Giáo án Tổng hợp khối lớp 5 - Tuần 4 năm 2018

KHOA HỌC

TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ

I. MỤC TIÊU

 - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thông tin và hình trang 16,17 SGK

- Tranh ảnh của người các lứa tuổi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

HĐ 1: Củng cố kiến thức: (3’)

 +Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người?

- Nhận xét.

- GV giới thiệu bài

HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm từ tuổi vị thành niên đến tuổi già

- HS thảo luận nhúm 4

- HS đọc thông tin trang 16, 17 SGK

- Trao đổi ghi ra phiếu theo mẫu:

- Đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xét và chốt.

HĐ 3: Trò chơi “ Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời”

- Phổ biến cách chơi, luật chơi

- Mỗi nhóm nhận 3,4 hình xem người trong hình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đăc điểm giai đoạn đó

- Đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xột và nờu cõu hỏi:

 + Bạn đang ở giai đoạn nào cuộc đời?

 + Biết được ở giai đoạn nào có lợi gì?

- HS trả lời: Giai đoạn đầu tuổi dậy thì

- Hình dung được phát triển cơ thể về vật chất, tinh thần, quan hệ xã hội,.

- GV kết luận: Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là tuổi dậy thì.

- HS đọc mục bạn cần biết.

HĐ nối tiếp: Củng cố dặn dò (1’)

- Nhận xét tiết học

 

