SƠ LƯỢC VỀ SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH THANH HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được sơ lược về hoàn cảnh ra đời của tỉnh TH.
Kể được tên một số con đường, trường học, cơ quan ở địa phương mang tên các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử đã diễn ra trên đất Thừa Thiên Huế.
2. Kỹ năng: Trình bày được sơ lược về sự kiện hình thành tỉnh TH; tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Biết làm việc với kênh hình, khai thác thong tin, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động.
3. Thái độ: Biết tự hào về truyền thống của cha ông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh ảnh, lược đô về TH
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
157 + 4157
4766 8923
. 27069 thử lại 17532
- 9532 + 9532
17532 27069
- HS đọc đề bài.
- HS trình bày theo yêu cầu của GV.
a. x + 5,84 = 9,16
x = 9,16 -5,84
x = 3,32
b. x – 0,35 = 2,55
x = 2,55 + 0,35
x = 2,9
- HS đọc đề và trình bày yêu cầu của GV.
Diện tích đất trồng hoa là
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và hoa là
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số : 696,1ha
- HS nhận xét.
Đao đức:
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
( Ôn tập )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
2. Kỹ năng: Sử dung hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta
3. Thái độ: Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây,...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠ-Y HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Kiểm tra bài cũ: Nêu những việc em đã làm để bảo vệ tài nguyên môi trường
* Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên
- GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không đều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Hoạt động 2: Làm bài 4
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
- GV mời một số HS lên trình bày, cả lớp bổ sung.
- GV kết luận:
+ (a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ (b), (c), (d) không phải là cácviệc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhên.
+ Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
* Hoạt động 3: Làm bài 5
- Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm điện, nước, chất đốt, giấy viết,...).
- GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày .
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung .
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung ý kiến.
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tập đọc:
BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Hiểu ý nghĩa bài thơ : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong sách, thuộc lòng bài thơ)
2. Kĩ năng:
Biết đọc diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
3. Thái độ:
Ca ngợi tình cảm thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong sách.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Bài này chia làm mấy khổ thơ? .
- Sửa cách đọc, cách phát âm: lâm thâm, rét, lội, sớm sớm, nỗi, tiền tuyến,...
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và tìm câu khó đọc
- Hướng dẫn giải nghĩa
- GV đọc mẫu.
*. Tìm hiểu bài:
- Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
- Anh chiến sĩ đã dùng cách nói nào để làm yên lòng mẹ?
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
* Hướng dẫn HS nêu nội dung bài
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Hs đọc lại bài Công việc đầu tiên, trả lời câu hỏi 2,3 về bài đọc.
- Một HS đọc bài văn.
- 4 khổ thơ
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS nêu câu dài khó đọc và luyện đọc câu
- 4 HS đọc nối tiếp ,1 HS đọc chú giải
- Phát hiện thêm từ khó hiểu
- Luyện đọc theo cặp. 1 nhóm đọc lại
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, trao đổi và trả lời:
- Không gian ảm đạm của một buổi chiều mưa rét ở nơi đóng quân đã gợi cho anh chiến sĩ nhớ về mẹ. Anh nhớ nhất hình ảnh mẹ đi cấy dưới mưa phùn và gió rét: Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.
- Anh chiến sĩ đã an ủi mẹ bằng cách so sánh nỗi vất vả, khó nhọc của anh với những khó nhọc của mẹ để cho rằng chúng ta quá ít ỏi, không đáng kể so với những gì mẹ đã nếm trải trong cuộc đời
- Anh chiến sĩ là người rất yêu thương, lo lắngcho mẹ và rất biết cách động viên, an ủi mẹ
- HS trao đổi theo nhóm 4
* HS nêu nội dung bài
- HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ với giọng trìu mến, thiết tha, thể hiện tình cảm nhớ thương về người mẹ chốn quê nhà.
- HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- HS nhắc lại nội dung bài thơ.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố về phép cộng, trừ các phân số, số thập phân
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
3. Thái độ: Rèn luyện đức tính chăm học; phát triển năng lực khái quát hóa, cụ thể hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
*Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, HS làm trên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét.
