Tiết 80 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (T2)
A. Mục tiêu
Tiếp tục thực hiện mục tiêu của tiết 79.
Tác dụng của quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Nhận biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
Vận dụng được những thao tác cơ bản trong đọc và viết trong văn miêu tả.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ
- HS: Nghiên cứu bài
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ
Để viết bài văn miêu tả hay cần có những kĩ năng nào?
263 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Ngữ văn lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
Ngày soạn: 09/12/2012
Ngày giảng: 11/12/2012
Tiết 65- Văn bản:
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
A. Mục tiêu
- Hiểu và cảm phục phẩm chất cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ lúc ốm đau lên tất cả
- Hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử thời Trung đại.
- Rèn kỷ năng kể chuyện sáng tạo, phân tích chi tiết truyện
- Quý trọng thầy thuốc, có tấm lòng thương người.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh
- HS: Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ
Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con . Cảm nhận của em về bà mẹ Mạnh Tử?
3. Bài mới .
Trong xã hội có rất nhiều nghề , nhưng nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức. Có 2 nghề quan trọng và được Xh tôn vinh đó là nghề thầy giáo và thầy thuốc. Với tấm lòng nhân đậo , yêu quý bệnh nhân người thầy thuốc này đã để lại cho đời muôn vàn tình yêu và lòng kính trọng. ông là ai ? thì tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu rỏ về ông
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV hướng dẫn đọc, gọi HS đọc, sửa lỗi
HS đọc chú thích Sgk
Nêu vài nát về tác giả?
Hs:
Hoàn cảnh sáng tác?
Hs:
Hs:
Văn bản chia làm mấy phần?
Hs: 3 phần
+đầu...trọng vọng: Công đức của thái ý lệnh họ Phạm
+ Tội tôi xin chịu: Kháng lệnh vua để cứu người nghèo
+ Còn lại : Hạnh phúc của thái y lệnh
Nhân vật người thầy thuốc được giới thiệu qua những nét đáng chú ý nào ?
Hs:
Tiểu sử đó cho biết vị trí vai trò gì của người thầy thuốc?
Hs:
Những người đương thời trọng vọng thầy thuốc vì lí do gì?
Hs:
Những việc như thế nói lên phẩm chất gì của ông?
Hs:
? Em có nhận xét gì về cách viết truyện Trung đại?
HS: Dựa vào chú thích trả lời
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Đọc:
2. Tác giả -Tác phẩm
- Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446)
- Làm quan dưới triều vua cha
- Niên hiệu: Nam Ông
- Trích Nam Ông mộng lục
3.Kể, tìm hiểu chú thích:
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản
1. Hành động y đức của Thái Y lệnh
- Có nghề y gia truyền, trong coi việc chữa bệnh trong cung vua -> có địa vị xã hội, thầy thuốc giỏi
- Thương người nghèo, trị bệnh cứu sống nhiều dân thường
+ Đem của cải bán mua gạo, thuốc trị bệnh cho người tứ phương
+ cứu sống hơn ngàn người
= > Có tài trị bệnh, có tình yêu thương con người
2. Kháng lệnh vua cứu người nghèo
- Lúc đầu tức giận vì kẻ bầy tôi kháng chỉ
- Sau đó hết sức khen ngợi Thái y
=> Thái Y Lệnh : Dùng tấm lòng chân thành để giải bày thuyết phục vua => Thắng lợi của y đức
III Tổng kết
- Cách viết truyện Trung đại gần với cách viết ký, viết sử
- Không dùng yếu tố tưởng tượng hư cấu
- Bố cục chặt chẽ, tạo tình huống gay cấn dể bộc lộ tính cách nhân vật
- Nội dung truyện; Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người
4. Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố
Truyện ca ngợi điều gì? Em học tập được điều gì ở Thái y lệnh?
4.2. Dặn dò
- Nắm chắc cốt truyện
- Học ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt
Ngày soạn: 09/12/2012
Ngày giảng: 11/12/2012
Tiết 66
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu : Giúp HS:
1. Kiến thức
- Củng cố lại kiến thức về Tiếng Việt ( từ ngữ ) đã học trong học kỳ I.
