Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 7 năm 2017

Tập làm văn

Tiết 13: Luyện tập tả cảnh

A. Mục đích, yêu cầu:

- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3).

* Qua bài Vịnh Hạ Long giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường.

+ Tích hợp Quyền và giới: Quyền được sống trong MT thiên nhiên tươi đẹp. Quyền tự do về danh lam thắng cảnh của quê hương.

+ Tích hợp BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của MT thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: - Tranh, ảnh minh hoạ vịnh Hạ Long trong SGK. Thêm 1 số tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây Nguyên gắn với các đoạn văn trong bài.

- Bảng phụ ghi lời giải của BT1 (chỉ viết ý b,c).

- HS: SGK, vở viết.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 7 năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh. + Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam. - HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể tốt. Buổi chiều Toán (Tăng cường) Ôn tập về số thập phân A. Mục tiêu: - Củng cố cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân. - Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. - Luyện giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, phiếu BT.  - HS: Bảng con, nháp, C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Đọc các số thập phân sau: 0,3; 1,08; 100,18 - 1số HS đọc. III. Bài mới: *Bài 1: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân: ; ; ; ; - 1HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện vào bảng con và bảng lớp. Kết quả: = 0,2; = 0,03; = 0,001; = 0,087 - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. *Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm. - GV yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia. - 1 số HS nêu. - HS làm vào nháp. 1 số HS lên chữa bài. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Kết quả: a) x + b) x - x = x = x = x = c) x x = d) x : x = x = 14 x x = x = 4 *Bài 3: Ba xe ô tô chở được 48 bao gạo. Nếu chuyển 4 bao ở xe thứ nhất sang xe thứ hai, chuyển 2 bao ở xe thứ hai sang xe thứ ba và chuyển 5 bao ở xe thứ ba sang xe thứ nhất thì số bao gạo ở cả ba xe sẽ bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi xe chở được bao nhiêu bao gạo? - Gọi HS đọc đề và xác định cách giải. - Yêu cầu làm bài vào vở. 1HS làm bài vào bảng phụ. - GV nhận xét 1 số vở. - GV và HS nh.xét, chữa bài trên bảng phụ. Bài giải: Sau khi ba xe chuyển số bao gạo cho nhau thì tổng số bao gạo vẫn không thay đổi (vẫn bằng 48 bao gạo). Vì số bao gạo của 3 xe bằng nhau nên mỗi xe có số bao gạo là: 48 : 3 = 16 (bao gạo) Lúc đầu xe thứ nhất chở được là: 16 + 4 - 5 = 15 (bao gạo) Lúc đầu xe thứ hai chở được là: 16 - 4 + 2 = 14 (bao gạo) Lúc đầu xe thứ ba chở được là: 16 - 2 + 5 = 19 (bao gạo) Đáp số: Xe thứ nhất: 15 bao gạo Xe thứ hai: 14 bao gạo Xe thứ ba: 19 bao gạo 4. Củng cố - dặn dò: - HS nêu lại nội dung ôn tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - 1HS nhắc lại nội dung ôn tập trong tiết học. Ngày soạn: 15/ 10/ 2017 Ngày giảng: Thứ tư 18/ 10/ 2017 Buổi sáng Tập đọc Tiết 14: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà A. Mục đích, yêu cầu: - Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kỳ vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành (thuộc 2 khổ thơ). *GDHS về: - Quyền được đoàn kết, hữu nghị với bạn bè khắp năm châu. - Quyền được có mức sống ngày càng cao. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh, ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, bảng phụ. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + Đọc tiếp nối bài "Những người bạn tốt", TLCH. - GV và HS nhận xét. - 2 HS đọc và TLCH. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện đọc: - Mời HS có giọng đọc tốt, đọc bài thơ. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Chia đoạn: Bài chia 3 khổ thơ. Mỗi lần xuống dòng là 1 khổ thơ. - Lần 1: Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ, kết hợp sửa lỗi cho HS về phát âm, - HS đọc tiếp nối. - HS nhận xét. - Lần 2: Y/c HS đọc tiếp nối khổ thơ kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài. - Y/c đọc trong nhóm 3. - HS đọc tiếp nối. - HS nhận xét. - HS đọc trong nhóm 3. - Mời 1 nhóm toàn bài. - 1 nhóm đọc. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS theo dõi. 3. HD tìm hiểu bài: - HS đọc thầm toàn bài. +Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh 1 đêm trăng rất tĩnh mịch? + Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ. + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà? +Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga. Có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: Công trường say ngủ + Nước nào giúp chúng ta XD nhà máy thủy điện sông Đà? => Chúng ta có quyền được đoàn kết, hữu nghị với bạn bè khắp năm châu. - Nước bạn Liên Xô. *Rút ý 1: *Cảnh đẹp đêm trăng trên sông Đà. + Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà? + Câu thơ: Chỉ có tiếng đàn ngân nga/ Với 1 dòng trăng lấp loáng sông Đà... thể hiện sự gắn bó hòa quyện giữa con người với TN... *Rút ý 2: * Sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. + Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa? - Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ ... - Mời 1 HS đọc khổ thơ 3. - GV giải thích hình ảnh biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên. - 1 HS đọc khổ thơ 3. Lớp đọc thầm. + Nói lên sức mạnh kì diệu của con người... + Khi công trình thủy điện hoàn thành, cuộc sống sẽ thay đổi ntn? => Cuộc sống sẽ văn minh, chất lượng c/sống sẽ tăng lên Chúng ta có quyền được có mức sống ngày càng cao. - HS phát biểu. - HS nghe giảng. *Rút ý 3: *Ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. Nêu nội dung của bài? * ND: Bài ca ngợi cảnh đẹp kỳ vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. 4. Luyện đọc diễn cảm: - Mời 3 HS đọc tiếp nối bài. - 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn. - HS theo dõi, nx giọng đọc. - Chọn đọc diễn cảm khổ thơ cuối. + GV đọc mẫu. + Y/c luyện đọc diễn cảm theo nhóm. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. - GV và HS nhận xét. - HS theo dõi. - HS đọc trong nhóm đôi. - 4 - 5 HS thi đọc diễn cảm. - HS theo dõi, nx, bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất. - T/c cho HS nhẩm HTL 2 khổ thơ mình thích. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - HS nhẩm HTL ít nhất 2 khổ thơ. - Thi đọc thuộc lòng, HS nhận xét. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau: Kì diệu rừng xanh. Toán Tiết 33: Khái niệm số thập phân (Tiếp theo) A. Mục tiêu: Biết: - Đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp). - Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân. * Làm bài 1, 2. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Kẻ sẵn bảng nêu trong bài học (SGK - Trang 36). - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Viết các số thập phân: a) Sáu đơn vị, tám phần mười. b) Bốn mươi hai đơn vị, hai mươi bảy phần trăm. - HS viết vào bảng con và bảng lớp. a) 6,8 b) 42, 27 - GV và HS chữa bài, nhận xét. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - HS nghe. 2. Giới thiệu về số thập phân: - GV kẻ sẵn bảng như trong SGK. - GV hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng: - HS nêu nhận xét để rút ra được: + 2m 7dm được viết thành 2,7m. 2m 7dm = 2,7m + Cách đọc: Hai phẩy bảy mét. 8m 56cm = 8,56m (tương tự với 8,56mvà 0,195m) 0m 195mm = 0,195m - GV giới thiệu các số: 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là số thập phân. - HS nhắc lại theo GV. - GV hướng dẫn HS để HS nêu khái niệm số thập phân. - HS nêu: Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân các nhau bởi dấu phẩy. - Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân - GV chốt lại ý đúng và ghi bảng. - HS nối tiếp nhau đọc. - Em nào nêu các ví dụ khác về số TP? - HS nêu ví dụ. 3. Luyện tập: * Bài 1(Trang 37): - 1 HS nêu y/c bài. - Y/c đọc trong nhóm đôi. - GV chép bài lên bảng. - Gọi HS đọc các số thập phân. - HS đọc trong nhóm đôi. - 2 HS chữa bài trên bảng. - Nhiều HS đọc nối tiếp. * Bài 2(Trang 37): - GV HD mẫu. 5 = 5,9 : Năm phẩy chín - GV thu 1 số vở, nhận xét. - 1 HS nêu y/c bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ. Lớp nhận xét. * Kết quả: 82 = 82,45: Tám mươi