docx26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối lớp 5 - Tuần 4 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án có thể giải theo mấy cách? - HS tự làm bài vào vở - HS đọc bài làm. - Nhận xét. * Bài 3: - HS đọc đề và tìm hiểu đề. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán. a) 100 người tăng 21 người 4000 người tăng người. - GV chữa bài. - Nhận xét tiết học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong 2 cách đã học: “Rút về đơn vi” hoặc “Tìm tỉ số”. - Rèn kĩ năng giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VBT Toán 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức (3’) ? Giải bài toán liên quan đến tỷ lệ có mấy cách giải? là những cách nào? - Nhận xét, chốt lại các cách giải. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (27’) Bài 1 : HS đọc bài toán ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? Bài toán này giải bằng cách nào? - HS tóm tắt bài toán, phân tích bài toán; nêu hướng giải bài toán - HS giải, GV bao quát giúp đỡ HS . - Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá - GV kết luận bài giải đúng. Bài 3 : HS đọc bài toán, nhận dạng toán. - HS tự giải BT bằng cách rút về đơn vị (Dùng 2 phép chia) ? 3 xe chở được bao nhiêu HS? ? Muốn chở 160 HS thì cần mấy xe ô tô như thế ta phải biết gì? Làm thế nào? (Biết 1 xe ô tô chở được bao nhiêu người: 120 : 3 = 40 (người)) ? Biết 1 xe chở được 40 người,vậy muốn chở 160 người cần bao nhiêu xe ta làm thế nào? (160 : 40 = 4 (xe). - 1 HS giải trên bảng, nhận xét chốt lại bài giải đúng. Bài 4 : HS đọc bài toán, nhận dạng toán. - Bài toán cho biết gì? Yêu cầu bài toán? - Gọi HS chữa bài. Gv nhận xét và củng cố giải toán rút về đơn vị - Đáp số: 180 000 đồng. HĐ nối tiếp : (5’) HS làm tiếp BT 2  *Bài 2 : - HS tự làm bài vào vở. ? Bài này có thể giải được bằng mấy cách? - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chốt lại bài giải đúng. - GV nhận xét tiết học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I. MỤC TIÊU - Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở BTTV, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức (3’) - HS xác định vần của các tiếng : chúng, tôi, mong, thế, giới, này, hoà, bình, vào mô hình cấu tạo vần và nói rõ vị trí các dấu thanh. - Nhận xét. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn HS nghe – viết (25’) - HS đọc bài chính tả một lượt ( đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng các âm, vần, thanh dễ lẫn lộn). a.Tìm hiểu nội dung đoạn văn ? Vì sao Phrăng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta? (Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược) ? Chi tiết nào cho thấy Phrăng Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước Việt Nam? ? Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là “Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ? (Vì Phrăng Đơ Bô - en là người lính Bỉ nhưng làm việc cho quân đội ta, ND ta thương yêu gọi anh là bộ đội cụ Hồ) b.Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm những từ khó, dễ lẫn khi viết: Phrăng Đơ Bô-en, phi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng, dụ dỗ, chính nghĩa. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. c.Viết chính tả: HS đọc thầm bài chính tả, chú ý cách trình bày, từ ngữ dễ viết sai. - GV đọc cho HS viết theo tốc độ quy định, đọc 2-3 lượt nhắc nhở HS tư thế viết, cách trình bày. - HS đổi vở GV đọc, HS soát bài. - GV thu vở chấm, nhận xét HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả (10’) Bài 2 : HS đọc thầm và nêu yêu cầu BT - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở BTTV. - Nhận xét, đánh giá ? Tiếng chiến và tiếng nghĩa về cấu tạo có gì giống và khác nhau? (Giống: cùng có âm chính là âm đôi iê, ia. Khác: tiếng chiến có âm cuối n, tiếng nghĩa không có âm cuối) - HS sửa chữa bài vào vở Bài 3 : HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận theo nhóm - HS báo cáo kết quả, Nhận xét, đánh giá - HS sửa chữa bài vào vở - GV nhận xét, kết luận: Khi các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm. Còn các tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi. HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm tốt - Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh đối với các tiếng có nguyên âm đôi. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I. MỤC TIÊU - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thông tin và hình trang 16,17 SGK - Tranh ảnh của người các lứa tuổi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức: (3’) +Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người? - Nhận xét. - GV giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm từ tuổi vị thành niên đến tuổi già - HS thảo luận nhúm 4 - HS đọc thông tin trang 16, 17 SGK - Trao đổi ghi ra phiếu theo mẫu: - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét và chốt. HĐ 3: Trò chơi “ Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời” - Phổ biến cách chơi, luật chơi - Mỗi nhóm nhận 3,4 hình xem người trong hình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đăc điểm giai đoạn đó - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xột và nờu cõu hỏi: + Bạn đang ở giai đoạn nào cuộc đời? + Biết được ở giai đoạn nào có lợi gì? - HS trả lời: Giai đoạn đầu tuổi dậy thì - Hình dung được phát triển cơ thể về vật chất, tinh thần, quan hệ xã hội,... - GV kết luận: Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là tuổi dậy thì. - HS đọc mục bạn cần biết. HĐ nối tiếp: Củng cố dặn dò (1’) - Nhận xét tiết học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2018 TẬP ĐỌC BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào. - Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ: Mọi người hãy sống vì hoà bình chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc - Học thuộc lòng ít nhất một khổ thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức (5’) - Học sinh nối tiếp đọc bài “Những con sếu bằng giấy” ? Nêu nội dung bài? - Nhận xét. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Luyện đọc: (12’) 1 HS đọc toàn bài - Đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, lỗi ngắt giọng, nhấn giọng. - HS đọc nối tiếp lần 2, GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó trong phần chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - 1-2 HS đọc toàn bài thơ. - GV đọc diễn cảm toàn bài HĐ 3: Tìm hiểu bài : (10’) - HS trả lời các câu hỏi, cả lớp nhận xét, GV kết luận hoàn chỉnh câu trả lời. ? Hình ảnh trái đất có gì đẹp? (Như quả bóng xanh giữa trời xanh, có tiếng chim bồ câu, cánh chim hải âu..) ? Hai câu thơ : Màu hoa nào cũng quý cũng thơm ý nói gì? (Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng đều thơm và đáng quý, như mọi người trên thế giới dù da vàng , da trắng, da đen đều có quyền bình đẳng, tự do như nhau, đều đáng quý, đáng yêu) ? Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ? (Cùng nhau chống chiến tranh, chống bomH, bom A, xây dựng 1 thế giới hoà bình. Chỉ có hoà bình, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất) ? Hai câu thơ cuối bài ý nói gì? (Khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hoà bình) ? Bài thơ muốn nói với em điều gì ? ( Trái đất này là của trẻ em, phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ) - GV tóm tắt ghi bảng (như phần mục tiêu) HĐ 4 :Hướng dẫn HS đọc diễn cảm(8’) - 3 HS đọc nối tiếp cả bài thơ, yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay (Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên như trẻ thơ) - Hướng dẫn HS đọc tốt 2 khổ thơ (ghi ở bảng phụ) - GV hướng dẫn HS đọc: + GV đọc mẫu, HS lắng nghe tìm những từ ngữ cần nhấn giọng và cách ngắt nhịp thơ. + HS phát biểu, GV đánh dấu trên bảng. VD: Trái đất này/ là của chúng mình, Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh - HS luyện dọc diễn cảm trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng ít nhất 1 khổ. GV có thể khuyến khích HS đọc thuộc lòng cả bài thơ. - HS đọc thuộc lòng trước lớp. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò: 3’ ? Bài tập đọc đã cho em biết được điều gì? - HS cả lớp hát bài “Bài ca về trái đất” - Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần) - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong 2 cách: Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức : (3’) -1 HS lên giải BT2 tiết trước . - HS, GV nhận xét. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Giới thiệu ví dụ liên quan đến quan hệ tỉ lệ (5’) - Nêu VD trong SGK và lập bảng: Số kg gạo mỗi bao 5kg 10kg 20kg Số bao gạo - HS đọc VD rồi tự suy nghĩ , điền vào bảng: 20 bao, 10 bao, 5 bao. - HS quan sát bảng (SGK) rồi nhận xét : Khi số gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo lại giảm đi bấy nhiêu lần. HĐ 3: Giới thiệu bài toán và cách giảI (10’) - HS đọc đề toán, tóm tắt bài toán * Hướng dẫn HS phân tích bài toán tìm cách giải theo hướng “Rút về đơn vị” - HS giải, nhận xét đánh giá * Hướng dẫn HS phân tích bài toán tìm cách giải theo hướng “Tìm tỉ số” - HS giải, nhận xét, đánh giá - GV kết luận: Có thể giải bài toán theo hai cách trên HĐ 4: Thực hành (10’) * Bài 1 : HS đọc bài toán ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? Muốn số ngày làm giảm đi thì số người làm phải như thế nào? (Số người làm phải tăng lên) ? Bài toán này giải bằng cách nào?