I. MỤC TIÊU
- Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.
- Xác định được khi nào thì nên dùng thuốc
- Nêu được các điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc
KNS: + Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm của bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng
+ Kĩ năng sử lí thông tin phân tích đối chiếu để dùng thuốc đúng cách đúng liều lượng, an toàn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Những vỉ thuốc thường gặp: Ampixi lin, Pênixilin,
- Phiếu ghi sẵn từng câu hỏi và câu trả lời tách rời cho hoạt động 2.
- HS sưu tầm các vỏ hộp, lọ thuốc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
32 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5, kì I - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết luận: Chúng ta chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng. Để đảm bảo an toàn, chúng ta chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi mua thuốc chúng ta phải đọc kĩ thông tin trên vỏ đựng thuốc để biết được nơi sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng của thuốc và cách dùng thuốc.
Hoạt động 3: Trò chơi"Ai nhanh, ai đúng?"
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi.
+ Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 6 HS, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu hỏi trong SGK, sau đó sắp xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.
+ Yêu cầu nhóm nhanh nhất dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét
- Kết luận: Để cung cấp vitamin cho cơ thể cách tốt nhất là ăn thức ăn chứa nhiều vitamin như: Trứng, thịt, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc. Uống vitamin tốt hơn là tiêm.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.
- 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- HS đứng tại chỗ giới thiệu.
+ Em sử dụng thuốc cảm khi bị cảm.
+ Em sử dụng thuốc ho bổ phế khi bị ho.
+ Khi bị viêm nhiễm em uống thuốc kháng sinh.
- HS chú ý lắng nghe.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, thảo luận, tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Dùng bút chì nối vào SGK.
- 1 HS lên bảng sử dụng các bảng từ GV chuẩn bị sẵn để gắn câu trả lời phù hợp với từng câu hỏi.
- Đáp án: 1. d; 2. c; 3. a; 4. b
- HS nhận xét và bổ sung ý kiến
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Sử dụng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.
+ Sử dụng thuốc an toàn là phải biết xuất xứ của thuốc, hạn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Phiếu đúng:
1. Để cung cấp vitamin cho cơ thể cần
1c. ăn thức ăn chứa nhiều vitamin.
2a. Uống vitamin.
3b. Tiêm vitamin.
2. Để phòng bệnh còi xương cho trẻ:
1c. ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can xi và vitaminD.
2b. Uống canxivà vitamin D.
3a. Tiêm canxi.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 03 tháng 10 năm 2017
Tiết 1: THỂ DỤC (GV Bộ môn)
Tiết 2: TOÁN: HÉC-TA
I. MỤC TIÊU
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc - ta. Mối quan hệ giữa héc - ta và mét vuông.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích trong quan hệ với héc - ta, vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
- BTCL: 1a (2 dòng đầu), 1b (cột đầu), 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- GV nhận xét
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Giới thiệu đơn vị héc - ta
- Giới thiệu: Thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng, một khu rừng, ao hồ, người ta thường dùng đơn vị đo là héc - ta.
+ 1 héc ta bằng 1 héc - tô - mét vuông và kí hiệu là 1 ha.
+ 1 hm bằng bao nhiêu mét vuông?
+ Vậy 1 héc - ta bằng bao nhiêu mét vuông?
* Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- Nhận xét nêu kết quả đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- Nhận xét nêu kết quả đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- Nhận xét nêu kết quả đúng.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- Nhận xét nêu kết quả đúng.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- 2 HS chữa bài tập 1 (VBT/35)
- 1 HS lên bảng chữa bài tập 2(VBT/35)
- HS nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Lắng nghe.
- HS nghe và viết.
- 1ha = 1 hm
- 1 hm = 10000 m
- 1 ha = 10000 m
- 1 HS đọc.
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột của 1 phần. HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc, HS nhận xét chữa bài.
- 4 HS nhận xét, chữa bài
a. 4ha=40000 m; 20ha= 200000m
1km = 100ha ; 15km = 1500ha
ha = 100mha = 5000m
km= 10ha km= 75ha
- 1 HS đọc.
+ Diện tích rừng Cúc Phương là 222000ha.
+ Hãy viết diện rừng đó dưới đơn vị Ki - lô - mét vuông.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc bài của mình, lớp nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Diện tích rừng Cúc Phương với đơn vị ki – lô – mét vuông là :
22200 ha = 222km2
Đáp số: 222km
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT.
- HS đọc.
- Lớp nhận xét chữa bài
- 1 HS đọc.
+ Diện tích trường đại học là 12 ha. Tòa nhà chính của trường được xây dựng trên mảnh đất có diện tích bằng 1/40 diện tích của trường.
+ Hỏi diện tích mảnh đất dùng để xây nhà là bao nhiêu mét vuông.