2. Kĩ năng
- Rèn kỷ năng vận dụng tích hợp với phân môn Văn , Tập làm văn
3.Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực
- Có thái độ đúng đắn , vận dụng ngôn ngữ khi giao tiếp phù hợp
B. Chuẩn bị :
- GV : Nghiên cứu bài, soạn giáo án chu đáo .
- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình lên lớp.
1 .Ổn định
2. Bài cũ :
Thế nào là cụm tímh từ ? Cho ví dụ ?
Nêu cấu tạo của cụm tính từ ?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV : tổ chức cho HS thảo luận.
Hãy kể tên các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt và cho ví dụ ?
HS : thảo luận , trình bày , lớp nhận xét , GV chốt lại .
Nghĩa của từ là gì ? cho ví dụ.
Hs:
Khi dùng từ chúng ta chú ý đến điều gì ?
Hs:
Thế nào gọi là từ mượn ?
Hs:
Tìm từ mượn và từ thuần Việt rút ra nhận xét?.
Hs: làm vào vở
Trong khi sử dụng từ chúng ta thường mắc những lỗi nào?
Kể tên và cho ví dụ cụ thể.
Chúng ta đã học bao nhiêu từ loại ? Đó là những từ loại nào ?
Hs:
Chúng ta đã học bao nhiêu cụm từ ? kể tên cụ thể ?
Đặt câu với cụm đó và vẽ mô hình cấu tạo của từng cụm.
Hs:
Mô hình cấu tạo cụm DT ? Đặt câu và điền vào mô hình.
Hs:
Đặt câu và điền vào mô hình cấu tạo của cụm ĐT.
Hs:
Tính từ là gì ? đặt câu và điền vào mô hình cụm TT.
Hs:
GV: cho HS thảo luận .
Số từ , lượng từ , chỉ từ là gì ?
cho ví dụ
HS : trình bày , lớp nhận xét .
GV : chốt lại vấn đề.
Đặt câu với những từ loại trên ?
Hs : Tự làm
1. Các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt.
- Cấu tạo từ tiếng việt: có 2 kiểu.
+ Từ đơn : từ có một tiếng.
+ Từ phước : từ có 2 tiếng trở lên
+ từ ghép
+ từ láy
2. Nghĩa của từ là gì?
- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất , hoạt động , quan hệ) mà từ biểu thị.
* Ví dụ : Đi: là hoạt động dời chổ với bước ngắn.
* Chú ý: khi dùng từ cần tránh không hiểu từ ( nghĩa của từ ).
3. Từ mượn , từ thuần Việt .
Từ mượn
Từ thuần việt
- phụ nữ
- trẻ em
- đàn bà
- con nít( trẻ con)
* Nhận xét: Thông thường thì nên dùng tiếng việt khi trang trọng thì nên dùng từ thuần việt.
4. Lỗi dùng từ.
- Lặp từ.
- Lẫn lộn các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
5.Từ loại và cụm từ.
* Từ loại : Danh từ , động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
* Cụm từ : cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Danh từ chỉ sự vật : nhà , bàn, rổ, rá, bút.
Đặt câu : Ngôi nhà sàn rất dài.
Bố em mua bộ bàn rất đẹp.
Mẹ tặng em cây bút.
Mô hình cụm DT.
p/ trước
p/ trung tâm
p/ sau
ngôi
Ngôi nhà sàn
rất dài
- Động từ chỉ hành động : đi , chạy , đấm , đá, đọc , ăn.
- Đặt câu : Bạn Nam chạy thể dục.
Tôi đang đọc sách
Mô hình cụm ĐT
p/ trước
p/ trung tâm
p/ sau
Bạn Nam
Tôi
chạy
đang đọc
thể dục
sách
Tính từ: xanh , đỏ , tím , vàng, to, nhỏ...
