I- Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng bài CT;không mắt quá 5 lỗi trong bài:Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2,thực hiện đúng bài tập 3.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập 1
- Bút dạ và 3-4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu co tiếng cần điền vào ô trống ở BT2; 3-4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT3.
III- Các hoạt động dạy - học:
31 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường TH Xuân La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học môn Lịch sử và Địa lí
- GV hướng dẫn học sinh cách học :
+ Quan sát sự vật hiện tượng
+ Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập
+ Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí
4.Củng cố :
Kể tên một số dân tộc ở nước ta.
5.Dặn dò:
- Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt.
-Xem tiếp bài “Làm quen với bản đồ”
Hát vui.
- HS lặp lại.
- HS trình bày và xác định trên bản đồ VN vị trí tỉnh, TP em đang sống.
- HS các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét.
- 4 HS kể sự kiện lịch sử.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe.
- 2 – 3 trình bày
Thứ ba, ngày 28 tháng 8 năm 2018
SÁNG
Tiết 1 Khoa học (lớp 5)
BÀI 1: SỰ SINH SẢN
I. YÊU CẦU
HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”
- HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt độngk của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu môn học
- Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học.
- Nêu yêu cầu môn học.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?”
Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó.
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi.
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi.
Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.
Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua.
-Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi
Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì?
à GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình .
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan
- Bước 1: GV hướng dẫn
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
Liên hệ đến gia đình mình
- Bước 2: Làm việc theo cặp
- Bước 3: Báo cáo kết quả
Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản.
- GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nêu lại nội dung bài học.
- GV đánh giá và liên hệ giáo dục.
3. Tổng kết
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Nam hay nữ?
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
- HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con à HS thực hành vẽ.
- HS lắng nghe
- HS nhận phiếu, tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình
- Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình 1, 2, 3
- Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình.
- HS tự liên hệ
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi, trả lời:
Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ ?
Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- HS nhắc lại
- Hoạt động nhóm, lớp
- HS trưng bày tranh ảnh gia đình + giới thiệu cho các bạn biết một vài đặc điểm giống nhau giữa mình với bố, mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình.
-Lắng nghe
Tiết 2: Đạo đức (lớp 3)
KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.
+ Những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ.
2. Thái độ:
+ Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
+ Đồng tình, noi gương những bạn thiếu nhi đã làm tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”. Không đồng tình với những bạn thiếu nhi chưa thực hiện được điều đó.
3. Hành vi:
+ Luôn luôn rèn luyện và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy học.
+ Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
+ Năm điều bác Hồ dạy.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS nhớ được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, cĩ cơng lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Ghi nhớ tình cảm của thiếu nhi và Bác Hồ.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2, vở bài tập đạo đức, tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó.
+ Giáo viên thu kết quả thảo luận.
+ Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm.
+ Yêu cầu thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về bác theo những câu hỏi gợi ý sau:
1. Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
2. Quê Bác ở đâu?
3. Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
4. Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào với dân tộc ta?
5. Tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Câu trả lời đúng:
Ảnh 1: Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm phủ chủ tịch.
Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở phủ chủ tịch.
Ảnh 2: Nội dung: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát.
Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi.
Ảnh 1: Nội dung: Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi.
Đặt tên: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.
Ảnh 1: Nội dung: Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
+ Các nhóm chú ý lắng nghe, bổ sung sửa chữa cho nhóm bạn.
+ 3à4 học sinh trả lời.
+ Lớp chú ý lắng nghe, bổ sung.
+ Kết luận
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
Bác Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/05/1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là người có công rất lớn đối với đất nước, với dân tộc ta. Bác là vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, là người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 02/09/1945. Trong cuộc đời hoạt động CM của mình, Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Anh Ba, Ông Ké ...
Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cũng luôn quan tâm và yêu quý các cháu.
Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với bác”
Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lịng kính yêu Bác Hồ.
Cách tiến hành:
+ Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
+ Ycầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
1. Qua câu chuyện, em cảm thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào?
2. Em cảm thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Kết luận: Bác rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác.
+ Học sinh cả lớp chú ý lắng nghe. Gọi 1 học sinh đọc lại truyện.
+ 3 à 4 học sinh trả lời.
+ Lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Câu trả lời đúng:
1. Các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ, điều này được thể hiện ở chi tiết: Khi vừa nhìn thấy Bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên.
