LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: - Hiểu đúng nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu BT1.
- Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
* GDBVMT : Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
* Kỹ năng: Rèn KN nhận biết và sử dụng vốn từ.
* Thái độ: Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ.
- Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ,VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm
40 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 12 năm học 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n với một số tròn chục, tròn trăm. Giải bài toán có ba bước tính.
* Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác.
* Thái độ: HS yêu thích học toán.
- Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác,
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
b) Cách tiến hành:
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi : Truyền điện. Lớp trưởng nêu 1số phép tính nhân nhẩm. HS thi đua nêu kết quả.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Thực hành:
a) Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhân nhẩm với 10, 100, 1000 Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm. Giải bài toán có ba bước tính.
b) Cách tiến hành:
Bài 1: Củng cố cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000
- HĐ nhóm đôi
- HS đọc yêu cầu.
HS TL – chia sẻ kq trong nhóm - trước lớp
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng:
1,48 x 10 = 14,8 5,12 x 100 =512 2,571 x 1000 = 2571
15,5 x 10 = 150 0,9 x 100 =90 0,1 x 1000 = 100
* Dự kiến: HS cần giúp đỡ: Phương Nam, Phương Tú, Nhật,..
Bài 2:
* Mục tiêu: Củng cố cách đặt tính và nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm
- HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu
- Nhóm trưởng điều hành các bạn TL – chia sẻ KQ trong nhóm
- Chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét.Chốt KT:
7,69 12,6 12,84
x x x
50 800 40
3845,0 100800,0 5136,0
Bài 3:
Mục tiêu: Củng cố Giải bài toán có ba bước tính
- HĐ nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn đọc bài, nêu yêu cầu và chia sẻ cách làm bài trong nhóm
- Đại diện một số nhóm cử bạn lên làm bài trước lớp.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. Chốt KT:
Bài giải
Ba giờ đầu người đó đi được là:
10,8 x 3 = 32,4 (km)
Bốn giờ sau người đó đi được là:
4,52 x 4 = 38,08 (km)
Người đó đã đi được là:
32,4 + 38,08 = 70,48 (km)
Đáp số: 70,48 km.
Dự kiến: Hiếu, Khải, Nam Anh làm nhanh sẽ giúp đỡ nhóm làm chậm
4. Hoạt động Vận dụng:
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học
b) Cách tiến hành:
- GV nêu nội dung bài ứng dụng. Một người đi bộ mỗi giờ đi được 5,5 km. Hỏi 10 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- HS chia sẻ
- Dặn HS ôn bài . Chuẩn bị bài sau: Nhân một số thập phân với một số thập phân
ĐIỀU CHỈNH
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
Buổi chiều:
TIN HỌC
( GV chuyên dạy )
----------------------------------------------
TIN HỌC
( GV chuyên dạy )
----------------------------------------------
TIẾNG ANH
( GV chuyên dạy )
----------------------------------------------
TIẾNG ANH
( GV chuyên dạy )
---------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2018
Buổi sáng:
LỊCH SỬ
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Học sinh biết: sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chóng lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ
* Kỹ năng: Rèn KN nhận biết các sự kiện, nhân vật lịch sử.
* Thái độ: GD cho HS ham thích tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử; yêu quê hương.
- Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các tư liệu về phong trào: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”
2. Học sinh: SGK, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Lớp trưởng cho các bạn chơi TC: Ai hiểu biết nhiều hơn!
- Cán sự lớp điều hành các bạn thi kể nhanh tên các nhân vật lịch sử đã học từ tuần 1 đến tuần 10.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
a) Mục tiêu: Học sinh biết: sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chóng lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ
b) Cách tiến hành
* Hoạt động 1: HĐ nhóm: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng 8.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc SGK và vốn hiểu biết của mình cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi:
+Vì sao ta nói: Ngay sau cách mạng tháng 8 nước ta ở trong tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc”?
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc”?
+ GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm có ý kiến hỗ trợ.
+ Chia sẻ trước lớp về quá trình thảo luận của nhóm.
+ Các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến
* Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
- HĐ nhóm: Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”?
- Đẩy lùi giặc đói?
- Chống giặc dốt?
- Chống giặc ngoại xâm?
HS TL chia sẻ trong nhóm-trước lớp
HS nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động Thực hành:
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân:
Ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Bác Hồ trong những ngày diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”?
+ Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Chia sẻ bài làm trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
GV KL- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
- Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng
4. Hoạt động Vận dụng:
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan trong thực tiễn.
b) Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi - Hs chia sẻ trước lớp
- Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn?
