Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 9 năm học 2018

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1.Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hư¬ớng dẫn luyện tập thêm của tiết học trư¬ớc.

- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Dạy - học bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. H¬ướng dẫn luyện tập:

 

docx29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 9 năm học 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ như thế nào? ? Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa? Viết chính tả: - HS tự nhớ viết bài. Soát lỗi nhận xét đánh giá: - HS tự soát lỗi, GV thu bài để nhận xét, đánh giá. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: Chọn phần b - HS đọc yêu cầu bài tập, trao đổi theo nhóm 4 để làm vào trong vở BTT, 1 nhóm trên bảng. - Chữa bài trên bảng, các nhóm khác bổ sung từ, GV ghi nhanh. Bài 3: chọn ý b. - Cho HS thi tiếp sức: 2 đội thi, mỗi đội 10 em, mỗi HS chỉ được viết 1 từ, khi viết xong về chỗ thì HS khác mới viết, nếu hết lượt mà vẫn còn thời gian lại lên viết tiếp, hết thời gian đội nào viết được nhiều từ đúng là thắng. - GV tổng kết cuộc thi, cho HS đọc lại các từ vừa tìm được. 4.Củng cố - Dặn dò: 3’ - GV nhận xét giờ học - Dặn ghi nhớ những từ ngữ vừa tìm được. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa học kì I. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV / AIDS I. MỤC TIÊU - Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. - KN thể hiện cảm thông,chia sẻ,tránh phân biệt kì thị với người bị nhiễm HIV. - KN xác định giá trị bản thân,tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. - Luôn vận động, tuyên truyền mọi người không xa lánh, phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. * GDKNS : - KN xác định giá trị bản thân,tự tin và có ứng xử,giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS. - Phát triển năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Thông tin và hình trang 28; 29 SGK 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Ai nhanh hơn - GV chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a. Hoạt động 1: - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường. * Mục tiêu: HS biết được căn bệnh HIV không lây qua những đường thiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm, * Tiến hành : - GV chuẩn bị : + Bộ thẻ các hành vi. + Kẻ sẵn trên giấy khổ to 2 bảng có nội dung giống như sau : Bảng: Bệnh HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn Bước 2 : Tiến hành chơi Bước 3 : Cùng kiểm tra * Kết luận : Những hoạt động tiếp xúc thông thường không có khă năng lây nhiễm. b. Hoạt động 2 : Đóng vai Tôi bị nhiễm HIV * Mục tiêu : - Cần sống hòa đông, không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. * Tiến hành : - HS đóng vai bị nhiễm HIV và đến lớp học, 4 bạn HS sẽ bày tỏ quan điểm, thái độ và cách hành xử của mình với người bạn bị nhiễm HIV. - GV điều khiển các bạn đóng vai và xử lí tình huống, tranh luận về thái độ của các bạn với người bạn bị nhiễm HIV. + Các em nghĩ người bị nhiễm HIV sẽ có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống ? + Chúng ta cần có thái độ cư xử như thế nào với người bị nhiễm HIV ? - Cần sống hòa đồng, không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. 3. Hoạt động Vận dụng : Mục tiêu: HS Biết được cách ứng xử đúng với người nhiễm HIV và gia đình họ Tiến hành: - Quan sát tranh trong SGK và nói về nội dung từng hình. - Theo em, các bạn nhỏ trong hình nào đã có cách cư xử đúng với người bị nhiễm HIV và gia đình họ? - Nếu các bạn ở hình 2 là người quen của em thì em sẽ đối xử với họ như thế nào? - GV theo dõi và thống nhất ý kiến của HS. 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để áp dụng trong cuộc sống. - HS xử lí tình huống: Nếu trong lớp em có một bạn mà bố bạn ấy bị nhiễm HIV . Các bạ trong lớp xa lánh bạn ấy. Em sẽ làm gì? - Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phòng tránh bị xâm hại. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ ba ngày 06 tháng 10 năm 2018 TẬP ĐỌC ĐẤT CÀ MAU I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Hiểu các từ khó: phập phều, quây quần, san sát. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau. - Từ khó: phũ, phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa số. - Nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau. *GDMT: Qua bài HS hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau, về con người nơi đây từ đó thêm yêu quý con người và vùng đất này. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trang 89, 90. - Bảng phụ ghi sẵn 3 đoạn của bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - 3 HS tiếp nối đọc bài “ Cái gì quý nhất”. - Nêu nội dung bài. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu: - Cho HS quan sát tranh, ảnh về vùng đất Cà Mau và giới thiệu. b. Hướng dẫn luyện đọc - 1 HS đọc toàn bài . - Chia đoạn: 3 đoạn : + Đoạn 1: từ dầu.....cơn dông. + Đoạn 2:......thân cây đước. + Đoạn 3: còn lại - 3 HS đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt). - 1 HS đọc chú giải. - GV đọc mẫu cả bài. c. Tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm: - Đọc thầm toàn bài cho biết mỗi đoạn văn tác giả miêu tả sự vật gì? - HS trả lời GV ghi bảng thành ý. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu và luyện đọc diễn cảm từng đoạn. Đoạn 1: - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi sau: ? Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? (Là mưa dông, đột ngột, dữ dội, nhưng chóng tạnh) ? Em hình dung cơn mưa hối hả là mưa ntn? ( mưa rất nhanh, ào đến như con người hối hả làm 1 việc gì đó khi bị muộn giờ) ? Em hãy đặt tên cho đoạn văn này? - HS nêu - GV ghi bảng ý đoạn 1: 1. Mưa Cà Mau ? Để diễn tả được đặc điểm cơn mưa Cà Mau ta đọc với giọng ntn? (giọng nhanh gấp gáp, nhấn giọng những từ chỉ sự khác thường: mưa dông, sớm nắng chiều mưa, nắng, đổ ngay xuống đó, hối hả, phũ, tạnh hẳn, cơn dông) - Luyện đọc đoạn 1: 3 em. - GV nhận xét , đánh giá. Đoạn 2: - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : ? Cây cối trên Cà Mau mọc ra sao? ( mọc thành chòm, thành rặng,rễ dài cắm sâu trong lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt) ? Người Cà Mau dựng nhà cửa ntn? (dựng dọc bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ lên nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước) ? Ý đoạn 2 nói gì? - HS nêu, n/x, GV ghi bảng: 2. Đất, cây cối, nhà cửa ở Cà Mau. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 tương tự đoạn 1, nhấn giọng các từ ngữ sau: đất nẻ chân chim, rạn nứt, phập phều, lắm gió,cơn thịnh nộ, quây quần, chòm, rặng, rễ, san sát, hằng hà sa số. Đoạn 3: - HS đọc thầm đoạn 3 TLCH: ? Người dân Cà Mau có tính cách ntn? (thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người) ? Em hiểu sấu cản mũi thuyền “ hổ rình xem hát” nghĩa là thế nào? (Có nhiều cá sấu ở sông, trên cạn lúc nào hổ cũng rình rập. Nói như vậy để thấy: thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt) ? Ý đoạn 3 là gì? - HS nêu, GV ghi bảng: 3.Tính cách người Cà Mau. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm như đoạn 1, nhấn giọng các từ: cá sấu cản trước mũi thuyền, hổ rình xem hát, thông minh, giàu nghị lực, huyền thoại, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, giữ gìn. ? Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau? ( Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau.) - GV ghi bảng nội dung chính của bài như mục I. - Gọi HS nhắc lại. - Gọi HS đọc lại toàn bài. 4. Củng cố - Dặn dò : 3’ - Nhắc lại ND bài. - GV nhận xét giờ học. - Dặn về nhà đọc lại các bài tập đọc đã học và các bài học thuộc lòng theo yêu cầu, giờ sau ôn tập. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích nhưng để trống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định: 1’ 2.Kiểm tra bài cũ: 4’ - Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 34 tấn 3 kg = ....tấn 2 tạ 7 kg = ....tạ 12 tấn 51 kg =....tấn 34 tạ 24 kg =...tạ 5467 kg =...tấn 128 kg = .....tạ 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu: b.Ôn tập về các đơn vị đo diện tích: ? Hãy kể tên các đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé? - 1 HS kể, 1 HS điền vào bảng. ? Nêu mối quan hệ giữa m2 với dm2, m2 với dam2? - HS nêu GV điền vào cột m2 - Các cột khác cho HS lên điền. ? Em hãy nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề? ? 1 km2 bằng bao nhiêu m2? ? 1ha bằng bao nhiêu m2 ? ? 1 km2 bằng bao nhiêu ha? ? 1 ha bằng bao nhiêu phần km2? Bằng bao nhiêu km2? ( 1ha = km2= 0,01km2) c.Hướng dẫn viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân: Ví dụ 1: - GV nêu ví dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 3m2 5dm2= ....m2 - HS trao đổi theo cặp thống nhất cách làm: 3m2 5 dm2=....dm2 3m25dm2= 3m2= 3,05m2 Vậy: 3m2 5dm2= 3,05m2 Ví dụ 2: - Tổ chức cho HS làm tương tự VD1, thống nhất: 42dm2= m2= 0,42m2 Vậy: 42dm2= 0,42m2 ? Qua 2 VD cho biết muốn viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân ta làm thế nào? (Viết số đo đó thành hỗn số hoặc PSTP rồi chuyển thành số TP) ? So sánh với cách viết số đo độ dài và đo khối lượng? (Các bước làm giống nhau nhưng cần lưu ý quan hệ giữa 2 đơn vị đo DT liền kề là gấp và kém nhau 100 lần) d.Luyện tập: - Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước BT1, BT2. Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - HS tự làm bài vào vở, 2 em làm trên bảng, làm xong trình bày lại cách làm. - Nhận xét chữa. ? BT1 giúp em ghi nhớ điều gì? ? Em đã vận dụng mối quan hệ của những đơn vị đo diện tích nào? Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: - HS đọc yêu cầu tự làm bài vào vở, 2 em làm trên bảng - Nhận xét chữa, giải thích cách làm, dưới lớp đổi vở kiểm tra nhau. ? Ở BT2 em đã vận dụng kiến thức nào để làm? * HS nào hoàn thành làm tiếp Bài 3 - GV n/x đánh giá 1 số bài. 4. Củng cố – Dặn dò: 4’ ? Nêu cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân? - GV nhận xét giờ học. - Về ôn bài. Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập chung * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * MĨ THUẬT THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Hiểu biết làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam - Cảm nhận đựoc vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam - Yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dận tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : SGK,SGV - Sưu tầm ảnh , tư liệu về điêu khắc cổ . - HS :SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài - GV cho hs quan sát hình minh hoạ ở SGK và chỉ cho các em nhận ra sự khác biệt giữa tượng phù điêu và tranh vẽ - Tượng phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện bằng các chất liệu như sơn dầu ,sơn mài , mầu bột , mầu nước. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ GV : giới thiệu hình ảnh một số tượng và điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian tạo ra + Xuất xứ : các tác phẩm điêu khắc thường thấy ở các đình chùa + Nội dung đề tài: thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡngvà cuộc sống xã hội chất liệu: thường được làm bằng gỗ đá, đồng đất nung, vôi vữa Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng GV giới thiệu hình vẽ ở SGK và tìm hiểu về tượng + Tượng phật A Di Đà( chùa Phật Tích , Bắc Ninh), pho tượng được tạc bằng đá. Phật toạ trên toà sen trong trạng thái thiền định,khuân mặt và hình hài biểu hiện sự dung hậu của đức phật + Tượng phật bà quan âm nghìn mắt( chùa Bút Tháp , Bắc Ninh), pho tượng được tạc bằng gỗ, tượng có nhiều con mắt nhiều cánh tay tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và cứu giúp mọi người trên thế gian - Tượng vũ nữ chăm ( Quảng Nam), tượng được tạc bằng đá diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển,sinh động , bức tượng có hình dáng cân đối, hình khối chắc khoẻ nhưng mền mại tinh tế mang đậm phong cách chăm - Phù điêu: + Chèo thuyền( đình Cam Cà, Hà Tây) phù điêu được chạm trên gỗ diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khoẻ khoắn và sinh động + Đá cầu ( đình Thổ Tang Vĩnh Phúc) Phù điêu được chạm trên gỗ Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội với bố cục cân đối , nhịp điệu vui tươi GV đặt câu hỏi để hs trả lời về một số tác phẩm điêu khắc cổ có ở địa phương - Tên của tác phẩm hoặc phù điêu - Bức tượng , phù điêu hiện đang được đặt ở đâu? - Các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì? + Em hãy tả sơ lược và nêu cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù điêu đó Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài - Nhắc hs sưu tầm ảnh về điêu khắc cổ - Sưu tầm một số bài trang trí của học sinh lớp trước * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ năm ngày 08 tháng 11 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân. - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy - học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: - Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước BT1, BT2, BT3. Bài 1 - HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. - 1 HS chữa bài của bạn, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra lại bài của mình - GV nhận xét, đánh giá. ? BT1 củng cố cho em kiến thức nào? (Viết số đo độ dài dưới dạng số TP) - HS nhắc lại cách làm. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và đánh giá HS. - HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. ? BT2 củng cố cho em kiến thức nào? (Viết số đo khối lượng dưới dạng số TP) ? Em dựa vào mối quan hệ của những đơn vị đo KL nào? (kg với tấn, kg với gam) Bài 3 - HS nêu yêu cầu của bài:Viết các số đo diện tích dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông. - GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa ki - lô - mét vuông, héc - ta, đề - xi - mét vuông với mét vuông. - GV yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở. - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. - HS cả lớp theo dõi , bổ sung ý kiến và tự kiểm tra bài của mình. *HS nào hoàn thành làm tiếp Bài 4: - GV đánh giá, n/x 1 số bài. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ ? Giờ học hôm nay củng cố cho em kiến thức nào? - HS trả lời, GV hệ thống bài. - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh xâm hại . - Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại . - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. - Rèn kĩ năng phân tích, phán đoán, kĩ năng ứng phó, ứng xử khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - HS hứng thú với môn học. - Phát triển năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK trang 38, 39. - Phiếu ghi sẵn một số t́nh huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định: 1’ 2.Kiểm tra bài cũ: 3’ ? Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV 3.Bài mới: 27’ a.Giới thiệu: b. Tổ chức các hoat động: Hoạt động 1 :Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? - Quan sát và thảo luận - Giúp HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại . - Yêu cầu quan sát các hình 1;2;3/18 SGK ,trao đổi về nội dung của từng hình và thảo luận câu hỏi : - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại . - Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ? - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại Đóng vai “ Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại ” - Giúp HS : Rèn kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại . - Sau khi các nhóm trình bày cách ứng xử xong. GV cho HS thảo luận cá nhân câu hỏi : - Trong trường hợp bị xâm hại , chúng ta cần phải làm gì ? - GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. Hoạt động 3 : Những việc cần làm khi bị xâm hại - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận về cách ứng phó khi bị xâm hại. - Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng ư kiến của HS. - HS tiếp tục trao đổi với bạn bên cạnh và trả lời. - GV KL: Xung quanh các em có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em. Các em có thể chia sẻ tâm sự để t́m kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sự sợ hăi, bối rối khó chịu,... Hoạt động 4: Vẽ bàn tay tin cậy - Vẽ bàn tay tin cậy - Giúp HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy , chia sẻ , nhờ giúp đỡ. - Yêu cầu vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xoè ra trên giấy , trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy. - GV nhËn xÐt , bæ sung vµ kÕt luËn. 4. Củng cố - Dặn dò: 4’ + Chúng ta phải làm gì để phòng bị xâm hại? - HS chia sẻ ý kiến của mình. - GV tuyên dương những HS trả lời tốt, kết luận. - Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẩu truyện Bầu trời mùa thu ( BT1, BT2) - Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả. * GDMT: Qua việc cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên VN và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 2’ - Gọi HS lên bảng đặt câu để phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa mà em biết, lớp làm nháp. - Nhận xét, đánh giá bài trên bảng. 3. Bài mới: 30' a. Giới thiệu: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện “ Bầu trời mùa thu”, 2em đọc tiếp nối từng đoạn 2 lượt : HS1: từ đầu đến “ mệt mỏi”; HS2: đoạn còn lại. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS trao đổi theo nhóm 4, viết kết quả thảo luận ra giấy, 1 nhóm viết vào bảng nhóm: Tìm các từ miêu tả bầu trời. - Nhóm làm trên bảng nhóm treo bài, trình bày bài. - Lớp nhận xét bài trên bảng phụ, bổ sung ý kiến. - GV kết luận: + Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao. +Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: mệt mỏi trong ao được rửa mặt sau cơn mưa, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca,ghé sát mặt đất, cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. + Những từ ngữ khác tả bầu trời: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa, xanh biếc, cao hơn. - GV giảng và liên hệ ý thức BVMT. ? Tại sao mỗi bạn trong câu chuyện lại có những từ ngữ riêng để nói về bầu trời? (Thể hiện tâm trạng riêng của mỗi người) ? Khi viết đoạn văn tả cảnh muốn cho hay và sinh động chúng ta cần viết thế nào? (Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, liên tưởng, thể hiện tâm trạng riêng của mỗi người) Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài: viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả cảnh đẹp quê hương hoặc nơi em đang sinh sống. - Lớp viết vào vở bài tập, 1 em làm trên bảng. - Em làm trên bảng phụ trình bày bài làm, lớp nhận xét bổ sung. - 1 số HS dưới lớp trình bày bài làm, nhận xét, chữa. 4.Củng cố - Dặn dò: 3’ ? Bài học hôm nay em ghi nhớ điều gì? - GV nhận xét giờ học. - Dặn về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau: Đại từ * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Nêu được lý lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận, một vấn đề đơn giản. - Không làm BT3. * GDMT: Qua bài HS thấy được sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. - Thông qua bài học tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - TV5, tập I, HS cần đọc lại bài tập đọc Cái gì quý nhất. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - 2 - 3 HS đọc đoạn văn tiết trước. - Nhận xét đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - GV nêu MĐ- YC của giờ học. b. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: - Đọc phân vai lại bài tập đọc: Cái gì quý nhất : 5 em. - HS có thể hoạt động nhóm 2 để trả lời câu hỏi. ? Các bạn Hùng, Quý Nam tranh luận về vấn đề gì? ? Ý kiến của mỗi bạn ntn? ? Mỗi bạn đưa ra lí gì để bảo vệ ý kiến của mình? ? Em thấy ý kiến của các bạn có lí không? - GV liên hệ ý thức bảo vệ môi trường ? Thầy giáo muốn thuyết phục 3 bạn công nhận điều gì? (người lao động mới là đáng quý) ? Thầy đã lập luận ntn? ? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận ntn? (tôn trọng học trò, lập luận có tình có lí) ? Qua câu chuyện của các bạn em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì? (Phải hiểu biết về vấn đề, phải có ý kiến riêng, phải có dẫn chứng, phải biết tôn trọng người tranh luận) - Đại diện các nhóm trả lời. - GV nhận xét. - GV nhấn mạnh: Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại. Bài tập 2: Hãy đóng vai một trong ba bạn để tranh luận, bổ sung thêm lý lẽ thuyết phục khác. - HS đọc yêu cầu và mẫu. - GV giúp HS hiểu mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng là các em phải tìm được những lí lẽ,dẫn chứng để thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình. - Hoạt động nhóm 4, mỗi nhóm cử một người đóng vai một bạn, các bạn trong nhóm sẽ giúp bạn đó có thêm nhiều lý lẽ để thuyết phục các nhóm khác. - HS làm bài theo nhóm. - Đại diện nhóm lên thuyết trình đưa ra lý lẽ của mình. - Cả lớp n/x về các mặt: Đã mở rộng lí lẽ chưa? Thái độ của người tranh luận đã được chưa? Có đủ sức thuyết phục người nghe không? ? Qua BT2 em thấy để tăng sức thuyết phục khi thuyết trình tranh luận người nói ngoài việc có thái độ ôn tồn vui vẻ, tôn trọng người nghe còn phảicó điều kiện gì nữa? (Phải có hiểu biết về vấn đề được tranh luận, có ý kiến riêng để mở rộng lí lẽ dẫn chứng mới thuyết phục được người nghe) 4. Củng cố-dặn dò: 3’ ? Bài học hôm nay em ghi nhớ điều gì? - GV hệ thống bài. - Gv nhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt. - Dặn HS rèn kĩ năng thuyết trình, tranh luận. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập thuyết trình tranh luận. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KĨ THUẬT LUỘC RAU I. MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau. - Rèn kĩ năng khéo léo và tính thẩm mĩ khi trình bày món ăn cho học sinh. - Có ý thức giúp gia đình chuẩn bị bữa ăn. * GDSDNL: Cần có ý thức sử dụng nguồn năng lượng 1 cách hợp lí. - Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Ghi sẵn các bước luộc rau. 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi Trò chơi “ Bắn tên”. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Mục tiêu: - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau. - Rèn kĩ năng khéo léo và tính thẩm mĩ khi trình bày món ăn cho học sinh. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau. Nêu các những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau. - Gia đình em thường luộc những loại rau nào? - Nêu lại cách sơ chế rau ? - GV gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau. - GV lưu ý HS nên ngắt, cắt thành đoạn ngắt sau khi đã rửa sạch. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau - Nêu cách luộc rau? - GV nhận xét và hướng dẫn cách luộc rau. GV lưu ý một số điểm (SGV tr42). - GV có thể kết hợp sử dụng vật thật và thực hiện từng thao tác với giải thích, h/d để HS hiểu rõ cách luộc rau. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - GV sử dụng phiếu học tập: Em hãy điền chữ Đ(đúng), S (sai) vào trước ý đúng. Muốn rau luộc chín đều và giữ được màu rau, khi luộc cần lưu ý: a. Cho lượng nước đủ để luộc rau. b.Cho rau vào ngay khi bắt đầu đun nước. c. Cho rau vào khi nước được đun sôi. d. Cho một ít muối vào nước để luộc rau. e. Đun nhỏ lửa và cháy đều. g. Đun to lửa và cháy đều. h. Lật rau 2-3 lần cho đến khi r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 9 Lop 5_12470074.docx
Tài liệu liên quan