A. Hoạt động cơ bản:*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
HĐ 1: Luyện đọc
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
- Cặp đôi luyện đọc nối tiếp từng đoạn, phát hiện từ khó đọc.
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
HĐ 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Chốt nội dung: Ca ngợi truyền thống tôn s¬ư trọng đạo của ND ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
28 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Năm 2016 - 2017 - Trường Tiểu học Hoa Thủy - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cách làm = 16 giờ 15 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách nhân số đo thời gian.
*Việc 2: Cách nhân số đo thời gian với một số.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận cách nhân số đo thời gian với một số.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
? Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào?
- Chốt QT: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phộp nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính
- Cá nhân làm vào vở, cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách nhân số đo thời gian với một số.
C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng cách nhân số đo thời gian vào thực hiện giải toán có nội dung thực tế.
KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.
- Rèn luyện kỹ năng nghe và kể chuyện
- Giáo dục HS có ý thức hiếu học, đoàn kết với bạn bè ...
II.Chuẩn bị: 1 số sách, truyện, bài báo về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
HĐ 1: Tìm hiểu đề
- HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ: truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn.
- Y/c nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm đọc phần gợi ý của bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại những câu chuyện đã học có ở SGK nói về đề tài này?
*Lưu ý: Các em HSKG nên kể về những câu chuyện mình đã nghe hay đã đọc được ở ngoài SKG. Còn các em không tìm được những câu chuyện ngoài SGK thì có thể vận dụng kể những câu chuyện đó.
- Yêu cầu HS nêu câu chuyện mà mình chọn, những câu chuyện đó có ở đâu.
? Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện?
- Chốt các bước kể: + Giới thiệu câu chuyện.
+ Nêu tên câu chuyện, giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra.
+ Kể diễn biến của câu chuyện
+ Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện
HĐ 2: Kể chuyện
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể lại câu chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể trước lớp. Cá nhân chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay nhất.
HĐ 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Thảo luận câu chuyện bạn vừa kể nói về điều gì?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại ý nghĩa câu chuyện.
C. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Đạo đức: EM YÊU HÒA BÌNH ( T1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* GT: Không yêu cầu HS làm Bt4.
II. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin.
- Việc 1: HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh.
- Việc 2: Trả lời các câu hỏi.
- Việc 3: Đọc thông tin trang 37,38 SGK .
KL: Chiến tranh chỉ gây ra đỗ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học... vì vậy chúng ta phỉa cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
1. Làm bài tập ( BT 1, 2,3 trong SGK).
- Việc 1:Cá nhân làm việc
- Việc 2:Chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Việc 3:Báo cáo kết quả trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
- Sưu tầm những bức tranh về hoạt động bảo vệ hòa bình
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết): LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ gìn vở sạch đẹp.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ.
- GV giới thiệu bài học.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- GV đọc chậm từng cụm từ, HS lắng nghe và tự viết vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2: Tìm các tên riêng trong câu chuyện “Tác giả bài Quốc tế ca” và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt:
+ Tên người, tên các thời đại: Ơ - gien Pô - chi - ê, Pi - e Đơ - gây - tê, Pa - ri.
+ Quy tắc viết hoa tên riêng.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ những điều đã học với người thân.
HĐNGLL: LÀNG NGHỀ QUÊ EM
I.Mục tiêu: Qua các hoạt động, giúp HS:
- Biết giới thiệu một số nghề truyền thống, sản phẩm của làng nghề ở địa phương.
- Biết quy trình làm một số sản phẩm truyền thống của địa phương
- Bước đầu có ý thức giữ gìn làng nghề truyền thống của địa phương. Tự hào về quê hương nơi minh đang sinh sống.
II.Chuẩn bị: - Tranh ảnh một số nghề truyền thống để giới thiệu cho học sinh SGK.
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành
* Việc 1: Giới thiệu một số làng nghề ở địa phương.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn quan sát tranh vẽ ở SGK và thảo luận:
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
? Vùng quê nào có nghề làm nón?
? Vùng quê nào có nghề làm chiếu cói?
? Vùng quê nào có nghề làm gốm?
? Vùng quê nào có nghề mây tre đan lát?
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Chốt một số nghề truyền thống của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng: + Nghề làm nón ở Thổ Ngọa – Quảng Trạch, Quy Hậu – Lệ Thủy.
+ Nghề nấu rượu ở Võ Xá - Quảng Ninh, Tuy Lộc - Lệ Thủy.
+ Nghề làm chiếu cói ở An Xá - Lệ Thủy.
+ Nghề sản xuất nước mắm ở Ly Hòa - Bố Trạch.
+ Nghề đan lát ở Xuân Bồ;
*Việc 2: Tìm hiểu cách chế biến một số sản phẩm của làng nghề của địa phương.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo nội dung:
? Hãy nêu quy trình sản xuất một số sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương mà em biết?
? Hãy nêu ích lợi của một số nghề và làng nghề đối với đời sống con người?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Quy trình sản xuất rượu, làm nước mắm, ....
+ Nghề và làng nghề đã tạo ra các sản phẩm tiêu dùng, tăng thu nhập cho người lao độngvà cải thiện đời sống của người dân.
