* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
HĐ 1. Luyện đọc
Việc 1: Nghe 1 bạn đọc toàn bài.
Việc 2: N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp từng đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dài).mồn một, xoa đầu, dòng dõi . Đọc từ chú giải.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm)
Việc 1: Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
19 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Năm 2016 - 2017 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân đọc y/c BT 1 và làm vở bài tập. Dùng Ê ke KT các góc
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết qủa
* Nhận xét và chốt kiến thức hai đường thẳng vuông góc
Bài tập 2: ( T 50 )
Việc 1: - Cá nhân đọc yêu cầu bài tập (Nêu từng cặp cạnh vuông góc)
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả.* Ccố: : Các cặp cạnh vuông góc với nhau là: ABvà BC; BC và CD;DC và DA; AB và AD.
Bài tập 3a (: HS khá , giỏi làm thêm bài b nếu còn TG)
* Chốt KT: Củng cố các cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
C. Hoạt động ứng dụng:
-VN chia sẻ với người thân một số BT về 2 đường thẳng vuông góc và chuẩn bị bài mới.
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu:
- Giúp HS chọn được 1 câu chuyện nói về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện và kể lại rõ ý, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học:
T: Bảng phụ viết đề bài + viết vắn tắt + Ba hướng xây dựng cốt truyện + Dàn ý của bài kể chuyện
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hát 1 bài hát .
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
2. Hình thành kiến thức:
- 1 HS đọc đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
- NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Giúp HS hiểu các hướng Xây dựng cốt truyện:
+ Ng/nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
+ Những cố gắng để đạt ước mơ.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
- Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể.
B. Hoạt động thực hành:
* Kể trong nhóm
- N4: NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Các bạn kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
* Kể trước lớp:
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.- GV nhận xét chung.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ và người thân nghe.
------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM THÌ GIỜ (T1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS có khả năng:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ .
-GDKNS -Kỹ năng xác định thời gian -Kỹ năng lập kế hoạch -Kỹ năng bình luận, phê phán
II/ Hoạt động dạy - học
1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* HĐ1: Tìm hiểu nội dung câu chuyện: “Một phút
Việc 1 :Em đọc và nội dung SGK và cho biết
- Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
- Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
-Mi-chi-a đã rút ra được điều gì?
Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi.
CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và kết luận : Mỗi phút đều đáng quí . Chúng ta phải tiết kiệm thời gian .
HĐ2: HS thực hành qua các bài tập
Việc 1 : Em thực hiện bài tập 1 và trả lời câu hỏi
Điều gì xảy ra với mỗi tình huống?
* HS khá giỏi : Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ .
Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi với nhau.
HĐ 3: Bày tỏ thái độ .(Bài tập 3/tr16)
Việc 1 : Cá nhân suy nghĩ và thảo luận các câu hỏi SGK
Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi
- Lập thời gian biểu hằng ngày cho bản thân
- Tự liên hệ việc tiết kiệm thời giờ của bản thân .
Hoạt động kết thúc tiết học : HS nêu mục tiêu đạt được sau bài. - GV liên hệ thực tế , giáo dục học sinh .
------------------------------------------------------------------
HĐNG: (Sống đẹp) PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA EM Ở KHU DÂN CƯ
( Tiết 1)
I. Môc tiªu
- HS biết tìm hiểu khu dân cư nơi mình ở: các hoạt động chính, cách ăn mặc, các thực phẩm, thức ăn, rau củ, trái cây đặc trưng, một số lễ hội truyền thống ..........
- Biết giới thiệu các hoạt động chính, cách ăn mặc, các thực phẩm, thức ăn, rau củ, trái cây đặc trưng, một số lễ hội truyền thống với bạn bè và khách du lịch.
- Có ý thức phát huy các thế mạnh của bản thân ở khu dân cư em sinh sống.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh, phim tư liệu , băng đĩa về các các hoạt động chính, cách ăn mặc, các thực phẩm, thức ăn, rau củ, trái cây đặc trưng, một số lễ hội truyền thống ở khu dân cư em sinh sống.Dụng cụ để thực hành vẽ tranh.
Nội dung và một số phương tiện để Hs tập làm hướng dẫn viªn du lịch.
III.Các hoạt động dạy- học:
A. Hoạt động khởi động: ( 2-4 phút)
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. Hoạt động cơ bản:
* HĐ1: Vẽ bản đồ mô tả khu dân cư nơi em sống: 8-9 phút
- H dẫn HS vẽ tranh về khu dân cư nơi em sống theo nhóm lớn, cử đại diện giới thiệu tranh nhóm mình. ( Gợi ý: Vẽ các hoạt động chính, cách ăn mặc, các thực phẩm, thức ăn, rau củ, trái cây đặc trưng, một số lễ hội truyền thống....)
