Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ-TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
I. Mục Tiêu: Ôn củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác đội hình ,đội ngũ.
- Trò chơi “bỏ khăn”
II. Địa Điểm – Phương Tiện: Sân học thể dục. Còi
III. Nội dung và phương pháp:
29 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 3 năm học 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của bạn.
- Lắng nghe, tiếp thu.
- 1 em đọc to yêu cầu bài tập.
Thực hiện lập dàn ý vào vở bài tập.
2 – 3 HS khá, giỏi làm vào giấy khổ to.
- 4 em thực hiện đọc trước lớp. Lớp lắng nghe, nhận xét.
- trình bày trước lớp dàn ý của mình.
Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
Lịch sử
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu: HS kể lại được một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương. Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, mang tên các nhân vật nói trên.
Điều chỉnh: Không yêu cầu HS tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc phản công.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập - Bản đồ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
a.Yêu cầu HS đọc phần đầu.
? Nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế?
? Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà?
b.Yêu cầu HS đọc phần 2.
+ HS hoạt động nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.
? Cuộc phản công diễn ra khi nào ? Do ai lãnh đạo ?
( Đêm 5/7/1885 do Tôn Thất Thuyết chỉ huy ).
? Tôn Thất Thuyết làm gì chuẩn bị chống Pháp ?
( Lập căn cứ ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tâp, sẵn sàng đánh Pháp. )
? Cuộc phản công diễn ra như thế nào ? (1 giờ sáng ngày 5 - 7 - 1885, quân ta nổ tiếng súng đại bác rầm trời, lửa cháy rừng rực, các đạo quân tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm Sứ. Bị đánh bất ngờ, Pháp bối rối ® có vũ khí, Pháp cố thủ đến sáng phản công lại )
+ GV lắng nghe, chốt ý.
c. Yêu cầu HS đọc phần cuối.
? Tại sao cuộc phản công thất bại?
? Sau cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì mới?
? Em hãy giới thiệu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương? (Khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê).
? Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?
(Điều này thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp).
+ Yêu cầu HS đọc bài học SGK.
3. Củng cố - Dặn dò :
- 1 HS đọc phần đầu SGK.
- HS trả lời trước lớp.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Nhóm bàn thảo luận 3 nội dung GV nêu, cử thư ký ghi chép.
- Đại diện nhóm kể lại một số sự kiện.
Theo dõi, lắng nghe.
- 1 - 2 em đọc phần cuối sgk.
- Thảo luận nhóm, trình bày.
- HS xung phong giới thiệu.
- HS nêu.
- 2 HS đọc.
- HS nêu (nếu biết)
- Lắng nghe, thực hiện.
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ-TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
I. Mục Tiêu: Ôn củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác đội hình ,đội ngũ.
- Trò chơi “bỏ khăn”
II. Địa Điểm – Phương Tiện: Sân học thể dục. Còi
III. Nội dung và phương pháp:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Kiểm tra đồng phục sĩ số của HS
+ Xoay cổ tay kết hợp cổ chân
+ Xoay khớp vai
+ Xoay khớp hông
+ Xoay khớp gối
+ Xoay khớp cổ
B.PHẦN CƠ BẢN
1.Đội Hình-Đội Ngũ
- Tập hợp hàng dọc
- Dóng hàng
- Điểm số
- Đứng nghiêm
- Đứng nghỉ
- Quay trái
- Quay phải
- Quay sau
2.Trò Chơi “Bỏ Khăn”:
- Chuẩn bị: Tùy vào số lượng hs mà GV có thể tập hợp lớp thành 1-2 vòng tròn .các em ngồi xổm, quay mặt vào tâm, mỗi em cách nhau 0,2m hai tay để sau lưng.
- cách chơi: 1 em cầm khăn chạy vong quanh sau lưng các bạn 1 vòng thấy thuận lợi thì bỏ khăn vào tay 1 bạn nào đó rồi chạy tiếp hết vòng.bạn bị bỏ khăn chạy đuổi theo và dùng khăn quất vào lưng bạn hết 1 vòng ,GV có thể cho HS đó chơi tiếp hoặc giao lại khăn cho người khác .trò chơi tiếp tục lại từ đầu.