C. Hoaït ñoäng öùng duïng: Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
KĨ THUẬT:LẮP XE BEN
( Tiết 3 )
I/ Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Bộ lắp ghép
Học sinh:
- SGK, bộ lắp ghép
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động thực hành:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Thực hành
- GV cho HS thực hành lắp ghép xe ben theo nhóm
- GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước đã học
- GV lưu ý HS: Vị trí trong và ngoài các chi tiết
- GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ thao tác cho các nhóm còn lúng túng
- GV lưu ý: Khi HS lắp xong cần cho kiểm tra xem xe có họa động được không...
3. Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá
- Tổ chức cho các nhóm tự đánh giá sản phẩm của mình và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác theo các tiêu chuẩn đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm
Thứ ba ngày 7 tháng 3 năm 2017
TOÁN: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về quy tắc cộng và trừ hai số đo thời gian, nhân số đo thới gian với một số.
- GV giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc và phân tích các dự kiện đã cho, cần tìm.
? Muốn biết trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao lâu ta làm thế nào?
- HD cách đặt tính và cách tính: 42 phút 30 giây : 3 = ?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia
- Yêu cầu HS đặt tính và tính: 7 giờ 40 phút : 4 = ?
7 giờ 40 phút 4
3giờ = 180 phút 1giờ 55phút
220 phút
20
0
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách chia số đo thời gian.
*Việc 2: Cách chia số đo thời gian với một số.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận cách chia số đo thời gian cho một số.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
? Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?
- Chốt QT: Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chia số đo thời gian cho một số.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng cách chia số đo thời gian vào thực hiện giải toán có nội dung thực tế
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được BT2, 3.
- GD HS biết cách sử dụng từ ngữ hợp lí.
*ND Điều chỉnh: Không dạy BT1.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 2: Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành ba nhóm:
- Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ ngữ: truyền bá, truyền thống, truyền máu, truyền nhiễm, truyền tụng.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, trao đổi và thống nhất kết quả vào vở nháp.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- Nhận xét và chốt:
+ Truyền có nghĩa là trao cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
+ Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
+ Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu, truyền nhiễm.
Bài 3: Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- HD gợi ý cách làm.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và tự làm vào VBTGK.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
+ Những từ ngữ chỉ người: các vua Hùng, cậu bé làng Giống, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ Những từ ngữ chỉ sự vật: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Giống, vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào thực tế cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày.
Thứ tư ngày 8 tháng 3 năm 2017
TẬP ĐỌC: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc. (Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- GD HS biết phát huy các truyền thống của dân tộc.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
HĐ 1: Luyện đọc
- GV phân chia đoạn và HD cách đọc
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
- Cặp đôi luyện đọc nối tiếp từng đoạn, phát hiện từ khó đọc.
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn nhẩm thuộc lòng từng khổ thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng 3 đến 4 khổ thơ mình thích.
- Nhận xét và đánh giá, tuyên dương những HS đọc tốt.
HĐ 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.
Hướng dẫn đoạn luyện
HS luyện đọc cá nhân
Thi đọc diễn cảm, HTL
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(c, d), bài 2(a, b), bài 3, bài 4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về quy tắc cộng và trừ hai số đo thời gian; nhân và chia số đo thời gian với (cho) một số.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính:
c) 7 phút 26 giây x 2 d) 14 giờ 28 phút : 7
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách nhân, chia số đo thời gian với (cho) một số.
Bài 2: Tính
a) (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3 b) 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách tính giá trị biểu thức các số đo thời gian trong trường hợp có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc thầm bài toán, phân tích và xác định dạng toán, giải vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách giải dạng toán tỉ lệ thuận về tính tổng thời gian làm việc của cả hai lần.
Bài 4: Điền dấu , =:
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách so sánh số đo thời gian ở dạng phức tạp
C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế.
TẬP LÀM VĂN: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của giáo viên, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
- Rèn kĩ năng diễn đạt đoạn đối thoại trôi chảy có nhiều sáng tạo.
- GD HS học tập tính thẳng thắn, nghiêm minh của Thái sư Trần Thủ Độ.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc đoạn trích sau của truyện “Thái sư Trần Thủ Độ”.
- Cá nhân đọc đoạn trích
Bài 2: Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:
- Yêu cầu 3HS nêu tên màn kịch (Giữ nghiêm phép nước), cảnh trí, nhân vật, thời gian.
- Gọi 1HS đọc gợi ý đoạn đối thoại.
- GV giao nhiệm vụ cho HS: SKG đã cho sẵn các gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại các em viết các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch. Khi viết chú ý thể hiện tính cách của ba nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ, phu nhân và người quân hiệu.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về lời đối thoại tiếp theo để hoàn chỉnh màn kịch, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lý nhất, hay nhất.
Bài 3: Phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch đã viết
- GV giao nhiệm vụ: Các em có thể chọn đọc phân vai hoặc diễn kịch.