* HĐ2: Tìm hiểu hoạt động của khu dân cư nơi em sống: 7-8 phút
- YC cá nhân QS tranh ở sách “ Sống đẹp 4” – Tr 6, thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn HĐKQ và cử đại diện nêu KQ qua trò chơi “ Tập làm hướng dẫn viªn du lịch”.......GV chốt: Các hoạt động chính ở quê em là: Cấy, gặt, tuốt, phơi lúa; Lễ hội đua thuyền vào dịp Quốc khánh 2/9; Chiều thứ bảy, chủ nhật hay dịp nghỉ hè HS tham gia quét dọn đường làng, ngõ xóm. HĐ thể thao chơi cầu lông, đá cầu, đá bóng, bơi lội....diễn ra khắp nơi.
* HĐ3: Đánh giá khả năng của em: 5-6 phút
- YC cá nhân làm vào sách “ Sống đẹp 4” – Tr 7; GV HD HĐKQ, Nhóm đôi đổi chéo dò và đánh giá bài bạn.
* Chốt: Các việc các em cần làm, cần tham gia ở khu dân cư mình sống: Tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm; Trồng và chăm sóc cây xanh; Vui chơi thể thao; Tham gia các lễ hội truyền thống, rằm Trung thu; Quyên góp ủng hộ người nghèo......
* HĐ4: Thực hiện kế hoạch cá nhân: 7-8 phút
- YC cá nhân làm ở sách “ Sống đẹp 4” – Tr 9; 10; Lập kế hoạch tham gia các HĐ tại địa phương dựa trên thế mạnh của bản thân. ....
C. Hoạt động ứng dụng:
-Về nhà kể lại nội dung vừa học cho bố mẹ và người thân nghe.
--------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2016
Chính tả: THỢ RÈN
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Nghe và viết đúng, chính xác bài chính tả, trình bày sạch sẽ các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ trong bài thơ “ Thợ rèn”
- Làm đúng các BT chính tả. Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu l/ n hoặc uôn/ uông.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, cách trình bày thơ 7 chữ.
- GDHS tính cẩn thận, chính xác khi viết bài.
II.Đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ lớn, bút dạ viết sẵn bài tập 2a hoặc 2b
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 3a hoặc 3b
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản:
* Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. Hình thành kiến thức mới:
1. Viết từ khó: ( 4-5 phút)
Việc 1: - Hoạt động cá nhân:
+ Đọc đoạn văn cần viết chính tả, nêu nội dung bài viết.Bài thơ cho biết sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
+ Tìm từ khó viết, viết vào vở nháp quệt, quai, nhọ mũi, bóng nhẫy, diễn kịch.
-Việc 2: Hoạt động nhóm đôi: Chia sẻ nội dung, nhận xét từ khó bạn viết.
-Việc 3: Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất ý kiến về nội dung, trình bày bài viết và nhận xét về việc viết từ khó của bạn.
2/ Viết chính tả (15- 18 phút):
Cá nhân nghe và viết chính tả vào vở...GV theo dõi, giúp các HS còn chậm.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 2
Hoạt động cá nhân: Gọi HS đọc lại y/c BT. Làm VBT
Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài
Hoạt động nhóm lớn; Thống nhất KQ( HSKG làm BT3 nếu còn TG)
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà luyện viết lại bài thơ cho đẹp.
----------------------------------------------------------------
Toán: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song
- Nhận biết được 2 đường thẳng song song.
- Vận dụng kiến thức làm đúng Bài 1,2,3a. Riêng HS KG hoàn thành BT3
- Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài, yêu thích học toán, có kỹ năng vẽ hình.
II. Đồ dùng dạy học: - Ê ke, thước thẳng, bảng phụ,VBT - HS: Ê ke, VBT
III. Các hoạt động dạy học :
A. Hoạt động cơ bản: Khởi động:
-Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.
- Nêu đặc điểm của 2 đường thẳng vuông góc.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ1: : Giới thiệu hai đường thẳng song song
- Việc 1: - Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD
Việc 2: - H/dẫn HS theo các bước ở SGK/ 51 để hình thành biểu tượng về 2 ĐT vuông góc cách kiểm tra 2 đường thẳng song song; Việc 3: Thống nhất kết quả:
* Chốt: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
*HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 51)
Việc 1: - CN đọc y/c BT 1 và làm vở bài tập. Nêu từng cặp cạnh song song
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Vẽ hình chữ nhật ABCD và giới thiệu: AB và CD là 2 cặp cạnh song song ; Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Nhận xét và chốt kiến thức hai đường thẳng song song.
