

 - Ngày 19/8 trở thành nhày kỉ niệm CMT8.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, KN xâu chuỗi các sự kiện, KN rút ra ý nghĩa bài học.

 

docx44 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 9 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................................................................................ ---------------------------------------------- Buổi chiều: TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2018 Buổi sáng: LỊCH SỬ CÁCH MẠNG MÙA THU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu một số nét về cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở HN thắng lợi. - Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân HN xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm Sai, Sở Mật thám,...... Chiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở HN toàn thắng. - Biết CMT8 nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả: - T8/1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa dành chính quyền và lần lượt dành chính quyền ở HN, Huế, SG. - Ngày 19/8 trở thành nhày kỉ niệm CMT8. 2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, KN xâu chuỗi các sự kiện, KN rút ra ý nghĩa bài học. 3. Thái độ: - GDHS lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học tập, tranh ảnh về Cách mạng tháng Tám. 2. Học sinh: SGK, VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cho HS chơi TC: Ai nhanh! Ai đúng! - GV kết nối, chuyển vào bài mới 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Thời cơ cách mạng * Mục tiêu: HS xác định được thời cơ CM của cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ngày 19/8/1945 * Cách tiến hành: - Cho HS đọc SGK - Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam? - Nhận xét, chốt KT: Tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8-1945 quân Nhật ở châu Á thua trận, thế lực của chúng đang suy giảm đi rất nhiều. Hoạt động 2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 * Mục tiêu: HS nói được một số nét cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN ngày 19/8/1945 * Cách tiến hành: - Học sinh làm việc theo nhóm 4, cùng đọc SGK và kÓ cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945. GV lưu ý nhóm của em Việt, Trác Linh, Nhật sẽ lúng túng trong khi kể. - Y/C các nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt KT. Hoạt động 3: Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương. * Mục tiêu: HS liên hệ với một số cuộc khởi nghĩa khác ở địa phương mình * Tiến hành: - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6 trả lời các câu hỏi sau: + Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? + Nêu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao? + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước? + Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền. + Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945? - GV nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 4: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám * Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa, kết quả của cuộc khởi nghĩa và rút ra bài học. * Cách tiến hành: - HS hoạt động cá nhân + Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cách mạng tháng Tám? + Thắng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? - GV nhận xét, KL. 4. Hoạt động Vận dụng: - Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của CMT8 - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản . 2. Kĩ năng: - Rèn KN tự tin, KN hợp tác và tranh luận. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học * GDKNS: Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực ( lắng nghe ,tôn trọng người cùng tranh luận), hợp tác ( hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận ) - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, bảng nhóm 2. HS: SGK, VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Lớp chúng mình rất rất vui”. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Hoạt động nhóm 4 * Mục tiêu: HS cần biết thái độ khi tranh luận cần bình tĩnh và tôn trọng người cùng tranh luận. * Cách tiến hành - HS làm việc theo nhóm, viết kết quả vào giấy khổ to đã kẻ sẵn bảng tổng hợp theo mẫu dưới đây và trình bày lời giải Câu a- vấn đề tranh luận: Cái gì quý nhất trên đời? Câu b- ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn - Ý kiến của mỗi bạn Hùng: Quý nhất là lúa gạo Quý: Quý nhất là vàng Nam: Quý nhất là thì giờ Câu c- ý kiến lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo - Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? - Thầy đã lập luận như thế nào? - Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào? Kết luận: Thái độ khi tranh luận cần bình tĩnh và tôn trọng người cùng tranh luận. Bài 2: Hoạt động nhóm 2: * Mục tiêu: Giúp HS biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng. * Tiến hành Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài - Tổ chức cho HS tranh luận trong câu chuyện : Cái gì quý nhất? - GV gợi ý để HS đưa thêm lí lẽ nhằm bảo vệ ý kiến của mình về vấn đề nhân vật đưa ra - GV lưu ý không bắt buộc HS phải thuộc lời lẽ như SGK - Nhận xét tuyên dương HS có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục Kết luận: Cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng. 3. Hoạt động Thực hành: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài - Tổ chức HS thảo luận nhóm - Gọi HS phát biểu - GV nhận xét, bổ sung Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu a) Yêu cầu HS hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm trả lời - GV bổ sung nhận xét câu đúng + Phải có hiểu biết về vấn đề thuyết trình tranh luận + Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết tranh luận + Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng b) Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự , người nói cần có thái độ như thế nào? - GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng: - Thái độ ôn tồn vui vẻ - Lời nói vừa đủ nghe - Tôn trọng người nghe - Không nên nóng nảy - Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác - Không nên bảo thủ, cố tình cho ý của mình là đúng 4. Hoạt động Vận dụng: - HS nêu lại nội dung tiết học - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập thuyết trình, tranh luận. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------ TOÁN TIẾT 43: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. HS làm được các bài tập 1,2 SGK. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác.. 3. Thái độ: - HS yêu thích học toán - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích. 2. Học sinh: - VBT, SGK IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạnchơi trò chơi TC: Ai nhớ lâu – Ai nhớ chính xác. Cán sự lớp điều khiển các bạn thi kể tên các đơn vị đo diện tích dã học theo thứ tự từ đơn vị nhỏ đến đơn vị lớn - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Ôn tập về các đơn vị đo diện tích * Mục tiêu: HS nắm được kiến thức và viết được số đo diện tích dưới dạng số thập phân. * Tiến hành: + Bảng đơn vị đo diện tích - GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé - GV gọi 1 HS lên bảng viết các số đo diện tích vào bảng đơn vị kẻ sẵn. Lưu ý: GV lưu ý các em Nhật, Minh Tú, Việt, Hoàng Anh cho nhắc lại nhiều lần. + Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề - GV yêu cầu : Hãy nêu mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và mét vuông với đề-ca-mét vuông. - GV viết 1m² = 100dm² = dam2 vào cột mét. - GV tiến hành tương tự với các đơn vị đo diện tích khác - GV hỏi tổng quát: Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền kề. - Dự kiến nhiều em học sinh mức 1,2 quên kiến thức này. GV cho các em nhắc lại nhiều lần hoặc viết ra giấy nháp. + Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng - GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích km², ha với m². Quan hệ giữa km² và ha. * Hướng dẫn viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân: + Ví dụ 1 - GV nêu ví dụ : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 3m²5dm² = ...m² - GV yêu cầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống. - GV gọi một số HS phát biểu ý kiến của mình. Nếu các em có cách làm đúng GV cho các em trình bày kỹ để cả lớp cùng nắm được. + Ví dụ 2 - GV tổ chức cho HS cả lớp làm ví dụ 2 tương tự như cách tổ chức làm ví dụ 1. 3. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân Mục tiêu: Cách đổi đơn vị đo diện tích ( đưa về hỗn số rồi viết thành số thập phân ) mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét, tuyên dương HS. a) 56 dm2 = 0,56 m2. b) 17dm2 23 cm2 = 17,23 dm2. c) 23 cm2 = 0,23 dm2. d) 2 cm2 5 mm2 = 2,05 cm2. Bài 2: Hoạt động cá nhân * Mục tiêu: Cách đổi đơn vị đo diện tích ( đưa về dạng phân số thập phân ) mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. * Tiến hành: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu câu HS tự làm bài. - Dự kiến các em Hiếu, Khải, Nam Anh làm bài nhanh, GV động viên các em giúp đỡ các bạn gặp khó khăn ( Nhật, Hoàng Anh, Việt, Trác Linh) - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét chốt đáp án a) 1654m² = ha = 0,1654ha b) 5000m² = ha = 0,5 ha c) 1ha = 0,01km² d) 15ha = 0,15km² 4. Hoạt động Vận dụng: Bài 3: - Cho HS làm bài vào vở - GV có thể hướng dẫn HS khi gặp khó khăn. a) 5,34km2 = 5km234ha = 534ha b) 16,5m2 = 16m2 50dm2 c) 6,5km2 = 6km250ha =650ha d) 7,6256ha = 7ha6256m2 = 76256m2 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: a/ Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán liên quan đến bài học b/ Cách tiến hành: - GV nêu BT ứng dụng: Một trường học có diện tích là 2,4 km². Hỏi trường học đó rộng bao nhiêu héc-ta? - HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và tuyên dương các bạn trả lời đúng. - Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: KHOA HỌC PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh xâm hại . - Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại . - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, phán đoán, kĩ năng ứng phó, ứng xử khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. 