Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Năm 2016 - 2017 - Trường Tiểu học Hoa Thủy - Tuần 19

Khởi động:

 - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp hát một bài.

 - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.

* Hình thành kiến thức mới:

1. Luyện đọc:

- Việc 1: GV hoặc một HS đọc mẫu toàn bài.

 Cá nhân đọc thầm.

Việc 2: Tìm hiểu từ khó.

- Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.

- Chia sẻ cùng nhau

Việc 3: Luyện đọc

- Luyện đọc theo đoạn.

- Mỗi em đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.

- Đọc trong nhóm

 

docx22 trang | Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Năm 2016 - 2017 - Trường Tiểu học Hoa Thủy - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 ™—–...................˜–˜ Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2017 Chào cờ: Theo kế hoạch của nhà trường TẬP ĐỌC: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I. Mục tiêu: - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.Trả lời được các câu hỏi 1,2 3( không cần giải thích lí do) - HS có năng lực: phân vai đọc diễn cảm vở kịch thể hiện được tính cách nhân vật II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp hát một bài. - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: 1. Luyện đọc: - Việc 1: GV hoặc một HS đọc mẫu toàn bài. Cá nhân đọc thầm. Việc 2: Tìm hiểu từ khó. - Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài. - Chia sẻ cùng nhau Việc 3: Luyện đọc - Luyện đọc theo đoạn. - Mỗi em đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. - Đọc trong nhóm 2. Tìm hiểu bài: - Trả lời các câu hỏi ở SGK - Chia sẻ trong nhóm - Chọn câu mà đa số HS còn vướng mắc hoặc câu trọng tâm của bài để chia sẻ trước lớp). 3. Luyện đọc diễn cảm. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình luyện đọc đoạn theo vai - Đọc trước lớp - Nhận xét các nhóm C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em học được điều gì từ bài học này? TOÁN: DIỆN TÍCH HÌNH THANG I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan. - HS làm được BT1a, 2a. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: - Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi“Cắt, ghép hình „ - Chia học sinh trong lớp thành các đội, thi nhau cắt ghép hình thang thành hình tam giác như SGK. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 1. Tìm hiểu cách tính diện tích hình thang. - Nhìn vào hình vẽ ở sgk: + Em có nhận xét gì về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK? + So sánh chiều cao của hình thang ABCD và chiều cao của hình tam ADK. + So sánh độ dài đáy DK của tam giác ADK với tổng độ dài 2 đáy của hình thang ABCD. + Em hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK. + Thông qua cách tính diện tích hình tam giác ADK, hãy tính diện tích hình thang ABCD? + Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào? + Cùng nhau đọc sách; đánh giá bài cho nhau. + Thống nhất kết quả. 2. Nắm quy tắc tính diện tích hình thang - Hoạt động cá nhân: Đọc thầm quy tắc trong sgk/T93 - Cùng đọc cho nhau nghe. - Kiểm tra kết quả. - Nghe cô giáo hướng dẫn giải thích thêm. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài tập 1a: - Cá nhân làm vào vở. - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Thống nhất kết quả. Bài tập 2a: - Cá nhân làm vào vở. - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Thống nhất kết quả. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cô Hạnh muốn tính diện tích một mảnh vườn hình thang. Em hãy giúp cô Hạnh bằng cách nói cho cô nghe cách tính diện tích mảnh vườn hình thang đó. KỂ CHUYỆN: CHIẾC ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện chiếc đồng hồ. - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa IIII. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài . - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: - Giáo viên ghi đề lên bảng - Học sinh quan sát tranh và đọc phần gợi ý. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1.Tìm hiểu đề bài + Tự đọc đề bài và phần gợi ý đã nêu trên. + Thảo luận trong nhóm cùng kiểm tra kết quả. + Nhóm trưởng nêu lần lượt các câu hỏi. + Cho các bạn trong nhóm nêu câu trả lời trước nhóm, cả nhóm nhận xét và chốt câu trả lời đúng. 2.Kể trong nhóm và kể trước lớp + Luyện kể cả bài. + Chia sẻ cùng nhau + Dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng. + Gọi các bạn trong nhóm lần lượt kể cá nhân trước nhóm. + Nhận xét và sửa sai cho bạn ( nếu có) hoặc khen ngợi những bạn kể tốt. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Câu chuyện khuyên ta hãy nghĩ đến lợi ích chung của tập thể thực hiện, làm tốt nhiệm vụ được phân công, không nên nghĩ đến quyền lợi riêng của bản thân mình. ĐẠO ĐỨC EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê huơng. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - Lớp hát bài: Quê hương em - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: 1. Tìm hiểu chuyện : Cây đa làng em Việc 1: Đọc truyện Cây đa làng em - Cá nhân đọc thầm bài. - Đọc theo nhóm đôi. - Đọc trong nhóm. Việc 2: tìm hiểu nội dung câu chuyện: - Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi sau câu chuyện. - Chia sẻ trong nhóm để thống nhất câu trả lời. 2. HS đọc ghi nhớ. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Làm bài tập 1: - Cá nhân suy nghĩ và khoanh vào đáp án đúng. ( Làm vào SGK bằng bút chì). - Đổi chéo bài kiểm tra. - Chia sẻ trong nhóm thống nhất kết quả. 2. Liên hệ thực tế: - HS kể được những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình. - HS trao đổi theo câu hỏi sau: ? Bạn quê ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình? ? Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ? - Chia sẻ trong nhóm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Vẽ tranh những việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương. CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC I.Mục tiêu: Giúp HS - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm được BT2, BT3(a,b) . II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III.Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ. - GV giới thiệu bài học. *Hình thành kiến thức: *Việc 1: Tìm hiểu về bài viết - Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp. - Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết. - Chia sẻ với GV về cách trình bày. *Việc 2: Viết từ khó - Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh. - Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV. B. Hoạt động thực hành *Việc 1: Viết chính tả - GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết. - GV đọc từng cụm từ, HS nghe và viết chính tả vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc chậm - HS dò bài. *Việc 2: Làm bài tập Bài 2a, b - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. Bài 3a, b - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ những điều đã học với người thân. HĐNGLL: TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. Mục tiêu: - Có những hiểu biết nhất định các trò chơi dân gian của Việt Nam. - Tự hào và yêu mến quê hương, đất nước. - Biết tôn trọng và gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. II. Chuẩn bị - Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn của quê hương, đất nước, của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. - Những trò chơi... liên quan tới chủ đề hoạt động.. III. Hoạt động dạy học * Khởi động - Lớp hát tập thể bài hát Mùa xuân của nhạc sĩ Hoàng Vân. - Người dẫn chương trình nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động và thể lệ cuộc chơi, giới thiệu ban giám khảo. A.Tổ chức hoạt động Việc 1: Giới thiệu thành phần lí do cuộc thi - Cá nhân, nhóm Việc 2: Tổ chức cuộc thi theo nội dung - Cuộc thi giữa các nhóm - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi và các nhóm thi trả lời các câu hỏi theo từng phần thi. B. Hoạt động ứng dụng - Về nhà kể lại cuộc thi cho người thân nghe. KỸ THUẬT: NUÔI DƯỠNG GÀ I/ Mục tiêu: - Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà - Biết cách cho gà ăn uống. Biết cách liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình và địa phương. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh ảnh minh họa Học sinh: - SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà - GV giới thiệu về khái niệm nuôi dưỡng gà + Công việc cho gà ăn uống được gọi chung là nuôi dưỡng - GV nêu một số ví dụ cụ thể về việc nuôi dưỡng gà và đặt câu hỏi: + Gà ăn những thức ăn gì? + Cho gà ăn vào thời điểm nào? + Lượng thức ăn cho gà ra sao? - GV cho HS đọc nội dung SGK sau đó nêu câu hỏi để HS tìm hiểu và biết về mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà - GV tóm tắt nội dung chính của việc nuôi dưỡng gà 2. Hoạt động thực hành: 1. Tìm hiểu cách cho gà ăn uống a. Cách cho gà ăn : - GV cho HS đọc nội dung SGK - Đặt câu hỏi: + Nêu cách cho gà ăn qua từng thời kì? + Hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn thức ăn có nhiều chất bột đường và chất đạm? + Cần cho gà đẻ ăn những thức ăn gì để cung cấp chất đạm, chất khoáng và vitamin? + Hãy nêu cách cho gà ăn ở gia đình mình? b. Cách cho gà uống: - GV gợi ý HS nêu lại vai trò của nước với đời sống - GV nhận xét, nêu lại vai trò của nước - GV đặt câu hỏi: + Nêu vì sao phải cung cấp đủ nước sạch cho cơ thể gà? + Em hãy nêu cách cho gà uống nước ở gia đình mình? - GV cho HS đọc nội dung SGK và thảo luận về những yêu cầu cho gà uống nước - Cho đại diện nhóm lên trình bày - GV nhận xét - GV tóm về cách cho gà uống nước - GV kết luận về việc nuôi dưỡng gà 3. Nhận xét, đánh giá - HS tiến hành đánh giá bài để tìm ra các điểm đã làm được, điểm chưa làm được. - GV sử dụng câu hỏi cuối bài kết hợp với các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS - Nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài - GV nhận xét, đánh giá 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau. 3. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu về các loại thức ăn mà gia đình mình sử dụng nuôi gà. Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2017 TOÁN : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình thang. - HS làm được BT1, 3a. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. Bài tập1: - Cùng nhau thực hiện vào vở. - Đánh giá bài cho nhau. - Thống nhất kết quả, đánh giá bài các bạn trong nhóm, sửa bài. Bài tập 3a: - Cùng nhau thực hiện vào vở. - Đánh giá bài cho nhau. - Thống nhất kết quả, đánh giá bài các bạn trong nhóm, sửa bài. B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Về nhà cùng người thân sửa lại những bài làm sai ở lớp. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU GHÉP I. Mục tiêu: - Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có mối quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3). - HS khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của BT2 (trả lời câu hỏi, giải thích lí do). II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: Việc 1: Nhận xét - Làm các bài tập1,2,3vào vở BTTV in - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Chia sẻ trong nhóm Việc 2: Ghi nhớ - Trả lời câu hỏi: Câu đơn là câu như thế nào? Thế nào là câu ghép? - Hỏi - đáp - Chia sẻ trong nhóm - Đọc ghi nhớ SGK (1 bạn đọc, cả lớp đọc thầm) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: - Làm vào vở BTTV in. - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Chia sẻ trong nhóm Bài tập 2: - Làm vào vở BTTV in. - Giải thích cho bạn nghe. - Chia sẻ trong nhóm Bài tập 3: Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. - Làm vào vở - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Chia sẻ trong nhóm C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Trao đổi với bố mẹ: Thế nào là câu ghép? Nói 2 câu ghép cho bố mẹ nghe. Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2017 TẬP ĐỌC: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (TT) I I. Mục tiêu: - Biết đọc văn kịch (các yêu cầu cụ thể như ở tiết đọc trước). - Hiểu nội dung ý nghĩa phần 2 của trích đoạn kịch: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3( Không yêu cầu giải thích lí do) - HSHHT: phân vai đọc diễn cảm vở kịch thể hiện được tính cách nhân vật(Câu hỏi 4) III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động - Trưởng ban văn nghệ điều hành lớp hát một bài. - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: 1. Luyện đọc: Luyện đọc theo đoạn. - Mỗi em đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. - Đọc trong nhóm 2. Tìm hiểu bài: - Trả lời các câu hỏi ở SGK - Chia sẻ câu trả lời của mình cùng bạn - Chọn câu mà đa số HS còn vướng mắc hoặc câu trọng tâm của bài để chia sẻ trước lớp. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: - Luyện đọc diễn cảm theo vai. - Đọc và sửa lỗi cho nhau - Thi đọc giữa các nhóm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho bố mẹ nghe về tấm gương của Nguyễn Tất Thành. TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang. - Giải toán có liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. - HS làm được BT 1,2. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. Bài tập 1: Tính diện tích hình tam giác vuông: - Cùng nhau thực hiện vào vở. - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Thống nhất kết quả. a. S = = 6 (cm2) b. S = = 2 (m2) c. S = ( ) : 2 = (dm2) Bài tập 2: - Cùng nhau thực hiện vào sách - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Thống nhất kết quả. Bài giải: Diện tích hình thang ABED là: = 2,46 (dm2) Diện tích hình tam giác BEC là: = 0,78 (dm2) Diện tích hình thang ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác BEC là: 2,46 – 0,78 = 1,68 (dm2) Đáp số: 1,68 dm2. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Về nhà cùng người thân chọn 1 vật có dạng hình tam giác vuông rồi tính diện tích hình đó. TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Dựng đoạn mở bài) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp)trong bài văn tả người (BT1) - Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2 II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát một bài. - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Nhóm trưởng hướng dẫn học sinh nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của 2 cách mở bài trong SGK.. - Cá nhân đọc - nêu. - Hỏi- đáp. - Thống nhất câu trả lời. Bài 2: HS nắm được 3 bước. + Tự tìm và viết lại đoạn mở bài. + Thảo luận trong nhóm, kiểm tra kết quả. + Nhóm trưởng yêu cầu lần lượt từng bạn trong nhóm đọc bài làm của mình trước nhóm, cả nhóm nhận xét và sửa sai cho bạn (nếu có) hoặc khen ngợi những bạn viết tốt. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - HS nêu lại hai cách làm mở bài gián tiếp- mở bài trực tiếp. - GV cùng HS nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2017 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP I. Mục tiêu: - Nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối. - Nhận biết được các câu ghép trong đoạn văn(BT1); - Viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: * Nhận xét - Làm các bài tập1,2 vào vở BTTV in - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Thống nhất ý kiến * Ghi nhớ - Trả lời câu hỏi: Có mấy cách nối các vế câu ghép? - Hỏi - đáp - Rút ra ghi nhớ - Đọc ghi nhớ SGK (1 bạn đọc, cả lớp đọc thầm) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn - Làm bài vào vở BTTV in - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Thống nhất câu ghép tìm được Bài tập 2: Viết đoạn văn 3-5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất là một câu ghép. - Làm bài vào vở - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Chia sẻ đoạn văn trong nhóm C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Viết 2 câu ghép vào vở nháp và nêu cách nối các vế câu ghép mà em vừa đặt. TOÁN: HÌNH TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN I.Mục tiêu: - Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn: tâm, bán kính, đường kính. - Biết sử dụng com pa để vẽ đường tròn. - HS làm được BT1,2. II. Chuẩn bị: bảng phụ III. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: - Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi“Vẽ hình tròn„. Chia học sinh trong lớp thành các đội, thi nhau vẽ hình tròn tâm O , bán kính 2cm; Vẽ hình tròn tâm I, bán kính 4 cm. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 1.Ôn tập và củng cố biểu tượng về hình tròn, làm quen khái niệm đường tròn qua hoạt động vẽ hình. - Đọc kĩ nội dung ở sgk- Tr96 + Thế nào là đường tròn? + Nêu cách vẽ bán kính và đường kính hình tròn? + Em có nhận xét gì về các bán kính của hình tròn? + Hãy so sánh độ dài của bán kính và đường kính hình tròn? - Cùng giới thiệu cho nhau nghe. - Thống nhất kết quả. 3cm O• 5cm • O B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài tập 1: Vẽ hình tròn - Cá nhân vẽ vào vở. - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Nhận xét bài cùng nhau. A • B • Bài tập 2: - Cá nhân làm vào nháp.. - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Thống nhất kết quả. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Về nhà vẽ hình hình tròn và trang trí hình tròn theo ý thích. EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN: ÔN LUYỆN TUẦN 19 I. Mục tiêu: - Làm bài tập: 1a, 3a, 4a, 5, 6 II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: Nhất trí dạy như tài liệu EM TỰ ÔN LUYỆN TV ÔN LUYỆN TUẦN 19 I. Mục tiêu: - Làm bài tập: 3; 4b; 5; 6 II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: Nhất trí dạy như tài liệu Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2017 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Dựng đoạn kết bài) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai kiểu kết bài( mở rộng và không mở rộng) qua 2 kết bài trong SGK(BT1) - Viết được 2 đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2. - HSHTT làm được BT3( tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài) II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát một bài. - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. * Hình thành kiến thức mới: 1.HS hiểu được 2 kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng. - Cá nhân đọc – viết vào nháp. - Hỏi- đáp. - Thống nhất câu trả lời. 2.Đọc 4 đề, chọn một trong 4 đề đó để viết kết bài. + Đọc đề- chọn đề để viết đoạn kết. + Thảo luận trong nhóm cùng kiểm tra kết quả. + Nhóm trưởng yêu cầu lần lượt từng bạn trong nhóm đọc bài làm của mình trước nhóm, cả nhóm nhận xét và sửa sai cho bạn (nếu có) hoặc khen ngợi những bạn viết tốt. 3. HSHTT làm được BT3( tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài) - Cá nhân nghĩ – viết vào nháp. - Hỏi- đáp. - Thống nhất câu trả lời. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - GV cùng HS nhận xét giờ học. TOÁN: CHU VI HÌNH TRÒN I.Mục tiêu: - Biết qui tắc tính chu vi hình tròn. - Vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. - HS làm được BT 1a,b; BT2c, BT 3. II. Chuẩn bị: bảng phụ III. Hoạt động học A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: - Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi“Vẽ, cắt hình tròn„. Chia học sinh trong lớp thành các đội, thi nhau vẽ, cắt hình tròn tâm O , bán kính 2cm; - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 1.Giới thiệu cách tính chu vi hình tròn. - Đọc kĩ nội dung ở sgk- Tr97 + Muốn tính chu vi hình tròn ta làm ntn? + Viết công thức tính chu vi hình tròn? - Cùng giới thiệu cho nhau nghe. - Thống nhất kết quả. 2. Nắm quy tắc tính chu vi hình tròn - Đọc thầm quy tắc trong sgk/T97 - Cùng đọc cho nhau nghe. - Kiểm tra kết quả. - Nghe cô giáo hướng dẫn giải thích thêm. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài tập 1a,b: - Cá nhân làm vào vở. - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Thống nhất kết quả. a, C= 0,6 3,14 =1,884 (cm) b, C =2,5 3,14 = 7,85 (dm) Bài tập 2c: - Cá nhân làm vào vở.. - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Thống nhất kết quả. c, C = Bài tập 3: - Cá nhân làm vào nháp . - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Thống nhất kết quả. Bài giải: Chu vi của bánh xe đó là: 0,75 3,14 = 2,355 (m) Đáp số: 2,355 m. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chú Hải muốn mua dây thép gai để rào xung quanh một cái giếng cũ hình tròn có đường kính 1,5m. Hỏi chú Hải cần phải mua đoạn dây thép gai dài bao nhiêu mét để có thể rào bao quanh giếng đó 5 vòng ? HĐTT: SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: Giúp HS: - Đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới. - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết , yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống II. Các hoạt động học: * Khởi động: - Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể. A. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua: - Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua. - Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành. - Mời TPTL lên chia sẻ. *Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới - Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới. - Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành. - Mời TPTL lên chia sẻ. B. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà chia sẻ với người thân,bạn bè.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNGUYÊN 19.docx
Tài liệu liên quan