- 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở ô li.
- HS đọc.
- Lớp nhận xét, chữa bài
Bài giải
Đổi 12 ha = 120000 m2
Diện tích để xây toà nhà đó là
120000 ×= 3000 m2
Đáp số: 3000 m2
- Lắng nghe.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3 ; BT4.
- HS trên chuẩn đặt được 2,3 câu với 2,3 thành ngữ ở BT4.
- Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Từ điển Tiếng việt Tiểu học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng nêu 1 số ví dụ về từ đồng âm, đặt câu với những từ đồng âm đó.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài theo cặp.
- Tổ chức cho HS báo cáo.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ, tại sao lại xếp từ: hữu nghị, chiến hữu vào cột hữu có nghĩa là bạn bè hoặc hữu tình, hữu dụng vào nhóm hữu có nghĩa là có.
- Nhận xét chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài theo cặp
- Tổ chức cho HS báo cáo.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ
- Nhận xét chốt lại.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đặt câu, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
- Yêu cầu HS đặt 5 câu vào vở.
Bài 4
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình kết quả thảo luận.
- Nhận xét lại, tuyên dương những HS đặt câu hay.
- Giúp HS hiểu 3 câu thành ngữ.
Bốn biển một nhà: Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong gia đình, thống nhất về một mối
Kề vai sát cánh: Sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng
Chung lưng đấu sức: Tương tự như kề vai sát cánh
3. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng nêu từ đặt câu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc
- HS thảo luận làm bài.
- Đại diện các cặp báo cáo.
a) Hữu có nghĩa là bạn bè
w Hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước)
w Chiến hữu (bạn chiến đấu)
w Thân hữu (bạn bè thân thiết)
w Bằng hữu (bạn bè)
w Bạn hữu (bạn bè thân thiết)
b) Hữu có nghĩa là có
w Hữu ích (có ích)
w Hữu hiệu (có hiệu quả)
w Hữu tình (có tình cảm, có sức hấp dẫn)
w Hữu dụng (dùng được việc)
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận làm bài.
a. Hợp có nghĩa là "gộp lại": Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
b. Hợp có nghĩa là đúng với 1 yêu cầu đòi hỏi nào đó: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
- 1 HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đặt câu trước lớp.
+ Chúng ta luôn xây đắp tình hữu nghị với các nước.
+ Bố em và bác ấy là chiến hữu.
+ Công ty bố em hợp tác với công ty nước ngoài.
+ Công việc đó phù hợp với em.
+ Bác Hồ là người hợp nhất 3 tổ chức Đảng.
- HS đặt câu vào vở.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm, nhóm nào làm xong đính bảng.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét.
¬ Ví dụ :
+ Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong mọi công việc
+ Họ chung lưng đấu sức, sướng khổ cùng nhau tronh mọi khó khăn, thử thách
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP ĐỌC: TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài ; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Sự sụp đổ của chế độ a - pác - thai và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Luyện đọc
- Gọi HS toàn bài.
- Cho HS luyện đọc từ khó.
- Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem-ten, Oóc-lê-ăng
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đ1: Từ đầu "chào ngài"
+ Đ2: Tiếp điềm đạm trả lời.
+ Đ3: còn lại.
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn.
+ Lần 1: Gọi HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc chú giải trong SGK.
+ Lần 2: Gọi HS đọc, giải nghĩa từ khó.
+ Em hiểu phát xít là gì?
+ Điềm đạm là như thế nào?
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
+ Tên phát xít nói gì với mọi người trên tàu?
- Giảng: Hít - le là tên quốc trưởng Đức từ năm 1934-1945. Hắn là kẻ gây ra chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bọn Phát xít đã giết chết nhiều người vô tội, tội ác của chúng bị cả thế giới căm phẫn.
- Rút ý chính đoạn 1.
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức nói với ông cụ người Pháp?
+ Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá như thế nào ?
- Rút ý chính đoạn 2.
+ Lời đáp của ông cụ ở cuối chuyện ngụ ý gì ?
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với tên phát-xít Đức và tiếng Đức như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung: Ông cụ am hiểu tiếng Đức, cụ ngưỡng mộ nhà văn tài năng của Đức nhưng căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
- Rút ý của đoạn 3.
+ Qua câu chuyện em thấy cụ già là người như thế nào?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Ghi nội dung chính lên bảng: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
* Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 3: Từ Nhận thấy vẻ ngạc nhiên ... những tên cướp.
- Treo bảng phụ.
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố dặn dò
- Phát biểu cảm nghĩ của em về cụ già trong truyện?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn dò.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đánh dấu đoạn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- 1 HS đọc chú giải
+ Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó.
+ Phát xít là chủ nghĩa quốc gia cực đoan độc tài không có nền tảng dân chủ.
