MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật trong các hoạt động.
- Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.
- Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sách giáo khoa.
- Sưu tầm tranh, ảnh về con vật.
- Bài nặn của học sinh lớp trước.
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát.
2. Bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối lớp 5 - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết yếu về nhà viết lại.
c. Luyện tập:
Bài 2: Tìm các tiếng có chứa uô; ua trong bài văn dưới đây. Giải thích quy tắc ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được.
- 1 học sinh đọc yêu cầu và thông tin bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở BT, 1 em làm trên bảng.
- Nhận xét, chữa: + Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn muôn.
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
? Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?
+Trong các tiếng có chứa ua: Dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua là chữ u.
+Trong các tiếng có chứa uô: Dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô là chữ ô.
- 1 học sinh nêu lại quy tắc đánh dấu thanh.
Bài 3:
- Đọc yêu cầu, thông tin bài tập 3.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân tìm tiếng còn thiếu của 2 trong số 4 câu thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
- 1 số HS trình bày, n/x, chữa.
+ Muôn người như một: mọi người đoàn kết một lòng.
+ Chậm như rùa: quá chậm chạp.
+ Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
+ Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chứa uô; ua
- Giáo viên tuyên dương, nhận xét giờ học.
- Dặn ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh và học thuộc lòng các câu thành ngữ trong BT3.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KHOA HỌC
THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG” VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được 1 số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia.
- Từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “Không!” với các chất gây nghiện.
* Thông qua bài học, tăng cờng giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Hình minh hoạ trang 22, 23 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Phiếu ghi các tình huống.
- Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện.
- Cây cảnh to, phần thưởng (nếu có), cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
? Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì em nên làm gì?
? Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
3. Bài mới: 27’
a. Giới thiệu:
b. Thực hành
TIẾT 1
Hoạt động 1 : Thực hành xử lí thông tin
- 5 đến 7 HS nối tiếp nhau giới thiệu thông tin mình đã sưu tầm được.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đã chuẩn bị bài tốt.
Hoạt động 2: Tác hại của các chất gây nghiện
- Cho HS hoạt động theo nhóm 6 hoàn thành phiếu sau, GV phát phiếu.
- HS hoạt động theo nhóm:
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng
Đối với người xung quanh
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Gọi HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh.
- Gọi 3 HS đọc lại thông tin trong SGK.
- Kết luận : Rượu, bia, thuốc, lá, ma, tuý đều là những chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị nhà nước cấm. Vì vậy những người sử dung, buôn, bán, vận chuyển ma tuý đều là phạm pháp. Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng và người xung quanh, làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội.
4. Củng cố- dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2018
TẬP ĐỌC
Ê - MI – LI, CON ...
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài, đọc diễn cảm được bài thơ.
* HS thuộc được 1 khổ thơ trong bài, có thể khuyến khích HS đọc thuộc lòng được khổ thơ 3 và 4.
- Hiểu được một số từ ngữ: Lầu ngũ giác, Giôn - xơn, nhân danh, B.52, Na pan, Oa - sinh - tơn.
- Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ (MS: THCD2003) viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
- 2 học sinh đọc bài Một chuyên gia máy xúc
? Cuộc gặp gỡ giữa hai người đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
? Chi tiết nào trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 27’
a. Giới thiệu:
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
- 1 học sinh đọc bài.
- Giáo viên ghi lên bảng các tên riêng phiên âm yêu cầu vài học sinh đọc.
- Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn, B.52.
- GV chia đoạn:
+Đ1: Phần xuất xứ
+Đ2: tiếp đến “lầu Ngũ Giác”
+Đ3: tiếp đến “thơ ca nhạc hoạ”
+Đ4: tiếp đến “xin mẹ đừng buồn”
+Đ5: còn lại.
- 5 học sinh đọc nối tiếp bài thơ.
? Trong bài các em thấy có những từ ngữ nào khó hiểu cần giải thích?
- Giáo viên giải thích và yêu cầu học sinh đọc chú giải sách giáo khoa.
- Đọc nối tiếp các khổ thơ.
- Đọc theo cặp.
- Giáo viên hướng dẫn chung và đọc mẫu trước lớp.
Tìm hiểu bài:
? Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
(Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô nhân đạo, không nhân danh ai)
? Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
? Vì sao chú lại nói với con là “cha đi vui, ....?
(Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ vì sự ra đi của chú! Chú ra đi thanh thản, tự nguyện, vì lí tưởng cao đẹp)
? Em suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
( Cảm động trước tấm gương cao đẹp của chú).
? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?.
Đọc diễn cảm:
- Giáo viên hứơng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
? Em hãy nêu giọng đọc thích hợp cho từng khổ?
+ Phần xuất xứ: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, trầm lắng.
+ Khổ 1: Lời chú Mo-ri-xơn: giọng trang nghiêm, dồn nén sự xúc động; giọng em bé hồn nhiên, ngây thơ.
+ Khổ 2: Giọng phẫn nộ, đau thương
+ Khổ 3,4: Giọng yêu thương, ngẹn ngào, xúc động.
- GV treo bảng phụ ghi khổ 3,4.
- HS luyện đọc trên bảng phụ: lưu ý đọc vắt dòng 2 dòng thơ:
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Oa-sinh-tơn.
Buổi hoàng hôn
Cho ngọn lửa sáng loà.
Sự thật
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng: Khuyến khích HS thuộc khổ 3,4; HS có thể chỉ thuộc 1 trong 2 khổ.
? Sau bài học này em có cảm nghĩ gì?
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc về học thuộc lòng, chuẩn bị giờ sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố các đơn vị đo độ dài, đo khố lượng, và các đơn vị đo diện tích đã được học.
- Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Tính toán trên các số đo độ dài, đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
- Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện đã cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phấn màu, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
- HS chữa lại bài tiết trước
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước BT1, BT3.
Bài 1 :
- HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán
- HS phân tích đề toán nhận dạng toán, nêu cách giải
- HS giải, GV tổ chức cho HS nhận xét, chữa.
Bài 3 :
- HS đọc yêu cầu bài toán
- HS quan sát hình vẽ, nêu hướng tính diện tích hình đã cho.
? Mảnh đất được tạo bởi các mảnh có kích thước, hình dạng ntn?
(Một hình chữ nhật và một hình vuông)
? Hãy so sánh diện tích của mảnh đất với tổng diện tích 2 hình?
(Diện tích mảnh đất chính bằng tổng diện tích của hình chữ nhật và hình vuông)
? Vậy muốn tìm diện tích mảnh đất ta phải tính gì?
- HS tính; báo cáo kết quả
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
14 x 6 = 84 (m2)
Diện tích hình vuông CEMN là:
7 x 7 = 49 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
84 + 49 = 133 (m2)
Đáp số: 133 m2
- GV nhận xét, đánh giá
*Bài 2 :
- HS đọc đề toán, tự giải vào vở
- 1 số em trình bày, n/x, chữa.
*Bài 4 :
- Học sinh đọc đề bài
- HS tìm cách vẽ, nêu cách vẽ.
- Nhận xét, tuyên dương HS tìm ra nhiều cách.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các bài còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật trong các hoạt động.
- Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.
- Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sách giáo khoa.
- Sưu tầm tranh, ảnh về con vật.
- Bài nặn của học sinh lớp trước.
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát.
2. Bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Kiểm tra một số bài vẽ của học sinh tuần trước chưa xong.
3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
* Mục Tiêu: Giúp HS biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật trong các hoạt động.
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh về các con vật và gợi ý cho học sinh tìm hiểu.
? Con vật trong bức tranh này là con gì?
? Con vật có những bộ phận cơ bản nào?
? Hình dáng của chúng khi hoạt động chạy nhảy ra sao?
? Giữa các con vật này có điểm gì giống nhau và điên gì khác?
? Ngoài những con vật trong tranh em còn thấy những con vật nào nữa?
- Gợi ý cho HS chọn những con vật thích hợp để nặn, để vẽ.
? Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
? Em hãy nêu những hình dáng chung điển hình con vật mà mình định vẽ?
- Cho HS quan sát một số hình con vật.
- Phân tích dựa trên hính vẽ.
Hoạt động 2: Cách nặn.
* Mục Tiêu: HS quan sát giáo viên làm mẫu và khuyến khích được một số em có cách nặn sáng tạo hơn khi thể hiện.
- Gợi ý học sinh cách nặn.
- Nhớ lại hình dáng con vật mình sắp nặn.
+ Chọn màu đất nặn cho con vật.
+ Nhào đất trước khi nặn.
* Có thể nặn con vật theo hai cách:
- Nặn từng bộ phận của con vật rồi ghép dính các bộ phận với vhau.