Bài tập 2: ( T 51)
Việc 1: - Cá nhân đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Ccố: Các cạnh song song với cạnh BE là: AG và CD;
Bài tập 3a(: HS khá , giỏi làm thêm bài b nếu còn TG)
- Hoạt động nhóm đôi: Y/c HS QS nêu tên các cặp cạnh song song với nhau ở các hình tứ giác - KT nêu tên các cặp cạnh vuông góc ở 2 hình đó
- Dùng eke để KT góc vuông; Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
* C cố : 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc
C. Hoạt động ứng dụng:
-VN chia sẻ với người thân một số BT về 2 đường thẳng song song và chuẩn bị bài mới.
-----------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước,bằng tiếng mơ (BT1, BT2). Ghép được các từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó ( BT3). Nêu được VD minh họa về một loại ước mơ ( BT4 ).Hiểu ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (bài tập 5 a, c). HS K- G: Hoàn thành BT5
- Giáo dục HS sống và vươn tới những ước mơ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học GV:+ Bảng phụ viết bài tập, từ điển. HS: Vở BT, từ điển
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động thực hành:
+ BT1: ( Tr 87):
Việc 1: Cá nhân làm vào vở BTTV, nhóm đôi thảo luận.
Việc 2: HĐ nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm trình bày, các HS khác nghe và NX, góp ý.
- GV NX, chốt các từ đúng: ước mơ, mơ tưởng, mong ước.
+ BT2: ( Tr 87):
Việc 1:Cá nhân làm vào vở BTTV, nhóm đôi thảo luận.
Việc 2: HĐ nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm trình bày, các HS khác nghe và NX, góp ý.
* GV chốt kết quả đúng: Ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng...
- Mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng...
+ BT3: (Tr 87):
Cá nhân làm vào vở BTTV, nêu KQ các HS khác nghe và NX, góp ý. * GV NX, chốt KQ đúng: Cho HS biết hướng tới những ước mơ đẹp.
+ BT4: ( Tr 88):
Việc 1:Cá nhân làm vở BTTV, nêu vd minh họa về một loại ước mơ nói trên. Việc 2: Nhóm đôi thảo luận. Việc 3: Nhóm lớn chữa bài, thống nhất kết quả.
GV: Nhận xét chốt ví dụ đúng
BT5: HSKG tự làm nếu còn TG
B. Hoạt động ứng dụng:
- GV dặn HS về nhà chia sẻ với người thân nội dung bài LTVC trên.
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016
Tập đọc: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật( lời xin, khẩn cầu của Mi- đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô -ni- dốt)
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người ( Trả lời được các câu hỏi ở SGK).
*HSKG: Đọc trôi chảy, diễn cảm giải nghĩa được từ khó trong bài, nắmND bài
- GDHS không nên có ước muốn tham lam sẽ không mang lại hạnh phúc cho mình.
II.Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa SGK+ Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản* Khởi động:
- HĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu mục tiêu bài học
B. Hoạt động thực hành:
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
HĐ 1. Luyện đọc
Việc 1: Nghe 1 bạn đọc toàn bài.
Việc 2: N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp từng đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dàiMi - đát , Đi ô - ni -dốt, Pác - tônLưu ý câu khiến: Xin thần tha tội cho tôi! Xin thần lấy lại điều ước để cho tôi được sống! Đọc từ chú giải
-Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm)
Việc 1: Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
Việc 2: N4: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
- Nêu ND. Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm).
Việc 1: Các nhóm tự chọn đoạn mà các em yêu thích và luyện đọc ..
Việc 2: NT tổ chức cho các bạn luyện đọc.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
Việc 4: Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay......GV Nhận xét, tuyên dương.
C. Hoạt động ứng dụng:
- GV dặn HS về nhà chia sẻ với người thân nội dung bài tập đọc trên.
----------------------------------------------------------
Toán: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước (Bằng thước kẻ hoặc ê ke).
- Vẽ được đường cao của 1 hình tam giác.
- Vận dụng làm BT 1,2. HSKG làm thêm 3 nếu còn thời gian.
- Giáo dục HS cẩn thận, chính xác khi vẽ hình
II. Đồ dùng dạy học: GV+ HS - Ê ke, thước thẳng, bảng phụ,VBT
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản: Khởi động:
-Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.
- Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc.- Giới thiệu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ1: Vẽ hai đường thẳng vuông góc
* Việc 1: HD HS theo các bước như SGK/ 52(Vừa vẽ vừa giới thiệu)
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB.
