A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
22 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Năm 2016 - 2017 - Trường Tiểu học Hoa Thủy - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
...................
Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2017
Chào cờ: Theo kế hoạch của nhà trường
TẬP ĐỌC: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ
I. Mục tiêu:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê – đê xưa; kể được 1 đến 2 điều luật ở nước ta,
* Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm
Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
* Nội dung: Người Ê – đê từ xưa có tục xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng. HS hiểu xã hội nào cũng có phát luật và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện.
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- Học sinh làm được bài tập 1, BT2 cột 1.
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, sạch sẽ.
II. Chuẩn bị: -Hình lập phương, HHCN.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
* Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
- Cá nhân làm bài.
Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả.
- Đọc, phân tích bài toán.
- Chia sẻ cách hiểu, các bước giải.
- Cá nhân làm bài.
- 1 H làm bảng lớp, lớp cùng trao đổi, nhận xét kết quả.
Bài 2:
* Hệ thống và củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Việc 1: Cá nhân đọc bài và làm vào vở.
- Việc 2: Trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài của nhau.
- Việc : Chia sẻ bài làm, nhận xét.
C. HĐ ỨNG DỤNG: Chia sẻ với người thân cách tính DTXQ, DTTP hình hộp chữ nhật.
KỂ CHUYỆN: ÔN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Điều chỉnh: Không dạy bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lý, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
II. Chuẩn bị : Tranh một số câu chuyện đã nghe, đã đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp trò chơi học tập
- Nghe Gv nêu mục tiêu bài học:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Kể chuyện theo nhóm:- Từng nhóm kế câu chuyện.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
HĐ 2: Thi kể trước lớp: Trưởng ban học tập cho đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp.
- Các nhóm khác nghe, nhận xét và đặt câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nghe GV nhận xét. Liên hệ.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Đề xuất cùng bạn thi kể câu chuyện cho người thân nghe.
Đạo đức: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( T2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã ( phường) đối với cộng đồng.
- kể được một số công việc của UBND xã ( phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Có ý thức tôn trọng UBND xã ( phường).
* GT: Không yêu cầu HS làm Bt4 trang 33.
II. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Làm bài tập :
- Việc 1:Cá nhân làm việc
- Việc 2:Chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Việc 3:Báo cáo kết quả trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
- Tìm hiểu về UBND xã em tại nơi em ở các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm..
- Chia sẻ trong nhóm.
CHÍNH TẢ: (Nhớ - viết): NÚI NON HÙNG VĨ
I. Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ ở bài tập 2.
- HSKG giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử ở BT3.
II. Chuẩn bị : - Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
Tìm hiểu bài:
- Cá nhân đọc bài CT, chọn và viết các từ khó hay viết sai.
- Đổi chéo bài kiểm tra.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
- Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được.
- Báo cáo kết quả.
- Đại diện 1- 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Thảo luận và nêu ý kiến.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
- Nghe viết.
- Dò bài, soát lỗi.
Làm bài tập:
Bài 2: Đọc đoạn văn:
a) Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn
b) Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Đọc và làm bài tập.
- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài làm - Nhắc lại quy tắc viết hoa DT riêng.
Bài 3: Viết tên người, tên địa lý mà em biết:
Làm BT theo nhóm sau đó cử đại diện chơi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam
HĐNGLL: CHÚNG EM VỚI DI TÍCH DANH THẮNG QUẢNG BÌNH
I.Mục tiêu: Qua các hoạt động, giúp HS:
- Nêu được một số danh thắng nổi tiếng địa phương mình.
- Biết các địa điểm , di tích lịch sử ở địa phương
- GD HS có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử, danh thắng.
II.Chuẩn bị: - Tranh ảnh một số danh thắng nổi tiếng
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành
* Việc 1: Giới thiệu một số danh thắng ở địa phương
- Nhóm trưởng điều hành các bạn quan sát tranh vẽ ở SGK và thảo luận:
? Đó là danh thắng nào?
? Ở đâu?
? Nó có gì hấp dẫn?
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và chốt lại một số danh thắng ở địa phương:
*Việc 2: Tìm hiểu các di tích danh thắng ở Quảng Bình.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo nội dung:
? Kể tên những di tích danh thắng của Quảng Bình mà em biết?
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại một số món ăn ở địa phương và giới thiệu một số tranh ảnh , tư liệu minh họa các danh thắng.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm cùng tham gia kể.
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày các bức tranh.
- GV cùng tổ trọng tài nhận xét và tuyên dương những nhóm có các tranh ảnh nhiều nhất.
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về bài học.
KĨ THUẬT: LẮP XE BEN
( Tiết 1 )
I/ Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Bộ lắp ghép
Học sinh:
- SGK, bộ lắp ghép
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động thực hành:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát xe ben đã lắp sẵn
- GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ và từng bộ phận chi tiết
+ Để lắp được xe ben cần mấy bộ phận?
+ Các bộ phận đó là gì?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt.
3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết
- GV gọi 1, 2 HS lên bảng và chọn từng chi tiết theo bảng SGK và sắp xếp các chi tiết đó vào nắp hộp.