- Nhào đất thành hình thỏi rồi vuốt nắn, kéo tạo thành hình dáng chung của con vật. Hoàn chỉnh hình.
- Tạo dáng đi, đứng, chạy, nhảy cho sinh động.
- Nặn con vật theo hai cách trên cho HS quan sát tìm hiểu.
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục Tiêu: HS biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.
- Cho HS nặn bài theo nhóm.
- Cho HS nặn hai đến ba con vật để tạo thành đàn theo nội dung như: Đàn lợn, đàn gà,...
- Gợi ý HS yếu tìm được hình cân đối.
- Đến từng bàn và theo dõi hướng dẫn thêm cho HS.
- Khi nặn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không dây bẩn ra ngoài.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục Tiêu: HS có thể nhận xét được các mẫu khác nhau một cách linh động và chính xác.
- Cho học sinh trưng bày sàn phẩm của nhóm mình và nhận xét.
? Bạn nặn con vật gì?
? Tư thế và hình dáng con vật như thế nào?
? Trong các bài này em thích bài nào nhất?
- Dựa vào bài của HS nhận xét thêm và xếp loại bài cho HS.
- Nhận xét chung tiết học.
4. Dặn dò.
- Quan sát và chăm sóc con vật, vật nuôi trong gia đình em.
- Xem bài học sau vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018
TOÁN
ĐỀ- CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa hai đơn vị này, giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trong trường hợp đơn giản).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị hình vẽ hình vuông cạnh 1 dam, và hình vuông cạnh 1hm thu nhỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
- 1HS lên bảng làm bài tập, lớp làm nháp:
BT: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và hơn chiều rộng 46 m. Tính diện tích của khu đất đó.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu đơn vị đo đề-ca-mét vuông
Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông
- 1HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- 2HS nhắc lại khái niệm các đơn vị đo diện tích đã học.
- GV treo hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1dam như SGK ( chưa chia thành các ô vuông nhỏ) và nêu : Hình vuông có cạnh dài 1dam, hãy tính diện tích của của hình vuông?
- GV : 1dam x 1dam = 1dam2, dam2 chính là diện tích hình vuông có cạnh dài 1dam. Đề - ca - mét vuông viết tắt là dam2.
? Dựa vào khái niệm các đơn vị đo diện tích đã học, hãy phát biểu hiểu biết của mình về đề - ca - mét vuông?
Mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông.
? 1 dam bằng bao nhiêu mét?
- GV đưa ra mô hình hình vuông thu nhỏ có cạnh là 1dam để HS chia thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
? Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét? (1m)
? Chia được bao nhiêu hình vuông có cạnh dài 1m? (10 x 10 = 100 hình)
? Mỗi hình vuông nhỏ có DT là bao nhiêu m2? (1m2)
? 100 hình vuông nhỏ có DT là bao nhiêu mét vuông? (100m2)
? Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu mét vuông? (1 dam2 = 100 m2)
? Đề - ca - mét vuông gấp bao nhiêu lần m2? (100 lần)
- 1 số HS nhắc lại.
c. Giới thiệu đơn vị đo héc-tô-mét vuông
- GV tổ chức cho hình thành khái niệm héc-tô-mét vuông như hình thành khái niệm đề- ca- mét vuông.
- Từ mô hình hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ giữa héc-tô-mét vuông với đề- ca- mét vuông và với mét vuông.
d. Thực hành
- Yêu cầu HS hoàn thành trước BT1, BT2, BT3.
Bài 1
- GV viết các số đo DT lên bảng.
- Gọi HS đọc, gọi HS nhận xét.
Bài 2 :
- GV đọc các số đo cho HS viết vào vở, 2 HS viết trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra.
Bài 3a (cột 1) :
? Nêu y/c bài tập 3?
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng các trường hợp sau:
2 dam2 =...m2
3 dam215 m2 = ...m2
3 m2 = ...dam2
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng và giải thích cách làm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS tiếp tục làm các trường hợp còn lại.
- Trình bày, n/x, chữa.
* Bài 4
- HS đọc đề bài, tự làm bài theo mẫu:
5dam2 23m2 = 5dam2 + dam2 = 5dam2
- GV chấm 1 số vở của HS.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KHOA HỌC
THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG” VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được 1 số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia.
- Từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “Không!” với các chất gây nghiện.
* Thông qua bài học, tăng cờng giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Hình minh hoạ trang 22, 23 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Phiếu ghi các tình huống.
- Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện.
- Cây cảnh to, phần thưởng (nếu có), cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 3 : Thực hành kỹ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạt trang 22, 23 SGK và hỏi:
? Hình minh hoạ các tình huống gì?
( Hình vẽ các tình huống các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện:rượu, thuốc lá, ma tuý.)
- GV chia HS nhóm yêu cầu mỗi nhóm 4 cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành 1 đoạn kịch để đóng vai và biểu diễn trước lớp.
- Gọi các nhóm đóng kịch theo hướng dẫn của GV.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV nêu câu hỏi để cả lớp thảo luận :
+ Việc từ chối hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không ?
+ Trong trường hợp bị doạ dẫm ép buộc chúng ta sẽ làm gì ?
+ Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được ?
- GV kết luận : Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời chúng ta phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Mỗi người có cách từ chối riêng song cái đích cần đạt là nói “không!” đối với chất gây nghiện.
Hoạt động 4 : Trò chơi: Hái hoa dân chủ
GV hướng dẫn: Các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý cô đẫ viết trong từng mảnh giấy cài trên cành cây. Mỗi tổ cử một đại diện làm ban giám khảo. Lần lượt từng thành viên của tổ bốc thăm các câu hỏi, có sự hội ý. Sau đó trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được cộng 4 điểm, sai trừ 2 điểm.
1, Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh ung thư nào ?
2, Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến những người xung quanh ntn?
3, Nêu tác hại của thuốc lá đối với cơ quan hô hấp ?
4, Hãy lấy VD về sự tiêu tốn tiền của vào bia, rượu ?
5, Nêu tác hại của rượu, bia với cơ quan tiêu hoá ?
6, Uống rượu, bia có ảnh hưởng tới người xung quanh ntn ?...
- Tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết cuộc thi.
- Nhận xét, khen ngợi HS đã nắm vững những tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia.
Hoạt động 5 : Trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm
- Lấy ghế ngồi của GV, phủ một cái khăn màu trắng lên ghế.
?Nghe tên trò chơi em hình dung ra điều gì ?
( Đây là 1 cái ghế rất nguy hiểm, đụng vào sẽ bị chết.)
- GV hướng dẫn: Đây là chiếc ghế rất nguy hiểmvì nó đã bị nhiễm điện cao thế. Nếu ai đụng vào ghế sẽ bị chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết.
- Cử 5 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em nhìn thấy.
- HS cả lớp xếp hàng đi từ hành lang vào trong lớp, vào chỗ ngồi của mình.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả quan sát.
- Nhận xét, khen ngợi HS quan sát tốt.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp trả lời các câu hỏi:
? Em cảm thấy thế nào khi qua chiếc ghế ?
? Tại sao khi đi qua chiếc ghế em đi chậm lại và rất thận trọng ?
? Sau khi chơi trò chơi, em có nhận xét gì ?
- Gọi đại diện trả lời câu hỏi, nhận xét
- GV kết luận: Trò chơi giúp chúng ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc là nếu họ thực hiện 1 hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. Trò chơi cũng giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm.
4. Củng cố- dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết , sưu tầm vỏ bao, lọ các loại thuốc để học tiết sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU
- Hiểu nghĩa của từ “hoà bình” (BT1), tìm được từ đồng nghĩavới từ “hoà bình” (BT2).
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của miền quê hoặc thành phố (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở Bài tập TV5.
- Từ điển HS.
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
- 2 HS lên bảng đặt câu với 1 cặp từ trái nghĩa mà em biết.
- HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
- HS đọc BT, tự làm bài.
- Gợi ý HS dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình” ý b.
- 1 số HS nêu ý kiến, nhận xét, chữa.
? Tại sao em chọn ý b mà không chọn ý a?
- GVKL: Trạng thái bình thản là chỉ trạng thái tinh thần của con người, không dùng để nói tình hình đất nước hay thế giới. Trạng thái hiền hoà yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người.
Bài 2:
- HS đọc nội dung BT.
- HS làm bài theo cặp: Tìm từ đồng nghĩa với từ “hoà bình”.
- 1 số em trình bày.
- N/x, chữa: Các từ đồng nghĩa với từ “hoà bình” là: bình yên, thanh bình, thái bình.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từng từ ngữ và đặt câu với từ đó.