- HS đọc lại phần ghi nhớ
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau: Thà hi sinh tất cả chứ nhất định ko chịu mất nước.
5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
ĐIỀU CHỈNH
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người,lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình.
* Kỹ năng: Rèn KN lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả 1 người thân trong gia đình.
* Thái độ: HS có ý thức học tập tốt, yêu quý người thân trong gia đình.
- Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: bảng phụ, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
b) Cách tiến hành:
- Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Lớp chúng mình rất rất vui”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
a) Mục tiêu: Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người.
b) Cách tiến hành
Hoạt động 1: * Phần nhận xét.
HĐ nhóm
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm thảo luận theo yêu cầu:
+ Ngoại hình của anh Cháng có những đặc điểm gì nổi bật?
+ Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của anh Cháng, em thấy anh Cháng là những người như thế nào?
+ Tìm phần kết và nêu ý nghĩa chính?
+ Qua nhận xét trên rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người?
+ “Từ đầu g đẹp quá!” Giới thiệu bằng cách đưa ra lời khen.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn TL – chia sẻ KQ trong nhóm
- Chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét. Chốt KT:
- Cấu tạo bài văn Hạng A cháng:
1- Mở bài
- Từ " nhìn thân hình.... đẹp quá"
- Nội dung: Giới thiệu về hạng A cháng.
- Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khoẻ đẹp của hạng A Cháng
2- Thân bài: Hình dáng của Hạng A cháng: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như chắc gụ. vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng, khi đeo cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
- HĐ và tính tình: lao động chăm chỉ, cần cù, say mê , giỏi; tập trung cao độ đén mức chăm chắm vào công việc
3- Kết bài: Câu hỏi cuối bài : ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ
- K.luận: Nêu cảm nghĩ về người định tả.
3. Hoạt động Thực hành:
a) Mục tiêu: Lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình.
b) Cách tiền hành:
HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm cá nhân.
- Chia sẻ bài trước lớp
- Nối tiếp đọc dàn ý.
- HS nhận xét , bổ sung
- Giáo viên nhấn mạnh cấu tạo của 1 bài văn tả người có 3 phần.
* Dự kiến: HS cần giúp đỡ: Nhật, Trâm, Phương Tú, Phương Nam
4. Hoạt động Vận dụng:
- GV yêu cầu HS nêu lại phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học. Dặn ôn bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả người.
5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
ĐIỀU CHỈNH
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 58: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Giúp học sinh nắm được quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân. Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân 2 số thập phân.
* Kỹ năng: Rèn KN làm tính nhanh, đúng, chính xác.
* Thái độ: HS yêu thích học toán
- Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ.SGK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
b) Cách tiến hành:
- Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền"
- Cách chơi: + Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền.
+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai
+ Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS)
+ HS hô: Thuyền... chở gì ?
+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép nhân: .....x10 hoặc 100; 1000...
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
a) Mục tiêu: HS nắm được nhân một số thập phân với một số thập phân
b) Cách tiến hành
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân
HĐ cả lớp.
Giáo viên nêu ví dụ 1: Một mảnh vườn HCN có chiều dài 6,4m, chiều rộng 4,8m.Hỏi diện tích của mảnh vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông?
- Học sinh đọc đề; Phân tích đề.
- HS nêu tóm tắt bài toán.
6,4 x 4,8 = ? m2
- HS làm bài cá nhân.
6,4 m = 64 dm; 4,8 m = 48 dm
64 x 48 = 3072 (dm2)
3072 dm2 = 30,72 m2
Vậy 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2)
(dm2) (m2)
- Học sinh nhận xét cách nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
Giáo viên nêu ví dụ 2 và yêu cầu học sinh vận dụng để thực hiện phép nhân.
4,75 x 1,3
- Học sinh thực hiện phép nhân.
4,75 x 1,3 = 6,175
* Quy tắc: ( SGK )
3. Hoạt động Thực hành:
a) Mục tiêu: Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân 2 số thập phân.
b) Cách tiến hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
HĐ cá nhân
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS nêu cách làm.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, HS cả lớp làm vào bảng con. - Gv nhận xét, chốt kết quả đúng:
a) 38,70 ; b) 108,875 ; c) 1,128 ; d) 35,217
- Dự kiến: HS có thể quên dấu phẩy ở tích chung, GV nhắc HS thực hiện theo 3 thao tác: nhân, đếm, tách.