- Đọc phân vai (6 em sắm vai: người dẫn chuyện, một vài người lính và gia nô, Trần Thủ Độ, người quân hiệu và Linh Từ Quốc Mẫu)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn sắm vai người dẫn chuyện, một vài người lính và gia nô, Trần Thủ Độ, người quân hiệu và Linh Từ Quốc Mẫu đọc lại hoặc diễn kịch màn kịch đã viết.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Tổ chức cho HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất hoặc diễn hay nhất.
- Nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.
C. Hoạt động ứng dụng: - Tập phân vai diễn lại màn kịch.
Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu ghép.
*ND điều chỉnh: Không dạy BT3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm đoạn văn và trao đổi, thảo luận với nhau về từ ngữ được thay thế, tác dụng.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
a) Các từ: Phù Đổng Thiên Vương, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
b) Tác dụng: Tránh lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
Bài 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- Cá nhân đọc thầm lại đoạn văn, tìm từ ngữ thay thế từ bị lặp và làm vào VBTGK.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
+ Câu 2: Người thiếu nữ họ Triệu thay cho Triều Thị Trinh.
+ Câu 3: Nàng thay cho Triệu Thị Trinh.
+ Câu 4: Nàng thay cho Triệu Thị Trinh
+ Câu 6: Người con gái vùng núi Quan Yên thay cho Triệu Thị Trinh Triệu Thị Trinh.
+ Câu 7: Bà thay cho Triệu Thị Trinh.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào thực hành viết văn.
- Chia sẻ với bạn bè và người thân về những điều đã học.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2a, bài 3, bài 4 (dòng 1, 2).
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về quy tắc cộng và trừ hai số đo thời gian; nhân và chia số đo thời gian với (cho) một số.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính:
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách cộng, trừ, nhân, chia các số đo thời gian.
Bài 2a: Tính: (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút) x 3
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách tính giá trị biểu thức các số đo thời gian trong trường hợp có dấu ngoặc.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
? Muốn khoanh đúng vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng thì các em phải làm gì?
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Các bước giải và quy tắc cộng, trừ số đo thời gian cho một số.
Bài 4: Tính thời gian tàu đi từ Hà Nội đến các ga Hải Phòng, Lào Cai.
- Yêu cầu HS nhìn vào bảng giờ tàu từ ga Hà Nội đi một số nơi để đọc thành bài toán.
- Cá nhân làm vào vở dòng 1 và dòng 2.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách tính trừ số đo thời gian đi mất:
Thời gian đi từ Hà Nội - Hải Phòng: 2 giờ 5 phút.
Thời gian đi từ Hà Nội - Lào Cai: 8 giờ.(Chú ý HDHS cách giải câu này).
C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế.
Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2017
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
- Học sinh có ý thức tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi.
II.Chuẩn bị: Bảng tổng hợp ưu, nhược điểm về bài viết của học sinh.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- HĐTQ điều hành lớp hát bài hát mình yêu thích
- GV giới thiệu bài
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nhận xét ưu, nhược điểm
- Nghe GV nhận xét, ghi nhớ những ưu điểm để phát huy, biết được những lỗi sai để sửa chữa.
*Ưu điểm:
+ Bố cục: Đa số các bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cân đối (Dẫn chứng).
+ Tả được bao quát hình dáng của đồ vật một cách có trình tự. Tả được các bộ phận của đồ vật một cách sinh động, có hình ảnh.
+ Nêu được công dụng của đồ vật (Dẫn chứng: đọc cho HS nghe).
*Hạn chế:
+ Vẫn còn một số bài miêu tả còn lủng củng, dùng từ đặt câu chưa đúng. Miêu tả còn chưa đầy đủ.
+ Cách diễn đạt chưa mạch lạc. Bài viết lộn xộn. (Dẫn chứng ).
+ Một số bài còn viết sai chính tả nhiều.
- Chữa một số lỗi sai phổ biến do GV yêu cầu
*Việc 2: Chữa lỗi
- Nhận bài. Tự chữa lỗi sai của mình.
- Viết lại một đoạn cho hay hơn.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS.
*Việc 3: Học tập những đoạn văn hay
- Nghe GV hoặc bạn đọc những đoạn, bài văn hay.
- Nhận xét về những điều đáng học tập.
- Nêu những điều em học được qua đoạn văn, bài văn đó.
C. Hoạt động ứng dụng: - Viết lại đoạn văn em chưa hài lòng.
- Chia sẻ với người thân về bài học.
TOÁN: VẬN TỐC
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc; cách tìm vận tốc của một chuyển động đều.
*Bài toán 1:
- Yêu cầu HS đọc và phân tích các dự kiện đã cho, cần tìm.
? Muốn biết trung bình mỗi ô tô đi được bao nhiêu km ta làm thế nào?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trao đổi cách giải và giải vào bảng phụ.
- Nhận xét và chốt: Vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm km giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ.
? Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Chốt QT: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Gọi quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là:
v = s : t (cho một số HS nhắc lại).
*Việc 2: Vận dụng quy tắc và công thức tính vận tốc và giải toán.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trao đổi cách giải và giải vào bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính vận tốc.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Giải toán
- Cá nhân đọc thầm bài toán, phân tích và xác định dạng toán rồi giải vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYÊN 26.docx