Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
2. Kĩ năng
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn.
- Có kỹ năng giải toán.
3. Thái độ
- Giáo dục các em yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3
HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
37 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Tuần 12 - Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấm tròn màu xanh chia cho số chấm tròn màu trắng
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày bài miệng trước lớp
6 : 2 = 3 ( lần ) ; 6 : 3 = 2 ( lần )
16 : 4 = 4 (lần )
- HS nhận xét
- Một học sinh nêu đề bài .
+ Trong vườn có 5 cây cau và 20 cây cam
+ Hỏi số cây cam gấp mấy lần số cây cau?
- HS trả lời
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- Một học sinh lên bảng làm.
Giải :
Số cây cam gấp số cây cau số lần là:
20 : 5 = 4 (lần )
Đáp số: 4 lần
- Lớp nhận xét bài bạn.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
+ Một con lợn nặng 42kg, một con ngỗng nặng 6 kg
+ Con lợn cân nẵng gấp mấy lần con ngỗng?
- HS trả lời
- HS nghe GV hướng dẫn
- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ
- Các nhóm trình bày bài làm
Giải :
Con lợn nặng gấp con ngỗng số lần là:
42 : 6 = 7 (lần )
Đáp số: 7 lần
- HS đọc Y/c bài
- HS nêu lại quy tắc tính chu vi hình vuông, chu vi hình tứ giác
- HS làm bài nhóm đôi vào phiếu BT
- Gọi các nhóm trình bày
Bài giải:
a) Chu vi hình vuông MNPQ là:
3 x 4 = 12 (cm)
b) Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 4 + 5 + 6 = 18 (cm)
Đáp số: a) 12 cm
b) 18 cm
- HS nhận xét
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài.
-----------------------------------------------------
Chính tả: (nghe - viết)
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- Biết trình bày bài viết
- Biết phân biết vần oc/ooc. Hiểu nghĩa các từ ngữ tìm được ở BT 3 (a)
2. Kĩ năng
-Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng bài văn xuôi.
-Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc / ooc (BT2)
-Làm đúng bài tập BT3 b
3. Thái độ
- Rèn H Stinhs cẩn thận tỉ mỉ
* GD-BVMT: Hs có ý thức yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta từ đó thêm yêu quí môi trường xung quanh và có ý thức bảo vệ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: SGK,
-HS: VBT, bảng con, phấn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ 5’:
- Gọi HS lên bảng viết các từ ngữ
HS dưới lớp viết vào bảng con
vườn, vấn vương, cá ươn, đường đi.
- Y/c HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới 32’
a) Giới thiệu bài
-GV nêu nhiệm vụ bài học
b) Hướng dẫn HS viết chính tả:
- Hd hs chuẩn bị:
- Đọc bài và nói: Đoạn văn tả cảnh buổi chiều trên sông Hương – một dòng sông nổi tiếng ở TP Huế.
+ Tác giả tả hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
(HS K+G)
* GD-BVMT: Các em cần làm gì để bảo vệ dòng sông Hương?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? (HS TB+Y)
- Gv cho HS viết bảng con các từ khó
- Đọc từng câu cho hs viết.
- Y/c HS lắng nghe và soát lại bài đọc
- GV thu vở nhận xét, đánh giá một số học sinh
c) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài
- Gv hướng dẫn hS làm bài
- Tổ chức HS thi điền vần đúng cho vào mỗi chỗ trống
- Mời 2 đội lên bảng trình bày
- Y/c cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét
Bài 3 (b)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gv cho hs thảo luận nhóm 2 rồi làm vào VBT. 1 em đố, 1 em trả lời.,
- Mời HS trình bày
- Y/C cả lớp nhận xét rồi chữa bài.
- Gv nhận xét
3. Củng cố-dặn dò 3’
- Nhận xét tiết học .
- Y/C HS về nhà xem lại bài tập. Chuẩn bị bài sau: Cảnh đẹp non sông.
2 HS lên bảng viết các từ ngữ
HS dưới lớp viết vào bảng con
- HS nhận xét
-2 hs đọc .
+ khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước; tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
+ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng.
- HS viết : buổi chiều, yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài.
- HS viết bài theo GV đọc
- HS soát lại bài
- HS đọc Y/C bài
- Hướng dẫn hS làm bài
- HS thi điền vần đúng cho vào mỗi chỗ trống
- 2 đội lên bảng trình bày
con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc.
- Y/c cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 2 rồi làm vào VBT. 1 em đố, 1 em trả lời.,
- HS trình bày
Chữ: Trâu – trầu – trấu
- HS nhận xét
-------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- Bước đầu cảm nhận cảnh đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta,từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa ; thuộc 2-3 câu ca giao trong bài)
2. Kĩ năng
- Biết đọc ngắt nhịp các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
3. Thái độ
- HS yêu thích cảnh đẹp non sông
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : - Tranh ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong các câu ca dao.