+ bình yên: yên lành, không gặp điều gì rủi ro, tai hoạ.
+ bình thản: phẳng lặng, yên ổn, tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái, không có điều gì áy náy lo nghĩ.
+ thanh bình: yên vui trong cảnh hoà bình.
+ thái bình: yên ổn, không có chiến tranh, loạn lạc.
+ lặng yên: trạng thái yên và không có tiếng động.
+ yên tĩnh: trạng thái không có tiếng ồn, tiếng động, không bị xáo trộn.
+ thanh thản: tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái, không có gì lo lắng.
- GV nhận xét, chữa.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu BT: Viết 1 đoạn văn 5-7 câu miêu tả cảnh thanh bình ở địa phương em.
- HS tự làm bài vào vở, 2 em làm trên bảng nhóm, trình bày, n/x, cho điểm.
- 1 số HS dưới lớp trình bày, GV nhận xét, khen đoạn văn hay.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- Nhắc lại kiến thức chính.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc về hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU
Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong thánh của từng thành viên và của cả tổ.
*GDKNS : - Tìm kiếm và xử lí thông tin - Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu, thông tin). Thuyết trình kết quả tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sổ điểm của lớp năm học trước hoặc phiếu liên lạc của HS.
Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê, bút dạ cho HS làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A. Bài cũ:
KT sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
GV hướng dẫn hs không cần lập bảng thống kê mà chỉ cần trình bày theo hàng.
HS làm vở.
Gọi vài HS nêu miệng. / Nhận xét / HS tự chữa bài, đổi vở cho nhau để KT.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- GV lưu ý cho HS: Trao đổi bảng thống kê kết quả học tập mà mỗi HS làm ở bài 1 để thu thập đủ số liệu về từng thành viên trong tổ. Kẻ bảng thống kê có đủ số cột dọc (Ghi điểm số như phân loại ở BT1) và dòng ngang (Ghi họ tên từng HS )
HS làm việc theo 4 nhóm.
Các nhóm trình bày / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
1HS nêu tác dụng của bảng thống kê: Giúp người đọc dể tiếp nhận thông tin, có điều kiện so sánh số liệu.
GV nhận xét tiết học, dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KĨ THUẬT
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
- Biết giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình.
- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
- Một số loại phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định : 1’
2. Bài cũ : 2’
- GV kiểm tra, đánh giá 1 số bài thêu dấu nhân của HS.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b. Tổ chức các HĐ :
HĐ1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.
- HS làm việc cá nhân: Quan sát SGK kết hợp hiểu biết trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên một số dụng cụ thường dùng để nấu ăn trong gia đình?
? Kể tên những dụng cụ nấu thường được dùng trong gia đình em?
? Kể tên những dụng cụ thường dùng bày thức ăn và ăn uống trong gia đình em?
? Kể tên những dụng cụ thường dùng dùng để cắt thái thực phẩm và 1 số dụng cụ khác?
- HS nêu, GV ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm:
+ Bếp đun
+ Dụng cụ nấu
+ Dụng cụ bày thức ăn và ăn uống
+ Dụng cụ cắt thái
+ Dụng cụ khác.
- 2 HS nhắc lại.
HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
- HS thảo luận nhóm 4 về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình:
- Hoàn thành phiếu sau:
Phiếu học tập
Loại dụng cụ
Tên các dụng cụ cùng loại
Tác dụng
Sử dụng, bảo quản
Bếp đun
Dụng cụ nấu
Dụng cụ để bày thức ăn và ăn uống
Dụng cụ cát thái thực phẩm
Các dụng cụ khác
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV sử dụng tranh minh hoạ kết luận từng nội dung trong SGK.
HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
? Em hãy nêu cách sử dụng loại bếp đun ở gia đình em?
? Em hãy kể tên và nêu tác dụng của 1 số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình?
4. Nhận xét- dặn dò: 4’
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn HS : Bảo quản, giữ gìn những dụng cụ nấu ăn trong gia đình.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2018
TOÁN
MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông cạnh 1cm phóng to.
- Bảng kẻ sẵn các dòng cột như phần b SGK (chưa ghi nội dung).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’
- 2HS chữa lại bài 2 trong VBT tiết trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông
? Hãy nêu các đơn vị đo diện tích mà em đã được học ?
- GV: trong thực tế, để đo những đơn vị đo diện tích rất bé người ta còn dùng đơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 5 Lop 5_12445886.docx