2. Bác Hồ cũng rất yêu quí các cháu thiếu nhi, Bác đón các cháu, vui vẻ quây quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu ...
+ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi.
Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.
+ Hỏi: Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai?
+ Những ai đã thực hiện được theo 5 điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào?
+ Nhận xét tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Nhắc nhở học sinh cả lớp noi gương những học sinh ngoan như thế.
+ Thảo luận cặp đôi.
+ 2 à 3 đôi dọc những công việc mà thiếu nhi cần làm.
+ Chăm chỉ học hành, yêu lao động, đi học đúng giờ ...
+ Dành cho thiếu nhi.
+ 2à3 học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
+ 3à4 học sinh trả lời.
+Lớp chú ý lắng nghe.
CHIỀU
Tiết 1: Chính tả (Lớp 5)
VIỆT NAM THÂN YÊU
I- Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng bài CT;không mắt quá 5 lỗi trong bài:Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2,thực hiện đúng bài tập 3.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập 1
- Bút dạ và 3-4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu co tiếng cần điền vào ô trống ở BT2; 3-4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT3.
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra dụng cụ học tập:
- GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ Chính tả ở lớp 5
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả 1 lượt
- Nhắc HS quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ ngữ dễ viết sai ( mênh mông, biển lúa, dập dờn ...)
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết
* Lưu ý HS: Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu viết hoa, viết lùi vào 1 ô li.
- Đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
- Chấm chữa 7-10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
c)Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả:
Bài tập 2:
- GV nhắc HS nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
- Dán 3 tờ phiếu khổ to ghi từ ngữ , cụm từ có tiếng cần điền.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
Bài tập 3:
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Âm đầu
Đứng trước i,ê,e
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là k
Viết là c
Âm “gờ”
Viết là gh
Viết là g
Âm “ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- YC những HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai, ghi nhớ quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k.
- HS theo dõi trong SGK
- Đọc thầm lại bài chính tả
- HS gấp SGK. Viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Một HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS lên bảng thi trình bày đúng, nhanh kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét
- Vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- Một HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Từng em đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét
- Vài HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh
- HS nhẩm học thuộc quy tắc. Vài HS nhắc lại quy tắc đã thuộc.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
Thứ tư, ngày 29 tháng 8 năm 2018
SÁNG
Tiết 3 Thủ công (lớp 3)
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (tiết 1 )
I. Mục đích – yêu cầu:
-HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
-Gấp được tàu thuỷ hai ống khói . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đổi.
-HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói . Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Mẫu tàu thuỷ hai ống khói đã gấp sẵn.
-Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
Giấy nháp, giấy thủ công. Bút màu, kéo thủ công.
IV. Các hoạt động Dạy – Học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:
Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.
3 Bài mới:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói và đặt câu hỏi định hướng quan sát – SGV tr.191.
- GV giải thích.
- GV liên hệ thực tế về tác dụng của tàu thuỷ – SGV tr.191.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
- GV gợi ý để HS nhớ lại cách cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông – SGV tr.192.
- Lưu ý: không quy định số ô vuông của tờ giấy.
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói – SGV tr.192.
- GV và HS cả lớp quan sát. GV sửa chữa uốn nắn.
4. Cũng cố, Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Hát
Để dụng cụ, đồ dùng học tập môn thủ công lên bàn.
- HS quan sát mẫu, nhận xét đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ.
- HS suy nghĩ tìm ra cách gấp tàu thuỷ.
- 1 HS lên bảng mở dần tàu thuỷ mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu.
- HS lên bảng thực hiện.
- 1, 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp.
- Quan sát thao tác của GV.
- HS tập gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy nháp.
Về nhà các em tiếp tục gấp lại nhiều lần.
Hôm sau các em học tiếp.
Tiết 4 Khoa học (Lớp 4B)
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hằng ngày của cơ thể người.
-Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
-Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ này.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ trang 6 / SGK.
-3 khung đồ như trang 7 SGK và 3 bộ thẻ ghi từ Thức ăn, Nước, Không khí , Phân, Nước tiểu, Khí các-bô-níc
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống ?
-Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì ?
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Con người cần điều kiện vật chất, tinh thần để duy trì sự sống. Vậy trong quá trình sống con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi trường những gì và quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
* Hoạt động 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì ?
ªMục tiêu:
-Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
-Nêu được thế nào là quá trính trao đổi chất.
