Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 32

I- Mục tiêu

 + Biết thực hành phép chia.

 + Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.

 + Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.

Các bài tập cần làm:B1(a,b) dòng 1; B2 (cột 1,2); B3.

II- Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc17 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Thứ 2 ngày 23 tháng 4 năm 2018 Tiết: 1 HĐTT: CHÀO CỜ Tiết: 2 Toán: LUYỆN TẬP I- Mục tiêu + Biết thực hành phép chia. + Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân. + Tìm tỉ số phần trăm của 2 số. Các bài tập cần làm:B1(a,b) dòng 1; B2 (cột 1,2); B3. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ (5’) - Chữa lại bài tập 4 tiết trước. B- Bài mới 1- Giới thiệu bài :(2’) GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học . 2- HD HS thực hành luyện tập(30’) Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán. - GV hỏi : Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép chia có đúng hay không chúng ta làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi HS nhận xét bài của bạn, nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhẩm giỏi. Chia lớp làm 3 nhóm thi đua nhau nhẩm và ghi kết quả vào bangt nhóm, mỗi nhóm làm 2 ý phần a và 2 ý phần b.Nhóm nào nhanh nhất, đúng nhất, đội đó thắng. - GV tổng kết khen thưởng. Bài 3 - GV giới thiệu mẫu: GV viết phép chia 3 : 4 chuyển phép chia sang phân số, sang số thập phân. - GV yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi một HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài . Bài 4: -YC HS đọc đề bài. -YC HS thảo luận nhóm đôi để trả lời. C - Củng cố- dặn dò(3’) - GV nhận xét giờ học. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm giấy nháp . - HS làm bài vào vở . 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài. b) 72 : 45 = 1,6 15 : 50 = 0,3 281,6 : 8 = 35,2 -Các nhóm nhận phân công, thực hiện YC. - 1 HS đọc đề bài trong SGK . - HS làm bài vào vở . HS lên bảng làm bài. -HS làm việc nhóm đôi. Kết quả : D -Các nhóm nêu cách nhẩm. Tiết : 3 Tập đọc: ÚT VỊNH I. Mục tiêu + Biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc toàn bọ bài văn. + Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.( Trả lời được các câu hỏi SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III.Các hoạt động dạy hoc: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ:(5’) B. Bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: (2’) 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:(30’) a) Luyện đọc: - GV đưa tranh cho HS quan sát. - Có thể chia bài thành 4 đoạn: theo SGV tr.232. - GV kết hợp sửa lỗi cho HS; giúp HS hiểu những từ ngữ: sự cố, thanh ray, thuyết phục. - GV đọc diễn cảm bài văn: giọng kể chậm rãi, thong thả, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh. b) Tìm hiểu bài: + Đoạn đường sắt gần nhà út Vinh mấy năm nay thường có những sự cố gì? + út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? + Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì? + út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? + Em học tập được ở út Vịnh điều gì? c) Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn các em thể hiện đúng nội dung từng đoạn: theo SGV mục - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc một đoạn văn tiêu biểu. 3. Củng cố, dặn dò:(3’) - GV nhận xét tiết học. - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - 1, 2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài. - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 - 3 lượt). - HS luyện đọc theo cặp. - 1, 2 HS đọc toàn bài. - HS tìm hiểu đoạn 1 - TLCH. - HS tìm hiểu đoạn 2 - TLCH. - HS tìm hiểu đoạn 3 - TLCH. - HS tìm hiểu đoạn 4 - TLCH. - HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. - HS tiếp nối nhau đọc bài văn. - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - HS về nhà chuẩn bị bài HTL Những cánh buồm sắp tới. Tiết: 5 GDKNS: Chiều, thứ 2 ngày 