- Đặt câu : Lá cờ màu đỏ.
Lan mặc áo màu vàng tươi.
Mô hình cụm TT
p/trước
p/ trung tâm
p/ sau
Lá cờ
Lan mặc áo
màu đỏ
màu vàng
tươi
6. Số từ , lượng từ, chỉ từ.
- Số từ : là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.( một, hai, ba, trăm )
- Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.( một đôi , cặp , tá,)
- Chỉ từ : là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.(VD: nọ, ấy kia )
* Đặt câu :
- Tôi mới mua một cuốn sách .
- Tôi mới mua một tá bút.
- Anh
4. Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố
Hệ thống lại các nội dung vừa học
Nhắc nhở hs về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức Tiễng Việt đã học
4.2. Dặn dò
- Ôn tập, nắm chắc các khái niệm.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tốt để làm bài kiểm tra học kì
Tiết 67 + 68 KIỂM TRA HỌC KÌ I
( Phòng GD&ĐT ra đề )
Ngày soạn: 11/12/2012
Ngày giảng: 14/12/2012
Tiết 69
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu :
- Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động về ngữ văn
- Rèn cho HS thói quen yêu văn, thích kể chuyện
- Tập tính mạnh dạn, nghiêm túc, hứng thú trong học tập.
B. Chuẩn bị :
- GV : Chuẩn bị nội dung câu chuyện.
- HS : tập kể chuyện
C.Tiến trình lên lớp.
1 .Ổn định
2. Bài cũ ( không)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV : phân công công việc
- Người dẫn chương trình
- Ban giám khảo
- Các đội văn nghệ
- Các nhóm thảo luận chọn ra câu chuyện hay và tự tập kể trong nhóm.
GV : sau khi phân công xong các tổ cử đại diện lên trình bày câu chuyện của mình.
Lớp chú ý nghe và nhận xét.
- GV hướng dẫn: giới thiệu phải nhập vai các nhân vật, thể hiện giọng điệu, nét, mặt, cử chỉ
Sau mỗi tiết mục kể chuyện của mỗi tổ là các tiết mục văn nghệ
GV: Đưa ra biểu điểm chấm cho ban giám khảo
I. Chuẩn bị tổ chức
1. Phân công công việc
- Bạn Sa (6g) dẫn chương trình.
- Ban giám khảo :
2. Chuẩn bị văn nghệ .
- Văn nghệ xen kẻ : .
II. Tiến hành thi kể chuyện.
- Bốn tổ chọn đại diện lần lượt lên kể
- Lớp theo dõi nhận xét.
* Biểu điểm chấm.
- Nội dung truyện : 4 điểm
- Giọng kể , tư thế , điệu bộ kể : 3 điểm
- Giới thiệu lời mở , lời kết : 3 điểm
- Ưu tiên cho kể minh hoạ ( nếu có ).
* Chú ý : ưu tiên nhóm nào có sắm vai
4. Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố
- Ban giám khảo tổng kết , công bố điểm.
- GV : nhận xét chung tiết học : có được nhiều câu chuyện hay và bổ ích .
- Tiếp tục sưu tầm những câu chuyện hay hơn để kể vào dịp khác.
huye , giamphaich 6g: 6h:
4.2. Dặn dò
Tập kể chuyện
Sưu tầm văn học địa phương: các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
Ngày soạn: 12/12/2012
Ngày giảng: 15/12/2012
Tiết 70
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN)
A. Mục tiêu :
- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương
- Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm chuẩn khi nói.
- Có thái độ đúng đắn trong khi viết và nói
B. Chuẩn bị
- GV: nghiên cứu bài , soạn giáo án chu đáo, tìm lỗi sai ở bài viết tập làm văn.
- HS : Xem lại các bài viết tập làm văn có những từ sai dể sửa chữa
C. Tiến trình lên lớp.
1 .Ổn định
2. Bài cũ ( không)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Nội dung luyện tập.
GV: các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc.
HS: tìm ví dụ .