ªCách tiến hành:
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
-Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: “Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì ?” Sau đó gọi HS trả lời (Mỗi HS chỉ nói một hoặc hai ý).
-GV nhận xét các câu trả lời của HS.
-Gọi HS nhắc lại kết luận.
§ Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ?
-Cho HS 1 đến 2 phút suy nghĩ và gọi HS trả lời, bổ sung đến khi có kết luận đúng.
* Kết luận:
-Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường xung quanh thức ăn, nước uống, khí ô-xy và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
-Quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra những chất riêng và tạo ra năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã được gọi là quá trình trao đổi chất. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà con người mới sống được.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ”.
-GV: Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, phát các thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu:
+Các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
+Hoàn thành sơ đồ và cử một đại diện trình bày từng phần nội dung của sơ đồ.
+Nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm.
+Tuyên dương, trao phần thưởng cho nhóm thắng cuộc .
* Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
ªMục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
ªCách tiến hành:
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn.
-Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
§ Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản
phẩm của mình.
-Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS.
- GV có thể cho nhiều cặp HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
-Tuyên dương những HS trình bày tốt.
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái xây dựng bài.
-Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
-HS 1 trả lời.
-HS 2 trả lời.
-HS nghe.
-Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và rút ra câu trả lời đúng.
+Con người cần lấy thức ăn, nước uống từ môi trường.
+Con người cần có không khí ánh sáng.
+Con người cần các thức ăn như: rau, củ, quả, thịt, cá, trứng,
+Con người cần có ánh sáng mặt trời.
+Con người thải ra môi trường phân, nước tiểu.
+Con người thải ra môi trường khí các-bô-níc, các chất thừa, cặn bã.
-HS lắng nghe.
-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS dưới lớp theo dõi và đọc thầm.
-Suy nghĩ và trả lời: Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
-Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.
+Thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
+Nhóm trưởng điều hành HS dán thẻ ghi chữ vào đúng chỗ trong sơ đồ. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được dán một chữ.
+3 HS lên bảng giải thích sơ đồ: Cơ thể chúng ta hằng ngày lấy vào thức ăn, nước uống, không khí và thải ra phân, nước tiểu và khí các-bô-níc.
-2 HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ.
-Từng cặp HS lên bảng trình bày: giải thích kết hợp chỉ vào sơ đồ mà mình thể hiện.
-HS dưới lớp chú ý để chọn ra những sơ đồ thể hiện đúng nhất và người trình bày lưu loát nhất.
CHIỀU
Tiết 3: TN&XH (Lớp 3)
HOẠT ĐỘNG MỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I/ MỤC TIÊU:
- Sau bài học:
+ HS có khả năng nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào, thở ra
+ Chỉ và nói được tên các bọ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ
+ Chỉ trên sơ đồ và nới được đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra
+ Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Các bức tranh in trong SGK được phóng to
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a) Giới thiệu bài: (Khởi động)
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài
- Ghi bài lên bảng
b) Nội dung:
* Thực hành thở sâu:
- GV hướng dẫn HS cách thở sâu: “ Bịt mũi nín thở”
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:
+ Yêu cầu cả lớp thực hành và TLCH: Các em có cảm giác như thế nào?
- Gọi 3 HS lên bảng thở sâu
- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít thở?
- So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kết luận đúng
* Quan sát tranh SGK
- Bước 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm 2, 1 HS hỏi, 1 HS trả lời qua hình vẽ
- GV treo tranh đã phóng to lên bảng
- Gọi 3 cặp HS lên hỏi và trả lời
+ Cơ quan hô hấp là gì? Chức năng của từng bộ phận?
+ Nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận chung
4. Củng cố, dặn dò:
- Điều gì xảy ra khi có vật làm tắc đường thở?
- Yêu cầu HS liên hệ
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: “ Nên thở như thế nào?”
- HS theo dõi, nhắc lại đề bài
- HS thực hành thở sâu và nhận biết sự thay đổi lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức
- HS thực hiên động tác “bịt mũi nín thở”. Nhận xét:
Thở gấp hơn và sâu hơn bình thường
- 3 HS lên bảng thở sâu như hình 1 trang 4 để cả lớp quan sát
- Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên ngực và thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức
- Lồng ngực phồng lên, nẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp: hít, thở
- Khi hít vào lồng ngực phồng lên vì phổi nhận nhiều không khí nên phổi căng lên... Khi thở ra hế sức lông ngực xẹp xuống vì đã đưa hết không khí ra ngoài
- HS nhận xét, bổ sung
- HS quan sát tranh và trả lời nhóm 2
+ HS 1: Bạn hãy chỉ vào các hình vẽ nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
+ HS 2: Chỉ vào hình vẽ đồng thời nói tên các bộ phận?
