Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
*Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
*Việc 3: Cùng luyện đọc.
- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
* Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Chốt nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
19 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Năm 2016 - 2017 - Trường Tiểu học Hoa Thủy - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét và chốt: Cách cộng tổng nhiều số thập phân.
*Việc 2: Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm, tự làm vào vở câu a và b.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách sử dụng tính chất kết hợp để tính nhanh tổng của nhiều STP.
*Việc 3: Bài 3: Điền dấu ; =:
- Cá nhân tự làm vào vở cột 1.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn so sánh được tổng của hai STP, bạn làm thế nào?
- Chốt: Cách so sánh các STP.
*Việc 4: Bài 4: Giải toán
- Cá nhân đọc thầm bài toán, xác định dạng toán và giải vào vở.
- Chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh.
*Hỗ trợ: Muốn tính được tổng của ba ngày thì phải biết cái gì? (Số vải bán từng ngày)
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán áp dụng tính tổng của nhiều số thập phân.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
KỂ CHUYỆN: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể lại được từng đoạn theo tranh và lời gợi ý (BT1).
- Tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2).
- Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
- GDHS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
II.Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: HD tìm hiểu câu chuyện - Nghe GV kể chuyện:
- GV ghi bảng đề bài
- Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc
*Việc 2: Kể chuyện
- Cá nhân quan sát tranh vẽ kết hợp đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh và trao đổi với bạn về nội dung của từng tranh.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Cá nhân tưởng tượng phần kết của chuyện và kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán cho bạn nghe. (Thấy con nai đẹp quá,người đi săn không bắn nó nữa.)
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. Theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các bạn thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những HS kể hay, đúng đề tài đã nêu.
*Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về ý nghĩa câu chuyện .
? Câu chuyện vừa kể khuyên chúng ta điều gì?
- Chia sẻ trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét và chốt lại ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyên khuyên chúng ta hãy bảo vệ các loài động vật.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Đạo đức 5: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Ôn tập và thực hành các kĩ năng đã học qua các bài như : Em là H lớp 5, Có trách nhiệm với việc làm của mình, có chí thì nên, Nhớ ơn tổ tiên, Tình bạn
- HS tự liên hệ vào thực tế những việc mình đã làm được hoặc chưa làm được.
II: Đồ dùng dạy học
Phiếu, thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
III/ Tiến trình:
1.Khởi động: 3’-4'
- HĐTQ tổ chức cho HS nhắc lại các bài đã học:
- Giới thiệu bài, ghi đề
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ1: Củng cố các kến thức đã học
Việc 1: GV nêu câu hỏi về nội dung các bài đã học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
? Em hiểu thế nào là H lớp 5 ?
? Thế nào là vượt khó trong học tập ?
? Thế nào là có trách nhiệm với việc làm của mình ?
? Em hãy nêu một số việc làm để thể hiện mình là người có trách nhiệm?
? Vì sao người ta nói có chí thì nên ? Câu nói đó có đúng không ?
? Con cháu cần làm gì để tỏ lòng của mình khi nhớ đến tổ tiên ?
? Theo em như thế nào là tình bạn đẹp ?
Việc 2: Cá nhân trả lời – Cả lớp cùng chia sẻ
Việc 3:Gv nhận xét và hoàn thiện phần trả lời cho Hs.
HĐ2: Thực hành kỹ năng
Việc 1: GV đưa ra một số tình huống.
- TH1: Khi thấy bạn H lớp 5 đang bắt nạt một em nhỏ
- TH2: Em được cô giáo giao nhiệm vụ là quét mạng nhện trong giờ lao động nhưng bạn Thuý lại rủ em đi trồng hoa trong vườn
- TH3 : Gia đình em có hoàn cảnh khó khăn nên bố bắt em phải nghĩ học ?
Việc 2: Y/c Hs thảo luận nhóm 4 xử lí tình huống sau đó lên đóng vai.
Việc 3: Các nhóm lên đóng vai – Các nhóm khác cùng chia sẻ
Việc 4: GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời cho HS
Củng cố , dặn dò:
- Gv hệ thống lại toàn bộ các bài học.
- Khen những H có tinh thần tham gia học tập trao đổi
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
HS thực hiện tốt các kĩ năng đã họcc
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm được BT2a, BT3b.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ.