- Nhận xét quá trình làm việc của HS.
b. Lắp từng bộ phận
a. Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2- SGK)
- Cho HS quan sát hình 2 và cho biết để lắp khung sàn xe và các giá đỡ cần chọn những chi tiết nào ?
- Cho hs chọn những chi tiết đó.
- Gọi 1 HS lên lắp khung sàn xe.
- GV tiến hành lắp các giá đỡ.
b. Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3 - SGK)
+ Để lắp được bộ phận này em cần những chi tiết nào ?
- GV lắp cho HS quan sát.
c. Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4 - SGK)
- Cho HS quan sát hình, em hãy chọn các chi tiết và lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
d. Lắp trục bánh xe trước (H.5a - SGK)
- GV gọi 1 - 2 em HS lên lắp theo mẫu SGK.
- Nhận xét các thao tác của HS.
+ Lắp ca bin (H5b - SGK)
- Cho HS tự lắp.
3. Lắp ráp xe ben (H1 - SGK)
- GV tiến hành lắp ráp các bộ phận theo các bước trong SGK
- Hoặc gọi HS lên lắp thử.
- Kiểm tra hoạt động của xe ben.
4. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
- Hướng dẫn thao từng phần và tháo rời các chi tiết ngược lại với quá trình lắp.
- Cho gọn vào hộp theo quy định.
+ Gọi 1 - 2 em đọc phần ghi nhớ SGK
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
Tự làm cho bản thân một đồ vật ưa thích.
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2017
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán,
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tính toán chính xác, trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng, khoa học.
II. Chuẩn bị : Thước, mô hình triển khai của hình lập phương.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.
- Việc 1: HS nêu yêu cầu của BT rồi tự làm theo gợi ý của SGK.
- Việc 2: Chia sẻ trong nhóm kết quả làm được,
- Việc 3: Báo cáo kết quả trước lớp.
- Chia sẻ kết quả, nêu các bước thực hiện
Bài 2: Giải toán:
- Đọc, trao đổi, thảo luận cách làm.
- Cá nhân làm bài ở vở, 1 H làm bảng lớp.
- Lớp nhận xét, thống nhất KQ
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân cách tính Sxq, Stp hình lập phương.
Luyện từ và câu: MRVT: TRẬT TỰ - AN NINH
I. Mục tiêu:
- Làm được BT1, BT4.
Điều chỉnh: Không làm BT2, BT3.
II. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ viết bài tập 1,4
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
- Đọc và làm bài.
- Chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Các nhóm trình bày kq.
Đáp án:b( an ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội).
Bài 4:
- Việc 1: Làm bài
- Việc 2: Chia sẻ kết quả.
- Việc 3: Một số H nêu kq trước lớp.
+ Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số điện thoại của cha mẹ, gọi 113, 114, 115...
+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức: Nhà hàng, của hiệu, trường học, đồn công an...
+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên: Ông, bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về hai các từ liên quan đến trật tự - an ninh
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2017
TẬP ĐỌC: HỘP THƯ MẬT
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Chuẩn bị : - Bản đồ Việt Nam.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ luyện đọc cho học sinh.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm
Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
* Nội dung: : Những người chiến sĩ tình báo như chú Hai Long đã đóng góp phần công lao rất to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về chú Hai Long.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
Giảm tải: Giới thiệu hình trụ, Giới thiệu hình cầu
I.Mục tiêu :
- Biêt tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài tập trong một số trường hợp đơn giản
- Giáo dục HS tính cẩn thận, có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
- Việc 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Việc 2: Cá nhân làm bài.
- Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả.
Bài 2:
- Cá nhân làm bài.
- Việc 2: Trảo đổi bài trong nhóm, thống nhất ý kiến.
- Việc 3: Chia sẻ lết quả. Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cách tính Sxq và Stp của hình lập phương
TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I .Mục tiêu:
- Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hóa, so sánh trong bài văn BT1.
- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
II .Chuẩn bị : Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
- Cá nhân đọc bài
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm thảo luận, trả lời
- Đại diện một só nhóm chia sẻ ý kiến, lớp thống nhất.
Bài 2:
- Làm bài vào vở BT
- Chia sẻ kết quả
- Một số HS đọc bài làm; nhận xét bài ở bảng phụ. Lớp đối chiếu bài
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
Thứ năm ngày23 tháng 2 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. Mục tiêu :
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
* Điều chỉnh: Không dạy phần nhận xét, không dạy phần nhận xét chỉ làm bài tập ở phần Luyện tập. Không cần gọi những từ dùng để nối các vế câu ghép là “ từ hô ứng”.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2, 3.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau:
- Việc 1: Đọc và làm bài.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Việc 3: Các nhóm trình bày kq.
Đáp án:
Câu a: chưa...đã.
Câu b: Vừa...đã.
Câu c: Càng...càng
Chúng được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng.
Bài 2:
- Việc 1: Làm bài
- Việc 2: Chia sẻ kết quả.
- Việc 3: Một số H nêu kq trước lớp.