3. Thái độ: - HS hứng thú với môn học. - Phát triển năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: GV: - Giấy vẽ, tranh trong sách giáo khoa. HS: - SGK, VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Quản ca cho lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình - GV chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh xâm hại . Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại . Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. Cách tiến hành: Hoạt động nhóm- Hoạt động cá nhân a. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 4 - Quan sát và thảo luận - Giúp HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại . - Yêu cầu quan sát các hình 1;2;3/18 SGK ,trao đổi về nội dung của từng hình và thảo luận câu hỏi : - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại . - Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ? - GV nhận xét, kết luận. 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 2: Hoạt động nhóm Đóng vai “ Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại ” - Giúp HS : Rèn kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại . - Sau khi các nhóm trình bày cách ứng xử xong. GV cho HS thảo luận cá nhân câu hỏi : - Trong trường hợp bị xâm hại , chúng ta cần phải làm gì ? - GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. 4. Hoạt động Vận dụng: Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân - Vẽ bàn tay tin cậy - Giúp HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy , chia sẻ , nhờ giúp đỡ. - Yêu cầu vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xoè ra trên giấy , trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy. - GV nhËn xÐt , bæ sung vµ kÕt luËn. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - GV tóm tắt nội dung bài. GV đưa ra câu hỏi để HS chia sẻ: + Chúng ta phải làm gì để phòng bị xâm hại? - HS chia sẻ ý kiến của mình. - GV tuyên dương những HS trả lời tốt, kết luận. - Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- KỂ CHUYỆN LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Kĩ năng: - Biết kể bằng lời nói của mình về một câu chuyện đã được nghe, đã được đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Có kĩ năng trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Rèn KN kể chuyện tự tin trước đám đông, kĩ năng nghe, nhận xét lời kể của bạn. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường xung quanh. - HS tích cực hứng thú học tập - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định II. CHUẨN BỊ : 1. GV : Câu chuyện giữa con người và thiên nhiên( cung cấp cho học sinh ) 2. HS : SGK, câu chuyện giữa con người với thiên nhiên. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Truyền điện - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: HĐ cả lớp. * Mục tiêu: Giúp HS hiểu đề bài. * Tiến hành: - HS đọc đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - GV lưu ý: Câu chuyện em kể là câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc trên sách, báo hoặc xem trên ti vi. + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Giới thiệu về câu chuyện em định kể như: tên câu chuyện, tên nhân vật, em đã nghe, đã đọc câu chuyện đó ở đâu vào dịp nào? 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 2: HĐ nhóm đôi * Mục tiêu: HS Kể lại một câu chuyện đã được nghe, được đọc về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. * Tiến hành: - Thực hành kể chuyện,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS kể câu chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. - Nhắc nhở học sinh trước khi kể: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. + Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. 4. Hoạy động Vận dụng: - Yêu cầu học sinh kể theo nhóm đôi, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Mời học sinh kể thi trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện . + Lưu ý: HS mức 1,2 kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. + HS mức 3,4 Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: - GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ: + Em học tập được điều gì từ câu chuyện em vừa kể? - HS nêu lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- THỂ DỤC ĐỘNG TÁC CHÂN, TRÒ CHƠI: “ DẪN BÓNG ” I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Học động tác chân của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi: “Dẫn bóng”. Yêu cầu nhiệt tình và chủ động. - Tiếp tục ôn tập để hoàn thiện kĩ năng đội hình , đội ngũ đã học. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 1. Sân trường. 2. Còi, cờ đuôi nheo. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: ( 6-10’) - GV yêu cầu HS tập hợp, phổ biến nội quy tập, chấn chỉnh đội ngũ. - HS tập hợp lớp theo 3 tổ theo yêu cầu . - Đứng tại chỗ vỗ tay hát . - GV cho HS chơi trò thi đua xếp hàng nhanh. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: - GV hướng dẫn HS học động tác chân. - Lần 1: Giáo viên tập mẫu, phân tích từng nhịp. - HS tập theo sự hướng dẫn của GV lần 1. 3. Hoạt động Thực hành: - GV cho từng tổ tập, quan sát, nhận xét và sửa sai cho những HS tập sai. - Tổ chức cho cả lớp tập luyện, thi đua giữa các tổ. * Trò chơi vận động. - Trò chơi: “ Dẫn bóng ”. - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi. - Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương. 4. Hoạt động Vận dụng: ( 4-6’) - GV cùng hệ thống bài. - Cho HS thực hiện động tác thả lỏng . - HS thực hiện tốt nội quy của mình . - GV nhận xét đánh giá kết quả học bài và giao bài về nhà . ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Luyện Toán: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về số thập phân, so sánh hai số thập phân. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: - GV cho HS hát một bài hát. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S: a) 7m 8dm = 7,8dm b) 2m 5cm = 2,5m c) 65mm = 6,5dm d) 135kg = 1,35 tạ e) 240kg = 2,4 tấn f) 7m 8dm = 7,8m g) 2m 5cm = 2,05m h) 65mm = 0,65dm i) 135kg = 13,5 tạ k) 240kg = 0,24 tấn Bài 2: 45kg 450kg 4 tấn 50kg 4 tấn 5kg 4 tấn 500kg Nối hai số đo khối lượng bằng nhau: 0,45 tấn 0,405 tấn 4,005 tấn 4,05 tấn 4,5 tấn 0,045 tấn Bài 3: Một ô tô trung bình mỗi phút đi được 900m. Hỏi: Mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? Ô tô đi được 22km 500m hết bao nhiêu phút? Bài 4: bao gạo là 0,15 tạ gạo. Hỏi nếu lấy đi bao gạo thì được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 3. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng, độ dài. - Dặn HS về nhà xem lại các dạng bài tập. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2018 Buổi sáng: THỂ DỤC ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY. TRÒ CHƠI: “ AI NHANH, AI KHÉO ” I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi: “Dẫn bóng”. Yêu cầu nhiệt tình và chủ động. - Tiếp tục ôn tập để hoàn thiện kĩ năng đội hình , đội ngũ đã học. II. CHUẨN BỊ: - Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, an toàn. 1 còi, 4 quả bóng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động: (6 – 10’): - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Trò chơi"Làm theo hiệu lệnh" - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường. - Đi thường hít thở sâu, xoay các khớp cổ chân, cổ tay,... 2. Hoạt động Hình thành kiến thức : * Học động tác vươn thở: - Giáo viên tập mẫu. - Hô chậm và nhắc hít vào bằng mũi. (3 đến 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp) - Học sinh tập lại. * Học động tác tay: - Giáo viên tập mẫu. - Hô chậm và cho tập lại (3 đến 4 lần; mỗi lần 2x 8 nhịp) 3. Hoạt động Thực hành: - GV cho HS tập luyện theo tổ, tập lại 2 động tác vừa học. - GV quan sát, sửa sai cho HS tập chưa đúng. 4. Hoạt động Vận dụng: * Tổ chức thi đua cho các tổ: - Lần lượt từng tổ lên trình diễn các động tác vừa được học. - HS nhận xét, bình chọn. * Trò chơi vận động: Ai nhanh, ai khéo. - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi, cho cả lớp cùng chơi, thi đua giữa các tổ với nhau. (Giúp đỡ HS còn lúng túng: Nhật, Hưng, Phương Nam, Trâm) 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ( 4 – 6’): - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát một bài vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.Về nhà ôn lại các động tác vừa học. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................. -------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐẠI TỪ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp - Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế( BT1, BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần( BT3). 2. Kĩ năng: - Rèn KN sử dụng từ trong ứng xử giao tiếp với mọi người xung quanh. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học - Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp NL ngôn ngữ, NL tiếng việt II. CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, bảng phụ ghi nội dung phần ví dụ. 2. HS: SGK, VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp hát bài: Em yêu trường em - GV chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ * Mục tiêu: - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 9 Lop 5_12453524.docx
Tài liệu liên quan