- Máy tính bảng (PHTM)
HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 5’
- Gọi 3 em nhìn bảng nối tiếp kể lại 3 đoạn câu chuyện “ Nắng phương Nam “ và TLCH
- Y/C HS nhận xét
- Nhận xét đánh giá .
2. Bài mới 32’
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc trơn:
* Đọc mẫu bài.
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ. GV theo dõi sửa sai.
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp .
- Nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ .
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới và địa danh trong bài (Tô Thị, Tam Thanh, Trấn Vũ )
- Yêu cầu HS đọc từng câu ca dao trong nhóm
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Luyện đọc - hiểu :
- Yêu cầu đọc thầm toàn bài, TLCH:
+ Kể tên những vùng trong mỗi câu ca dao
+ Mỗi vùng của đất nước ta có cảnh đẹp gì?
* SD PHTM: Tổ chức HS làm bài theo nhóm 4 để thảo luận và trả lời câu hỏi trên máy tính bảng
Theo em, ai đã tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
- Giáo viên kết luận .
d) HTL các câu ca dao:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 6 câu ca dao.
- HD HS học thuộc lòng các câu ca dao.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 6 câu ca dao.
+ Mời 2 tốp, mỗi tốp 6 em nối tiếp nhau thi đọc thuộc 6 câu ca dao.
+ Mời 3HS thi đọc thuộc cả 6 câu ca dao.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.
3. Củng cố - Dặn dò 5’
- Bài học hôm nay giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
- 3 em tiếp nối kể lại các đoạn của câu chuyện và TLCH.
- HS nhận xét
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng.
- Nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao.
- Tìm hiểu nghĩa của từ mới: SGK.
- Học sinh đọc từng câu ca dao trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
- Học sinh đọc cả lớp đọc thầm cả bài.
+ C1 Lạng Sơn; C2 Hà Nội; C3 Nghệ An, Hà tĩnh ; C4 Huế, Đà Nẵng; C5 TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai ; C6 Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.
+ Ở Lạng Sơn: có phố Kì Lừa, có nàng Tô
Thị... ; Hà Nội: có Hồ Tây ....
- HS làm bài theo nhóm 4 trên máy tính bảng
+ Do ông cha ta gây dựng và giữ gìn cho non sông ngày càng đẹp hơn.
- Học sinh đọc từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên.
+ 2 tốp thi đọc thuộc 6 câu ca dao.
+ 2HS thi đọc thuộc và đọc diễn cảm cả bài.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay
Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp.
-----------------------------------------------------------
Đạo đức:
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
2. Kĩ năng
-Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
-HS K+G: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường .
3. Thái độ
- Có y thức tự giác tham gia việc lớp, việc trường
* KNS: - Lắng nghe tích cực ý kiến của lớp v tập thể.
- Trình bày suy nghĩ v ý tưởng của mình.
- Tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
* SDNLTK&HQ ( liên hệ ) : + Bảo vệ sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cho hợp lí ( sử dụng quạt, đèn điện, các thiết bị dạy học sử dụng điện hợp lí, hiệu quả, )
+ Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thóang mát, trong lành của môi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt .
+ Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí, nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh,
+ Thực hành và biết nhắc các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình .
*QTE (hoạt động 3): Quyền được tham gia vào các công việc trường lớp phù hợp với khả năng của mình.
Các em trai và em gái bình đẳng trong các công việc trường lớp, phù hợp với khả năng của mình.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: tranh SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
* HS: VBT Đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài mới:
* Khởi động : Học sinh hát tập thể bài hát :”Em yêu trường em “
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Phân tích tình huống
- Lần lượt treo các bức tranh lên bảng .
- Yêu cầu quan sát và trả lời nội dung từng bức tranh .Nêu các tình huống như SGV
- Yêu cầu giải quyết các tình huống đã nêu.
- Nếu em là bạn Huyền em sẽ làm gì? Vì sao
- Yêu cầu cả lớp thảo luận rồi cử đại diện lên đóng vai ứng xử .
- Yêu cầu cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV kết luận
ªHoạt động 2: Bài 2: Đánh giá hành vi.
- Gọi HS đọc Y/C bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗ tranh
- Gọi các nhóm trình bày nhận xét
- Y/C HS nhận xét
- Kết luận : Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng ; a, b là sai.
ªHoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Lần lượt đọc từng ý kiến yêu cầu học sinh suy nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình.
- Yêu cầu lớp tự suy nghĩ về các lí do thái độ đối với từng ý kiến .
- Yêu cầu lớp nhận xét , góp ý . Kết luận theo sách giáo viên .
* Kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng ; ý kiến c là sai.