+ Điềm đạm: bình tĩnh và chậm rãi.
- HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp.
+ Tên sĩ quan bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô to “Hít-le muôn năm”.
- Cuộc gặp gỡ giữa cụ già người Pháp và tên sĩ quan Đức.
+ Vì cụ đã đáp lời hắn một cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng Đức.
+ Cụ đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế.
- Sự bực tức của tên sĩ quan Đức với cụ già người Pháp.
+ Cụ muốn chửi những tên phát xít bạo tàn và nói với chúng rằng: chúng là những tên cướp.
+ Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si - le nhưng căm ghét những tên phát xít Đức.
- Lớp lắng nghe
- Bài học chua cay mà cụ già người Pháp dành cho tên sĩ quan Đức.
- Cụ là người thông minh, hóm hỉnh.
- Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
- Vài HS nhắc lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 3, cả lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất.
- HS nêu
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 04 tháng 10 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học
- Vận dụng để chuyển đổi so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến số đo diện tích.
- BTCL: 1 (a, b), 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm.
- Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, củng cố cho HS cách viết các số đo diện tích dưới dạng số đo có đơn vị là m.
Bài 2
+ Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng, giải thích cách làm bài.
Ví dụ: 2m9dm= 209dm
209dm>29dmnên
2m9dm = 209dm
Bài 3
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS khá tự làm bài tập, hướng dẫn HS kém.
+ Diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông?
+ Biết 1mgỗ hết 280 000 đồng, vậy lát cả căn phòng hết bao nhiêu tiền?
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV chia nhóm, yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
3. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên chữa bài tập.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp làm bài vào vở ô li, 3 HS làm bài trên bảng phụ.
- HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét chữa bài.
a. 5ha=50000m;
2 km= 2000000m
b. 400dm= 4m;
1500dm= 15m
70000cm= 7m
c. 26m 17dm= 26m
90m5dm= 90m
35dm= m
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Cả lớp làm bài vào vở ô li, 2 HS làm bài trên bảng phụ.
- HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét chữa bài.
2m9dm> 29dm
790ha < 79km
8dm5cm< 810cm
4cm5mm= 4cm
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm vào vở ô li.
Bài giải
Diện tích của căn phòng là:
6 × 4 = 24(m)
Tiền mua gỗ để lát nền phòng hết là:
280 000 × 24 = 6 720 000 (đồng)
Đáp số: 6 720 000 đồng
- HS đọc bài giải.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc trước lớp
- 2 bàn cùng trao đổi làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài giải
Chiều rộng của khu đất là:
200 × = 150 (m)
Diện tích của khu đất là:
200 × 150 = 30 000 (m)
30 000 m = 3ha
Đáp số: 3 ha
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Lắng nghe.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: KÈM HS YẾU
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU
- Biết cách viết 1 lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do nguyện vọng rõ ràng.
KNS: + Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng)
+ Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu thông tin)
+ Thuyết trình kết quả tự tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét ý thức làm bài, chất lượng bài làm của HS.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Nêu ý chính của của từng đoạn?
+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì?
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân bị chất độc da cam?
+ Ở địa phương em có người bị nhiễm chất độc màu da cam không? Em thấy cuộc sống của họ ra sao?
+ Em đã từng biết hoặc tham gia những phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
+ Mục nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Phần lí do viết đơn em viết những gì?
- Nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho phần lí do viết đơn của 1 số HS.
- Yêu cầu HS viết đơn.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn cho HS.
- Nhắc nhở HS: Phần lí do viết đơn chính là phần trọng tâm của lá đơn.
- Gọi HS đọc đơn đã hoàn thành.
- Gọi HS nhận xét từng bài.
- Nhận xét lại.
3. Củng cố dặn dò
+ Khi viết đơn ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 3 HS tiếp nối nhau nêu ý chính của từng đoạn.
+ Đ1: Những chất độc Mĩ đã rải xuống miền Nam.
+ Đ2: Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã tàn phá môi trường.
+ Đ3: Hậu quả mà chất độc da cam gây ra cho con người.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến.
+ Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muông thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người bị nhiễm độc và con cái của họ: Ung thư, nứt cột sống, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh,
+ Chúng ta cần động viên, thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh để động viên họ,
+ HS tự trả lời.
+ Ở nước ta có phong trào ủng hộ , giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, phong trào kí tên ủng hộ vụ kiện mĩ của nạn nhân chất độc màu da cam. Trường, lớp, bản thân e tham gia
- 1 HS đọc.
+ Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
+ Gửi BCH Hội chữ thập đỏ của trường, của xã hoặc của huyện.
+ HS nêu những gì mình định viết.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS viết vào vở.
- 1 HS làm vào bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc đơn của mình.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
+ Cần trình bày đơn theo đúng quy định:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Nơi và ngày viết đơn.