C.PHẦN KẾT THÚC
1.Thả Lỏng
2.Nhận Xét Đánh Giá
3.Dặn Dò; Xuống Lớp
LT tập hợp lớp chỉnh đốn trang phục điểm danh, báo cáo sĩ số cho GV
- Cán bộ lớp hô cho các bạn khởi động
- GV quan sát và sửa sai, có thể khởi động cùng học sinh
- Lần 1-2 GV điều khiển, nhận xét sửa sai cho HS.
- Các lần sau lớp trưởng điều khiển GV quan sát và sửa sai.
- Có thể chia tổ tập luyện, sau đó tập hợp lớp GV cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát nhận xét.
Đội Hình
- GV nêu tên trò chơi, luật của trò chơi
- Cho HS chơi thử sau chơi thật
- GV điều khiển trò chơi
Đội Hình
- LT điều khiển cho HS thả lỏng
- GV nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn dò HS về ôn tập,chuẩn bị bài cũ
- GV hô “TD” HS đồng thanh hô khỏe
Luyện Tiếng việt
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu: Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh.
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước ( Tuần 1).
- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm.
- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
- Làng xóm còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyên rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Những tia nắng đầu tiên hắt trên các vòm cây. Nắng vàng lan nhanh. Bà con xã viên đã đổ ra đồng, cấy mùa, gặt chiêm. Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Trên các con đường nhỏ, từng đoàn xe chở lúa về sân phơi.
- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm.
- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Khoa học
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ ?
I. Mục tiêu: Nêu được những việc nên hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai. Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm của bản thân; Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. Chuẩn bị: Giấy khổ to, bút dạ.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì
- Yêu cầu nhóm 4 em thảo luận nội dung sau:
+ Quan sát các hình minh họa trang 12 /SGK và dựa vào các hiểu biết thực tế của mình để nêu những việc phụ nữ có thai nên làm và không nên làm.
- Sau 4 - 5 phút thảo luận, nhóm trình bày kết quả:
KL: Sức khỏe của thai, sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của người mẹ. Do đó, phụ nữ có thai cần:
- Ăn uống đủ chất, đủ lượng;
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái;
- Đi khám thai định kì: 3 tháng 1 lần;
- Tiêm vác - xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
HĐ2: Quan sát tranh, thảo luận trả lời câu hỏi
- HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
- HS thảo luận câu hỏi: ? Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?(Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là bố).Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt; đồng thời người mẹ cũng khỏe mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
HĐ3: Trò chơi: Đóng vai (8’)
- Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai và diễn trong nhóm. Gợi ý HS đóng vai theo chủ đề: Giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Sau 5 phút thực hiện, từng nhóm báocáo Nhận xét,
GV: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
3. Củng cố - Dặn dò :
+ Nhóm 4 em thảo luận, cử thư kí ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh lắng nghe, nhắc lại kết luận.
- Quan sát, 2 - 3 em nêu nội dung các hình.
- Thảo luận.
- 2 - 3 em trả lời.
H5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ.
H6: Người phụ nữ có thai làm những công việc nhẹ như đang cho gà ăn; người chồng gánh nước về.
H7: Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10.
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện các nhóm trình lên trình diễn, mời nhóm bạn nhận xét và nêu ý kiến bổ sung.
- Lắng nghe
Ngày soạn: 11/9/2017. Ngày dạy: Thứ tư 20/9/2017
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Biết cộng, trừ các phân số, hỗn số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị viết dưới dạng hỗn số, giải bài toán tìm một số khi biết giá trị một phân số của nó.
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài 1 a, b: -HS nêu yêu cầu, nêu cách cộng phân số, làm vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả:
a. += = ; b. += + =
c. + + = + + = = ;
Bài 2a, b: Yêu cầu HS thực hiện tương tự bài 1.
a. - = - = ;
b. 1 - = - = - = ;
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ phân số khác mẫu số.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
+ = ? C.
- GV chốt lại cách làm cho HS.
Bài 4: Viết các số đo độ dài (theo mẫu).
- GV hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu học sinh thi tiếp sức giữa hai dãy.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng.
Bài 5: Gọi HS đọc bài toán – xác định dạng toán (tìm một số khi biết giá trị một phân số của nó).
- HS tìm hiểu, phân tích đề toán và giải.
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, chữa bài:
Bài giải:
Quãng đường AB dài là: 12: 3 x 10 = 40 (km)
Đáp số: 40 km
3. Củng cố - Dặn dò :
- HS nhắc lại cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
- Vài HS nhắc lại.
- HS khá, giỏi giúp HS yếu làm vào nháp, nêu kết quả trước lớp.