23 tháng 4 năm 2018 Tiết: 2 Chính tả: BẦM ƠI I- Mục tiêu: + Nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi ( 14 dòng đầu ) + Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan , đơn vị + Làm được bài tập 2,3. II- Đồ dùng dạy- học : +Bảng phụ ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị +Bảng phụ BT2 +Bảng học nhóm III- Hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1,Kiểm tra bài cũ : (5’) - Viết tên các danh hiệu , giải thưởng , huy chương ở BT3 tiết chính tả trước 2.Bài mới *Giới thiệu bài :(2’) GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học * Hướng dẫn học sinh nhớ - viết (12’) - Đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi - Đọc thầm bài chính tả , chú ý cách viết những từ dễ viết sai : lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe ; chú ý cách trình bày bài thơ viết theo thể lục bát - Gấp SGK ,nhớ và viết bài - Chấm chữa 7-10 bài * Hướng dẫn HS làm BT chính tả (13’) + Bài tập 2 : Đọc yêu cầu BT Làm bài Nêu kết luận + Bài tập 3: Đọc yêu cầu BT Làm bài 3.Củng cố , dặn dò (3’) - Gv nhận xét tiết học - Nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị 2hs lên bảng 1 HS đọc , Cả lớp theo dõi Cả lớp đọc, HS nhớ viết HS đọc Hoạt động cá nhân , lên bảng chữa bài HS đọc Hoạt động nhóm , đại diện nhóm trình bày KQ Tiết : 3 Tự học: Ôn luyện. Thứ 3 ngày 24 tháng 4 năm 2018 Tiết: 3 Toán: LUYỆN GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: + củng cố cho học sinh các phép tính về số thập phân.. + Rèn cho học sinh thực hành kĩ năng giải toán. + Ôn tập về phân số. Giải các dạng toán về phân số. II. CHUẨN BỊ: Hệ thống bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Bài 1 a. Tính thể tích của một khối gỗ hình lập phương có cạnh 4 cm là: 2 cm 4,4cm 3,2cm b. Tính diện tích của hình thang ABCD là: ,= Bài 2. Bài 3. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: Bài 4: (HSNK)Tìm một số biết rằng số đó lần lượt cộng với 1 rồi chia cho 2 được bao nhiêu nhân với 3 rồi trừ đi 4 được Bài 5: ( HSNK) Tìm một số biết rằng nếu đem số đó chia cho 3 được bao nhiêu trừ đi 2 thì còn 7 3. Dặn dò: Bài 1 Đ/S: 64 cm2 Đ/S: 10,24cm2 Bài 2. a. 236,7 .236,69 ; b. 125,300125,3 c. 25,89 .25,98 ; d. 20,386..20,368 Bài 3. a. 5km 53m =km b.4phút 30 giây =.phút c. 8kg278g =.kg c. 5cm2 6mm2 = .cm2 Bài 4: Giải Số đó trước khi trừ đi 4 là: 5 + 4 = 9 Số đó trước khi nhân với 3 là: 9 : 3 = 3 Số đó trước khi chia cho 2 là: 3 x 2 = 6 Số cần tìm là: 6 - 1 = 5 Đáp số: 5 Bài 5: Giải Số phải tìm sau khi chia cho 3 thì được: 7 + 2 = 9 Số cần tìm là: 9 x 3 = 27 Đáp số: 27 Tiết: 4 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) I-Mục tiệu + Sử dụng đúng dấu chấm ,dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1). + Viết được câu văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinhtrong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to viết nội dung hai bức thư trong mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (BT1). - Một vài tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT2. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 Kiểm tra bài cũ (5’) - GV viết bảng lớp 2 câu văn có dùng dấu phẩy. 2 Bài mới: + Giới thiệu bài:(2’) + Hướng dẫn HS làm bài tập:(30’) Bài tập 1: - GV mời 1 HS đọc, trả lời: Bức thư đầu là của ai? - GV mời 1 HS đọc, trả lời: Bức thư thứ hai là của ai? - GV phát bút dạ và phiếu viết nội dung 2 bức thư cho một vài em. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, phát phiếu cho các lớp làm bài. - GV chốt lại ý kiến đúng. 3. Củng cố, dặn dò:(3’) - GV nhận xét tiết học. - 2 HS nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu. - 1 HS đọc nội dung của BT1. - Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn. - Bức thư thứ hai là thư trả lời của bác Bớc-na Sô. - HS làm bài vào SGK. - Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả. - 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui, trả lời câu hỏi về khiếu hài hước của Bớc-na Sô. - HS đọc yêu cầu của bài tập - Đại diện mỗi nhóm trình bày, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn. - HS nhận xét. Chiều, thứ 3 ngày 24 tháng 4 năm 2018 Tiết: 1 Kể chuyện: NHÀ VÔ ĐỊCH I. Mục tiêu + Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện nhà vô địch bằng lời kể của mình và kể lại được toàn chuyện theo lời của nhân vật Tôm Chíp. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. + Rèn kĩ năng nghe: + Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. +Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng lớp viết những từ ngữ khó; tên của một số nhân vật trong câu chuyện. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5) - Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét và cho điểm. - 2 HS lần lượt kể lại một việc làm tốt của bạn em. 2. Bài mới +Giới thiệu bài (2’) + Giáo viên kể chuyện :(10) * GV kể chuyện lần 1 (không tranh) - GV ghi lên bảng tên nhân vật - HS lắng nghe * GV kể lần 2 (có sử dụng tranh minh hoạ) - HS vừa nghề kể vừa quan sát theo tay chỉ của cô giáo + HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:(15’) * Cho HS kể lại từng đoạn câu chuyện - Dựa vào tranh minh hoạ, các em hãy tập kể từng đoạn của câu chuyện. - Các thành viên kể từng đoạn và trao đổi góp ý. - Thi kể đoạn - Đại diện 6 nhóm lên thi kể theo các yêu cầu . * Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện: - Kể câu chuyện theo tranh. - Kể lại câu chuyện theo lời nhân vật, kể theo cách nghĩ, cách nhìn của nhân vật. - Đại diện các nhóm lên thi kể kết hợp chỉ tranh - GV nhận xét - Lớp nhận xét * Cho HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - GV chốt lại: câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. - Các nhóm trao đổi, thống nhất về ý nghĩa câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò (3) - GV nhận xét, biểu dương những HS kể chuyện hay. - Yêu cầu HS về nhà kể chuyện. Tiết : 3 Tự học: Ôn luyện. Thứ 4 ngày 25 tháng 4 năm 2018 Tiết: 1 Toán ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN I- Mục tiêu Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng giải toán. Bài tập cần làm: B1;B2;B3. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Kết hợp trong phần ôn tập . 2 Bài mới *-Hướng dẫn luyện tập(30’) Bài 1 - Yêu cầu HS tự làm bài . Yêu cầu HS đặt tính với các phép tính ở phần a, c. - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV chữa bài cho HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.Nêu lại cách đặt phép tính. Bài 2 - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu cách là. -HS nêu kết quả trước lớp . - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. . Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu đề bài . - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV chữa bài cho HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - GV YC HS nêu cách tính thời gian khi biết quãng đường và vận tốc. Bài 4 - GV gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài, sau đó đi hướng dẫn HS còn chậm : +Muốn tính quãng đường ta cần biết yếu tố gì? + Thời gian tính bằng cách nào? +Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là bao nhiêu giờ ? ... - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS . C- Củng cố- dặn dò(5’) - GV nhận xét tiết học - HS cả lớp làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm bài . a) 12 giờ 24 phút + 3 giờ 18 phút 15 giờ 42 phút - 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài lẫn nhau. - HS lần lượt làm 3 phần của bài . a) 8 phút 54 giây x 2 16 phút 108 giây = 17 phút 48 giây - HS tóm tắt đề bài. - HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài . Bài giải Thời gian cần có để người đó đi hết qũng đường là: 18 : 10 = 1,8 (giờ) Đáp số: 1,8 giờ - HS đọc đề bài . - HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài . Đáp số: 102 km Tiết: 2 Tập đọc : NHỮNG CÁNH BUỒM I. Mục tiêu: + Đọc diễn cảm toàn bài; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ. + Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn .( Trả lời được các câu hỏi SGK) + Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Một tờ phiếu khổ to ghi lại những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của người con và người cha trong bài. III. Các hoạt động dạy hoc: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ:(5’) 2. Bài mới: + Giới thiệu bài: (2’) + Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:(30’) a) Luyện đọc: - GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu ba chấm. - GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con. b) Tìm hiểu bài: + Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. + Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con. + Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì? + ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì? c) Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn các em thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ theo gợi ý ở mục 2a: SGV tr.243. - GV giúp HS thể hiện đúng lời các nhân vật: lời của con: ngây thơ, háo hức, khát khao hiểu biết; lời cha: ấm áp, dịu dàng. 3. Củng cố, dặn dò:(3’) - GV nhận xét tiết học. - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài út Vịnh, trả lời câu hỏi về bài đọc. - 1, 2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ. - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc toàn bài. - HS dựa vào ý của bài thơ, tự tưởng tượng và miêu tả... (làm việc cá nhân). - HS tìm hiểu khổ thơ 2, 3, 4, 5. - HS tiếp nối nhau thuật lại cuộc trò chuyện (bằng lời thơ) giữa hai cha con. - HS thảo luận nhóm. - HS đọc lại khổ thơ cuối, trả lời: ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình. - HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 5 khổ thơ. - Cả lớp luyện đọc khổ thơ 2, 3. - HS nhẩm HTL từng khổ thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. - HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ. - HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Tiết : 3 Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: + HS biết được những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết để rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả con vật . + Biết sửa lỗi chung, lỗi cá nhân khi sai về dùng từ, đặt câu , viết lại được một đoạn văn hay hơn từ phần đã rút kinh nghiệm. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ ghi đề bài, một số phiếu ghi các lỗi sai điển hình về chính tả, từ, đặt câu, ý....cần chữa chung trước lớp. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài:(2’) 2.Nhận xét kết quả bài viết của HS.(10’) Gọi HS nêu đề bài đã chọn. a. GV nhận xét chung: + Ưu điểm: - Xác định đúng đề bài,bố cục bài hợp lí. -Một số bài diễn đạt khá tốt, từ ngữ trong sáng,tả có hình ảnh, tả có thứ tự hợp lý....( nêu tên và đọc bài của HS) + Nhược điểm: - Một số HS tả còn sơ sài, trình bày chưa đẹp, câu sai ngữ pháp, từ chưa chọn lọc, sai chính tả...(nêu dẫn VD nhưng không nêu tên HS). Trả bài và thông báo điểm cho HS. 4. HD học sinh sửa lỗi:(10’) a. Sửa lỗi chung. GV dán bảng phụ ghi các lỗi về: -Chínhtả......................................... - Dùng từ:.................................... - Câu sai:...................................... - Diễn đạt ý:.......................... ...... Gọi HS chỉ ra lỗi, nêu cách chữa, GV chữa đúng, chốt. b. Sửa lỗi cá nhân. YC HS mở vở tự sửa lỗi sai của bài mình có. c. HD học tập những đoạn văn hay.(10’) -Gọi 2- 3 HS có bài viết tốt đọc bài để các bạn nghe,nhận xét chỉ ra ý văn hay của bạn để học tập. GV nhận xét chung. 5. Củng cố- dặn dò(3’) Nhận xét tiết học, biểu dương HS có bài viết tốt. YC HS chưa viết xong đoạn văn chữa về nhà hoàn thành bài. CB bài sau ;Tả cảnh( KT viết). 