- Tên đơn.
- Nơi nhận đơn.
- Nội dung đơn.
- Chữ kí họ tên người viết đởn cuois đơn
- Lắng nghe.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. MỤC TIÊU
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội.
KNS:
+ Kĩ năng tư duy phê phê phán.
+ Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
+ Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS.
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Làm bài tập 1, 2
- Cho HS trao đổi các trường hợp theo cặp.
- Gọi các cặp HS nêu ý kiến.
- Khen ngợi những cặp biết đánh giá đúng.
- Kết luận: Biểu hiện của người có ý chí được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.
Hoạt động 2: Làm bài tập 3
- Chia lớp thành nhóm nhỏ.
- Cho HS thảo luận nhóm về những tấm gương tiêu biểu về ý chí vượt khó.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gợi ý HS phát hiện những bạn có khó khăn ở trong lớp, trong trường và có kế hoạch giúp đỡ bạn.
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
+ Bản thân em có những khó khăn gì ?
- Cho HS tự phân tích khó khăn của bản thân.
- Yêu cầu HS trao đổi khó khăn của mình với nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Yêu cầu lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ bạn.
- Kết luận.
3. Củng cố dặn dò
- Tổng kết bài, gọi HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực trong học tập.
- Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau.
- Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các bạn cho tiết học.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS trao đổi nhóm.
- Các cặp nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
- HS làm việc nhóm.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- HS phát hiện, nêu cách giúp đỡ.
- HS tự trình bày.
- HS trao đổi với nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ.
- Lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe.
Tiết 5: KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU
- Biết được tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh sốt rét.
KNS: Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết được những dấu hiệu tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.
GDMT: Cần giữ vệ sinh môi trường để phòng tránh bệnh sốt rét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trong SGK/26, 27.
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động 1: Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, tổ chức cho các em thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
+ Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét?
+ Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
+ Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào?
+ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
- Cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét, tổng kết kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét.
Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét
- Cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ trong SGK/27, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
+ Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận: Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
- Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen.
+ Nêu những đặc điểm của muỗi a - nô - phen?
+ Muỗi a - nô - phen sống ở đâu?
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
- Kết luận: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do 1 loại kí sinh trùng gây ra. Hiện nay cũng đã có thuốc chữa và thuốc phòng. Nhưng cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống xung quanh.
+ Em có thể làm gì để ngăn chặn sự sinh sản của muỗi?
- GD ý thức giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh cho HS.
3. Củng cố dặn dò
- Cho HS đóng vai tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt rét.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.
- HS lên bảng lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung SGK trả lời các câu hỏi.
+ Khi mắc bệnh sốt rét, người bệnh có các biểu hiện sau: Cứ 2, 3 ngày lại lên cơn sốt; Lúc đầu rét run, đắp nhiều chăn vẫn thấy rét; Sau đó sốt cao, kéo dài hàng giờ, cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt.
+ Đó là 1 loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh.
+ Muỗi a-nô-phen là thủ phạm làm lây lan bệnh sốt rét. Muỗi đốt người bệnh, hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành.
+ Gây thiếu máu, người mắc bệnh nặng có thể gây ra tử vong vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét.
- HS lần lượt trả lời theo 4 nội dung thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày về 1 hình. Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
+ H3: 1 người đang phun thuốc trừ muỗi, phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi, phòng bệnh sốt rét.
+ H4: Mọi người đang quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Đây là những nơi muỗi thường ẩn nấp, sinh sản. Không có chỗ ẩn nấp, muỗi sẽ chết.
+ H5: Mọi người đang tẩm màn bằng chất phòng muỗi. Làm như vậy để muỗi không chui được vào màn để đốt người, tránh muỗi mang kí sinh trùng từ người bệnh sang người lành.
+ Mắc màn khi đi ngủ
- Phun thuốc diệt muỗi
- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh
- Chôn kín rác thải
- Dọn sạch những nơi có nước động vũng lầy
- Thả cá vào chum, vại
- Uống thuốc phòng bệnh
- HS lắng nghe.
+ Vòi dài, chân dài, khi đốt đầu chúc xuống còn bụng chổng ngược lên.
+ Sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm. Thường để trứng ở nơi cống rãnh, nước đọng, ao tù, hay ngay trong mảnh bát, chum vại, có nước.
+ Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét, chúng sinh sản rất nhanh.
+ Dọn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện...
- Các nhóm đóng vai.
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 06 tháng 10 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- BTCL: 1, 2 (a, d), 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Để sắp xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, chốt lại cách so sánh và sắp thứ tự các phân số.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Gọi HS nêu:
+ Cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân số.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em phân số chưa tối giản thì rút gọn về phân số tối giản. Nên rút gọn ngay trong quá trình tính cho thuận tiện.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4
- Gọi HS đọc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 6.doc