* SDNLTK&HQ: Các em có quyền như thế nào về việc tham gai các hoạt động của lớp?
3. Củng cố - dặn dò:
* GD BVMT: Em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường?
- Tìm hiểu các tấm gương tích cực tham gia vào việc lớp.
- Tham gia làm và làm tốt 1 số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng của mình.
- Cả lớp hát bài “ Em yêu trường em”
- HS quan sát các bức tranh, nêu nội dung của từng bức tranh .
- Các nhóm thảo luận theo từng ý trong từng bức tranh và với tình huống giáo viên đưa ra
+ Thảo luận
- Sau khi thảo luận xong đại diện các nhóm cử các bạn lên đóng vai để xử lí tình huống
- Cả lớp theo dõi nhận xét và đi đến kết luận cách giải quyết hợp lí: nói và giải thích với bạn rằng chúng mình sẽ cùng đi làm việc, xong rồi sẽ đi chơi nhảy dây sau.
- HS nêu yêu cầu bài tâp
- HS thảo luận nhóm đôi đưa ra nhận xét
- HS trình bày nhận xét
+ Tranh 1; Bạn nhỏ không tham gia tổ chức lễ 20/11 mà ra ngoài chơi là không nên
+ Tranh 2: Hai bạn nhỏ cần tham gia lao động cùng các bạn xong rồi mới chơi cầu
+ Tranh 3: Hai bạn nhỏ đã biết quan tâm tới cô giáo và các bạn nữ nhân ngày 8/3
+ tranh 4: Bạn nhỏ đã biết quan tâm và tích cực giúp bạn trong việc học tập
- HS nhận xet
- Lần lượt từng em nêu ý kiến về thái độ của mình trước lớp theo ba thái độ : tán thành , không tán thành và lưỡng lự , giải thích.
- Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có.
- HS nêu y kiến
- Tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây trồng...
- Thực hiện tốt điều đã được học.
-----------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa của các hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa ở trường học
2. Kĩ năng
-Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hđ học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
-Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
-Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
-HS K+G: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
3. Thái độ
- Có y thức khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi ở trường học
* KNS: -Kĩ năng hợp tc: hợp tc trong nhĩm , lớp để đưa ra các cách giúp đỡ cc bạn học km.
- Kĩ năng giao tiếp:by tỏ suy nghĩ cảm thơng,chia sẻ với người khc.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK trang 46, 47.
* HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ 5p: Phòng cháy khi ở nhà.
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Kể tên những chất dễ gây ra cháy?
+ Nêu những biện pháp phòng chống cháy?
- Y/C HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
-Giới thiệu bài – ghi tựa:
b) Các hoạt động
- 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
- HS nhận xét
* Hoạt động 1: Quan sát hình.
- Mục tiêu: Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học. Biết mối quan hệ giữa Gv và Hs và Hs trong từng hoạt động học tập.
- Cách tiến hành.
Bước1: Làm việc theo nhóm.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình trả lời các câu hỏi:
+ Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học?
+ Trong từng hoạt động đó, Hs làm gì? Gv làm gì?
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Gv mời một số cặp Hs lên hỏi và trả lời trước lớp.
+ Hình 1 thể hiện hoạt động gì?
+ Hoạt động đó diễn ra trong giờ học nào?
+ Trong hoạt động đó Gv làm gì? Hs làm gì? (HS K+G)
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em có thích học theo nhóm không?
+ Em thường làm gì khi học nhóm?
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Ở trường, trong giờ học các em được khyết khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như: làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành . Tất cả các hoạt động đó giúp các em học tập có hiệu quả hơn.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học: Quan sát vật mẫu, học bài, thảo luận, vẽ tranh, tập thể dục
+ HS trả lời
-Hs thảo luận nhóm đôi.
+ Hình 1: các bạn học sinh đang quan sát một cây xanh
+ Hoạt động này diễn ra trong gifowf tự nhiên xã hội
+ Các hoạt động thường làm trong trường học như: ngồi học nghe thầy cô giáo giảng bài, thảo luận nhóm, vui chơi, làm bài tập, tập thể dục
+ HS trả lời
+ Khi học nhóm thường thảo luận y kiến
-Hs các nhóm khác nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập.
- Mục tiêu: Biết kể tên những môn học Hs được học ở trường. Biết nhận xét thái độ, kết quả của bạn. Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẽ với bạn.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Thảo luận theo gợi ý:
Y/C HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi
- Mời các nhóm trình bày câu trả lời
+ Ở trường, công việc chính của Hs là làm gì? (HS TB+Y)
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
+ Trong tổ ai học tốt? Ai cần phải cố gắng?
+ Cả tổ cùng suy nghĩ đưa ra một số hình thức để giúp đỡ các bạn học kém trong nhóm.