(Rút về đơn vị) - HS giải bài toán, 1 HS lên bảng giải, GV và cả lớp nhận xét chốt lại bài giải đúng HĐ nối tiếp: (10’) HS làm tiếp bài tập * Bài 2: ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? Số ngày ăn hết chỗ gạo đó thay đổi như thế nào nếu ta tăng số người ăn lên một số lần? ? Bài toán này giải bằng cách nào? - HS làm vào vở. - 1 em trình bày, nhận xét, chữa bài. * Bài 3: - GV hướng dẫn tương tự bài 1,2 ? Bài này có thể giải theo mấy cách? - HS làm vào vở. Bài giải 6 máy bơm gấp 3 máy bơm số lần là: 6 : 3 = 2 ( lần) 6 máy bơm hút hết nước trong thời gian là: 4 : 2 = 2 ( giờ) Đáp số: 2 giờ - GV nhận xét tiết học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * MĨ THUẬT VẼ THEO MẪU: KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU I. MỤC TIÊU - HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát so sánh nhận sét hình dáng chung của mẫu và hình dáng từng vật mẫu. - HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu. - HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có hình dạng khối hộp và khối cầu. * HS có năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : SGK,SGV - mẫu khối hộp và khối cầu - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài - GV giới thiệu khối hộp và khối cầu đã chuẩn bị Hoạt động 1: quan sát, nhận xét GV : Đặt mẫu ở vị trí thích hợp. - Yêu cầu hs quan sát + Các mặt khối hộp giống hay khác nhau? + Khối hộp có mấy mặt? + Khối cầu có đặc điểm gì?. + Bề mặt khối hộp có giống khối cầu không? + So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu. - Hs quan sát - GV: Yêu cầu hs đến gần mẫu để quan sát hình dáng đặc điểm của mẫu Hoạt động 2: cách vẽ GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau: + cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK + So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung, sau đó phát khung hình của từng vật mẫu + Có thể vẽ lên bảng để hs quan sát + Vẽ rõ nội dung của hoạt động - Hs chú ý quan sát Hoạt động 3: thực hành - GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành - Hs thực hiện - GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ - Nhắc hs chú ý bố cục cho cân đối ; vẽ đậm nhạt đơn giản Hoạt động 4: nhận xét đánh giá - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài - Nhắc hs quan sát sưu tầm tranh ảnh các con vật - Chuẩn bị đất nặn cho bài sau * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ năm ngày 04 tháng 10 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Rèn kĩ năng tóm tắt và giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở bài tập, bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức: (5’) - Học sinh nêu cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ. - Giáo viên nhận xét , chôt lại các cách giải . - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập(20’) Bài 1 : HS đọc đề bài ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? Cùng số tiền đó, khi giá tiền của một quyển vở giảm đi một số lần thì số quyển vở mua được thay đổi như thế nào? (Số vở tăng lên) - Yêu cầu HS làm bài, có thể làm theo 2 cách đã học. - 1 HS lên bảng làm bài, tổ chức cho HS nhận xét, chữa bài. Bài giải: 3000 đồng gấp 1000 đồng số lần là: 3000 : 1000 = 3 (lần) Nếu mua vở với giá 1 500 đồng một quyển thì mua được số quyển vở là: 25 x 2 = 50 (quyển) Đáp số: 50 quyển Bài 2 : HS đọc bài ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - HS lên bảng giải; nhận xét, đánh giá, chốt lại bài giải đúng: Tổng thu nhập của gia đình đó là: 800 000 x 3 = 2 400 000(đồng) Khi có thêm 1 người con thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là: 2 400 000 : 4 = 600 000(đồng) Như vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người đã giảm là: 800 000 - 600 000 = 200 000(đồng) Đáp số: 200 000 đồng - GV lồng ghép giáo dục về dân số. HĐ nối tiếp: (10’) HS làm tiếp các bài tập. * Bài 3; 4 - HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán - HS phân tích đề nhận dạng toán - HS tự giải vào vở: Bài giải: 30 người gấp 10 người số lần là: 30 : 10 = 3 (lần) 30 người cùng đào trong 1 ngày được số mét mương là: 35 x 3 = 105 (m) Đáp số: 105 m. - GV nhận xét tiết học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I. MỤC TIÊU Sau bài học HS có khả năng : - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 18, 19 SGK - Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức: (5’) ? Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên? ? Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn trưởng thành? ? Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn tuổi già? - HS trả lời, GV n/x. - GV giới thiệu bài. HĐ 2 : Những việc nên làm (12’) - GV đặt vấn đề : Nêu làm gì để cơ thể luôn sạch sẽ thơm tho và tránh mụn trứng cá ? - Sử dụng phương pháp động não : Mỗi nhóm nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trả lời câu hỏi, GV ghi lại. - GV yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm trên - GV kết luận: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. HĐ 3: Làm việc theo nhóm (10’) - Quan sát hình trang 19, chỉ và nói về nội dung từng hình - HS báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, GV kết luận: + Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh; tuyệt đối không dùng chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh. HĐ 4 : Trò chơi “Tập diễn giải”(5’) - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS - HS trình bày ? Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn? - HS trả lời GV nhận xét chung. HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học - Dặn HS thực hiện những việc nên làm của bài học và chuẩn bị tiết sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU Giúp HS : - Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau. - Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3). * HS đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở BT, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức : (3’) -HS trả lời câu hỏi: ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? - Nhận xét. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Phần nhận xét : (7’) Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài tập - HS so sánh nghĩa các từ in đậm trên cơ sở GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa hai từ này. ? Hãy nêu nghĩa của từ chính nghĩa và phi nghĩa? + Chính nghĩa: đúng với đạo lí, điều chính đáng, cao cả. + Phi nghĩa: trái với đạo lý ? Em có nhận xét gì về nghĩa của 2 từ này? (hai từ này có nghĩa trái ngược nhau) -GV: Hai từ chính nghĩa và phi nghĩa được gọi là 2 từ trái nghĩa. ? Vậy em hiểu thế nào là từ trái nghĩa? - HS trả lời GV kết luận: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau Bài 2, 3 : HS đọc thầm và nêu yêu cầu từng bài tập. - HS tìm cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ đã cho - HS báo cáo kết quả: ( có 2 cặp từ trái nghĩa: chết - sống; vinh - nhục) - Nhận xét đánh giá. Lưu ý có thể HS chỉ tìm được một cặp từ ghép: chết vinh/ sống nhục. ?Tại sao em cho rằng đó là cặp từ trái nghĩa? ? Cách dùng cặp từ trái nghĩa này có tác dụng gì? (làm nổi bật quan niệm sống của người VN) - GVKL: Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo ra sự tương phản trong câu. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái đối lập nhau. ? Từ trái nghĩa có tác dụng gì? HĐ 3: Phần ghi nhớ (3’) ? Qua các bài tập phần nhận xét em cần ghi nhớ điều gì? - HS đọc nội dung ghi nhớ. - HS nhắc lại GV nhấn mạnh một số ý quan trọng. HĐ 4: Phần luyện tập (20’) BT1 : HS đọc yêu cầu - HS tìm và gạch chân cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ. - Tổ chức cho HS nhận xét, GV kết luận: đục / trong; rách / lành; đen / sáng; dở / hay Bài 2 : HS đọc yêu cầu - GV tổ chức cho HS làm và chữa bài. Bài 3: HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi, cho 2 nhóm làm bài trên phiếu. - HS thảo luận làm bài trong 4 phút. - Hết thời gian, yêu cầu 2 nhóm làm bài trên phiếu dán bài lên bảng, cả lớp cùng nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, chốt lại: + Trái nghĩa với từ hoà bình là: chiến tranh, xung đột + Trái nghĩa với từ thương yêu là: căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ + Trái nghĩa với từ giữ gìn: phá hoại, phá phách,tàn phá, huỷ hoại HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò ( 3’) ? Qua bài học em hiểu gì về từ trái nghĩa? - Nhận xét tiết học - Dặn HS thuộc lòng phần ghi nhớ, hoàn thiện các ý còn lại ở nhà. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường. - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh , sắp xếp các chi tiết hợp lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức: (5’) - HS trình bày kết quả quan sát (cảnh trường học) ở nhà. - Nhận xét. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập(30’) Bài 1: HS đọc nội dung bài tập. - GV nêu câu hỏi giúp HS xác định các việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý. ? Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì? ? Thời gian em quan sát vào lúc nào? ? Em tả những cảnh nào của cảnh trường? ? Tình cảm của em với mái trường? - Một vài HS trình bày kết quả quan sát - HS tự lập dàn ý chi tiết, GV đưa bảng phụ cho 1 HS trình bày trên bảng phụ. - HS trình bày trước lớp - Tổ chức cho HS nhận xét, GV kết luận và chốt lại bằng bài của HS làm trên bảng phụ. - GV nhận xét và củng có về dàn ý chi tiết. *Mở bài: Giới thiệu bao quát: Trường nằm trên một khoảng đất rộng. - Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường được sơn vàng rất khang trang. *Thân bài: Tả từng phần của cảnh trường:+ Sân trường + Lớp học + Phòng thư viện + Khu vực vệ sinh tự quản của cỏc lớp *Kết bài: Trường học của em ngày càng đẹp hơn... Bài 2 : HS đọc yêu cầu BT. ? Em chọn đoạn văn nào để viết? - HS nêu đoạn mình chọn để viết - GV lưu ý HS nên chọn viết một đoạn ở phần thân bài - HS viết