578,69 + 281,78 = 860,47
594,72 + 406,38 – 329,47
= 1001,1 – 329,47
= 671,63
*Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 4HS làm trên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm và nêu các tính chất vận dụng
+ Bài 3:
Bài giải
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu trong tháng là:
3/5+ 1/4 = 17/20 (số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là:
1 – 17/20 = 3/20 (số tiền lương)
3/20320 = 15%
b) Số tiền gia đình đó để dành được là:
4000000 x 15 : 100 = 600000 (đồng)
Đáp số: a) 15% số tiền lương ; b) 600000 đồng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đặt câu hỏi để củng cố bài học.
- Nhận xét tiết học
Chính tả ( Nghe – viết ):
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả (đoạn từ áo dài phụ nữ... đến chiếc áo dài tân thời)
2. Kĩ năng: Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương.
3. Thái độ: Hình thành kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- Đoạn văn kể về điều gì?
- GV lưu ý: Có thể viết chữ số trong bài theo hai cách: viết bằng chữ số La Mã: XX hoặc viết bằng chữ số thường: 30. Chữ "tân thời" trong bài được để trong ngoặc kép. Chú ý những từ dễ viết sai: sống lưng, khuy, cổ truyền.
c. Viết chính tả- nhận xét, chữa bài:
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận của câu để HS viết.
- GV đọc để HS soát lỗi.
- GV nhận xét từ 8-10 bài, sau đó nhận xét
d. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- GV gợi ý:
+ Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng thì tên danh hiệu đó đi kèm với từ "nghệ sĩ", nghệ sĩ nhân dân có thứ hạng cao hơn nghệ sĩ ưu tú.
+ Danh hiệu dành cho các cầu thủ, thủ môn thì tên danh hiệu gắn với tên môn thể thao, tên vật gắn với công việc của các cầu thủ, căn cứ vào sự phân chia "vàng" hay "bạc" để phân loại "xuất sắc nhất" và "xuất sắc".
* Bài tập 3a :
- Để có thể viết lại được cho đúng em cần làm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiếthọc
Khoa học:
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Ôn tập : - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, Một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, Một số loài động vật đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số
đại diện.
2. Kỹ năng: - Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Nhận biết một số động vật đẻ trứng, một số động vật đẻ con.
3. Thái độ: Hình thành thái độ ham tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 124, 125, 126 sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày về sự nuôi con và dạy con của một số loài thú
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
GV giới thiệu và nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 theo 5 bài tập trang 124, 125, 126 sách giáo khoa
- GV cho HS thi đua giữa các nhóm : các nhóm lần lượt lên gắn tấm phiếu vào mỗi ô trống. nhóm nào gắn nhanh đúng là thắng cuộc.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4 và cho biết cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
- GV yêu cầu các nhóm lên gắn mỗi tấm phiếu vào chỗ trống cho phù hợp.
- Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con ?
3. Củng cố, dặn dò:
- GV đặt câu hỏi củng cố bài học.
- Nhận xét tiết học
- HS làm việc theo nhóm 4, đại diện trình bày, lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Cây thụ phấn nhờ gió : cây ngô.
- Cây thụ phấn nhờ côn : Hoa hồng, hoa hướng dương.
- các nhóm lần lượt lên gắn.
- HS quan sát hình 5,6,7,8.
+ Động vật đẻ trứng : chim cánh cụt, cá vàng.
+ Động vật đẻ con : sư tử, hươu cao cổ.
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức và kĩ năng : Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ
3. Thái độ: Hình thành thói quen sử dụng từ ngữ đúng chủ đề khi nói và viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Kẽ sẵn bảng lớp nội dung bài 1a.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu bài học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Bác Hồ khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
a. Hãy giải thích các từ nói trên bằng cách nối mỗi từ với nghĩa của nó.
b. Tìm những từ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để có đáp án đúng.
* Bài 2: Mỗi câu tục ngữ đã nêu nói lên điều gì về phụ nữ nước ta?
