Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 10 năm 2018

TOÁN

CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.

- Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định : 1’

2. Bài cũ : 4’

- GV nhận xét bài kiểm tra.

3. Dạy bài mới : 30’

 a. Giới thiệu bài:

- GV : Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách cộng hai số thập phân và giải các bài toán về cộng hai số thập phân.

 

docx21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 10 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị đo diện tích. - Giải bài toán có liên quan đến “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra: 30’ - HS tự làm bài kiểm tra trong vở bài tập toán. - GV quan sát, nhắc nhở HS đọc kĩ bài rồi làm bài. - GV nhắc HS ngồi đúng tư thế khi làm bài. 3. Thu bài, dặn dò: 2’ - GV thu bài, kiểm bài để nhận xét đánh giá. - GV nhận xét giờ kiểm tra. - Dặn chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * CHÍNH TẢ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 đến 3 bài thơ, đoạn đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Nghe- viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng, tốc độ khoảng 95 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. - Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (Như tiết1) - Bảng phụ, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Giới thiệu bài: 2’ - Nêu MĐ, YC. 3. Kiểm tra tập đọc và HTL: 12 ( Kiểm tra 7 HS ) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Thực hiện như tiết 1. 4. Nghe - viết chính tả: 15’ - 2 HS đọc thành tiếng bài viết và phần chú giải. - Hiểu nghĩa các từ: Cầm trịch, canh cánh, cơ man. ? Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách? ( Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng ) ? Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng? ( Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà ) ? Bài văn cho em biết điều gì?( Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đói với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. ) ? Qua bài văn em thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ rừng? - GV liên hệ ý thức BVMT. ? Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? - Viết các tên riêng và những từ khó vào nháp. - GV đọc chính tả, cả lớp viết bài. - Đọc cho HS soát lỗi, GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - Dặn dò: 3’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc hoặc kiểm tra chưa đạt về tiếp tục luyện đọc. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. - GDKNS: Thông qua bài học tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS và GV sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông. - Hình minh hoạ trang 40, 41 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 18: ? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại ? ? Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì ? ? Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự ? - GV nhận xét đánh giá HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát bức ảnh tai nạn giao thông và hỏi: ? Bức ảnh chụp cảnh gì ? b. Tổ chức các HĐ: Hoạt động 1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông - GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - GV nêu yêu cầu: ? Em hãy kể cho mọi người cùng nghe về tai nạn giao thông mà em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn đó? - 5 đến 7 HS kể về tai nạn giao thông đường bộ mà mình biết trước lớp. - GV ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn mà HS nêu lên bảng. ? Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? - Kết luận : Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông như : người tham gia không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, các điều kiện giao thông không an toàn... *Hoạt động 2: Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 6: QS hình minh hoạ trang 40 thảo luận để: + Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông. + Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó? + Hậu quả của vi phạm đó là gì ? - GV giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm có ý kiến khác bổ sung. ? Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì ? ( Tai nạn giao thông hầu hết là do sai phạm của những người tham gia giao thông. *Hoạt động 3: Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2: Quan sát tranh trang 41 và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông. + Đi đúng phần đường quy định. + Học luật an toàn giao thong đường bộ. + Khi đi phải quan sát kĩ các biển báo giao thông. + Không đi hàng ba hàng tư, vừa đi vừa nô đùa...) - 1 nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất. - Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết để thực hiện an toàn giao thông. 4. Củng cố - Dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và đọc lại các kiến thức đã học để chuẩn bị ôn tập. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2018 TẬP ĐỌC ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 đến 3 bài thơ, đoạn đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân; bước đầu có giọng đọc phù hợp. * HS thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. - Một số đạo cụ diễn kịch : khăn rằn, gậy giả làm súng... - Bảng phụ (MS: THCD2003). HS : Đọc các bài tập đọc từ dầu năm đến giờ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Giới thiệu bài: 2’ - Giới thiệu nội dung ôn tập. - Nêu MĐ, YC. 3. Kiểm tra tập đọc và HTL: 11’ - Tiến hành tương tự như tiết 1. 