và trình bày trước lớp - Tổ chức cho HS nhận xét, GV kết luận. HĐ nối tiếp : Củng cố, dặn dò: 1’ - GV nhận xét tiết học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KỸ THUẬT THÊU DẤU NHÂN ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này,HS biết: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng quy trình , đúng kỹ thuật - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích ,thêu theo đùng kỹ thuật đúng quy trình.Yêu thích sản phẩm vừa làm được II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Mẫu thêu - HS: Vải, kim, chỉ, kéo, thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Khởi động - Yêu cầu lớp trưng bày đồ dùng. - HS trưng bày đồ dùng Hoạt động 2: Giới thiệu bài GV giới thiệu trực tiếp và nêu MĐ, YC cầu của bài học. Hoạt động 3: Học sinh thực hành - Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân ( Có thể yêu cầu HS thêu 2 mũi thêu ) - HS nghe, quan sát và so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V ở cả hai mặt vải. - GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. Có thể hướng dẫn nhanh một số thao tác trong những điểm cấn lưu ý khi thêu mũi dấu nhân. - Nghe và ghi nhớ nội dung. - Gọi HS nêu yêu cầu sản phẩm ? - HS đọc nội dung mục III/SGK - Yêu cầu HS thực hành . - HS thực hành theo cá nhân. Hoạt động 4: Đánh giả sản phẩm - GV chỉ định một số em trưng bày sản phẩm. - Lớp quan sát và nhận xét - Nghe và ghi nhớ nội dung. Nghe - GV nêu cách đánh giá ( theo SGK /23) Yêu cầu HS nhắc lại cáh thêu dấu nhân và nhận xét. - Đọc nội dung SGK /23 - Yêu cầu 2 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn ? - Ghi nhớ nội dung và đánh giá sản phẩm của bạn * Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS tích cực, hoàn thành sản phẩm sớm - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Thực hành * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Giúp học sinh : - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong 2 cách “Rút về đơn vị” và “Tìm tỉ số”. - Rèn kĩ năng tóm tắt và giải toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức (3’) - 1 HS chữa bài 4 tiết trước - Nhận xét. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 : 1 HS đọc bài toán ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? Bài toán thuộc dạng nào đã học? - GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. - HS giải, nhận xét, đánh giá. - GV kết luận nhấn mạnh cách giải bài toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số cuả hai số đó” (GV ghi tóm tắt các bước tính lên bảng). Bài giải Số Hs nam là: 28 : ( 2 + 5) x 2 = 8 (HS) Số HS nữ là: 28 - 8 = 20 ( HS ) Đáp số: 8 HS nam và 20 HS nữ. Bài 2 : 1 HS đọc bài toán - GV hướng dẫn tương tự bài 1 - HS giải, nhận xét đánh giá - GV kết luận, nhấn mạnh cách giải dạng bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó (GV ghi tóm tắt cách giải dạng toán này lên bảng). Bài giải Hiệu số phần bằng nhau là: 2 - 1 = 1 (phần) Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 15 x 1 = 15 (m) Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 15 x 2 = 30 (m) Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là: (30+15) x2=90 (m) Đáp số: 90m Bài 3 : HS đọc bài toán ? Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào? - HS làm bài vào vở, 1 em trình bày trên bảng lớp. - Nhận xét, chốt bài giải đúng: 100 km gấp 50 km số lần: 100 : 50 = 2( lần) Đi 50 km lit xăng là: 2 : 2 = 6 ( lít) Đáp số: 6 lít HĐ nối tiếp: (5’) HS làm tiếp bài tập * Bài 4: - HS tự làm bài vào vở. - Chữa bài. Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo kế hoạch là: 12 x 30 = 360(bộ) Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là: 360 : 18 = 20(ngày) Đáp số: 20 ngày - Lưu ý HS đây là dạng toán về đại lượng tỉ lệ, HS cần phải xác định được hai đại lượng tỉ lệ với nhau như thế nào. - GV nhận xét tiết học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3. - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT 4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT 4, (BT5). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VBT Tiếng Việt 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: Củng cố kiến thức: (3’) - Đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1,2 tiết trước. - Nhận xét. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập(30’) Bài 1: HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập - HS làm bài tập vào vở bài tập - HS lên bảng chữa; GV nhận xét đánh giá, chốt lại bài làm đúng. a) Ăn ít ngon nhiều. b) Ba chìm bảy nổi. c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. c) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. - Yêu cầu HS học thuộc lòng 4 thành ngữ, tục ngữ trên Bài 2 : HS đọc yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 4 Lop 5_12445885.docx
Tài liệu liên quan