Câu a: càng...càng
Câu b: mới...đã
Câu c: bao nhiêu...bấy nhiêu
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về cách nối các vế trong câu ghép bằng cặp từ từ hô ứng.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
-Vân dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan ở BT1a, BT3.
- GD học sinh tính toán cẩn thận, trình bày bài rõ ràng, khoa học.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
- Việc 1: Cá nhân làm bài.
Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kq, một số HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác.
Bài giải:
Diện tích hình tam giác ABD là:
4 x 3 : 2 = 6 ( cm2)
Diện tích hình tam giác BDC là:
5 x 3 : 2 = 7, 5 ( cm2)
Đáp số: 6 cm2
7, 5 cm2
Bài 3: Giải toán:
- Việc 1: Đọc, phân tích và tìm các bước giải, giải thích?
- Việc 2: Cá nhân làm bài vào vở, chia sẻ trong nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ trước lớp.
- Đại diện một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình tròn.
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2017
TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý một cách rõ ràng, đúng ý.
II. Chuẩn bị: + GV: bảng phụ ghi cấu tạo bài văn tả đồ vật.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1: Đọc đề bài.
Việc 2: Nghe GV HD làm bài:
Việc 3: Cá nhân viết bài.
Việc 4: Ban học tập thu bài
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng bạn tìm đọc một số bài tham khảo.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS làm được Bt 1 ( a,b), BT2.
- GD HS tính cẩn thận, kĩ càng khi quan sát đưa ra kết luận.
II. Chuẩn bị : HHCN, hình lập phương trong bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
- Việc 1: Học sinh nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích đáy, thể tích hình hộp chữ nhật,
- Việc 2: Cá nhân làm bài, chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Việc 3: Báo cáo kết quả trước lớp.
Bài giải:
1m = 10 dm; 50 cm = 5 dm; 60 cm = 6 dm.
a, Diện tích xung quanh của bể kính là:
( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 ( dm2)
Diện tích đáy của bể kính là:
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng để làm bể kính là:
180 + 50 = 230 (dm2 )
b, Thể tích trong lòng bể kính là:
10 x 5 x 6 = 300 ( dm3)
Đáp số: 230dm2, 300 dm3
Bài 2:
- Việc 1: Học sinh nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương.
- Việc 2: Cá nhân làm bài, chia sẻ bài làm trong nhóm.
- Việc 3: Báo cáo kết quả trước lớp.
Bài giải:
a, Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2 )
b, Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c, Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 ( m3)
Đáp số: a, 9 m2, b, 13,5 m2, c, 3,375 m3
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
- Chia sẻ với người thân về bài học.
EM TỰ ÔN LUYỆN TV: ĐỪNG VỘI PHÁN XÉT
I.Mục tiêu:
- Đọc và hiểu câu chuyện Đừng vội phán xét; rút ra bài học cho bản thân trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng,... trong cuộc sống.
- Viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Sử dụng được các từ ngữ về Trật tự - An ninh. Sử dụng được cặp quan hệ từ chỉ sự hô ứng để nối các vế câu ghép.
- Viết được bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý.
- HS làm hoàn thành các BT 1,2,3,5
HSNK: Làm thêm BT7,8.
II. Hoạt động học: ( Nhất trí các hình thức học như TL)
ÔN LUYỆN TOÁN T24:
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
- Tính được tỉ số phần trăm, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Vận dụng được các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan.
- HS hoàn thành các BT: 1,2,3
HSNK làm thêm BT Vận dụng.
II. Hoạt động học: Nhất trí các HT như TL
GDTT: SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Sinh hoạt tập thể : hát, tổ chức trò chơi
-Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần 24, đề ra kế hoạch tuần 25
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II .Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; chi trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Các nội dung sinh hoạt:
1.Nhận xét tình hình tuần 24:
Chi đội trưởng đánh giá hoạt động của chi đội (Ghi biên bản sinh hoạt chi đội)
+GV nhận xét chung :
a)GDĐĐ: Các em ổn định các nề nếp sau nghỉ tết Nguyên Đán,Đi học chuyên cần đúng giờ, tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể
b)Học tập: Duy trì phong trào học tập trong chi đội, thực hiện tốt bồi dưỡng chữ viết đẹp, giải toán qua mạng, ôn luyện chuẩn bị ngày hội học sinh tiểu học.
c)Công tác khác: Tham gia tốt VSPQ đúng giờ, sạch sẽ. VS lớp học đảm bảo, đã chú ý đến vệ sinh các nhân.
2. Phương hướng tuần 25:
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
+ ổn định, duy trì tốt mọi nề nếp.
+ Bồi dưỡng chữ viết đẹp.
+ Đẩy mạnh bồi dưỡng giải toán qua mạng
+ Đội viên tham gia phụ đạo các môn chưa hoàn thành đạt hiệu quả
+ Tập tiết mục văn nghệ:
+ Tham gia có kết quả Ngày hội học sinh tiểu học
3. HS hoạt động tập thể:
+Chi đội trưởng điều khiển lớp sinh hoạt Đội theo nội dung của Liên đội đề ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYÊN 24 ok.docx