+ HS 1: Bạn hãy chỉ đường đi của không khí?
+ HS 2: Chỉ vào hình vẽ và trả lời
+ HS 1: Đố bạn mũi dùng để làm gì?
+ HS 2: Mũi dùng để thở....
+ HS 1: Phế quản, khí quản có chức năng gì?
+ HS 2: Dẫn khí
- Một số cặp quan sát hình và hỏi đáp trước lớp về những vấn đề vừa thảo luận ở trên nhưng câu hỏi có thể sáng tạo hơn
-> Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài
-> Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, phế quản, khí quản và hai lá phổi. Mũi, phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
- HS nhận xét, bổ sung
- Làm cho con người không hô hấp và dẫn đến tử vong
- Giữ gìn cơ quan hô hấp, vệ sinh hàng ngày, không cho những vật có thể gây tắc đường thở
Thứ năm, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Tiết 2 Kĩ thuật(Lớp 5)
ĐÍNH KHUY HAI LỖ ( T1 )
I/ Mục tiêu:
-HS biết cách đính khuy hai lỗ.
-HS thực hiện được các thao tác kĩ thuật đính khuy hai lỗ.
-Yêu thích môn học, thích lao động, yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ Các hoạt động dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học kĩ thuật GV, HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập
3/Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, GTB-ghi đề bài.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu và đặt câu hỏi.
- GV đưa mẫu đính khuy hai lỗ- hướng dẫn hs quan sát mẫu kết hợp H.1b/sgk và đặt câu hỏi sgk.
+Về đường chỉ đính khuy
+ KHoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm.
- GV tóm tắt lại nội dung như sgk.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thao tác kĩ thuật:
- HD hs đọc mục 1, quan sát H.2/sgk và TLCH.
-Yêu cầu hs quan sát uốn nắn và hd nhanh.
- Yêu cầu hs nêu cách chuẩn bị đính khuy, HD hs đặt khuy vào điểm vạch dấu.
- HD hs quan sát h.5 sgk và nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- GV làm lại , gọi 1-2 hs làm lại.
- Yêu cầu hs thực hành.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nêu lại nội dung bài học, yêu cầu học sinh nhắc lai các bước thực hiện.
-Về nhà xem bài và tập thực hành chuẩn bị tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-HS kiểm tra lại đồ dùng.
- HS quan sát khuy đính trên sản phẩm.
- HS nhận xét về khoảng cách giữa các khuy so sánh vị trí.
- HS đọc lướt các nội dung sgk mục II sgk và nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
- Hs thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- HS quan sát
- HS cả lớp thực hành theo hướng dẫn GV.
- HS nêu lại các bước thực hiện.
- HS lắng nghe.
Tiết 3 Kĩ thuật(Lớp 4)
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU( T1)
I/ Mục tiêu:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
- Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
- Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm.
- Một số sản phẩm may, khâu ,thêu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập
2.Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu.
b) Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
* Vải: Gồm nhiều loại vải bông, vải sợi pha, xa tanh, vải lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú.
+Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải?
-Khi may, thêu cần chọn vải trắng vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
-Không chọn vải lụa, xa tanh, vải ni lông vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu, thêu.
* Chỉ: Được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
-Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ.
+Kể tên 1 số loại chỉ có ở hình 1a, 1b.
GV:Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.
- GV kết luận như SGK.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo:
* Kéo:
· Đặc điểm cấu tạo:
- GV cho HS quan sát kéo cắt vải (H.2a) và kéo cắt chỉ (H.2b) và hỏi :
+Nêu sự giống nhau và khác nhau của kéo cắt chỉ, cắt vải ?
-GV giới thiệu thêm kéo bấm trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức.
· Sử dụng:
-Cho HS quan sát H.3 SGK và trả lời:
+Cách cầm kéo như thế nào?
-GV hướng dẫn cách cầm kéo .
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
-GV cho HS quan sát H.6 và nêu tên các vật dụng có trong hình.
-GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét về sự chuẩn bị,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop_12515571.docx