- GV hướng dẫn nhận xét, bổ sung để thống nhất câu trả lời đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- hs nhắc lại tác dụng của dấu phẩy và làm lại bài 2 của tiết trước.
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, phát biểu ý kiến lần lượt từng câu một.
a. anh hùng - 2
bất khuất - 3
trung hậu - 4
đảm đang - 1
b. chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng,.....
-
- HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
a. Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.
b. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm.
c. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
Toán:
PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố về phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, phân số, số thập phân và vận dụng tính nhẩm, giải bài toán.
3. Thái độ: Rèn luyện đức tính chăm học; phát triển năng lực khái quát hóa, cụ thể hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ vẽ mô hình phép nhân như trang 161
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Ôn tập về phép nhân và các tính chất của phép nhân:
a x b = b x a; (a x b) x c = a x (b x c)
(a + b) x c = a x b + a x c; 1 x a = a x 1
0 x a = a x 0 = 0
b. Luyện tập:
*Bài 1: (cột 1)
- Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập, yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. HS làm bảng lớp và nêu cách tính.
*Bài 2:
- Muốn nhân một số với 10, 100, 1000, ... ta làm thế nào? Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001... ta làm thế nào?
*Bài 3:
*Bài 4:
- Bài toán thuộc dạng nào ? muốn tính quãng đường AB ta cần vận dụng công thức nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò: Đặt câu hỏi để củng cố bài học. Nhận xét tiết học.
- hs làm bài 2 tiết trước.
- HS nêu các thành phần của phép tính.
- HS thảo luận về các tính chất của phép nhân.
a x b = b x a; (a x b) x c = a x (b x c)
(a + b) x c = a x b + a x c; 1 x a = a x 1
0 x a = a x 0 = 0
- HS nối tiếp lên bảng làm
a. 4802 x 324 = 1 555 848
6120 x 205 = 1 254 600
b. x 2 = ; x =
c. 35,4 x 6,8 = 240,72
21,76 x 2,05 = 44,6080
- HS trình bày theo yêu cầu của GV.
- HS nối tiếp nêu miệng
- HS thực hiện theo cặp .
- 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh
a. 2,5 x 7,8 x 4 = 2,5 x 4 x 7,8
= 10 x 7,8
= 78
b. 0,5 x 9,6 x 2 = 9,6 x ( 0,5 x 2)
= 9,6 x 1
= 9,6
- HS làm bài theo nhóm 4
Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường ô tô đi được từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau là: 48,5 x 1,5 = 72,75 (km)
Quãng đường xe máy đi được từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau là: 33,5 x 1,5 = 50,25 (km)
Quãng đường AB dài là:
72,75 + 50,25 = 123 (km)
Đáp số : 123km
Địa lí:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THANH HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được vị trí, giới hạn, diện tích của tỉnh TH cũng như những đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Biết được điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân như thế nào.
2. Kỹ năng: Chỉ được vị trí tỉnh TH, huyện và thành phố của tỉnh trên lược đồ.
3. Thái độ: Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.Yêu làng xóm, quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Lược đồ hành chính; tranh ảnh về các điều kiện tự nhiên của tỉnh TH
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a.
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí
Quan sát lược đồ và trả lời
- Chỉ vị trí của tỉnh TH trên lược đồ lãnh thổ Việt Nam?
- Cho biết diện tích của tỉnh TH. Diện tích đó chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với cả nước?
+ Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình;
+Phía nam và Tây nam giáp tỉnh Nghệ An;
+Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào
+Phía đông Thanh Hóa giap biển Đông .
- Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi.
- Kể tên các huyện, thành phố mà em biết ?
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Tìm hiểu về địa chất, địa hình và khí hậu của tỉnh TH.
- Nêu đặc điểm chính của địa hình tỉnh TH. Chỉ ra những hình ảnh minh họa cho từng vùng.
- Tỉnh TH thuộc đới khí hậu nào? Nêu đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh.
- GV kết luận: TH có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt:.. thường hay có bão lụt.
-Các tài nguyên : Đất, rừng, biển , k/sản, nước..
2. Tìm hiểu về các đặc điểm thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật của tỉnh TH
- Nêu đặc điểm về sông ngòivà kể tên các con sông lớn ?
- Sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất của người dân tỉnh TH?.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đặt câu hỏi để củng cố. Nhận xét và dặn dò
Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Biết liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
- Lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
2. Kĩ năng: Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả
3. Thái độ: Hình thành nhân cách yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
b. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1: Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã được học trong học kì I.
a. Liệt kê văn tả cảnh
- Thế nào là tả cảnh?
- Xem tuần học, từng bài học trong tuần, xem bài văn nào giúp ta hình dung được đặc điểm của cảnh
b. Chọn và lập dàn ý cho một trong số các bài văn tả cảnh mình đã liệt kê được.
- GV hướng dẫn HS: Muốn lập được dàn ý đúng, các em đọc bài văn và xác định các đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn, xác định các phần và xếp các đoạn vào từng phần của dàn ý, nêu nội dung chính của mỗi phần.
* Bài 2: Đọc bài văn và trả lời câu hỏi (Bài Buổi sáng ở TP Hồ Chí Minh) và câu hỏi
* a: Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào ?
* b: Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
+ Em đọc đoạn 1 của phần thân bài và tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả sự thay đổi rất nhanh của cảnh vật từ mờ sáng cho đến khi mặt trời lên.
+ Em hãy cho biết, để phát hiện được những sự biến đổi rất nhanh trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tác giả phải quan sát như thế nào và quan sát bằng những giác quan nào ?
+ Em hãy cho biết xét về mục đích nói, hai câu cuối thuộc về kiểu câu gì ?
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2018
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu phẩy , biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai
2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng dấu phẩy.
3. Thái độ: Có ý thức thận trọng khi sử dụng dấu phẩy
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS tìm và giải thích một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu bài học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong các đoạn văn.
- GV mở bảng phụ cho HS đọc lại.
* Bài 2: Đọc mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh và trả lời câu hỏi:
a. Anh hàng thịt đã thêm dấu câu nào và thêm vào trong câu đơn để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò?
b. Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng?
- GV hướng dẫn nhận xét để có lời giải đúng.
* Bài 3: Trong đoạn văn sau có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy sửa lại cho đúng.
GV hướng dẫn HS nhận xét để có câu trả lời đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân và ứng dụng trong tính giá trị biểu thức và giải bài toán.
3. Thái độ: Rèn luyện đức tính chăm học; phát triển năng lực khái quát hóa, cụ thể hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
*Bài 1:
- Khi nào thì phép cộng nhiều số hạng ta chuyển thành phép nhân ? Ta đưa về phép nhân như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3HS làm trên bảng, mỗi em làm 1 phần.
a. 6,75kg + 6,75kg + 6,75kg
= 6,75kg x 3
= 20,25kg
b. 7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 x 3
= 7,14m2 x (1 + 1 + 3)
= 7,14m2 x 5 = 35,7m2
c. 9,26dm2 x 9 + 9,26dm2
= 9,26dm2 x (9 + 1)
= 9,26dm2 x 10 = 92,6dm2
*Bài 2:
- HS làm bài vào vở, 2HS làm trên bảng.
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
a. 3,125 + 2,075 x2 = 3,125 + 4,15
= 7,275
b. (3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2
= 10,4
*Bài 3:
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài và yêu cầu bài tập, tóm tắt bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng.
Tỉ số phần trăm dân số năm 2001 so với năm 2000 là :
100% + 1,3% = 101,3%
Số dân của nước ta năm 2001 là :
77 515 000 x 101,3 : 100 = 78 522 695(người)
Đáp số : 78 522 695 (người)
3. Củng cố, dặn dò:
- Đặt câu hỏi để củng cố bài học.
- Nhận xét tiết học.
Lịch sử:
SƠ LƯỢC VỀ SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH THANH HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được sơ lược về hoàn cảnh ra đời của tỉnh TH.
Kể được tên một số con đường, trường học, cơ quanở địa phương mang tên các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử đã diễn ra trên đất Thừa Thiên Huế.