Gv : Trâu / Châu ; Trẻ/ chẻ
Đi Hà Lội/ Lấu cơm lếp
GV: đọc cho học sinh viết .
Kiểm tra đúng chưa.
Đọc và viết cho đúng
I . Nội dung luyện tập.
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
- Phụ âm đầu : tr/ ch
- Phụ âm đầu : s/x như : sáng tạo , sản xuất
- Phụ âm đầu : r/ d/gi như : rừng rực, rùng rợn, bịn rịn, bứt rứt,
- Phụ âm đầu : l/ n như : la hét lo liệu,
2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam.
- Vần : ac, at ; ang,an : lệch lạc, nhếch nhác/ran rát, man mát,
- Vần: ươc, ươt ; ương, ươn : dược liệu , cá cược/ lướt thướt, xanh mướt,
3. Riêng với các tỉnh miền Nam.
- Phụ âm đầu v/ d : vạm vỡ, vanh vách, vênh váo, vi vu/ dô hò, chu du, cơn dông
4. Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố
- Đọc một bài thơ có sử dụng từ ngữ địa phương?
- Làm bài tập điền từ
huye , giamphaich 6g: 6h:
4.2. Dặn dò
-Xem lại bài
- Sưu tầm văn học địa phương: các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
Ngày soạn: /12/2012
Ngày giảng: /12/2012
Tiết 71
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN TIẾP)
A. Mục tiêu :
- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương
- Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm chuẩn khi nói.
- Có thái độ đúng đắn trong khi viết và nói
B. Chuẩn bị
- GV: nghiên cứu bài , soạn giáo án chu đáo, tìm lỗi sai ở bài viết tập làm văn.
- HS : Xem lại các bài viết tập làm văn có những từ sai dể sửa chữa
C. Tiến trình lên lớp.
1 .Ổn định
2. Bài cũ ( không)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Một số hình thức luyện tập.
BT1 HS tự làm vào giấy, GV chấm và sửa lỗi cho HS
BT2 Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp nhận xét, GV bổ sung sửa lỗi.
- Luyện viết chính tả.
GV: đọc , học sinh viết và điền từ vào chỗ trống
Học sinh viết xong, trình bày trước lớp, GV bổ sung nhận xét
GV: tiếp tục cho HS làm các bài tập 3,4,5 sgk – trang 167
I . Nội dung luyện tập.
II. Luyện tập.
Bài tập 1 : điền tr/ ch/, s/x,r/d/gi,l/n vào chỗ trống.
- trái cây, chờ đợi,ải qua, .ôi chảy,
- ấp ngửa,ơ sài, ảm giá,
Bài tập 2 : lựa chọn và điền vào chỗ trống
a, vây, dây, giây
Vây cá, sợi dây, dây điện
b. Viết ,diết, giết.
- viết văn , chữ viết , giết chết, da diết,
c. Vẻ, dẻ , giẻ.
- vẻ vang , văn vẻ , hạt dẻ, mảnh giẻ,
4. Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố
- Đọc một bài thơ có sử dụng từ ngữ địa phương?