- GV giới thiệu bài học.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- GV đọc từng cụm từ, HS nghe và viết chính tả vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2a: Tìm những từ ngữ chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
Bài 3b: Thi tìm nhanh các từ láy vần có âm cuối ng.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
C. Hoaït ñoäng öùng duïng: - Chia sẻ những điều đã học với người thân.
HĐNG: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO (TIẾT 1)
I.Mục tiêu: Qua các hoạt động, giúp HS:
- Biết ý nghĩa của ngày 20/11.
- Biết múa hát một số bài hát chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Tập biểu diễn văn nghệ trước tập thể, hát kết hợp múa phụ họa.
- Biết kính trọng, yêu thương thầy cô giáo.
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa.
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành:
*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi “Xì điện”: Đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” và “Cánh chim hòa bình”
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Một số HĐ hướng về ngày 20/11
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm quan sát tranh ảnh nói về ngày 20 - 11 và thảo luận nhóm theo nội dung sau:
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
? Các bạn tặng hoa cho cô giáo nhân dịp gì? Vì sao em biết?
? Vì sao vào ngày 20 - 11 học sinh lại đến thăm các thầy cô giáo?
? Việc làm của các bạn học sinh thể hiện tình cảm gì?
- Chia sẻ cùng bạn trong nhóm và thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Một số hoạt động thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
*Việc 2: Ý nghĩa ngày 20/11.
- GV giới thiệu cho HS biết ý nghĩa ngày lễ 20/11
- Ngày 20/11 là ngày kỷ niệm và tôn vinh Nhà giáo VN; là ngày vui của các thầy cô giáo.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo ND:
? Để kỷ niệm ngày lễ 20/11, nhà trường thường tổ chức HĐ gì?
? Trong ngày 20/11, các em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với các thầy cô giáo đã từng dạy mình?
- HĐTQ tổ chức cho các chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại nội dung: Một số việc làm tôn vinh nghề dạy học.
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về bài học
- Các nhóm chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ về chủ đề “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11”.
Kĩ thuật: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số loại dụng cụ nấu ăn , bày dọn bữa ăn ở gia đình.
III. Các hoạt động dạy học
A. Các hoạt động cơ bản
*Khởi động:
- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
1.Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- SGK và nêu: + Mục đích của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình?
+ Nếu dụng cụ nấu ăn và ăn uống mà không sạch sẽ thì sao?
- GV nhận xét, nê tóm tắt bổ xung.
2. Hoạt động thực hành:
*Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK, thảo luận liên hệ thực tiễn gia đình nêu:
+ Cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình em?
+ Nêu cách rửa bát sau bữa ăn?
- Yêu cầu HS đọc, nêu lại cách rửa dụng cụ nấu ăn theo SGK
- GV nhận xét, nêu tóm tắt việc rửa dụng cụ nấu ăn, ăn uống ở gia đình
* Nhận xét, đánh giá
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài để kiểm tra kiến thức của HS
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
B. Hoạt động ứng dụng: Tìm hiểu các dụng cụ bày dọn bữa ăn ở gia đình mình.
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2016
TOÁN: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết trừ 2 STP. Vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
- Giáo dục HS tính cẩn thận có kỹ năng đặt tính và tính chính xác.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b), bài 2(a, b), bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích
2. Hình thành kiến thức:.
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.
*VD1: Yêu cầu tính độ dài đoạn thẳng BC?
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm và làm BP.
*Hỗ trợ: Đổi về đơn vị cm rồi tính.
- HD cách đặt tính và cách trừ hai STP.
- Yêu cầu HS so sánh hai cách trừ.
- Chốt: Đặt tính giống nhau, trừ giống nhau, chỉ khác ở chỗ không có (có) dấu phẩy.
*VD2 : 45,8 - 19,26 = ? - Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm và làm BP.
- Nhận xét và chốt: Cách đặt tính; cách trừ như trừ các STN, viết dấu phẩy ở thương thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
*Việc 2: Cách trừ hai STP.
? Muốn trừ hai STP ta làm như thế nào?
- Chốt: Viết ST dưới SBT kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột ...
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tính
- Cá nhân tự làm vào vở câu a và b.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách trừ hai số thập phân.
*Việc 2: Bài 2: Đặt tính rồi tính Thực hiện tương tự BT1
*Việc 3: Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc thầm BT, trao đổi với bạn bên cạnh về cách giải và giải vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách giải dạng toán tìm hiệu của hai số.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1, mục III). Chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2).