- Đọc yêu cầu bài
- Theo dõi mẫu
- Hai dãy thi tiếp sức.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài, tìm hiểu, phân tích đề, nêu cách giải và làm vào vở.
- 1 học sinh lên bảng giải.
- Vài HS nhắc lại.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tập đọc
LÒNG DÂN ( PHẦN II)
I. Mục tiêu: Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tính cách nhân vật tình huống trong đoạn kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết câu dài cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới : Giới thiệu bài:
a. Luyện đọc
- Gọi một HS đọc phần tiếp của vở kịch.
- HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp theo của vở kịch.
- Chia phần 2 vở kịch thành 3 đoạn để luyện đọc.
- Ba đến bốn tốp (mỗi tốp 3 em ) tiếp nối nhau đọc từng đoạn phần tiếp theo của vở kịch.
L1:Đọc đúng các từ địa phương (tía, mầy, hổng, chỉ,...
L2: Hiểu từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp (hai em ngồi cạnh nhau).
- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch.
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc lướt bài và trả lời câu hỏi:
? An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
? Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
? Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân” ? (Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Người dân tin yêu Cách mạng, sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ Cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng. )
- HS trao đổi, rút ra nội dung, ý nghĩa của vở kịch.
ND: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
c. Luyện đọc diễn cảm
- Tổ chức và hướng dẫn một tốp học sinh đọc diễn cảm cả đoạn kịch theo cách phân vai: Mỗi HS đọc theo một vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai) ; HS khác dẫn truyện.
- Nhấn giọng vào những từ thể hiện thái độ nhân vật.
- Yêu cầu từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ màn kịch.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất.
3. Củng cố - Dặn dò
- 1HS khá đọc to trước lớp.
Quan sát tranh minh hoạ.
- Chia thành tốp 3 em, từng tốp tiếp nối đọc từng đoạn của màn kịch.
- Lắng nghe, chú ý để thực hiện có hiệu quả khi đọc.
- 2 HS đọc cặp – sửa lỗi và báo lỗi
- Theo dõi
- HS đọc lướt và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nêu nội dung chính.
- Nhắc lại.
- 6HS đọc phân vai toàn bộ màn kịch. HS còn lại lắng nghe, bình chọn nhóm đọc phân vai hay nhất.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:HS biết hoàn chỉnh đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.
- Có kĩ năng chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- HS trao đổi cặp, sau đó làm việc cá nhân vào vở BTTV. 2, 3 HS làm trên bảng phụ.
- HS còn lúng túng, GV nhắc các em chú ý viết dựa trên nội dung chính mỗi đoạn. Ví dụ đoạn 4, nội dung chính tả Đường phố và con người sau cơn mưa thì chỉ viết thêm về đường phố và con người.
- HS dưới lớp đọc đoạn viết của mình, HS làm trên phiếu trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại ý chính cho mỗi đoạn:
1. Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh ngay.
2.Tả ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
3.Tả cây cối sau cơn mưa.
4.Tả đường phố và con người sau cơn mưa.
- GV khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh đoạn
Bài 2: em nêu yêu cầu của đề bài.
Gợi ý: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Sau 10 - 12 phút làm bài, yêu cầu một số em đọc bài làm của mình, lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nghe, nhận xét và chấm điểm cho học sinh.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học – Liên hệ, giáo dục HS.
- Cần hoàn thiện các đoạn văn còn lại vào vở, chuẩn bị bài: “Luyện tập tả cảnh”.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp theo dõi vào SGK.
- Chú ý nghe.
- Từng cá nhân thực hiện.
- 3 - 4 em lần lượt đọc bài làm, lớp nhận xét bài của bạn.
- Lắng nghe, thực hiện.
Chính tả
Nhớ - viết: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần BT2; biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
II. Chuẩn bị: Chép bài tập 2 vào bảng phụ và phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
- HS đọc thuộc lòng bài: Thư gửi các học sinh trong SGK 5, từ “Sau 80 năm giời nô lệ ở công học tập của các em”.
- Nếu có HS chưa thuộc bài, GV tổ chức cho HS ôn lại bằng cách đọc cá nhân, đồng thanh.
? Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì? (Câu nói đó của Bác thể hiện niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi những chủ nhân tương lai của đất nước)
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ ngữ vừa tìm được.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài; lưu ý các chữ khó, chữ số và cách trình bày đoạn văn.