- Làm bài tập điền từ
huye , giamphaich 6g: 6h:
4.2. Dặn dò
-Xem lại bài
- Sưu tầm văn học địa phương: các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
Ngày soạn: ../12/2012
Ngày giảng: ./12/2012
Tiết 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.Mục tiêu cần đạt:
- Thông qua tiết trả bài này giúp hs nhận ra được những ưu nhược điểm của mình trong khâu phân tích và tìm hiểu đề , phương pháp làm bài cũng như khả năng vận dụng kiến trong cách làm bài
- Củng cố lại kiến thức về phần tiếng việt, Tập làm văn
- Rèn kỉ năng phận tích và tổng hợp
- Giáo dục tính tích cực tự giác trong học tập
B. Chuẩn bị :
1. GV: Chấm chữa bài, nhận xét bài làm của hs
2. HS: Xem lại bài làm của mình
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy , trò
Nội dung kiến thức
Gv chữa bài cho hs ( có đáp án)
Gv nhận xét ưu và nhược điểm của hs trong bài thi HKI
*Ưu điểm:
+ Đa số nắm được nội dung kiến thức
+ Nhiều bài vận dụng tốt kiến thức, viết có sáng tạo, tưởng tưọng phong phú
+Trình bày ngắn gọn, rỏ ràng, chữ viết sạch sẽ, diến đạt lôgíc
* Hạn chế:
+ Một số em nắm kiến thức chưa chuẩn
+ Vẫn còn nhiều bài chưa vận dụng được nội dung văn bản vào bài viết tự luận
+ Sai một vài sự kiện chính trong tác phẩm
+ Tẩy xóa còn nhiều, trình bày bẩn
Gv trả bài và cho hs tự kiểm tra lại bài làm của mình
Gv chữa một số lỗi mắc phaỉ trong bài làm
Hs: lắng nghe
GV đọc điểm tổng kết môn văn cho cả lớp cùng nghe
I.Chữa bài cho hs:
II.Nhận xét
1.Ưu điểm:
2.Hạn chế:
III.Trả bài:
IV. Đọc điểm tổng kết
4.Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố: Nhắc nhở hs về nhà xem lại nội dung kiến thức đã học trong HKI
4.2.Dặn dò: Ôn lại toàn bộ kiến thức của HKI
Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên
+ Đọc đoạn trích
+ Nắm các chi tiết miêu tả tính cách, hình dáng của Dế Mèn
Ngày soạn: ../12/2012
Ngày giảng: ./01/2013
Tiết 73
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( T1)
Tô Hoài
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được vài nét về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí
- Nắm được cách miêu tả ngoại hình và cách kể chuyện của tác giả
2. Kĩ năng
- Phân tích và cảm thụ văn bản
3. Thái độ:
- Sống phải có tình nghĩa, không kiêu căng, xốc nổi.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh
- HS: Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ ( không)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: cho HS đọc phần chú thích * ở SGK.
Em hiểu biết gì về tác giả, tác phẩm ?
HS trả lời GV chốt lại ý chính.
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
GV : đọc to rõ ràng biết nhấn giọng ở các tính từ, động từ. Chú ý giọng đối thoại.
GV : cho HS đọc chú thích SGK
Đối với văn bản này chúng ta tìm hiểu ntn?
Hs: 3 đoạn.
- Từ đấu→ đứng đầu thiên hạ
- Tiếp đến mang vạ vào mình
- Còn lại : sự hối hận của Mèn.
Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?
Hs:
Tìm những tính từ miêu tả hình dáng của Dế Mèn ?
Hs: Cường tráng, mẫm bóng, cứng , nhọn hoắt...
Có thể thay thế những từ ngữ trên bằng những từ ngữ tương đương có được không ? nhận xét?
Hs:
Qua cách miêu tả của tác giả ta thấy Dế Mèn hiện lên ntn về hình dáng bên ngoài ?
Hs:
Tìm những chi tiết miêu tả tính nết của Dế Mèn?
Hs:
Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính nết của Dế Mèn?
Dế Mèn có tính nết ntn?
Hs:
GV : cho HS thảo luận : thử nhận xét nét đẹp và nét chưa đẹp ở Dế Mèn ?
Hs: sau 4’ cử đại diện các bàn trình bày
Gv chốt ý
Vậy giữa cái đẹp và cái chưa đẹp của DM, em thích cái nào? Vì sao ?
Hs : Bộc lộ suy nghĩ
I. Đọc - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả :
- Tên khai sinh của Tô Hoài là Nguyễn Sen
- Sinh năm 1920 – Hà Nội
- Viết văn từ trước cách mạng 8/1945.
2. Tác phẩm : “ Bài học đường đời đầu tiên” trích từ chương 1 của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
3. Đọc và tìm hiểu chú thích.