2- 3 HS đọc, HS khác nhận xét. Ghi bài HS đọc đề- lớp đọc thầm cả 5 đề tả cây cối trong SGK Nghe nhận xét HS nghe và đọc VD HS nhận bài đọc phần nhận xét của GV. HS đọc thầm các lỗi. Trao đổi với bạn tìm cách sửa Một số HS lên chữa ,đọc lại phần đã chữa. HS tự sửa lỗi sai, một số em đọc lại phần đã sửa. HS nghe và tự lựa chọn một đoạn để viết lại cho hay để so sánh với đoạn cũ. Đọc lại đoạn vừa viết lại 3 -4 em. Tiết: 4 GDNGLL: Chủ điểm tháng 4 Thứ 5 ngày 26 tháng 4 năm 2018 Tiết: 1 Toán: ÔN TẬP TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. MỤC TIÊU: - Thuộc công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn). * Học sinh hoàn thành các bài tập 1, 3. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học 2.2. Luyện tập: *Ôn tập về tính chu vi và dt các hình: - HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hbh, hình thoi, hình tròn. - GV ghi bảng các công thức. 2.3. Luyện tập: *Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu. - HS tóm tắt nêu cách làm. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 ( Nếu còn thời gian ) - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3: - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS tự đọc yêu cầu và làm bài tập - GV nhận xét, sửa chữa trong nhóm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập - 1 HS lên bảng, HS khác nhận xét. - Lắng nghe. - HS nêu - HS ghi vào vở. - HS nêu yêu cầu nêu cách làm. - HS làm vào vở, sau đó đổi chấm chéo. - Cả lớp nhận xét Bài giải: a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là: 120 x = 80 (m) Chu vi khu vườn hình chữ nhật là: (120 + 80 ) x 2 = 400 (m) b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là: 120 x 80 = 9600 (m2) 9600 m2 = 0,96 ha Đáp số: a) 400m b) 9600 m2 ; 0,96 ha. - HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả . Bài giải: Đáy lớn là: 5 x 1000 = 5000 (cm) 5000 cm = 50 m Đáy bé là: 3 x 1000 = 3000 (cm) 3000cm = 30 m Chiều cao là: 2 x 1000 = 2000 (cm) 2000 cm = 20 m Diện tích mảnh đất hình thang là: (50 + 30 ) x 20 : 2 = 800 (m2) Đáp số: 800 m2. - HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả . Bài giải: a) Diện tích hình vuông ABCD là: (4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2) b) Diện tích hình tròn là: 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần tô màu của hình tròn là: 50,24 – 32 = 18,24 (cm2) Đáp số: a) 32 cm2; b) 18, 24 cm2. Tiết: 2 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm) I.Mục tiêu: + Hiểu tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.(BT1) +Củng cố kỹ năng sử dụng dấu hai chấm.(BT2,3). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm. - Một tờ phiếu viết lời giải BT2. - Bút dạ và 2-3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung để HS làm BT3. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ:(5’) 2.Bài mới: + Giới thiệu bài: (2’) 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:(30’) Bài tập 1: - GV dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung cần nhớ về dấu hai chấm. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: SGV tr.246. Bài tập 2: - GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết lời giải. Bài tập 3: - GV dán bảng 2 - 3 tờ phiếu. - GV chốt lại ý kiến đúng: SGV tr.247. 3. Củng cố, dặn dò:(3’) - GV nhận xét tiết học. - 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường (BT2) và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn. - 1 HS đọc nội dung của BT1. - 1, 2 HS nhìn bảng đọc lại. - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS phát biểu ý kiến. - HS đọc nội dung BT3. - Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu, làm bài vào vở. - 2, 3 HS lên bảng thi làm bài. - HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu hai chấm. Chiều, thứ 5 ngày 26 tháng 4 năm 2018 Tiết: 1 Tập làm văn: TẢ CẢNH ( Kiểm tra viết) I.Mục tiêu: Dựa vào những hiểu biết về văn tả cảnh, qua quan sát và vốn kỹ năng có sẵn các em viết được hoàn chỉnh một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng của mình; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ viết sẵn dề bài III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài:(2’) Tiết trước các em đã được luyện viết một đoạn tả cảnh, tiết này chúng ta sẽ viết cả bài tả một con vật mà em thích. 