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng MN
* Việc 2: Vẽ đường cao của hình tam giác:*Y/c HS nhắc lại cách vẽ và thực hành
- Vẽ lên bảng tam giác ABC - HD vẽ đường cao tam giác
- HD HS thực hành vẽ - Nhận xét và đánh giá, chốt cách vẽ đường cao.
*HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 52)
Việc 1: - Cá nhân đọc y/c BT 1 và làm vở bài tập thực hành vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD.
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Chốt cách vẽ hai đường thẳng vuông góc
Bài tập 2: ( T 52 )
Việc 1: - Cá nhân đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: HS thực hành vẽ đường cao tam giác ;Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Ccố: : Chốt cách vẽ đường cao của tam giác.
Bài tập 3: (HS khá , giỏi làm thêm nếu còn TG)
C. Hoạt động ứng dụng:
- VN chia sẻ với người thân một số BT về vẽ 2 đường thẳng vuông góc và chuẩn bị bài mới.
KĨ THUẬT: KHÂU ĐỘT THƯA
( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Mẫu khâu đột thưa
- Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu
Học sinh:
Bộ đò dùng, SGK...
III/ Tiến trình:
Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành
- GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy trình khâu đột thưa
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hành, lớp quan sát nhận xét
- GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước thực hiện khâu đột thưa
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng
2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá
- HS tự nhận xét:
+ Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong...
+ Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm...
- HS chọn ra sản phẩm đẹp.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm.
2. Hoạt động ứng dụng:
- Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích.
-----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tập làm văn: LUYỆN TẬP VĂN VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại cho HS những nội dung cơ bản của một bức thư thăm hỏi, kết cấu thông thường của một bức thư.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với người khác.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ; HS: VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1.Ôn lại bố cục của một bức thư
Một bức thư có mấy phần? Đó là những phần nào?
Việc 1: Cá nhân tự suy nghĩ trả lời.
Việc 2: Trao đổi với bạn
Việc 3: Chia sẻ trong nhóm
Việc 4: Chia sẻ trước lớp
2.Thực hành viết thư.
Đề bài: Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão lụt, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
Việc 1 : Cá nhân tự tìm hiểu yêu cầu của bức thư và trao đổi với bạn bên cạnh về bố cục của bức thư
Việc 2: Cá nhân viết bài
Việc 3: Nhóm trưởng huy động các bạn chia sẻ bức thư của mình
Việc 4: Các nhóm chia sẻ trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đọc bức thư cho người thân nghe
Toán: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG.
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho trước (Bằng thước kẻ và ê ke).
- Vận dụng làm BT 1,3. HSKG làm thêm bài 2( nếu còn thời gian)
- Giáo dục HS cẩn thận, chính xác và kỹ năng vẽ hình
II. Đồ dùng dạy học: GV+ HS - Ê ke, thước thẳng, bảng phụ,VBT
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản: Khởi động:
-Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.
- Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ1: Vẽ hai đường thẳng song song
* Việc 1: HD HS theo các bước như SGK/ 53(Vừa vẽ vừa giới thiệu)
Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E song
song với đường thẳng AB.
+ Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và
vuông góc với đường thẳng MN
* Việc 2: - Y/c HS nhắc lại cách vẽ và thực hành vẽ 2 đường thẳng song song
* Chốt : cách vẽ hai đường thẳng song song
*HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 53)
Việc 1: - Cá nhân đọc y/c BT 1 và làm vở bài tập - thực hành vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD.
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
*Chốt cách vẽ hai đường thẳng vuông góc
Bài tập 3: ( T 53 )
Việc 1: - Cá nhân đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: HS thực hành vẽ + đường thẳng song song.
+ Kiểm tra các góc vuông của tứ giác ; Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3:
- Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Ccố: : cách vẽ đ/ thẳng song song, cách kiểm tra góc vuông.
Bài tập 2: (HS khá , giỏi làm thêm nếu còn TG)
C. Hoạt động ứng dụng:
-VN chia sẻ với người thân một số BT về vẽ 2 đường thẳng song song và chuẩn bị bài mới.
----------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ
I.Mục tiêu:
- HS hiểu được động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng)
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. ( BT mục III)
- Giáo dục HS ý thức được về khái niệm động từ và làm đúng BT.
* HG KG: Phát hiện nhanh, tìm động từ chính xác.
II.Đồ dùng dạy học: - HS : Vở BT, SGK
- GV: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở mục I. Bảng phụ, tranh ảnh giải nghĩa 1 số từ
III.Hoạt động dạy- học:
A. Hoạt động cơ bản:
* Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu mục tiêu bài học
B. Hoạt động thực hành:
* HĐ1: Nhận xét rút ra ghi nhớ.