( Sgk)
4. Chú thích (sgk)
II. Tìm hiểu truyện.
1. Hình ảnh Dế Mèn.
a. Ngoại hình và hành động của Dế Mèn.
- Càng : mẫm bóng
- Vuốt : cứng và nhọn hoắt
- Cánh : áo dài chấm đuôi
- Đầu : to nỗi từng tảng
- Răng : đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp.
- Râu : dài , uốn cong
* Tính từ : cường tráng, mẫm bóng, cứng , nhọn hoắt
→ Có thể thay thế bằng từ ngữ khác tương đương, nhưng nhìn chung không 1 từ ngữ nào có thể so sánh với các từ ngữ mà Tô Hoài sử dụng.
→ Nổi bật vẽ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh , đầy sức sống, tự tin, yêu đời
b. Tính nết của Dế Mèn.
- Đi đứng oai vệ , làm điệu , rung râu.
-Tợn lắm :dám cà khịa với tất cả mọi người
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó.
→ Thông qua việc miêu tả ngoại hình, để làm bộc lộ tính cách, thái độ của Dế Mèn
→ Quá kiêu căng, hợm hĩnh, xem thường mọi người.
- Nét đẹp : khoẻ mạnh , cường tráng, đầy sức sống của tuổi mới lớn, tự tin, yêu đời.
- Nét chưa đẹp :kiêu căng , tự phụ , không xem ai ra gì, thích ra oai với người khác
Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố:
Qua phân tích tìm hiểu , em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn ?
4.2. Dặn dò:
- Nắm chắc cốt truyện
- Tóm tắt văn bản
- Trả lời các câu hỏi để học T2
Ngày soạn: ../12/2012
Ngày giảng: ./01/2013
Tiết 74
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( T2)
Tô Hoài
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được vài được ý nghĩa, nội dung của “ Bài học đưòng đời đầu tiên”
- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài.
2. Kĩ năng
- Phân tích và cảm thụ văn bản
3. Thái độ:
- Sống phải có tình nghĩa, ghét thái độ trịch thượng, có lòng nhân ái, biết giúp đỡ mọi người
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh
- HS: Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ
Tóm tắt văn bản “ Bài học đưòng đời đầu tiên”
Nêu những nét tả về nhân vật Dế Mèn ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv gọi hs đọc lại đoạn trích” Tính...đầu tiên”
Hãy tìm và nhận xét về ngôn ngữ ( cách xưng hô, lời lẽ, giọng điệu) của Mèn đối với Choắt?
Hs:
Khi Choắt thỉnh cầu giúp đỡ, Mèn đã có thái độ gì?
Hs:
Nhận xét thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt?
Hs:
Em có nhận xét gì về cách đối xử của Mèn đối với Choắt ?
Hs: coi thường Choắt
Ngoài những tính nết trên của Dế Mèn ta còn thấy Dế Mèn còn có tính nết gì nữa ?
Hs: Hung hăng ngạo mạn
Sau khi hát trêu chị Cốc xong Dế Mèn có hành động gì?
Hs:
Hành động đó thể hiện tính cách gì ?
Hs:
Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ thì Dế Mèn có thái độ gì ?
Hs:
HS thảo luận : Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn đã có suy nghĩ và thái độ gì ? Bài học ấy được nêu trong lời nói nào ?
Ý nghĩa của bài học này là gì?
Sau đó GV gọi các nhóm lên bảng trình bày
GV nhận xét, bổ sung
Hãy cho biết biện pháp NT được sử dụng trong truyện? Nhận xét gì về cách xây dựng hình ảnh các con vật trong truyện ?
Hs: Mượn truyện lòi vật để nói đến con người. Đặc biệt là thanh niên mới lớn, tính kiêu căng, xốc nổi
Qua phân tích tìm hiểu em rút ra được bài học gì ?
HS: trả lời
GV nhận xét chốt lại nội dung chính .