2. Kỹ năng: Trình bày được sơ lược về sự kiện hình thành tỉnh TH; tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Biết làm việc với kênh hình, khai thác thong tin, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động.
3. Thái độ: Biết tự hào về truyền thống của cha ông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh ảnh, lược đô về TH
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước?
2.Bài mới:
* Hoạt động 1:Khái quát chung
- Tỉnh của chúng ta có tên là gì?
- GV kiểm tra kết quả: HS viết đúng tên tỉnh và đúng chính tả.
*Giới thiệu bài mới: Tỉnh Thanh Hóa
* Hoạt động 2:
- Tỉnh TH ngày nay được hình thành như thế nào?
- GV ghi lên bảng các đặc điểm về vị trí, thời gian, đời sống của người dân, các hiện vật, sự kiện liên quan đến sự hình thành tỉnh T H .
* Hoạt động 2: Tim hiểu nhân vật lịch sử
- Nêu một số nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu trên đất TH. ?
+Kể tên 1 số di tích ls...?
- GV ghi lại các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian lên bảng.
* Kết luận:
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu câu hỏi để củng cố bài
- Nhận xét tiết học.
Khoa học:
MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết: khái niệm ban đầu về môi trường.
2. Kỹ năng: Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
3. Thái độ: Hình thành nhân cách ham hiểu biết về khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thông tin và hình trang 128, 129 sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các động vật đẻ trứng, động vật đẻ con ?
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
GV giới thiệu và nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 sách giáo khoa.
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì?
* Hoạt động 2: Thảo luận
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đặt câu hỏi để củng cố bài.
- Nhận xét tiết học.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đai diện trình bày.
- Là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này......
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm nêu tên một đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Lập được dàn ý một bài văn miêutả.
2. Kĩ năng: Biết cách trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
3. Thái độ: Hình thành nhân cách yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chuẩn bị bảng phụ viết sẵn 4 đề văn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
b. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau:
a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
b. Một đêm trăng đẹp.
c. Trường em trước buổi học.
d. Một khu vui chơi mà em ưa thích.
- GV giới thiệu tranh ảnh minh họa các cảnh được gợi ra từ trong đề văn.
+ Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu, nên chọn cảnh quen thuộc, gần gũi và đặc biệt là em có tình cảm, có ấn tượng với cảnh đó.
+ Các em nhớ lại các phần, đặc điểm của cảnh ở các thời diểm khác nhau, chọn những chi tiết, đặc điểm tiêu biểu nhất đưa vào từng phần, từng mục của dàn ý. Các ý, các chi tiết, đặc điểm của cảnh chỉ cần diễn đạt dưới dạng các từ, cụm từ ngắn gọn.
* Bài 2: Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý.
- GV hướng dẫn HS: Nhiệm vụ của các em là dựa vào dàn ý với các ý chính, các chi tiết, đặc điểm để nói thành lời văn, đoạn văn, bài văn. Chú ý nói thành lời từng phần theo trình tự của dàn ý.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Toán:
PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố về phép chia các số tự nhiên, phân số, số thập phân
2. Kĩ năng: Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, phân số, số thập phân và vận dụng trong tính nhẩm.
3. Thái độ: Rèn luyện đức tính chăm học; phát triển năng lực khái quát hóa, cụ thể hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a. Ôn tập về phép chia và các tính chất của phép chia:
* Trong phép chia hết:
a : b = c. Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- a : b còn được gọi là gì ?
- a : 1 = a; a : a = 1; 0 : a = 0
* Trong trường hợp phép chia có dư:
a : b = c (dư r)
- Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia.
b. Luyện tập:
*Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài vào vở và 4 HS làm trên bảng.
- GV lưu ý HS: đối với phép chia có dư:
a = b x c + r (0 < r < b)
- Yêu cầu HS nhận xét.
*Bài 2:
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép chia hai phân số.
- HS làm bài trên phiếu
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm.
*Bài 3:
- GV yêu cầu HS nêu: muốn chia một số cho 10, 100, 1000, ... ta làm thế nào? Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001... ta làm thế nào? Muốn chia nhẩm cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 31.docx