Việc 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập + đọc ví dụ SGK và TLCH.
Việc 2: N2: - T/c thảo luận nhóm:+ Tìm những từ chỉ HĐ của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi?+ Tìm các từ chỉ trạng thái của sự vật?
Việc 3: N4: NT cho các bạn nêu ý kiến và thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Kết luận: Các từ nhận, nghĩ, thấy, đỗ, chạy, bay là động từ.
- Vậy theo em động từ là từ chỉ gì?
- Gọi HS nêu - GV kết luận - ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Gọi CN đọc ghi nhớ
* HĐ2: Luyện tập
* Việc 1: Làm BT1:(Cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Cá nhân làm vở BT.- Chia sẻ trước lớp.
Chốt: Các ĐT chỉ hoạt động ở nhà, ở trường
* Việc 2: Làm BT2. - Thảo luận N2 và TLCH- Nhận xét
* Chốt KT: * GV chốt: đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn...
* Việc 3: Làm BT3 (Cá nhân –N4- lớp)
- Cá nhân đọc y/c BT Thảo luận N2 chia sẻ KQ
- Nhóm lớn thống nhất, cử đại diện nêu KQ.
* GV yêu cầu HS đề bài và quan sát tranh vẽ SGK
- T/c cho các nhóm đóng kịch và nhóm khác tìm từ đúng theo tranh
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân các BT về ĐT. Chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------
Ôn luyện Tiếng Việt: TUẦN 9
I. Mục tiêu:
- Đọc và hiểu câu chuyện Ước mơ. Nói với bạn nghề nghiệp mình mơ ước.
- Viết đúngtừ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n (hoặc tiếng có vần uôn/uông).
- Tìm được động từ.
- Biết trình bày ý kiến trong trao đổi, thảo luận,
II. Chuẩn bị ĐDDH:
GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Điều chỉnh nội dung dạy học :
- HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp.
IV. Điều chỉnh hoạt động logo: Không
V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập1,2,3,4b,5
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập.
Bài tập làm thêm: Tìm nghĩa của các câu tục ngữ ở bài tập 4
VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như phần vận dụng
-----------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.Mục tiêu:
- Giúp HS xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp để đạt mục đích thuyết phục.
- Giáo dục HS tự tin, có cách ứng xử lễ phép khi giao tiếp
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi đề, gợi ý. – HS: Đọc trước bài, VBT, SGK
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
B. Hoạt động thực hành:
* HĐ1 : Tìm hiểu đề bài.2 - 3’
- Việc 1: Cá nhân đọc và tìm hiểu đề: Em có một nguyện vọnghọc thêm một môn năng khiếu (họa, nhạc, võ thuật...) Trước khi nói với bố mẹ em muốn trao đổi với anh (chị) để anh(chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
- Việc 2: GV HD Phân tích đề: Gạch chân dưới những từ ngữ: nguyện vọng học thêm môn năng khiếu, trao đổi với anh(chị), hiểu, ủng hộ nguyện vọng, đóng vai em và anh(chị), trao đổi. Nhận xét, bổ sung
* HĐ2 : Tìm hiểu phần gợi ý. 5 - 6’
- Việc 1: Xác định mục đích trao đổi *T/c cho HS đọc gợi ý và hỏi:
? Nội dung trao đổi là gì ?
? Mục đích trao đổi để làm gì ?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi ?
? Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị) theo các các câu gợi ý (T95).
- Giao việc cho nhóm 2 :
- Y/c từng HS đóng vai để trao đổi anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm
* HĐ3 : *T/c cho HS đóng vai, trao đổi trước lớp12-15 phút
- Y/c Lớp NX theo các tiêu chí : ND.+ Mục đích, lời lẽ
-T/c bình chọn nhóm thực hiện tốt ND đầy đủ, hấp dẫn- Nhận xét và tuyên dương HS.
* Chốt : Cách trao đổi có hiệu quả.
C. Hoạt động ứng dụng:
- GV dặn HS về nhà chia sẻ với người thân nội dung bài TLV trên
--------------------------------------------------------------
Toán: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết vẽ hình chữ nhật, hình vuông (Bằng thước kẻ và ê ke).
- Rèn kỹ năng vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
- Vận dụng làm BT 1a/54; 2a/54 và 1a/55; 2a/55. HSKG hoàn thành các BTở SGK.
- Giáo dục HS cẩn thận, chính xác và kỹ năng vẽ hình
II. Đồ dùng dạy học: GV+ HS - Ê ke, thước thẳng, bảng phụ,VBT
III. Các hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 9 , Mới.doc