2. Bài học đường đời đầu tiên
a. Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt
- Lời lẽ : đặt tên cho người láng giềng của mình là “ Choắt”
- Giọng điệu : chú mày, hếch răng xì hơi dài, lớn tiếng mắng mỏ
→ Thái độ trịch thượng, khinh thường.
b. Diễn biến thái độ của Mèn trong việc trêu chị Cốc.
-* Trêu chị Cốc: Với cái giọng véo von
- Chui tọt vào hang, nằm khểnh bụng nghĩ thú vị.
→ Hả hê với trò đùa nghịch tinh quái của mình
* Chị Cốc mổ Choắt: Khiếp, nằm im thinh thít → Sợ không dám ho he.
* Choắt chết:
- Bàng hoàng , hối hận vì hậu quả do chính mình gây ra → ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên
→ Qua lời khuyên của Choắt: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ..”
- Tác hại của tính nghịch ranh, ích kỷ.
- Hống hách với kẻ yếu, hèn nhát trước kẻ mạnh. Nói và làm chỉ vì mình chứ không nghĩ đến người khác.
→ Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngại đã dẫn đến tội ác.
→ Vừa thuật việc , vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
III. Tổng kết : (Ghi nhớ SGK).
4. Củng cố – Dặn dò:
4.1. Củng cố
Qua phân tích tìm hiểu , em rút ra bài học gì cho bản thân?
4.2. Dặn dò:
- Nắm chắc cốt truyện
- Tóm tắt văn bản
- Học ghi nhớ
- Chuẩn bị bài “ Phó từ”
Ngày soạn: ../01/2013
Ngày giảng: ./01/2013
Tiết 75
PHÓ TỪ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
-Nắm được khái niệm phó từ.
- Hiểu và nhớ đựơc các loại ý nghĩa chính của phó từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện , sử dụng chính xác phó từ
- Đặt câu có phó từ
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác, nghiêm túc.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ
- HS: Nghiên cứu bài
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ : Thế nào là cụm động từ ? Cho ví dụ ? Phận tích ví dụ ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV cho HS đọc ví dụ SGK.
Hãy chỉ ra các từ in đậm trong ví dụ trên
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
Hs:
Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ nào?
Hs: Tính từ và động từ
Xác định cụm tính từ và cụm động từ trong 2 ví dụ trên ?
Hs:
Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ ?
Hs: Đứng trước hoặc sau từ trung tâm trong cụm từ
GV : những từ đứng trước hoặc sau ĐT, TT gọi là phó từ. Vậy em hiểu phó từ là gì ?
Hs: Ghi nhớ
HS đọc ví dụ a, b, c mục II SGK
Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những ĐT, TT
Hs: Tìm và chỉ ra
GV cho HS điền các phó từ đã tìm được ở mục I, II vào bảng phân loại
Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên ?
Hs:
GV cho HS đặt câu có phó từ đứng trước ĐT, TT và chỉ ra phó từ đó là phó từ gì ?
Hs:
Phó từ gồm có mấy loại lớn ?
Hs: 2 loại
+ đứng trước ĐT , TT
+ đứng sau ĐT , TT
HS đọc ghi nhớ SGK
BT 1: Tìm phó từ và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho ĐT,TT ý nghĩa gì ?
GV đọc HS viết chính tả
Gv kiểm tra lại bài viết của hs
Chỉnh sửa lại những điểm sai cho hs
I. Phó từ là gì ?
1. Ví dụ : SGK
2 Nhận xét
a. Đã → đi ; Cũng → ra ; Vẫn chưa→ thấy ; Thật → lỗi lạc
b. Được -> soi; ra -> to., rất->bướng
- Đứng trước hoặc sau động từ, tính từ
3. Ghi nhớ : Phó từ là những từ chuyên đi kèm ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT đó.
II. Các loại phó từ.
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét
a. chóng ( lắm)
b.trêu (đừng, vào)
c. trông thấy( không) ; Trông thấy
( đã); loay hoay( đang)
- Các phó từ : lắm ,đừng, không,đã,đang.