- GV yêu cầu HS nhớ lại đoạn văn và viết bài vào vở.
- Yêu cầu HS tự soát lại bài, tự phát hiện lỗi sai và sửa.
- Yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét cách trình bày và sửa sai.
3. Luyện tập:
- Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
- GV tổ chức cho các em làm bài cá nhân vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét bài làm của HS và chốt lại cách làm:
Tiếng
vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
em
e
M
yêu
yê
U
màu
a
U
xanh
a
Nh
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
? Em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?
KL: Dấu thanh luôn đặt ở âm chính: dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác đặt ở phía trên âm chính.
3. Củng cố – Dặn dò:
- 2 HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm.
- HS yếu chưa thuộc thì ôn lại bài.
- HS trả lời. - HS nêu các từ: yếu hèn, kiến thiết, cường quốc
- 1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS tự viết theo trí nhớ.
- HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
- HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
- HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát vị trí dấu thanh ở các tiếng và trả lời, HS khác bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Lắng nghe, thực hiện.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
II. Chuẩn bị: Bảng lớp viết đề bài, viết vắn tắt gợi ý 3 về hai cách kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Tìm hiểu đề : Gọi 1 em đọc đề bài.
- HS phân tích đề. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Câu chuyện mà các em chuẩn bị kể không phải là những truyện các em đã đọc trên sách, báo mà phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh hoặc cũng có thể là câu chuyện của chính bản thân các em.
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 gợi ý trong SGK.
- HS lưu ý về hai cách kể chuyện trong gợi ý 3:
+ Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Giới thiệu người có việc làm tốt:Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy?
- Mời 3 HS giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
VD: Tôi muốn kể câu chuyện về ông tôi. Ông tôi là một tổ trưởng dân phố rất tích cực. Ông đã vân động mọi người góp công, góp của sửa đường cống thoát nước của khu phố.
- HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
HĐ3: Học sinh thực hành kể chuyện
a) Tổ chức kể chuyện thep cặp:
- Từng cặp HS nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- GV đến từng nhóm nghe HS kể chuyện, hướng dẫn, uốn nắn thêm.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- 3 HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp với đề bài, bạn có lối kể chuyện hay nhất lớp.
3. Củng cố Dặn dò :
- Liên hệ, giáo dục HS.
- 1 em đọc to trước lớp.
- Cá nhân tự phân tích đề, theo dõi trên bảng.
- Lắng nghe, tiếp thu.
- 3 em đọc nối tiếp nhau đọc.
- Lắng nghe, thực hiện.
- 3 em giới thiệu trước lớp câu chuyện mình chọn kể.
- Cá nhân thực hiện vào nháp.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- 3 em xung phong thi kể trước lớp.
- Từng cá nhân tự nói lên suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện của mình.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, học tập.
- Lắng nghe, thực hiện
Luyện toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Giải toán ; viết số đo dưới dạng hỗn số
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán .
II.Chuẩn bị : Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn tập về hỗn số
- HS nêu đặc điểm của hỗn số, lấy ví dụ.
2. Thực hành
- HS làm các bài tập
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV chấm một số bài
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1 : Chuyển hỗn số thành phân số rồi tính:
a) b)
c) d)
Bài 2:
a) 5m 4cm = ........cm
270 cm = ..........dm
720 cm = .......m ....cm
b) 5tấn 4yến = .....kg
2tạ 7kg = ........kg
5m2 54cm2 = ......cm2
7m2 4cm2 = .....cm2
Bài 3 :
Một xe chở ba loại bao tải: xanh, vàng, trắng gồm 1200 cái. Số bao xanh chiếm tổng số bao, số bao trắng chiếm tổng số bao; Hỏi có bao nhiêu cái bao màu vàng?
Bài 4: Tìm x
a) + x = ; b) : x =
c) x = ; d) x - =
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số
- HS nêu
Đáp án :
a) c) 7
b) d)
Lời giải :
a) 504cm; b) 5040kg
27dm 207kg
7m 20cm 554cm2
704cm2
Lời giải :
Phân số chỉ số bao xanh và trắng có là:
(số bao)
Phân số chỉ số bao vàng có là:
(số bao)
Số bao vàng có là: (bao) Đáp số : 360bao.
Đáp án :
a) b)
c) d)
- HS lắng nghe và thực hiện.