hai phẩy bốn mươi lăm. 810 = 810,225: Tám trăm mười phẩy hai trăm hai mươi lăm. 4. Củng cố - dặn dò: + Y/c HS đọc KL. - Nhận xét giờ học. - HD HS chuẩn bị bài sau: Hàng của số TP.... - 1 - 2 HS đọc lại. Tập làm văn Tiết 13: Luyện tập tả cảnh A. Mục đích, yêu cầu: - Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3). * Qua bài Vịnh Hạ Long giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường. + Tích hợp Quyền và giới: Quyền được sống trong MT thiên nhiên tươi đẹp. Quyền tự do về danh lam thắng cảnh của quê hương. + Tích hợp BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của MT thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT. B. Đồ dùng dạy học: - GV: - Tranh, ảnh minh hoạ vịnh Hạ Long trong SGK. Thêm 1 số tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây Nguyên gắn với các đoạn văn trong bài. - Bảng phụ ghi lời giải của BT1 (chỉ viết ý b,c). - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Mời 1- 2 HS trình bày dàn ý miêu tả cảnh sông nước. - GV và HS nhận xét. - HS trình bày dàn ý. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: *Bài 1 (Trang 70): - 1HS nêu y/c bài tập. Cả lớp đọc thầm. - Cho HS quan sát tranh minh họa và hướng *Lời giải: dẫn HS giải nghĩa từ (SGK). a) Các phần mở bài, thân bài, kết bài: - Cho HS làm bài theo nhóm 4 (các nhóm đều - Mở bài: Câu mở đầu suy nghĩ cả 3 câu hỏi, nhưng mỗi nhóm làm - Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn trọng tâm một câu: tả một đặc điểm của cảnh. + Nhóm 1,2,3 câu a. - Kết bài: Câu văn cuối. + Nhóm 4,5,6 câu b. b) Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn: + Nhóm 7,8,9 câu c. - Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với - Mời đại diện các nhóm trình bày. hàng nghìn hòn đảo. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. - Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của VHL. - GV nhận xét, chốt ý kiến đúng. - Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn * Tích hợp Quyền và giới: Quyền được sống trong MT thiên nhiên tươi đẹp. Quyền tự do về danh lam thắng cảnh của quê hương. của vịnh Hạ Long qua mỗi mùa. c) Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, kết nối các đoạn với nhau. *Bài 2 (Trang 72): - Mời 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài. - Cho HS làm việc cá nhân. - Mời một số HS trình bày bài làm. - Cả lớp và GV nhận xét. - 2 HS đọc, lớp đọc thầm. *Lời giải: a) Điền câu (b), vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày. b) Điền câu (c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ màu sắc. + Qua BT1 và 2 chúng ta thấy thiên nhiên nước ta thế nào? => GD quyền + Để thiên nhiên mãi tươi đẹp mỗi chúng ta phải làm gì ? - Thiên nhiên nước ta tươi đẹp - Bảo vệ MTTN *Bài 3 (Trang 72): - Cho HS đọc thầm y/cầu và làm vào vở. - GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra xem câu - HS đọc thầm yêu cầu và làm vào vở. văn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn không. - HS tiếp nối đọc bài viết của mình. - GV nhận xét nhanh 1 số vở. 5. Củng cố - dặn dò: + Nêu tác dụng của câu mở đoạn? - HS nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới (viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước). Buổi chiều Lịch sử Tiết 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời A. Mục tiêu: - Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: + Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức Cộng sản. + Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. B. Đồ dùng dạy học: - GV: - Ảnh trong SGK. - Tư liệu lịch sử viết về bối cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học : I Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? + Vì Nguyễn Tất Thành thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân... - GV và HS nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Sau khi tìm ra con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Cách Mạng Việt Nam, đưa đến sự ra đời của Đảng CS Việt Nam. 2. Dạy bài mới: a) Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - 1 HS đọc “Từ giữa năm ... mới làm được”. Lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp câu hỏi: - HS thảo luận nhóm 2. Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. + Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào? + Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh: * Phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. * VN lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản. b) Mục đích của việc thành lập Đảng: - Vì sao cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản? - Mục đích: Cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản để tăng thêm sức mạnh cách mạng. c) Diễn biến: - 1 HS đọc “Vào thời điểm này ... được tiến hành”. Lớp đọc thầm. - Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì? - Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam? - Hội nghị diễn ra ở Hồng Công (Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. - vì Người là 1chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn CM. Người có uy tín trong phong trào CM quốc tế và được những người yêu nước VN ngưỡng mộ. KL: Từ những năm 1926-1927 trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929, ở VN lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các tổ chức cộng sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống TDP nhưng để 3 tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng CM phân tán, không hiệu quả. Y/c bức thiết là phải hợp nhất 3 tổ chức này thành 1 tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm được điều đó và lúc đó cũng chỉ có Người mới làm được. d) Kết quả: - 1 HS đọc “Sau những ngày ... thành lập Đảng”. Lớp đọc thầm. - Em hãy trình bày kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam? - Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. e) Ý nghĩa: - Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được nhu cầu gì của tổ chức cộng sản gì? - Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn. KL: Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản VN làm cho CM VN tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV đọc tư liệu. - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Xô viết Nghệ - Tĩnh. Giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ đề: Vòng tay bè bạn Tiết 13: Hợp tác với bạn bè và mọi người (Tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết được thế nào là hợp tác, cách thức hợp tác với người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. - Hình thành cho học sinh kĩ năng hợp tác với người xung quanh trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày. - Kĩ năng tư duy phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác, và đồng tình với những người biết hợp tác trong công việc - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trách nhiệm hoàn thành tốt một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác. II. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động: - Quy mô: tổ chức theo lớp. - Địa điểm: tại phòng học lớp 5A2 - Thời lượng: 30-35 phút. - Thời điểm: Tuần 7, tháng 10 (tiết GDNGLL). III. Tài liệu, phương tiện - GV: 5 tờ báo tượng trưng cho bờ của nhóm; sách BT rèn luyện kĩ năng sống. IV. Các bước tiến hành : 1. Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của hoạt động. 2. Phổ biến nội dung, cách thức, yêu cầu hoạt động. 3. HS thực hiện hoạt động: Hoạt động 1 : Khám phá * Mục tiêu: HS biết hợp tác khi chơi trò chơi và hiểu được ý nghĩa của việc hợp tác. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Cá sấu trên đầm lầy” - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi 2 câu hỏi trong sách BT. + Để giành được phần thắng trong trò chơi “Cá sấu trên đầm lầy”, mỗi ngươi trong nhóm cần làm gì? + HS trả lời theo ý hiểu của bản thân. * Kết luận: Trong khi chơi trò chơi mỗi cá nhân cần phải rèn kĩ năng năng nhanh nhẹn, biết hợp tác với bạn.. Hoạt động 2: Kết nối * Mục tiêu: HS biết nhận xét về kĩ năng hợp tác của các bạn nhỏ trong tình huống cho trước. * Cách tiến hành: - HS đọc y/c của mục 6 (trang 26). - Tổ chức cho HS thảo luận (viết ra nháp) về các kĩ năng hợp tác của các bạn trong tình huống. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc mục 7 (Tr 27) - Cho HS trình bày ý kiến cá nhân: Kể về người có kĩ năng hợp tác tốt và chia sẻ với các bạn trong nhóm theo gợi ý trong SGK. - Trình bày. - GV nhận xét, kết luận. * Kết luận: Trong cuộc sống cũng như trong học tập mỗi chúng ta ai cũng cần phải có kĩ năng hợp tác.... Hoạt động 3: Thực hành, vận dụng * Mục tiêu: HS biết tự đánh giá kĩ năng hợp tác của bản thân. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của phần 8. - Tổ chức cho HS chia sẻ với các bạn trong nhóm 2 về kĩ năng hợp tác bằng cách đánh dấu x vào ô có hoặc không. * Kết luận: Mỗi chúng ta cần phải phải biết tự đánh giá kĩ năng hợp tác của bản thân và từ đó biết cách điều chỉnh kĩ năng hợp tác khi tham gia các hoạt động.... V. Đánh giá: - GV đánh giá kết quả sau hoạt động. - HS bày tỏ nhu cầu, mong muốn về những hoạt động tiếp theo. VI. Tư liệu tham khảo: Sách BT rèn luyện kĩ năng sống lớp 5. Tiếng Việt (Tăng cường) Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh A.Mục đích, yêu cầu: - Củng cố về viết câu mở đoạn cho một đoạn văn dựa vào nội dung đoạn văn. - Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước dựa vào một đoạn thơ cho trước. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ; BTTHTV (Trang 45, 47, 48); phiếu BT. - HS: Vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + Đọc đoạn văn HS viết buổi sáng. - GV và HS nhận xét. - 1HS đọc. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: * Bài 1 (Trang 45): Mời HS nêu y/c bài. - 1 HS nêu y/c bài. - 2HS đọc 2 đoạn văn a, b. Lớp đọc thầm. - GV cho HS thảo luận theo cặp: Tìm và viết câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn. - HS thảo luận theo cặp và viết vào phiếu BT. 1 nhóm viết vào bảng phụ. - Đại diện 1 nhóm nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD: a) Dòng sông quê em mới đẹp làm sao! b) Ôi, dòng sông tuổi thơ, dòng sông kỉ niệm! * Bài 2 (Trang 47): Mời HS nêu y/c bài. - 1 HS nêu y/c bài và đọc đoạn thơ. - 2HS đọc 2 yêu cầu a, b. Lớp đọc thầm. - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4. - HS thảo luận nhóm 4 và viết vào phiếu BT. 1 nhóm viết vào bảng phụ. - Đại diện 1 nhóm nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết quả: a) Đối tượng miêu tả: Con sông quê hương. Thời điểm miêu tả: một hôm trời nắng đẹp. b) Những lien tưởng, so sánh: - Nước sông trong như gương. - Hàng tre dọc bờ sông như những con người. - Tâm hồn tác giả như buổi trưa hè. * Bài 3(Trang 48): - HS đọc y/c bài tập. - Y/c HS đọc khổ thơ. - 1 HS đọc khổ thơ ở BT1(Trang 47). - HDHS làm bài. - HS viết vào vở. - 1 HS viết vào bảng phụ. - GV và HS nhận xét. - 1 số HS đọc đoạn văn vừa viết. VD: Dòng sông quê tôi thật đẹp và thơ mộng. Bên bờ sông có hàng tre nghiêng nghiêng như cô thiếu nữ đang làm duyên chải tóc. Nước sông xanh biếc và trong vắt, trong đến mức soi rõ cả từng chiếc lá tre, nhìn thấy tận đáy. Mặt trời lên, tỏa những tia nắng rực rỡ xuống dòng sông lấp loáng. Những chiều nắng nóng, chúng tôi lặn ngụp trên sông, hòa mình với dòng nước mát. Chúng tôi dang tay ôm lấy dòng song với tất cả tình yêu mến. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 16/ 10/ 2017 Ngày giảng: Thứ năm 19/ 10/ 2017 Toán Tiết 34: Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân A. Mục tiêu: HS biết: - Tên các hàng của số thập phân. - Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân. *Làm bài 1, bài 2 (a, b). B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, bảng phụ. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của số thập phân. Lấy ví dụ? - GV và HS nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng và các đọc, viết số thập phân: a) Quan sát, nhận xét: - GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng như trong SGK. - Phần nguyên của số thập phân gồm mấy hàng? Đó là những hàng nào? - Phần thập phân của số thập phân gồm mấy hàng ? Đó là những hàng nào? - Các đơn vị của 2 hàng liền nhau có quan hệ với nhau như thế nào? b) HS nêu cấu tạo số thập phân: * Số thập phân: 375,406 - 2 HS nêu. - Gồm các hàng: Đơn vị, chục, trăm, nghìn. - Gồm các hàng: Phần mười, phần trăm, phần nghìn - Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 hàng đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng (tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước. - Phần nguyên gồm những chữ số nào? - Phần thập phân gồm những chữ số nào? - Cho HS nối tiếp nhau đọc số thập phân 375,406 và cho HS viết vào bảng con. *Số thập phân: 0,1985 ( Thực hiện tương tự ) - Cho HS nêu cách đọc, viết số thập phân. Sau đó cho HS nối tiếp đọc phần KL trong SGK. 3. Thực hành: * Bài 1 (Trang 38): - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS trả lời miệng. - GV nhận xét. * Bài 2 (Trang 38): - Gọi HS đọc y/c của bài. - Cho HS làm vào vở câu a, b (GV khuyến khích HS làm hết cả bài). - GV thu 1 số vở, nhận xét. 4 . Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống lại ND bài, NX giờ học. - Nhắc HS về học bài : Luyện tập. - Phần nguyên gồm có: 3trăm, 7chục, 5 đơn vị. - Phần thập phân gồm có: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn. - HS nối tiếp nhau đọc số thập phân: 375,406 và viết vào bảng con. - HS nêu sau đó cho HS nối tiếp đọc phần KL trong SGK. - 1HS đọc yêu cầu của bài. - Tiếp nối nhau trả lời. - Nhận xét bạn... - 1HS đọc yêu cầu của bài. *Kết quả: a) 5,9 ; b) 24,18 ; c) 55,555; d) 2002,08 ; e) 0, 001 Khoa học Tiết 14: Phòng bệnh viêm não I. Mục tiêu: - HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não. *GDHS ý thức giữ vệ sinh môi trường xung quanh luôn sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình trang 30, 31- SGK. - HS: SGK, vở viết. III. Các hoạt động dạy - học: I.Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. - 1 - 2HS trả lời. - GV và HS nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: a) Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm não: - GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó thảo luận theo cặp và làm các bài tập trang 28 SGK. - HS đọc kĩ các thông tin, thảo luận theo cặp và làm các bài tập trang 28 SGK. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết quả: 1- b ; 2- b ; 3- a ; 4- b ; 5- b - GV nêu các câu hỏi. - HS suy nghĩ và trả lời. + Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? + Tác nhân gây ra bệnh viêm não là một loại vi rút có trong máu của động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim, ... gây ra. + Lứa tuổi nào thường bị mắc bệnh viêm não nhiều nhất? + Ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi. + Bệnh viêm não được lây truyền như thế nào? + Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người. + Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? + Bệnh viêm não là một bệnh cực kì nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. GVKL: Viêm não là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có trong máu của động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim, ... gây ra. Muỗi là động vật trung gian truyền bệnh. Bệnh rất nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh này... - HS chú ý nghe. b) Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não: - Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30, 31- SGK và thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi: + Chỉ và nói về nội dung từng hình. + Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não. - HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hình 1: Bạn nhỏ đang ngủ trong màn. Ngủ trong màn để không bị muỗi đốt, phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não da muỗi truyền bệnh. - Hình 2: Bác sĩ đang tiêm cho em bé. Tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp tốt để phòng bệnh viêm não. - Hình 3: Một người đang lấy nước từ bể. Bể nước kín, có nắp đậy, có chỗ thoát nước, không để nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng. Chuồng gia súc để xa nhà ở, bể nước để tránh muỗi đốt gia súc rồi lại đốt người. - Hình 4: Mọi người đang cùng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm,chôn rác thải. Làm như vậy để muỗi không có chỗ ẩn nấp và đẻ trứng, để phòng các bệnh lây truyền do muỗi mang đến. + Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì? + Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy. Ngủ trong màn. *Cần có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người, giữ vệ si

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 7 Lop 5_12437775.doc
Tài liệu liên quan