Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 11

Tiết 3:Tập đọc

ÔN: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm một bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ); giọng hiền từ (người ông)

 - Hiểu nội dung : Tình cảm yêu quý thiện nhiên của 2 ông cháu. (Trả Lời các câu hỏi trong SGK).

 II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc49 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố thập phân. - Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất. - Làm các bài tập 1, 2, 3. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Kiểm tra bài cũ - Nhận xét. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Tính. - Nhận xét. Bài 2: Tìm x. - Nhận xét. - HS nêu cách tìm x. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Dựa vào đâu để tính thuận tiện ? - Nhận xét. - HS trình bày cách thực hiện . 3. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên - HS nêu cách cộng, trừ hai số thập phân. - HS nêu tính chất giao hoán, tính chất kết của phép cộng số thập phân. - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 3 HS làm bảng lớp. - HS dưới lớp làm vào nháp, nêu kết quả. a, + 605,26 b, - 800,56 217,3 384,48 822,56 416,08 c, 16,39 + 5,25 – 10,3 = 21,64 – 10,3 = 11,34 - 2 Hs lên bảng, cả lớp làm vào vở. a, x – 5,2 = 1,9 + 3,8 x – 5,2 = 5,7 x = 5,7 + 5,2 x = 10,9 b , x + 2,7 = 8,7 + 4,9 x + 2,7 = 13,6 x = 13,6 – 2,7 x = 10,9 - 2 Hs nêu thực hiện tìm số bị trừ, số hạng trong phép tính - HS nêu yêu cầu. 1 HS làm bảng phụ. a, 12,45 + 6,98 + 7,55 = (12,45 + 7,55 ) + 6,98 = 20 + 6,98 = 26,98 b, 42,37 – 28,73 – 11,27 = 42,37 – ( 28,73 + 11,27 ) = 42,37 – 40 = 2,37 Tiết 3:Tập đọc ÔN: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I. MỤC TIÊU: - Đọc diễn cảm một bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ); giọng hiền từ (người ông) - Hiểu nội dung : Tình cảm yêu quý thiện nhiên của 2 ông cháu. (Trả Lời các câu hỏi trong SGK). II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáoviên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 3. Bài mới: Giới thiệu Hoạt động 1: Luyện đọc. - 1 HS đọc bài - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Luyện đọc từ khó. - Đọc nối tiếp lần 2 - GV giúp học sinh giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc nhóm 3 – GV sửa sai. - GV yêu cầu HS đọc toàn bài. - Giáo viên đọc mẫu. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1. - Tại sao Thu thích ra ban công. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2. + Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? - Yêu cầu học sinh nêu ý 1. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3. + Vì sao thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? + Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình là một khu vườn ? + Em hiểu: “Đất lành chim đậu” là như thế nào”? - Yêu cầu học sinh nêu ý 2. - Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu ? - Nêu nội dung chính. Hoạt động 3: Rèn HS đọc diễn cảm. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Giáo viên tổ chức học sinh đọc diễn cảm đoạn 3. - Giáo viên treo bảng phụ có nội dung như đoạn 3 ( SGK ) - GV đọc mẫu. - GV yêu cầu HS đọc theo cặp - GV tổ chức HS đọc diễn cảm - GV nhận xét. 5. củng cố - dặn dò: Nhận xét . - Hát - Học sinh lắng nghe. - HS đọc + HS 1: Từ đầu..từng loài cây + HS 2: cây quỳnh trong vườn.không phải là vườn. + HS 3: phần còn lại. - Học sinh đọc. - Học sinh đọc phần chú giải. - Học sinh lắng nghe. - Hoạt động nhóm, lớp. - Học sinh đọc đoạn 1. - HS trả lời. - HS đọc bài. + Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước. + Cây hoa ti-gôn: thò râu theo gió ngọ nguậy như vòi voi. + Cây hoa giấy: bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng. + Cây đa Ấn Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá ... • Đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu. - Học sinh đọc đoạn 3. - Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. - Học sinh phát biểu tự do. - Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn. • Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ. - HS trình bày. Vẻ đẹp của cây cối trong khu vườn nhỏ và tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu. - Hoạt động lớp, cá nhân. - Lớp lắng nghe tìm cách đọc hay. - HS tìm các từ nhấn giọng: hé mây, xanh biếc, thản nhiên rỉa cánh, líu ríu. - Đôi bạn đọc cho nhau nghe. - HS thi đọc. - Học sinh nhận xét. Tiết 4: Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - Biết rút kinh nghiệm bài văn ( bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ, cách trình bày, chính tả); nhận biết và sửa được lỗi trong bài. - Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi rõ những lỗi HS thường mắc phải. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Nhận xét chung bài làm của HS. - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập làm văn. * Ưu điểm: - HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài. - Bố cục bài văn được trình bày rõ ràng, khoa học. - Trình tự miêu tả tương đối hợp lí. - Diễn đạt câu, ý gẫy gọn, đủ chủ ngữ và vị ngữ...dùng một số từ láy, hình ảnh, để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật. Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng câu văn. - Hình thức trình bày bài văn: khoa học, sáng tạo... * Nhược điểm: - Một số bài còn viết sai lỗi chính tả, cách dừng từ đặt câu con lộn xộn, trình bày chưa khoa học. Một số bài còn lạc đề , thiên về kể, tả sơ sài..... 2.3, Hướng dẫn chữa bài - Yêu cầu 1 HS đọc bài ( GV chuẩn bị). - HS tự nhận xét chữa lỗi theo yêu cầu. - Trả bài. - Học sinh tự phát hiện lỗi sai ở bài của mình. + Bài văn tả cảnh tả theo trình tự nào là hợp lí nhất? + Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc? + Thân bài cần tả những gì? + Câu văn nên viết thế nào để sinh động , gần gũi? + Phần kết bài nên viết thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc? - Yêu cầu HS đọc bài 2: - Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay - 5 HS đọc đoạn văn của mình mà mình cho là hay nhất? - Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung bài. - 1 HS đọc lại đề bài tập làm văn. - HS nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS sửa lỗi vào bài sai - Học sinh tự sửa lỗi. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS nghe. Tiết 5:  Địa lý LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN I. MỤC TIÊU: + Nêu được một số đặc điểm nổi bậc về tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta. + Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp vả thủy sản. * HS năng khiếu: Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản; biết các biện pháp bảo vệ rừng. * GDBVMT (Liên hệ): Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sự khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. II. CHUẨN BỊ: Bản đồ phân bố lâm, ngư nghiệp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: “Nông nghiệp”. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài 3. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Các hoạt động của lâm nghiệp. - Lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? Phân bố ở đâu? - GV yêu cầu HS kể các việc của trồng và bảo vệ rừng. ® Kết luận: Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, chế biến gỗ và lâm sản. v Hoạt động 2: Sự thay đổi diện tích rừng nước ta + Gợi ý: Cách quan sát và trả lời câu hỏi. 1/ So sánh chiều cao các cột. 2/ Lưu ý: = + Tổng diện Diện tích Diện tích tích rừng rừng tự rừng trồng nhiên - GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi HS. + Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào? + Nêu diện tích rừng của từng năm đó? + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? + Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? + Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào? + Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng? * Từ những nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng, nguyên nhân của sự thay đổi đó. Em hãy nêu các biện pháp thực hiện Nhà nước đã thực hiện bảo vệ rừng. ® GV Kết luận. vHoạt động 3: Ngành khai thác thủy sản - Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào? Phân bố ở đâu?. - Thủy sản gồm những loài nào? Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng biều đồ. + Biểu đồ biểu diễn điều gì? + Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì? + Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều gì? Tính theo đơn vị nào? + Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì? - GV chia thành các nhóm nhỏ. ® Kết luận: Ngư nghiệp gồm có đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản ngày càng tăng. Đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng. 1 số loại thủy sản đang được nuôi nhiều. Ngành thủy sản phát triển mạnh vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ. 4. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Công nghiệp”. • Đọc ghi nhớ. • Chỉ trên lược đồ vùng phân bố gia súc, gia cầm chủ yếu. - Lắng nghe nhắc lại tựa bài + Quan sát hình 1 và TLCH/ SGK. * Trồng rừng; Ươm cây; Khai thác gỗ. - Các việc của hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng... - HS Nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức. Làm việc nhóm đôi, lớp. + Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi/ SGK. + HS thảo luận và trả lời câu hỏi. + Trình bày. + Bổ sung. - HS đọc bảng số liệu và nêu. + Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980, 1995, 2004. * Năm 1980: 10,6 triệu ha. * Năm 1995: 9,3 triệu ha. * Năm 2005: 12,2 triệu ha Từ 1980 đến + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức. + Từ năm 1995 đến năm 2005, d/tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt. + Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển. + Vùng núi là vùng dân cư thưa vì vậy: * Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện. * Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động. 1995: diện tích rừng giảm do khai thác bừa bãi quá mức. - HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu KT. + Quan sát lược đồ (hình 2 và trả lời câu hỏi/ SGK). + Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những nơi còn nhiều rừng, điểm chế biến gỗ. - Bao gồm đánh bắt và nuôi trồng. Phân bố ở nơi có nhiều sông, hồ và ven biển. - Cá, tôm, cua, ốc, mực, trai, nghêu, sò, hến, tảo, + Quan sát biểu đồ/ 87 và trả lời câu hỏi. + Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm. + Trục ngang thể hiện thời gian, tính theo năm. + Trục dọc của biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, theo đơn vị là nghìn tấn. + Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được. + Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được. - Mỗi nhóm 4 HS phân tích lược đồ và làm các bài tập. Trình bày kết quả và chỉ bản đồ các vùng đánh bắt nhiều cá tôm, các vùng nuôi trồng thủy sản. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu KT. + Đọc ghi nhớ/ 87. Tiết 6 : Giáo dục tập thể BIẾT ƠN THẦY GIÁO ,CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU: - Phát triển ở HS tình cảm thiêng liêng giữa thầy và trò - HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý các thầy giáo, cô giáo - HS yêu trường, yêu lớp, thích đi học. II. CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát về mái trường III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát tập thể - Giới thiệu nội dung hoạt động. 2. Tiến hành: Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu ngày 20/11 - Ngày 20/11 là ngày gì? - Các em phải làm gì để cho thầy cô vui lòng? - Khi gặp thầy cô giáo, các em phải làm gì? - Gv nhận xét, kết luận: Hoạt động 2: Chơi trò chơi : Ai ngoan GV đưa ra câu hỏi: Những hành động nào dưới đây thể hiện mình là con ngoan – trò giỏi: - Kính trọng , lễ phép với thầy cô. - Chăm chỉ học hành vâng lời thầy cô. - Khi gặp thầy cô thì không chào hỏi. - Luôn tích cực trong hoc tập - Lười biếng học tập làm thầy cô phiền lòng. Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ. 3. Kết thúc hoạt động: GV nhận xét tiết học. Khuyến khích các em thực hiện tốt các hoạt động. - HS hát. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi. - 1,2 nhóm trình bày. - HS lựa chọn đáp án đúng, giải thích vì sao? - Vui văn nghệ chúc mừng ngày 20-11. - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 7 : Tiếng Việt ÔN TẬP: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. MỤC TIÊU: - Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ xưng hô. - Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ xưng hô. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lặp lại trong đoạn văn sau: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên xứ hống hách của nhà Nguyễn. Hoài Văn bắt được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết, Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn: - Sài Thung có dám đánh người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam nhỏ bé! Bài tập 2: Đặt câu có quan hệ từ: và, của, như, nhưng. - 4 HS lên bảng - GV kết luận ý đúng. Bài tập 3: - Đặt 3 câu có các danh từ : Lớp, mái trường, góc sân. 4. Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - S lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập. Đáp án bài 1 : - 3 từ Sài Thung đầu thay bằng từ nó - Từ Sài Thung tiếp theo thay bằng từ mày - Cụm từ người nước Nam sau thay bằng từ chúng tao. Bài 2: HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. a, Em và bạn Hải chép bài. b, Cây viết này của em. (quan hệ sở hữu). c, Chúng tôi như anh em một nhà (quan hệ so sánh). d, Bạn Nga học giỏi nhưng viết chữ lại xấu.(quan hệ tương phản). Bài 3 : - Hằng ngày, em thường đến lớp rất đúng giờ. - Em rất nhớ mái trường tiểu học thân yêu. - Ở góc sân, mấy bạn nữ đang nhảy dây. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2018 Tiết 1: Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: - HS biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Biết giải toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Bài tập 1, 3. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên: a, Ví dụ 1: - Phân tích ví dụ. - Yêu cầu HS tóm tắt. - Hướng dẫn HS giải. + Muốn tính chu vi hình tam giác có ba cạnh bằng nhau ta làm ntn? - Hướng dẫn HS đổi ra đơn vị đo nhỏ hơn để có phép nhân hai số tự nhiên. - Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính. 1,2 3 3 ,6(m) + Em hãy nêu cách thực hiện phép nhân trên? b, Ví dụ 2: - Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính * Y/c HS nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên. * Kết luận ( sgk) 3. Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính. - 2 Hs làm bảng lớp . - Hs dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét- bổ sung. Bài 3: - Hướng dẫn HS phân tích đề, tóm tắt bài toán. - Gv nhận xét – bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS tiếp nối nhau đọc ví dụ. Tóm tắt: a = 1,2 m P = ? m + Ta lấy số đo một cạnh nhân với 3. - HS đổi và tính kết quả. - HS quan sát. + Thực hiện phép nhân như với số tự nhiên. + Phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra một chữ số kể từ phải sang trái. + HS đặt tính và tính: 0,46 12 92 46 5,52 - 2 HS tiếp nối nhau đọc. - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm. a, 2,5 b, 4,18 c, 0,256 7 5 8 17,5 20,9 2,048 d, 6,8 15 340 68 102,0 - 1 HS đọc đề. Tóm tắt: 1 giờ : 42,6 km 4 giờ:....? km - 1 Hs lên bảng, dưới lớp làm vào vở. Bài giải Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là. 42,6 4 = 170,4 ( km ) Đáp số: 170,4 km. Tiết 2: Luyện từ và câu QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ (ND Ghi nhớ). Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III) ; xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2) ; biết đặt câu với quan hệ từ (BT3). - HS năng khiếu đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3. * GDBVMT: GV hướng dẫn HS làm BT 2 với ngữ liệu nói về BVMT, từ đó liên hệ về ý thức BVMT cho HS. II.CHUẨN BỊ: Bảng nhóm; Từ điển. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét. 2. Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Phần nhận xét Bài 1: - Gọi HS lần lượt làm từng câu. - GV: Những từ in đậm trong những câu trên dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ. + Quan hệ từ là gì? + Quan hệ từ có tác dụng gì? Bài 2: - Yêu cầu một HS lên bảng gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu. - GV kết luận. 2.3, Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. 2.4, Luyện tập Bài 1: - HS làm bài theo nhóm 4. - GV kết luận ý đúng. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài tập: Tìm cặp từ chỉ quan hệ và nêu mối quan hệ mà chúng biểu thị. - Nhận xét - sửa sai. + Muốn có nhiều cánh rừng xanh mát mọi người cần phải làm gì? Bài 3: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét - sửa sai. 3, Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS về học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu khái niệm về đại từ xưng hô. - Gọi 2 HS đặt câu có đại từ xưng hô? - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. a, Và nối say ngây với ấm nóng (quan hệ liên hợp). b, Của nối tiếng hát dìu dặt với hoạ mi. (quan hệ sở hữu). c, Như nối không đơm đặc với hoa đào (quan hệ so sánh). + Nhưng nối câu văn sau với câu văn trước (quan hệ tương phản). - Hs trả lời theo khả năng. - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài a, Nếu...thì...(biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả). b, Tuy... nhưng...(biểu thị quan hệ tương phản). - 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ, HS dưới lớp đọc thầm. - 1 HS đọc y/c và nội dung của bài tập. - HS làm việc theo nhóm, 1 nhóm làm trên giấy khổ to lên đính bảng. - HS cả lớp nhân xét, bổ sung. a, và nối Chim, Mây, Nước với Hoa. của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi. rằng nối cho với b phận câu đứng sau. b, và nối to với nặng. như nối rơi xuống với ai ném đá. c, với ngồi với ông nội về nối giảng với từng loài cây. - 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. a, Vì ... nên ... (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả). b, Tuy ... nhưng ... (biểu thị quan hệ tương phản). + ... trồng rừng và bảo vệ rừng. - 1 HS đọc đề. - HS tiếp nối nhau nêu câu đã đặt. + Em và An là đôi bạn thân. + Em học giỏi văn nhưng em trai em lại học giỏi toán. + Cái áo của tôi còn mới nguyên. Tiết 3: Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. MỤC TIÊU: - HS viết được đơn “Đơn xin cấp thẻ đọc sách”đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết theo đề bài . - GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin . Hợp tác tìm kiếm thông tin. Thể hiện sự tự tin thuyết trình. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Hướng dẫn làm bài tập: a, Tìm hiểu đề. b, Xây dựng mẫu đơn + Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn? + Theo em tên của đơn là gì? + Nơi nhận đơn em viết những gì? + Phần lí do viết đơn em lên viết những gì? c, Thực hành viết đơn - Gọi HS trình bày bài viết của mình trước lớp. - Nhận xét- sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc đề bài : Em hãy viết 1 lá đơn xin cấp thẻ đọc sách. + Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn, tên người viết đơn, chức vụ, lí do viết đơn, chữ kí của người viết đơn. + Đơn xin cấp thẻ đọc sách - HS tự trình bày. + Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ, rõ ràng . - HS làm bài vào VBT. - 5 HS trình bày trước lớp bài làm của mình. - Lắng nghe, ghi nhớ. Tiết 4: Tiếng Việt LUYỆN ĐỌC THÊM I. MỤC TIÊU: – Rèn kĩ năng đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn một số bài văn, bài thơ đã học, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. - GD HS yêu thích môn học, II. CHUẨN BỊ: - Phiếu học tập ghi tên bài tập đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc một số bài: a. Bài Sắc màu em yêu: - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong bài thơ? - Nó có tác dụng gì? - Hãy nêu giọng đọc toàn bài - Các em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào. - Gọi HS đọc bài. b. Bài Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật trong bài thơ? - Nó có tác dụng gì? - Hãy nêu giọng đọc toàn bài - Các em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào. - Gọi HS đọc bài. c. Bài Đất Cà Mau ;.... - Tiến hành tương tự như trên. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. về nhà tiếp tục rèn đọc diễn cảm - ....Biện pháp điệp ngữ. Từ lặp lại Em yêu; - Có tác dụng nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước - HS nêu: Toàn bài thơ đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Khổ cuối đọc giọng tha thiết. - Nhấn giọng các từ ngữ : Em yêu và các từ chỉ màu sắc. - HS luyện đọc. + ....biện pháp nhân hóa: công trường say ng...ủ; tháp khoan ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, biển nằm bỡ ngỡ...; sông Đà chia ánh sáng.... - Có tác dụng làm cho vật, cảnh trở nên gần gũi với con người; đặc biệt hình ảnh biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên cho chúng ta thấy biển có râm trạng như con người, ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa cao nguyên - Toàn bài thơ đọc với giọng chậm rãi ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng về tương lai tốt đẹp + Nhấn giọng ở các từ ngữ: ngón tay đan, cả công trường , nhô lên, sóng vai nhau, ngân nga..... - HS luyện đọc. - Lắng nghe, ghi nhớ. Tiết 5: Giáo dục tập thể TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN: TRUYỆN CỔ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp các em chọn được sách theo chủ đề truyện cổ tích Việt Nam, giúp học sinh nhớ lại những truyện cổ tích nào mà các em đã được nghe kể chuyện, được học trên lớp hay được đọc từ thưở ấu thơ đến nay. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng, tóm tắt truyện, kể chuyện, đọc văn bản nghệ thuật , kỹ năng nghe và luyện kỹ năng khai thác sách vở thông tin trong thư viện. 3. Thái độ: - Cảm nhận được ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái tốt, cái thiện, của lẽ phải và công băng thể hiện trong truyện - Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách theo chủ đề trên và vận dụng kiến thức đã đọc vào thực hành các bài tập trong lớp. II. CHUẨN BỊ : - Giáo viên & cán bộ thư viện chuẩn bị: truyện cổ tích Việt Nam. - Học sinh : + Nắm được nội qui sinh hoạt ở thư viện. + Sổ tay đọc sách.: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Trước khi đọc: - Nêu nội quy trong và ngoài thư viện. - Giới thiệu sách. - Hãy nhớ lại và nói cho các bạn biết các em đã được nghe những câu chuyện cổ tích nào? Giới thiệu một số truyện cổ tích đã chuẩn bị như: Tấm Cám, cây khế, - Theo các em thế nào là truyện cổ tích? 2. Trong khi đọc - Đọc truyện: Đọc cá nhân. Mục tiêu: Biết chọn đúng sách theo trình độ, theo chủ đề & Thảo luận sách tóm tắt được câu truyện. - Hướng dẫn tìm sách. - Nêu câu hỏi cho bạn và ngược lại. - Theo dõi trò chuyện với các em về nội dung câu chuyện các em đang đọc. 3. Sau khi đọc Hoạt động 1: Báo cáo kết quả Mục tiêu: Báo cáo kết quả trước lớp lưu lóat , hấp dẫn.. - Hướng dẫn cách trình bày - Nhận xét. Họat động 2. Tổng kết. - Về tìm đọc những sách được bạn giới thiệu trong tiết học hôm nay. - Trao đổi với các bạn về câu chuyện mình đã chọn đọc. 4. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học - 1,2 HS nêu. - HS phát biểu: Cậu bé thông minh, Cóc kiện trời, Tấm Cám. - Truyện cổ tích là truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân.. - Đọc cá nhân. - HS chọn sách truyện cổ tích. - Đọc hết câu truyện. - Thảo luận ghi ra bảng nhóm. + Tên truyện ? Nhà xuất bản nào? + Truyện có những nhân vật nào? nhân vật có tính cách thế nào nào ? + Những chi tiết nào trong truyện làm em thích/ cảm động? Vì sao + Bài học rút ra từ câu truyện là gì? * HS trình bày. - Nhận xét cách trình bày của bạn. - Lớp bình chọn bạn giới thiệu hay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 11 Lop 5 1819_12473137.doc
Tài liệu liên quan