4. Hướng dẫn làm bài tập: 14’ *Bài tập 2: - 1HS đọc y/c bài tập. ? Nêu y/c bài tập ? - HS đọc thầm vở kịch, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch. - Gọi HS phát biểu: + Dì Năm: bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ. + An: thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ. + Chú cán bộ: bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân. + Lính: hống hách. + Cai: xảo quyệt, vòi vĩnh. - Diễn 1 trong 2 đoạn kịch: Chọn 2 nhóm HS, tổ chức cho HS diễn kịch. Gợi ý HS có thể sáng tạo lời thoại của nhân vật. Không nhất nhiết phải đọc lời thoại trong SGK. - GV cùng cả lớp nx, khen ngợi. 5. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân. - Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Bài cũ : 4’ - GV nhận xét bài kiểm tra. 3. Dạy bài mới : 30’ a. Giới thiệu bài: - GV : Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách cộng hai số thập phân và giải các bài toán về cộng hai số thập phân. b. Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân Ví dụ 1: + Hình thành phép cộng hai số thập phân. - GV vẽ đường gấp khúc ABC như SGK lên bảng, sau đó nêu bài toán: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m, đoạn thẳng BC dài 2,45 m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét? - Hướng dẫn HS phân tích đề toán. ? Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABC ta làm ntn? ( Ta tính tổng độ dài của 2 đoạn thẳng AB và BC) - GV: Để tính độ dài đường gấp khúc ABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45 . Đây là 1 tổng của 2 số thập phân. - GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách tính tổng. (Gợi ý HS đổi thành các số đo có đơn vị là cm rồi tính, sau đó đổi kết quả ra mét.) - GV gọi HS trình bày kết quả tính của mình trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. ? Vậy 1,84 + 2,45 bằng bao nhiêu ? + Giới thiệu kỹ thuật tính: - GV hướng dẫn HS đặt tính như SGK. - HS cả lớp theo dõi thao tác của GV. - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,45. - 1 HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp. - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 184 + 245. ? So sánh để tìm điểm giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện? ( Giống: Cách đặt tính, cách thực hiện cộng. Khác: 1 phép tính có dấu phẩy, 1 phép tính không có dấu phẩy) ? Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy ở kết quả trong phép cộng các số thập phân? ( Dấu phẩy ở các số hạng và dấu phẩy ở tổng thẳng cột với nhau.) Ví dụ 2: - GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính 15,9 + 8,75. - 1 HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp. - GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình. - HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất. - GV nhận xét câu trả lời của HS. c. Ghi nhớ: ? Qua 2 ví dụ, hãy nêu cách thực hiện phép cộng 2 số thập phân? - Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp. - HS tự học thuộc ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân. d. Luyện tập - thực hành: - Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước BT1 (a,b); BT2 (a,b); BT3. Bài 1 (a,b) - HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài - HS dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng lớp. - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính của mình. - GV nhận xét và đánh giá HS. Bài 2 (a,b) ? Bài tập y/c gì ? - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính tổng hai số thập phân. - 2 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 1phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính. - GV nhận xét và đánh giá HS. ? Qua bài tập 1,2 nhắc lại cách cộng hai số thập phân? Bài 3: GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và đánh giá HS. *Bài 1, 2 (các ý còn lại) Dành cho HS làm nhanh. - HS tự làm bài vào vở. - GV nhận xét 1 số bài. 4. Củng cố - Dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ: VẼ TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. MỤC TIÊU - HS hiểu và nhận biết được cách trang trí đối xứng qua trục. - HS biết cách vẽ bài trang trí hình cơ bản bằng hoạ tiết đối xứng qua trục. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : SGK,SGV -1 số bài vẽ trang trí đối xứng. - Một số bài của Hs lớp trước. - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU * Giới thiệu bài - GV giới thiệu 1 vài bài trang trí( hình vuông , hình tròn , đường diềm) Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét GV : Cho Hs quan sát hình vẽ trang trí đối xứng qua trục để các em thấy được: + Các phần của hoạ tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng nhau và được vẽ cùng màu. + Có thể trang trí đối xứng qua một, hai hoặc nhiều trục + Gv kết luận: các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng, hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết trang trí. Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau: + Cho HS quan sát hình tham khảo ở SGK để HS nhận rõ các bước trang trí đối xứng - Gợi ý cho HS nắm vững các bước trước khi thực hành - Cho HS quan sát lại các hình vẽ trong SGK Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành - GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ + Kẻ các đường trục + Tìm các hình mảng và hoạ tiết + Cách vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục + Tìm, vẽ màu hoạ tiết nền( có đậm có nhạt) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài - Nhắc HS chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp. - Nhận xét chung tiết học và xếp loại - Sưu tầm tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Cộng các số thập phân. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. - Giải bài toán có nội dung hình học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Bài cũ : 3’ - GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập trong VBT của tiết học trước. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận đánh giá HS. 3. Dạy - học bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: - Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước BT1; BT2(a,c), BT3. Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. ? Nêu yêu cầu bài tập? - 1 HS lên bảng làm bài. - HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. ? Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức a + b và b + a ? ? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì được tổng nào ? Tổng này có giá trị ntn so với tổng a + b ? ( Khi đổi chỗ các số hạng trong tổng a + b thì được tổng b + a có giá trị bằng tổng ban đầu.) - GV khẳng định : đó chính là t/c giao hoán của phép cộng các số thập phận... - HS nhắc lại kết luận về tính chất giáo hoán của phép cộng các số thập phân. ? Hãy so sánh tính chất giao hoán của phép cộng các số TN, của phép cộng phân số và của phép cộng các số thập phân ? Bài 2 (a,c) - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. ? Em hiểu yêu cầu của bài “dùng tính chất giao hoán để thử lại” như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét đánh giá HS. Bài 3: - GV gọi 1HS đọc đề bài toán. ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật là : 16,34 + 8,32 = 24,66( m) Chu vi của hình chữ nhật là : ( 16,34 + 24,66 ) x 2 = 82 (m) Đáp số : 82m - GV chữa bài nx đánh giá HS. * Bài 2 (Các ý còn lại) Dành cho HS làm nhanh - HS tự làm bài vào vở. - 1 số em trình bày, n/x. * Bài 4: Dành cho HS làm nhanh - HS đọc đề bài toán, suy nghĩ tự giải vào vở. - Có thể cho 1 số em chữa miệng. - Gọi HS nhận xét, chữa. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - Dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I. MỤC TIÊU Ôn tập kiến thức về: - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì - Cách phòng trống bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan a; nhiễm HIV / AIDS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập cá nhân. Giấy khổ to, bút dạ, màu vẽ. - Trò chơi: Ô chữ kì diệu, vòng quay, ô chữ. Phần thưởng (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước: ? Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông? ? Tai nạn giao thông để lại những hậu quả ntn? - GV nhận xét, đánh giá HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài. b. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn tập về con người - Phát phiếu học tập cho từng HS. - Yêu cầu HS tự hoàn thành phiếu. - 1 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào phiếu cá nhân. - GV có thể gợi ý cho HS vẽ sơ đồ tuổi dậy thì ở con trai và con gái riêng. - Yêu cầu 1 HS nhận xét bài làm của bạn làm trên bảng. - HS dưới lớp đổi phiếu cho nhau để chữa bài. - GV cho biểu điểm để HS tự chấm bài cho nhau. - Sau khi đã chữa xong phiếu, GV tổ chức cho HS thảo luận để ôn lại các kiến thức cũ bằng các câu hỏi: ? Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới ? ? Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới ? ? Hãy nêu sự hình thành 1 cơ thể người ? ? Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ ? - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. - Nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ tốt các kiến thức đã học. Hoạt động 2 : Cách phòng tránh một số bệnh - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 5 theo hình thức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” như sau: + Phát giấy khổ to, bút dạ cho HS. + Cho nhóm trưởng bốc thăm lựa chọn một trong các bệnh đã học để vẽ sơ đồ về cách phòng chống bệnh đó. - Mỗi nhóm cử 2 HS lên trình bày. - Nhận xét hoạt động thảo luận của HS. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - Lập được bảng từ ngữ ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1) - Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL như tiết 1 đã chuẩn bị. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Giới thiệu bài: 2’ - Nêu MĐ, YC của tiết học. 3. Hướng dẫn giải bài tập: 30’ Bài tập 1 : Lập bảng các từ ngữ theo chủ điểm đã học. - 1 HS đọc bài tập. ? Bài tập y/c gì ? - HS làm việc theo nhóm 5 hoàn thành bài tập. - 1 nhóm làm vào bảng nhóm. - Các nhóm khác làm vào VBT. - Nhóm làm vào bảng nhóm treo bảng. Trình bày bài. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt ý đúng. VN – Tổ quốc em Cánh chim hoà bình Con người với thiên nhiên Danh từ Tổ quốc, đất nước, giang sơn, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, nông dân, công nhân. hoà bình, trái đát, mặt đát, cuộc sống, tương lai, niềm vui, hữu nghị, sự hợp tác, niềm mơ ước. bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi,... Động từ, tính từ bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù,... hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp,... bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanmh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, khắc nghiệt, lao động,... thành ngữ, tục ngữ quê cha đất tổ, quê hương bản quán, chôn rau cắt rốn,... bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh,... lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, ... Bài tập 2 : Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với những từ trong bảng. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài. ? Bài tập y/c gì? - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách làm bài tập 1. - GV nhận xét. 4. Củng cố dặn dò: 3’ - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e). HS khá giỏi thực hiện được toàn bộ BT2 - Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT3, BT4) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, phấn màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Dạy bài mới : 33’ a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ, YC. b. Hướng dẫn giải bài tập: Bài tập 1: - 1 Hs đọc bài tập 1. ? Bài tập y/c gì? ? Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn? (bê, bảo, vò, thực hành) ? Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác? ( Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống đó.) - HS làm việc nhóm đôi. - Nối tiếp nhau giải bài tập. - Nhóm khác nhận xét, sửa chữa. Bài tập 2: (HS cả lớp làm 3 trong 5 ý; HS nào làm nhanh làm cả bài) - 1 HS đọc bài tập 2. ? Bài tập y/c gì? - HS làm việc độc lập. 1 HS làm trên bảng. - Nhận xét, sửa chữa bài trên bảng. a) Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no. b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. c) Thắng không kiêu, bại không nản. d) Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. e) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nét còn hơn đẹp người. - HS nhẩm đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên. GVKL: Những câu thành ngữ tục ngữ trên khuyên chúng ta biết tiết kiệm, đoàn kết, không kiêu căng khi thành công và nản chí khi thất bại, biết giữ lời hứa. Các em cần học thuộc để có kĩ năng sống tốt hơn. - Gọi 1 số HS đọc thuộc lòng. Bài tập 4: - Tổ chức tương tự bài tập 3. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài. - HS nối tiếp nhau đọc câu. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - Dặn dò: 2’ - GV nhận xét giờ học. - Nhắc về ôn bài, chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KĨ THUẬT BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU HS cần phải: - Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình. - Biết liên hệ với viêc bày, dọn bữa ăn trong gia đình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố và nông thôn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 2’ ? Nêu cách luộc rau? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. b. Tổ chức các hoạt động: +Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn - HS quan sát H1, đọc nội dung mục 1a SGK. ? Nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn? (Làm cho bữa ăn hấp dẫn, thuận tiện và hợp vệ sinh.) - GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. ? Nêu cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình ? +Sắp đủ dụng cụ ăn như bát ăn cơm, đũa, thìa... +Dùng khăn sạch lau khô từng dụng cụ, đặt vào mâm theo vị trí ngồi ăn của từng người. +Sắp xếp các món ăn trên mâm cho đẹp mắt, thuận tiện cho mọi người khi ăn uống. ? Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn? +Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. +Các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống. - GVKL : Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình, dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ. +Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 về cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em, so sánh với cách thu dọn bữa ăn được nêu trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung: có thể cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy. +Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập: - GV sử dụng các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh. 4. Củng cố – Dặn dò: 3’ - GV nhận xét ý thức học tập của HS. - Nhắc vận dụng bài học vào thực tế. - Chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018 TOÁN TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân. - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. - Biết sử dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập trongVBT của tiết học trước. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét đánh giá HS. 3. Dạy - học bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân: Ví dụ: - GV nêu bài toán ví dụ: Có 3 thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5 lít, thùng thứ hai có 36,75 lít, thùng thứ ba có 14,5 lít. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu ? - HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán ví dụ. ? Làm thế nào để tính được số lít dầu trong cả 3 thùng? - HS trao đổi với nhau và cùng tính. - GV gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi. - GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình. - HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến để thống nhất. - GV nhận xét và nêu lại: Tính tổng nhiều số thập phân làm tương tự như tính tổng 2 số thập phân. - GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và thực hiện lại phép tính trên. Bài toán: - GV nêu bài toán: Người ta uốn sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 8,7dm ; 6,25dm ; 10dm. Tính chu vi của hình tam giác đó. - HS nghe và tự phân tích bài toán. ? Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác? ( Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.) - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. ? Hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10 ? - GV nhận xét. c. Luyện tập - thực hành: Bài 1(a, b) - GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân. - 2 HS lên bảng làm bài. - HS cả lớp làm bài vào vở. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. ? Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì? - GV chữa bài. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. ? Nêu y/c bài tập1 ? - GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - GV cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 10 Lop 5_12470152.docx