Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Năm 2016 - 2017 - Tuần 12

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống.

 - Việc 1: Cá nhân tự tính vào vở nháp

 - Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả tính

 Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.

Bài 2 a 1ý, b. 1 ý Tính bằng hai cách

 - Cá nhân tự làm vào vở bt. 36 x ( 7 +3) và 135 x 8 + 135 x 2

 - Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau

 - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.

 Bài 3. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức

 ( 3 + 5 ) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Năm 2016 - 2017 - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. Bài 3. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức ( 3 + 5 ) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4. Từ kết quả đó nêu cách nhân một tổng với một số Em cùng bạn trao đổi, thống nhất cách tính Chia sẻ trước lớp kết quả tính giá tị của hai biểu thức và nêu kết luận. Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. C. Hoạt động ứng dụng: Em trao đổi với người thân cách nhân một số với 11 và với 101 dựa vào cách nhân một số với một tổng. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.Mục tiêu: - Dựa vào nội dung SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện(mẩu chuyện ,đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ngời có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính cuả câu chuyện. - GD Hs tính mạnh dạn khi kể chuyện trước đám đông *HSKG: kể được câu chuyện ngoài SGK, lời kể tự nhiên sáng tạo. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài. - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động thực hành: a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài Việc 1: Em đọc đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được ngh hoặc được đọc về một người có nghị lực Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng Việc 3: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3 b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo Việc 1: Nhóm trưởng cho HS kể chuyện theo nhóm Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện Việc 3: Bình chọn các bạn kể tốt Việc 4: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện C. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể . ------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (T1) I. Mục tiêu Học xong bài này, HS có khả năng : - Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình . - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà,cha mẹ trong cuộc sống . GDKNS-Kỹ năng xác định giá trị tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. -Kỹ năng lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ. -Kỹ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với cha mẹ. III/ Hoạt động dạy – học 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *HĐ1: Tìm hiểu nội dung tiểu phẩm. Việc 1 :Em đọc và thảo luận nội dung và trả lời : - Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng khi mời bà ăn những chiếc bánh mà bạn Hưng vừa được thưởng? - Theo em trước việc làm của Hưng bà của Hưng sẽ cảm thấy như thế nào trước việc làm ấy? Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi. - Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng khi mời bà ăn những chiếc bánh mà bạn Hưng vừa được thưởng? - Theo em trước việc làm của Hưng bà của Hưng sẽ cảm thấy như thế nào trước việc làm ấy? Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ? Bạn nào đã làm được việc thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ? CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. *HĐ2: HS luyện tập, thực hành . Bài tập 1/tr18 Việc 1 :Em đọc và thảo luận nội dung và xác định cách ứng xử của mỗi bạn là đúng hay sai? Vì sao Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ *HĐ3 : Thảo luận nhóm (bài tập 2/tr18) Việc 1 :Em đọc và thảo luận nội dung và trả lời Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ Việc 1 :Em đọc và thảo luận nội dung và trả lời Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ: Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ? Đánh giá, nhận xét bạn. Hoạt động kết thúc tiết học : HS nêu mục tiêu đạt được sau bài. - GV liên hệ thực tế , giáo dục học sinh . -------------------------------------------------------- HĐNGLL: VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11 I.Mục tiêu: - Giúp các em hiểu rõ hơn về nguồn gôc và ý nghĩa của ngày 20 - 11. - Ngoài ra giúp các em biết đến công ơn thầy cô giáo để cố gắng học tập tốt hơn. II.Đồ dùng dạy học: Loa. III.Hoạt động học: Hoạt động cơ bản *Khởi động: CTHĐTQ tổ chức cho lớp hát một bài. Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu. * Ôn lại lịch sử ra đời của ngày 20 - 11: GV cho Hs trình bày những hiểu biết của mình về nguồn gốc và lịch sử ra đời của ngày 20-11. Việc 1: Hs thảo luận nhóm Việc 2: Trình bày trong nhóm. Việc 3: Trình bày trước lớp * Văn nghệ chào mừng: Mỗi nhóm chuần bị một bài hát hát về ngày 20 - 11 Việc 1: Các nhóm trình bay theo nhạc Việc 2: Lắng nghe cô giáo nhận xét. Hoạt động ứng dụng. Chia sẻ nội dung bài học hôm nay với người thân. -------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2016 CHÍNH TẢ ( Ng-v): NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I.Mục tiêu: - Học sinh nghe ,viết đúng bài Người chiến sĩ giàu nghị lực, trình bày đúng đoạn văn. - HS làmg đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a - Giáo dục các em yêu chữ viết và trình bày sạch đẹp. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ. III Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi. - HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: 1. Trao đổi về nội dung bài viết Việc 1: Nghe GV giới thiệu bài viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực Việc 2: Cá nhân tự đọc nhẩm lại đoạn văn và nêu nội dung chính Việc 3: Nêu cách trình bày đoạn văn - Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn. Chia sẻ thống nhất kết quả. 2. Viết từ khó Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết. : Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai). - Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả. 3. Viết chính tả HS tự nhẩm lại từng dòng thơ theo trí nhớ và viết vào vở : HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai). : Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai. B. Hoạt động thực hành: Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống: tr hay ch? Việc 1: Em tự đọc đoạn văn: Ngu Công dời núi Việc 2: Em điền vào chỗ trống chữ ch hay tr cho phù hợp Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả. - Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả - Việc 2: Cho cả lớp đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng C. Hoạt động ứng dụng: Em về nhà viết lại bài thơ đẹp hơn để khoe với người thân. ------------------------------------------------------------- Toán: T57 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số - H làm đúng bài tập 1, 3, 4. - Giáo dục H tính cẩn thận trong tính toán II. Chuẩn bị : Bảng nhóm, III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học * Hình thành kiến thức mới: 1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức GV viết lên bảng 2 biểu thức 3 x (7 -5) và 3 x 7 - 3–x 5 Việc 1: NT điều khiển các bạn thực hiện tính ở bảng nhóm Việc 2: Trình bày trước lớp kết quả tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức 3 x ( 7- 5) = 3 x 2 = 6 3 x7 – 3 x5 = 21 – 15 = 6 Việc 3: rút ra kết luận 3 x ( 7- 5) = 3 x7 – 3 x5 2. Nhân một số với một hiệu Việc 1: Thảo luận, biết: biểu thức bên trái dấu “ = “ là một số nhân với một hiệu, biểu thức bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. - Việc 2: Rút ra kết luận: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai két quả cho nhau. a x( b-c) = a x b – a xc B. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ròi viết vào ô trống ( theo mẫu) - Cá nhân quan sát mẫu, đọc đề bài và tự làm vào vở bt. - Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp. Bài 3 : Bài toán - Cá nhân tự đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự giải vào vở BT. - Em cùng bạn chia sẻ cho nhau cách giải bài toán - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài 4: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức ( 7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3 Làm việc theo nhóm, tính và so sánh giá trị của hai biểu thức, từ đó nêu cách nhân một hiệu với một số. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nghe Gv chốt lại kiến thức vừa học C. Hoạt động ứng dụng: Em chia sẻ với người thân kết quả bài làm của mình về cách nhân một số với một hiệu ------------------------------------------------------- Luyện từ và câu: MRVT: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I. Mục tiêu: - HS biết thêm một được một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng chí theo hai nhóm nghĩa (BT1), hiểu nghĩa từ nghị lực(BT2), điền đúng một số từ nối về ý chí nghị lực vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ(BT4). - Rèn kĩ năng hiểu nghĩa của từ. - Giáo dục H biết sử dụng vốn từ vào cuộc sống II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, VBTTV III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào 2 nhóm: .. - Đọc y/c BT, suy nghĩ và tự làm vào vở BT - Em chia sẻ với các bạn trong nhóm . - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả, thống nhất chọn các từ xếp vào 2 nhóm: + Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao): Chí phải, chí lí, chí tình, chí công, chí thân + Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: Ý chí, chí khí quyết chí, chí hướng. Bài tập 2: Em đọc đoạn y/c BT, chọn nào nêu đúng nghĩa của từ Nghị lực - Em chia sẻ với bạn bên cạnh kết quả của mình - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả . - Nghe cô giáo giải thích thêm . Bài tập 3. - Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc y/c BT 3, thảo luận chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào ô trống phù hợp. - Chia sẻ trước lớp, 1-2 em đọc lại doạn văn dã hoàn chỉnh. Bài tập 4. Mỗi câu tục ngữ khuyên ta điều gì ? Thảo luận cùng bạn về ý nghĩa các câu tục ngữ. - Chia sẻ trước lớp, nghe cô giáo giải thích thêm. C. Hoạt động ứng dụng: Em trao dổi với người thân về nghĩa và cách vận dụng các thành ngữ, tục ngữ vào cuộc sống. ---------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2016 Tập đọc : VẼ TRỨNG I. Mục tiêu: - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê- ô- nác-đô đa Vin-xi, Vê- rô- ki- ô);Bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo ( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần). - Hiểu nội dung bài: Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài nhờ công khổ luyện. - Giáo dục H có đúc tính kiên trì, rèn luyện II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết hướng dẫn luyện đọc III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động cơ bản: * Khởi động Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học Quan sát ảnh chân dung Lê- ô- nác-đô đa Vin-xi B. Hoạt động thực hành: HĐ 1. Luyện đọc . Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp 2 đoạn trong bài; ( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó) Việc 2: Đọc và hiểu ngĩa từ chú giải, nghe Gv giải thích thêm một số từ khó Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. HĐ 2. Tìm hiểu bài Mỗi bạn tự đọc thầm từng đoạn trong bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK Việc 1: NT điều hành các bạn trình bày câu trả lời trong nhóm. Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp Việc 3:Thảo luận nêu nội dung bài học. Nghe GV nhận xét, bổ sung thêm. Nội dung: Câu chuyện cho thấy nhờ khổ công tập luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài. HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm Việc 1: Nghe HD luyện đọc Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích vì sao cô giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó. Việc 3: HS luyện đọc cá nhân, theo nhóm. Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. C. Hoạt động ứng dụng: Về nhà chia sẻ với người thân câu chuyện về họa sĩ thiên tài Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi ------------------------------------------------------------------- Toán: T58 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh - HS cả lớp hoàn thành bài 1(dòng 1);bài 2a,b(dòng 1);bài 4 (chỉ tính chu vi) - Giáo dục H ham thích học toán II.Chuẩn bị: - Bảng nhóm III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tính (dòng 1) - Em thực hiện vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp Bài 2 a) Tính bằng cách thuận tiện nhất - Em tự làm bài vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp b) Tính (theo mẫu): dòng 1 - Việc 1: Em quan sát mẫu cùng GV phân tích mẫu - Việc 2: Em làm bài vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp Bài 4: (Chỉ tính chu vi) - Việc 1: Em đọc và phân tích bài toán - Việc 2: Em tự làm bài vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm - Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp C. Hoạt động ứng dụng: Em cùng người thân tham khảo cách làm BT 3 -------------------------------------------------------------- KĨ THUẬT: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 3 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đồ dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hành, lớp quan sát nhận xét - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước thực hiện - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách gấp đường gấp + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong... + Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm. 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích.. Thứ năm ngày 10 tháng 11năm 2016 Tập làm văn; KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai cách kết (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục 1 và BT1, BT2 mục III ). - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3 mục III) - Giáo dục HS yêu thích môn học. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn kết bài ông Trạng thả diều III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: 1. Tìm hiểu phần nhận xét: - Việc 1: Cá nhân đọc lại câu chuyện Ông Trạng thả diều - Việc 2: Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK Việc 1: Thống nhất câu trả lời trong nhóm Việc 2: Báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo. 2. Ghi nhớ: - Cùng bạn thảo luận về hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện - Em đọc ghi nhớ (sgk) B. Hoạt động thực hành: Bài 1: Sau đây là một số kết bài của truyện “Rùa và thỏ”. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào? Em làm bài cá nhân bằng miệng Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp Việc 2: Nghe GV chốt: a) kết bài mở rộng; b,c,d,e: kết bài không mở rộng Bài 2: Tìm phần kết bài của những chuyện sau. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào? Một người chính trực Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Việc 1: Em đọc lại 2 bài tập đọc và 2 phần kết bài của hai bài tập đọc đó Việc 2: Xác định đó là những cách kết bài nào Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp Việc 2: Nghe GV chốt: + “Tô Hiến Thành Trần Trung Tá”: KB không mở rộng + “Nhưng ít năm nữa”: KB không mở rộng Bài 3: Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây ca theo cách kết bài mở rộng Em làm bài cá nhân vào vở Em cùng bạn bên cạnh đọc đoạn kết bài cho nhau nghe và góp ý Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp, HS hoàn thành vào VBT C. Hoạt động ứng dụng: Đọc lại phần kết bài mở rộng của truyện em vừa viết -------------------------------------------------------------- Toán: T59 NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Biết cách nhân số với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. - HS cả lớp hoàn thành bài1(a,b,c) bài 3. - Giáo dục HS yêu môn toán và ham thích học toán. II.Chuẩn bị: - Bảng bìa III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản:. * Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ khởi động. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học * Hình thành kiến thức 1. Tìm cách tính 36 x 23: Việc 1: HS đặt tính và tính vào giấy nháp: 36 x 3; 36 x 20 Việc 2: Nghe GV nêu vấn đề: Ta đã biết đặt tính và tính 36 x 3; 36 x 20, nhưng chưa học cách tính 36 x 23. Vậy ta tìm cách tính tích này như thế nào? Gợi ý: 23 = 20 + 3 Việc 3: 1 HS lên bảng thực hiện 36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 23 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 2. Giới thiệu cách đặt tính rồi tính: Việc 1: Nghe GV vừa ghi bảng vừa hướng dẫn cách nhân cho HS 36 - 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1; x 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10 23 - 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 (dưới 0) nhớ 1; 108 <---- 36 x 3 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7; 72 <---- 36 x 2 (chục) - hạ 8 ; 0 cộng 2 bằng 2, viết 2 828 <---- 108 + 720 1 cộng 7 bằng 8, viết 8 Việc 2: Nghe GV giải thích: - 108 là tích riêng thứ nhất - 72 là tích riêng thứ 2. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang trái 1 cột vì đó là 72 chục B. Hoạt động thực hành: Bài 1(a,b,c): Đặt tính rồi tính: Em làm bài cá nhân vào vở Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích cách làm Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp Bài 3: Em đọc đề bài và giải bài vào vở - Em trao đổi với bạn về kết quả, các bước thực hiện - Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp C. Hoạt động ứng dụng : Em cùng người thân thực hiện nhân với số có hai chữ số --------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu: TÍNH TỪ (TT) I.Mục tiêu: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ đặc điểm tính chất(ND ghi nhớ). - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. ( BT1, mục III ); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. và bài tập đặt câu với từ tìm được ( BT2,BT33, mục III) - Giáo dục HS yêu thích môn học. II.Chuẩn bị : - Từ điển, bảng phụ III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 1. Tìm hiểu phần nhận xét: HS đọc các câu hỏi trong SGK và suy nghĩ câu trả lời Trao đổi với bạn về câu trả lời của 2 câu hỏi SGK -Việc 1: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp - Việc 2: Nghe GV chốt kết quả Câu 1: Mức độ TB: tính từ trắng Mức độ thấp: từ láy trăng trắng Mức độ cao: từ ghép trắng tinh Câu 2: - Thêm rất vào trước tính từ trắng - Tạo ra phép so sánh với từ hơn, nhất 2. Ghi nhớ - Cùng bạn thảo luận về cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất - Em đọc ghi nhớ (sgk) B. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất được in nghiêng trong đoạn văn sau: - Em tự đọc đoạn văn, viết ra giấy các từ ngữ chỉ mức độ có trong đoạn văn - Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình. - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn. Bài tập 2: Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ, cao, vui. - Em làm bài cá nhân: tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của đỏ, cao, vui - Trao đổi với các bạn trong nhóm - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp bằng trò chơi “Ai nhanh ai đúng” Bài tập 3: Đặt câu với mỗi từ ngữ tìm được ở BT 2 Việc 1: Em làm bài cá nhân Việc 2: Báo cáo với cô giáo. C. Hoạt động ứng dụng: - Kể một số tính từ em sử dụng hằng ngày ------------------------------------------------------ Ôn luyện Tiếng Việt: TUẦN 12 I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Cậu bé Niu - tơn. Hiểu được tinh thần học tập, ý chí và nghị lực của cậu bé Niu – tơn khi còn đi học. - Viết đúngtừ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc tiếng có vần ươn/ương). - Tìm được một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; sử dụng được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. - Viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4. III. Điều chỉnh nội dung dạy học : - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. IV. Điều chỉnh hoạt động logo: Không V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập1,2,3,4,5 + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như phần vận dụng -------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016 Tập làm văn: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I.Mục tiêu: - Viết được bài văn kế chuyện đúng theo yêu cầu đề bài, có nhân vật, có sự việc, cốt truyện (mở bài , diễn biến , kết thúc). - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). - Giáo dục HS yêu thích môn học. II.Chuẩn bị: - Vở ô li III. Hoạt động dạy học : A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động thực hành: - Việc 1: Cá nhân đọc đề bài của cô giáo: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca - Việc 2: Nhắc học sinh chú ý : + Ngôi xưng trong bài + Lưu ý cách mở bài, kết bài - Việc 3: HS viết vào vở - Việc 3: Nộp vở cho cô giáo nhận xét C. Hoạt động ứng dụng: Em đọc câu chuyện em vừa viết cho người thân nghe --------------------------------------------------------------- Toán: T60 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. - HS cả lớp hoàn thành các bài 1; bài 2(cột 1,2); bài 3. - Giáo dục học sinh sáng tạo trong cách học. II.Chuẩn bị : - Bảng bìa III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. Hoạt động thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính: Em làm bài cá nhân vào vở Em cùng bạn bên cạnh đọc kết quả cho nhau nghe và giải thích cách làm Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp Bài 2 (cột 1,2): Viết giá trị biểu thức vào ô trống Em đọc bài, tính và viết giá trị biểu thức vào ô trống (cột 1,2) - Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm Bài 3: Đọc bài toán, nêu tóm tắt. Việc 1: Phân tích bài toán cùng bạn và nêu cách giải trong nhóm VIệc 2: Cá nhân giải bài vào vở Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp, thống nhất cách giải đúng. C. Hoạt động ứng dụng: Em cùng người thân tìm hiểu BT5 --------------------------------------------------------------- Ôn luyện Toán: TUẦN 12 I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân một số với một tổng, một hiệu và ngược lại; nhân với số có hai chữ số và vận dụng để giải bài toán liên quan. - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 12, Mới.doc
Tài liệu liên quan