- Giáo dục HS có ý thức dùng đại từ trong xưng hô thích hợp trong giao tiếp hàng ngày.
*HSKG: Nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1)
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Nhận xét
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 3 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Đại từ xưng hô là gì? Khi xưng hô, chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào?
*Việc 2: Ghi nhớ
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm đoạn văn và trao đổi, thảo luận với nhau.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ.
*Việc 2: Bài 2: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống
- Cá nhân tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách sử dụng đại từ xưng hô.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2016
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP ĐỌC
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm bài tập đọc; biết ngắt nghỉ hơi hợp lí.
- Hiểu ND: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau. Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- GDHS tình yêu thiên nhiên.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành:
*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
* Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
* Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
* Việc 3: Cùng luyện đọc.
- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
* Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
- Chốt và ghi ND: + Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau.
+ Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết trừ hai số thập phân; tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ STP.
- Biết cách trừ một số cho một tổng.
- HS có ý thức trình bày khoa học, sạch sẽ.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a, c), bài 4a.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Bạn thực hiện đặt tính như thế nào?
? Bạn thực hiện tính như thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách đặt tính và cách trừ hai số thập phân.
*Việc 2: Bài 2: Tìm x
- Cá nhân tự làm vào vở câu a và c:
a, x + 4,32 = 8,67
c, x - 3,64 = 5,86
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tìm số hạng chưa biết, bạn làm thế nào?
? Muốn tìm số bị trừ, bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ với số thập phân.
*Việc 3: Bài 4a: Tính rồi so sánh giá trị của a - b - c và a - (b + c):
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trao đổi cách làm và làm vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Bạn có nhận xét gì về hai phép tính ở mỗi cột?
? Muốn trừ một số cho một tổng, bạn làm thế nào?
- Chốt: Muốn trừ một số cho một tổng, ta lấy số đó trừ lần lượt cho số thứ hai được bao nhiêu trừ tiếp cho số thứ ba.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- GD HS có ý thức tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi.
II.Chuẩn bị:
Bảng tổng hợp ưu, nhược điểm về bài viết của học sinh.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- HĐTQ điều hành lớp hát bài hát mình yêu thích
- GV giới thiệu bài
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nhận xét ưu, nhược điểm
- Nghe GV nhận xét, ghi nhớ những ưu điểm để phát huy, biết được những lỗi sai để sửa chữa.
+ Ưu điểm: Có bố cục rõ ràng, viết đúng trọng tâm, nhiều em biết chọn tả những đặc điểm nổi bật của cảnh, câu văn có hình ảnh. Một số em biết sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả và đã biết nêu bật được tình cảm của mình với cảnh. Bài viết có tính sáng tạo, hấp dẫn, hay: Thắng, Trường, Phưởng, Thùy Linh, ...
+ Hạn chế: Một số em còn tả lan man, chưa đi vào trọng tâm, cách tả chưa tuân thủ theo cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả:Giang, Thái, Đặng Trâm, ...
- Chữa một số lỗi sai phổ biến do GV yêu cầu
*Việc 2: Chữa lỗi
- Nhận bài. Tự chữa lỗi sai của mình.
- Viết lại một đoạn cho hay hơn.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS.
*Việc 3: Học tập những đoạn văn hay
- Nghe GV hoặc bạn đọc những đoạn, bài văn hay.
- Nhận xét về những điều đáng học tập.
- Nêu những điều em học được qua đoạn văn, bài văn đó.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Viết lại đoạn văn em chưa hài lòng.
Thứ năm, ngày 3 tháng 11 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ. (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III). Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).
- Giáo dục HS có ý thức dùng quan hệ từ trong nói và viết.
*HSKG: Đặt được câu với các quan hệ từ nêu ở BT3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Nhận xét
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 2 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Thế nào là quan hệ từ? Tác dụng của quan hệ từ.
*Việc 2: Ghi nhớ
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu và nêu rõ tác dụng của chúng?
- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm các câu văn và thảo luận với nhau.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Chốt: Các quan hệ từ (và, về) dùng để nối các từ ngữ nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ với nhau.
*Việc 2: Bài 2: Tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.
- Cá nhân tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các cặp quan hệ từ và tác dụng của nó.
* Việc 3: Bài 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.