2. Hướng dẫn làm bài .(30’) - Gọi HS đọc đề bài. - GV gợi ý: +Các em có thể dùng lại đoạn văn hôm trước đưa vào bài văn của mình để tả cảnh hôm trước đã chọn,viết thêm các đoạn khác cho hoàn chỉnh cả bài hoặc tả một cảnh vật khác. - Gọi một vài HS nêu tên đề bài đã chọn, GV giúp HS định hướng chọn đề bài. * Gọi HS đọc gợi ý SGK. * Cho HS tự viết bài , GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có) 3. Củng cố- dặn dò(3’) Nhận xét tiết học, biểu dương HS làm bài tốt. YC HS về nhà đọc trước nội dung các tiết của tuần 33 Ghi bài HS đọc đề SGK- lớp đọc thầm Nghe gợi ý. -5- 6 em nêu đề bài đã chọn. - 3 HS nối tiếp đọc các gợi ý về câu tạo, cách tả bài văn. HS tự làm bài vào vở. Nghe nhận xét. -Nhớ CB bài. Tiết: 2 Tự học: Ôn luyện Thứ 6 ngày 27 tháng 4 năm 2018 Tiết: 1 Toán: LUYỆN TẬP I- Mục tiêu + Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân , phân số + Vận dụng trong tính nhẩm . II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 162 - SGK . 2- Bài mới + Giới thiệu bài : (2’) +Hướng dẫn học sinh làm bài tập (30’) Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán và hỏi : Bài tập yêu cầu gì ? -HS giải thích tỉ lệ xích đã cho? -GV yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn . Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài , nêu đặc điểm cạnh của hình vuông. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn . Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài. - Gọi HS nối tiếp nhau nêu trước lớp . - Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS nêu cách làm. - Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài . Bài 4 - GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài.Hỏi HS yếu: Diện tích hình thang tính như thế nào? - Gọi HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn . 3- Củng cố- dặn dò(3’) - GV nhận xét giờ học. - 2 HS lên bảng làm bài . - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc đề bài toán . - Bài tập yêu cầu chu vi, diện tích thực của sân bóng dựa theo tỉ lệ xích trên bản đồ. -2 HS nêu lại. - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. a) 400m; b) 9900 m2 - 1 HS nêu trước lớp . - HS cả lớp làm bài vào vở . 1 HS lên bảng làm bài. Đáp số: 144 m2 - HS cả lớp làm bài vào vở . - HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét . - HS nêu trước lớp. Đáp số: 3300 kg - HS cả lớp làm bài vào vở . 1 HS lên bảng làm bài. -Đáp số: 10 cm Tiết: 4 HĐTT: SINH HOẠT CUỐI TUẦN I. Mục tiêu: + Nhận xét đánh giá các hoạt động tuần qua. + Rèn ý thức phê và tự phê. Đề ra các hoạt động tuần tới,phát động phong trào thi đua “Dạy tốt-Học tốt” chào mừng ngày 15/5; 19/5. + GDHS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Đồ dùng dạy học: + Nội dung buổi sinh hoạt. + Sổ ghi chép các hoạt động tuần qua. Học sinh: ý kiến phát biểu. III/ Các hoạt động dạy học: 1/Nhận xét đánh giá các hoạt động tuần qua: (25p) -Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. Ý kiến nhận xét của các tổ trưởng. -Ý kiến nhận xét của lớp phó học tập,của lớp trưởng. -Ý kiến phát biểu của các thành viên trong tổ. *Giáo viên nhận xét chung: -Nề nếp:Thực hiện nề nếp ra vào lớp tốt. -Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ. -Hạnh kiểm:các em có tư tưởng đạo đức tốt, đi học chuyên cần. -Học tập :Ý thức học tập khá tốt ,bài tập ở lớp và ở nhà có sự tiến bộ hơn. -Các em chăm chỉ đi học phụ đạo. 2/*Kế hoạch tuần tới:(5p) -Duy trì nề nếp ra vào lớp. -Tiếp tục phong trào thi đua chào mừng ngày 15/5 ; 19/5. -Tăng cường kiểm tra những học sinh yếu để đánh giá mức tiến bộ của mỗi em về chữ viết,kỹ năng làm bài.. -Thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 32 theo thời khoá biểu . -Tiếp tục duy trì “Đôi bạn”học tập. 4/Củng cố: (3p) Nhận xét tiết. 5/Dặn dò: (2p) -Thực hiện kế hoạch đã đề ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 32 Lop 5_12336579.doc
Tài liệu liên quan