Sinh hoạt tập thể
Chủ đề: Truyền thống nhà trường
CA HÁT MỪNG NĂM HỌC MỚI MỪNG THẦY CÔ, BẠN BÈ
I. Mục tiêu: Tham gia văn nghệ nhiệt tình,sôi nổi thông qua một số bài hát,bài thơ ca ngợi thầy cô và bạn bè.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến gắn bó với trường lớp,quí trọng thầy cô đoàn kết thân ái với bạn bè,phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin,quyết tâm thực hiện tốt nội qui,nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của trường
b.nội dung và hình thức hoạt động.
- Nội dung: Ca ngợi trường lớp thầy cô và bạn bè.
II. Chuẩn bị
+ Những bài hát,bài thơ ca ngợi trường lớp và thầy cô và bạn bè.
+ Tổ chức: GVCN nêu chủ đề,nội dung chương trình,kế hoạch ,thời gian tiến hành cho cả lớp, hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện hoạt động
+Lớp thảo luận để thống nhất chương trình,phân công chuẩn bị.
+Xây dựng chương trình, chuẩn bị câu hỏi, đáp án
+Phân công trang trí, kê bàn ghế, kẻ tiêu đề hoạt động.
+các tổ sưu tầm các bài hát, bài thơ, luyện tập...
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Hát tập thể: Chọn bài hát có liên quan đến chủ điểm tháng 9.
- Giới thiệu các hoạt động và cách thi.
- Mỗi tổ cử 2 hs đại diện,thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã chọn.Tổ nào đến lượt mà không hát thì bị mất lượt và chuyển sang tổ khác.
- Trò chơi:Trả lời nhanh và đúng(dành cho cả lớp để tạo không khí sôi nổi.
Câu hỏi:
1.Lễ khai giảng năm học này là lễ khai giảng lần thứ bao nhiêu của trường ta?
2.Cho biết họ tên thầy cô dạy lâu nhất ở trường ta hiện nay?
3.Bạn hãy hát một bài có từ “Cô giáo em”
4.Bạn hãy hát bài hát có các từ chỉ công cụ học tập?
5.Bạn hãy hát bài hát trong đó có từ”lớp”
.....
HS chuẩn bị trước câu trả lời để buổi sinh hoạt thêm vui
- HS tự hỏi bạn vấn đề quan tâm
Ngày soạn: 12/9/2017. Ngày dạy: Thứ năm 21/9/2017
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Ôn tập củng cố về phép nhân và phép chia hai phân số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài:...
Bài 1: HS nêu yêu cầu, nêu cách làm, HS làm bài vào vở, sau đó đại diện 2 dãy thi sửa bài tiếp sức trên bảng.
- Nhận xét
a. x = b. 2 x 3 = x =
c. : = x =
d. 1: 1 = : = x =
- HS nhắc lại cách nhân, chia phân số.
Bài 2: HS nêu yêu cầu, nêu các cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- HS làm bài vào vở, sau đó 4 HS lên bảng sửa bài.
a. x + = b. x - =
x = - x = +
x = x =
c. x x = d. x: =
x = : x = x
x = x =
Bài 3: Viết các số đo độ dài (theo mẫu).
- HD mẫu và cho HS làm bài vào vở. Kiểm tra, chữa bài:
1m 75cm = 1m + m = 1m
5m 36cm = 5m + m = 5m
8m 8cm = 8m + m = 8m
Bài 4: HS khoanh vào phương án đúng chỉ diện tích phần còn lại là: B. 1400m2
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nhắc lại.
- HS lần lượt nêu.
- Làm bài vào vở, sửa trên bảng.
- HS đọc yêu cầu, nghe HD mẫu và làm bài.
- HS làm việc cá nhân vào SGK - khoanh vào phương án đúng và giải thích cách làm.
- 1 số em nhắc lại.
- Lắng nghe, thực hiện.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu: Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
- Dựa theo ý của một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, sách, vở phục vụ cho tiết học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
2. Bài mới:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV phát bảng phụ cho 2 HS làm bài, trình bày kết quả. Cả lớp làm vào vở BTTV.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Lệ đeo ba lô,
Thư xách túi đàn,
Tuấn vác thùng giấy,
Tân và Hưng khiêng lều trại,
Phượng kẹp báo.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc nội dung BT2.
- GV giải nghĩa từ cội (gốc) trong câu tục ngữ Lá rụng về cội. yêu cầu HS phải chọn 1 ý trong ba ý đã cho để giải thích đúng cho 1(3) câu tục ngữ.
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 3.docx