Bảng phân loại phó từ
Ý nghĩa
PT trước
PT sau
q hệ thời gian.
chỉ mức độ
tiếp diễn t tự.
sự phủ định.
sự cầu khiến.
kết quả , hướng.
- chỉ khả năng
Đã , đang
thật, rất
cũng , vẫn
khôn chưa
đừng
lắm
ra, vào
được
- Phó từ quan hệ thời gian : đã , đang, từng, mới, sắp , sẻ.
- Mức độ : rất , lắm , quá, cực kỳ, hơi.
- Tiếp diễn : cũng, đều , vẫn , cứ,còn , nữa.
- Phủ định , khẳng định : không , chẳng , chưa, có
- Cầu khiến : hãy , đừng, chớ.
- Kết quả và hướng :mất được, ra, đi
- Tần số : thường, ít, hiếm , luôn
- Tình thái đánh giá : vụt , bỗng, chợt
3. Ghi nhớ : Phó từ gồm 2 loại lớn
- Phó từ đứng trước ĐT, TT
- Phó từ đứng sau ĐT, TT.
III.Luyện tập:
Bài tập 1: các phó từ
a. - Đã : chỉ thời gian
- Không : chỉ sự phủ định.
- Còn : Tiếp diễn tương tự
- Đều : tiếp diễn
- Sắp: Thời gian
- Đã : thời gian
b. - Đã : thời gian.
- Được : kết quả.
Bài tập 3 : Đọc chính tả từ gã xốc nổi đến ngu dại của mình
4.Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố
- Phiếu học tập: Đặt hai câu có chứa phó từ
4.2. Dặn dò:
- Học nắm chắc ghi nhớ
- Làm các bài tập 2,3
- Chuẩn bị bài “Tìm hiểu chung về văn miêu tả”
Ngày soạn: ../01/2013
Ngày giảng: ./01/2013
Tiết 76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
-Nắm được khái niệm phó từ.
- Hiểu và nhớ đựơc các loại ý nghĩa chính của phó từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện , sử dụng chính xác phó từ
- Đặt câu có phó từ
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác, nghiêm túc.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ
- HS: Nghiên cứu bài
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ:
3. Bài mới
Ở bậc tiểu học các em đã được tìm hiểu về văn miêu tả.Các em đã viết một số đoạn văn miêu tả về người và vật , phong cảnh thiên nhiên .Hôm nay, các em sẽ tiếp tục được tìm hiểu nó nhưng ở mức độ cao hơn
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV cho HS đọc 3 tình huống SGK.
Ở tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao ?
Hs:
Trong văn bản bài học đường đời đầu tiên có 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt em hãy chỉ ra 2 đoạn văn đó ?
Hs:
Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú Dế ? Những chi tiết , hình ảnh nào giúp em hình dung được điều đó?
Hs:
Qua phân tích tìm hiểu , theo em thế nào gọi là văn miêu tả?
Hs: đọc ghi nhớ SGK
GV nhấn mạnh thêm.
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nỗi bật của sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả năng lực quan sát là quan trọng, bộc lộ rõ nhất
GV tổ chức cho HS thảo luận bài tập 1 SGK
Mỗi đoạn miêu tả trên tái hiện lại điều gì ?
Hs:
Hãy chỉ ra những đặc điểm nỗi bật của sự vật con người và phong cảnh trong 2 đoạn văn , thơ trên ?
Hs:
I. Thế nào là vắn miêu tả.
1. Các tình huống SGK.
2. Nhận xét
- Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả, giúp người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc.
- Vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
a. Đoạn tả Dế Mèn: Bởi tôi vuốt râu
b. Đoạn tả Dế Choắt: Cái anh chàng..... .nhiều nghách như hang tôi.
-* Ở Dế Mèn: càng , chân , vuốt, đầu cánh , răng, râu và những động tác ra oai khoe sức khoẻ -> cường tráng, đẹp, khoẻ mạnh.
- * Ở Dế Choắt: dáng ngưòi gầy gò, dài lêu nghêu n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop_12333863.doc