- Lưu ý: GV hướng dẫn trực tiếp các em tính toán chậm. Củng cố cách nhân một số thập phân với một số thập phân
Bài 2: nắm được tính chất giao hoán của phép nhân 2 số thập phân.
HĐ nhóm đôi:
- Tính rồi so sánh giá trị của a x b và b x a
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm thống nhất cách làm.Rút ra tính chất giao hoán của phép nhân 2 số thập phân
- Đại diện nhóm nêu kq, nhóm khác nhận xét.
GVKL về tính chất giao hoán của phép nhân 2 số thập phân.
b) Hướng dẫn học sinh vận dụng tính chất giao hoán để tính kết quả.
ĐA:15,624 144,64
4. Hoạt động Vận dụng:
Bài tập PTNL học sinh:
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Cho HS giải bài toán vào vở.
- GV cùng HS nhận xét.
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
Bài giải
Chu vi vườn cây hình chữ nhật là:
(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m)
Diện tích vườn cây hình chữ nhật là:
15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
Đáp số: Chu vi: 48,04m
Diện tích: 131,208 m2
5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học
b) Cách tiến hành:
- GV nêu nội dung bài ứng dụng .Một vườn cây HCN có chiều dài 15,62m và chiều rộng 8,4m. Tính chu vi và DT vườn cây đó?
- HS chia sẻ
- Dặn ôn bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập
ĐIỀU CHỈNH
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
Buổi chiều:
KHOA HỌC
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. Mục tiêu :
*Kiến thức:- Nhận biết một số tính chất của đồng
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
*Kỹ năng: -Phân biệt được đồng với kim loại khác.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng .
*Thái độ: GDHS có ý thức bảo quản các đồ dùng được làm từ đồng.
- Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hình vẽ trong SGK, dây đồng, phiếu bài tập.
2. Học sinh: SGK, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp hỏi đáp
Phương pháp quan sát
Phương pháp thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Bắn tên
- GV chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
a) Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của đồng
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
b) Cách tiến hành: Cá nhân=> Nhóm=> Cả lớp
v Hoạt động 1: Tính chất của đồng
HĐ nhóm: Làm việc với vật thật.
Nhóm trưởng điều khiển
- HS trong nhóm thảo luận
+ Quan sát các dây đồng
+ Mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- HS nhận xét,
- GV kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
* Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim đồng
HĐ cá nhân
- Làm việc với SGK.
- HS làm phiếu học tập (cá nhân)
- Chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt
- Bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn
- Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng
- Có ánh kim, cứng hơn đồng
- GV nhận xét, thống nhất các kết quả: Đồng là kim loại. Đồng-thiếc, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng
- Lưu ý hoạt động làm bài của em: Nhật, Việt.
3. Hoạt động Thực hành:
* Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó.
HĐ nhóm
* Quan sát và thảo luận.
+ Tên đồ dùng đó là gì?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
+ Ở gia đình em có đồ dùng nào làm bằng đồng? Thường thấy bảo quản các đồ dùng như thế nào?
- HS trong nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- HS nhận xét
- GV chốt: Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, bộ phận ô tô, tàu biển. Hợp kim của đồng dùng làm các đồ dùng gia đình như nồi, mâm, nhạc cụ, hoặc chế tạo vũ khí. Các đồ dùng làm bằng đồng, hợp kim của đồng có thể bị xỉn màu vì vậy thỉnh thoảng cần dùng thuốc lau chùi, giúp chúng sáng bóng trở lại.
4. Hoạt động Vận dụng:
Nêu lại nội dung bài học.
Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu hiểu biết của em về vật liệu ấy.
Nhận xét giờ học -Chuẩn bị bài: Nhôm.
5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo:
- HS thi kể về các vật dụng bằng đồng và nêu cách bảo quản chúng.
- Nhóm nào kể được nhiều và đúng sẽ giành chiến thắng.
ĐIỀU CHỈNH
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về bảo vệ môi trường lời kể rõ ràng, ngắn gọn. Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
* Kỹ năng: Rèn KN nghe và kể lại được nội dung câu chuyện.
* Thái độ: GD cho HS có ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
- GDBVMT : Mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
- Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh họa truyện.
2. Học sinh: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Ai nhanh! Ai đúng!
- Cán sự lớp điều hành các bạn thi kể tên các con vật sống trong rừng
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
a) Mục tiêu: Nắm được yc đề bài: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về bảo vệ môi trường
b) Cách tiến hành
Hoạt động 1: H/dẫn HS hiểu đề bài.
- Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- GV Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, nội dung bảo vệ môi trường.
- 1,2 HS đọc đề bài.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong đọc gợi ý SGK và chia sẻ, thảo luận về yêu cầu tiết kể chuyện.
- Cán sự lớp mời đại diện các nhóm báo cáo quá trình thảo luận của nhóm.
- Dự kiến: HS mức 1. 2 có thể chưa chuẩn bị đúng câu chuyện, GV định hướng
để HS lựa chọn câu chuyện sẽ kể.
3. Hoạt động Thực hành:
Hoạt động 2: Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về bảo vệ môi trường lời kể rõ ràng, ngắn gọn. Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Kể chuyện theo nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS kể chuyện trong nhóm, chia sẻ vể ý nghĩa câu chuyện.
- Cán sự lớp điều hành cho các nhóm thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt.
- GV lưu ý HS từng giọng nhân vật và kèm theo nét mặt, cử chỉ khi kể chuyện.
- GV nhận xét – nêu ý nghĩa của câu chuyện
+ Lưu ý: HS mức 1,2 kể một đoạn, không cần lặp lại nguyên văn từng lời
+ HS mức 3,4 Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
4. Hoạt động Vận dụng:
- Qua tiết học này em cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
- HS nêu lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
- GV yêu cầu HS về kể lại cho gia đình nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến, hoặc tham gia.
ĐIỀU CHỈNH
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
THỂ DỤC
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
- Giáo dục HS ý thức luyện tập thường xuyên.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Sân bãi, còi, kẻ sân trò chơi.
HS: Kẻ sân trò chơi, trang phục.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: (6 – 10’):
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối hông...
- Trò chơi"Chạy ngược chiều theo tín hiệu"
2. Hoạt động Hình thành kiến thức :
- Ôn 5 động tác thể dục đã học.
Tổ chức và phương pháp dạy như bài 22.
- Chia tổ tập luyện dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
Gv quan sát, giúp các tổ tập luyện và sửa động tác cho HS.
3. Hoạt động Thực hành:
- GV cho HS tập luyện theo tổ, tập lại các động tác.
- GV quan sát, sửa sai cho HS tập chưa đúng.
4. Hoạt động Vận dụng:
* Tổ chức thi đua cho các tổ:
- Lần lượt từng tổ lên trình diễn các động tác vừa được học.
- HS nhận xét, bình chọn.
- Trò chơi"Ai nhanh và khéo hơn".
GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử rồi chơi chính thức.
5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ( 4 – 6’):
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- Đứng tại chỗ hát một bài vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.Về nhà ôn lại các động tác vừa học.
ĐIỀU CHỈNH
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------
Luyện Toán:
CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
- Nắm vững cách tính toán với số thập phân
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ :
- Hệ thống bài tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
- GV cho HS hát một bài hát.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Hoạt động Thực hành:
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 6,372 x 16 b) 0,894 x 75
c) 7,21 x 93 d) 6,5 x 407
Đáp án :
a) 101,902
b) 67,05
c) 670,53
d) 2645,5
Bài tập 2 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38
b) y : 17,03 = 60
Bài giải :
a) y : 42 = 16 + 17, 38
y : 42 = 33,38
y = 33,38 x 42
y = 1401,96
b) y : 17,03 = 60
y = 60 x 17,03
y = 1021,8
Bài tập 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
42,5dm = . cm 201,298dam = cm
78,124m = dm 98,213m = . mm
Bài tập 4: Trung bình cộng của hai số là 44,5. Tìm hai số đó biết rằng hiệu của chúng bằng 30.
Bài tập 5: Một người đi xe đạp trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 12,5km ; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 13,75km. Hỏi trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
ĐIỀU CHỈNH
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2018
Buổi sáng:
THỂ DỤC
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI"KẾT BẠN"
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi “Kết bạn". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. GV chuẩn bị 1 còi, 4 lá cờ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: (6 – 10’):
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thường hít thở sâu, xoay các khớp cổ chân, cổ tay,...
2. Hoạt động thực hành: ( 18 – 22’):
- Ôn 5 động tác thể dục đã học.
Tổ chức và phương pháp dạy như bài 22.
- Chia tổ tập luyện dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
Gv quan sát, giúp các tổ tập luyệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 12 Lop 5_12477385.docx