- Cá nhân tự đặt 1 câu và ghi vào VBT còn HSKG đặt 3 câu.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách đặt câu với quan hệ từ.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng, trừ số thập phân; tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tính:
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn cộng hai số thập phân, bạn làm thế nào?
? Muốn trừ hai số thập phân, bạn làm thế nào?
? Muốn tính giá trị biểu thức, bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách cộng, cách trừ hai số thập phân; cách tính giá trị biểu thức.
*Việc 2: Bài 2: Tìm x
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tìm số hạng chưa biết, bạn làm thế nào?
? Muốn tìm số bị trừ, bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ với số thập phân
*Việc 3: Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm, tự làm vào vở.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: + Đối với biểu thức có hai dấu tính cộng ta vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính thuận tiện nhất.
+ Đối với biểu thức có chứa hai dấu tính trừ, ta vận dụng tính chất một số trừ cho một tổng để tính thuận tiện nhất.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
ÔL TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN TUẦN 11
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và hiểu truyện “Cuộc trò chuyện của ba cây cổ thụ”. Hiểu được ước mơ và cuộc đời thực của ba cây cổ thụ.
- Tìm được các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.
- GD HS biết vươn tới những ước mơ cao đẹp.
II.Chuẩn bị: - Tranh ảnh chụp động Phong Nha; Bảng phụ
III.Hoạt động học.
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm trao đổi với nhau về ND:
? Khi quan sát và chăm sóc cây cối, bạn cảm nhận được điều gì?
? Cảnh vật thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Đọc bài “Cuộc trò chuyện của ba cây cổ thụ” và TLCH
- Cá nhân đọc thầm truyện và tự làm bài vào vở ôn luyện TV.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại ý nghĩa, ND của truyện bài “Cuộc trò chuyện của ba cây cổ thụ”.
*Việc 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ: mong ước, to lớn.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở ôn luyện TV.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại khái niệm: Từ đồng nghĩa.
*Việc 3: Tìm từ trái nghĩa với các từ: ấm áp, mệt mỏi.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở ôn luyện TV.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại khái niệm: Từ trái nghĩa.
*Việc 4: Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về nghĩa của từ đi và từ đóng và thực hiện đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của nó vào vở ôn luyện TV.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và chốt lại câu đúng.
- Củng cố: Khái niệm từ nhiều nghĩa.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Ôn lại bài.
ÔLTOÁN: ÔN TẬP TUẦN 11
I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết được tổng nhiều số thập phân theo cách thuận.
- Thực hiện được phép trừ hai số thập phân, phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, , bài 3, bài 4, bài 5, bài 6.
II.Chuẩn bị: - Hệ thống BT.
- Thực hiện theo tài liệu.
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2016
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Viết được lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện dầy đủ nội dung cần thiết.
- Giáo dục HS biết áp dụng cách viết lá đơn vào thực tế cuộc sống.
*ND điều chỉnh: Chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương. (Chọn đề 2)
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban học tập điều hành trò chơi xì điện:
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Hướng dẫn cách viết đơn
Đề 2: Nơi em ở có một con suối hoặc một dòng sông chảy qua. Gần đây có người dùng thuốc nổ đánh bắt cá làm cá chết nhiều và gây nguy hiểm cho người qua lại. Em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn gửi uỷ ban nhân dân hoặc công an địa phương (xã, phường, thị trấn, ...) đề nghị ngăn chặn việc làm trên để bảo vệ đàn cá và bảo đảm an toàn cho nhân dân.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn: Tên đơn, nơi nhận đơn, người đứng tên đơn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chốt: + Tên đơn: Đơn kiến nghị
+ Nơi nhận đơn: Ủy ban nhân dân hoặc công an ở địa phương.
+ Giới thiệu bản thân người viết đơn: Bác trưởng thôn.
*Việc 2: Viết đơn kiến nghị
- Cá nhân đọc thầm đề bài và thực hiện viết đơn kiến nghị vào VBTGK.
*Hổ trợ:
+ Cần trình bày đơn đúng quy định.
+ ND đơn: Giới thiệu bản thân
Trình bày tình hình thực tế, nêu lên tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra.
Kiến nghị cách giải quyết; cảm ơn.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
? Đơn viết có đúng thể thức không?
? Trình bày có sáng tạo không?
? Nội dung viết trong lá đơn có rõ không?
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
TOÁN: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 11 NGUYÊN.doc