- Y/C HS nhận xét
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv chốt lại.
-Hs thảo luận theo nhóm.
-Các nhóm trình bày kết quả
- HS học và vui chơi
-Toán , tiếng việt, thủ công , TNXH, mĩ thuật ..
- HS nêu
- HS tự đưa ra các hình thức giúp bạn
-Hs nhận xét.
5 .Tổng kết – dặn dò 3’
- Gọi HS nêu lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)
- HS nêu lại nội dung bài học
----------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt (tiết 2)
ĐIỀN VẦN – SO SÁNH HOẠT ĐỘNG VỚI HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết phân biệt các vần: oc/ooc, tr/ch, ac/at
- Củng cố mẫu câu Ai- làm gì
- Củng cố từ chỉ hoạt động
2. Kĩ năng
- Điền đúng oc/ ooc; tr/ch; at/ac vào chỗ chấm
- Thúc hiện được các bài tập
3. Thái độ
- HS thêm yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Vở thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ :5’
? Mẫu câu Ai làm gì? gồm mấy bộ phận?
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới:30’
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
Bài 1: Điền vào chỗ trống oc,ooc
GV HD chung
GV chốt đáp án đúng:
“xuống, xuôi, sông, suối
vườn, vươn, vương, vướng, vườn”
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống tr, ch, oc, at
GV HD chung
Cho HS hoạt động nhóm 4
Gọi HS trả lời
Kết quả:
a, trứng, chim, chú, tròn, trái, chân
b, bác bầu. bác bí, bát canh, thật mát
Bài 3: Gạch chân từ ngữ chỉ hoạt động
- Gv HD chung, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài
- GV nhận xét, chữa:
a, nằm, rải
b, bước, vỗ , quạt, gáy
c, ăn, la, mắng
3. Củng cố, dặn dò 5’
- Hệ thống nội dung bài học.
- Học, chuẩn bị bài sau
Hoạt động của học sinh
- Gồm 2 bộ phận. Bộ phận 1 trả lời cho câu hỏi Ai, bộ phận 2 trả lời câu hỏi làm gì?
- HS theo dõi và lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu
- 1 HS chữa bảng phụ
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Các nhóm làm bài
- chữa miệng
- 2 HS đọc
- HS làm bài theo nhóm
- Các nhóm dán kết quả
- Lớp nhận xét
-----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 16 / 11 / 2017
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2016.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
2. Kĩ năng
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn.
- Có kỹ năng giải toán.
3. Thái độ
- Giáo dục các em yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3
HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : 5’
- Gọi hai em lên bảng làm BT4 trang 57
- Y/C HS nhận xét
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới: 32’
a)Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu 1 học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu thực hiện phép chia vào vở .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 2
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Mời một học sinh lên giải
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
+Nhận xét bài làm của học sinh
Bài 3:
- Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc.
- Cho học sinh xác định yêu cầu của bài tập
- Y/C HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ
- Mời các nhóm trình bày bài làm
- Y/C HS so sánh bài lam của nhóm mình và nhận xét
- GV nhận xét, đánh giátâp
* Bài 4
- Gọi HS đọc Y/C bài
- GV hướng dẫn HS làm bài điền số thích hợp vào chỗ trống
+ Để tìm số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số lớn gấp mấy lần cố bé ta làm thế nào?
- Tổ chức HS thi tìm số nhanh bằng hình thức rung chuông vàng
- Y/C HS nhận xét các số vừa tìm được
- GV nhận xét, đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- GV nhận xét chung giờ học
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị cho bài học sau
- Hai học sinh lên bảng sửa bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một HS nêu đề bài 1 .
- Thực hiện phép chia nhẩm ghi kết quả vào vở.
- Lần lượt từng học sinh trình bày bài
a/ 18 : 6 = 3 lần ; 18 m gấp 3 lần 6m
b/ 36 : 5 = 7 lần ; 35 kg gấp 7lần 5 kg
- Lớp nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài 2
+ Có 4 con trâu và 20 con bò
+ Hỏi số bò gấp mấy lần số trâu
- HS nghe GV hướng dẫn
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài.
Giải :
Số bò gấp số trâu số lần là :
20 : 4 = 5 (lần )
Đ/ S : 5 lần
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Quan sát và đọc bài tập.
- Học sinh xác định yêu cầu của bài tập
- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ
- Mời các nhóm trình bày bài làm
Giải :
Số kg cà chua thửa ruộng thứ hai thu hoạch là:
127 x 3 = 381 (kg )
Số kg cà chua cả 2 thửa ruộng thu hoạch được là:
127 + 381 = 508 ( kg)
Đáp số : 508 kg
- HS so sánh bài lam của nhóm mình và nhận xét
- HS đọc Y/C bài
- H trả lời theo hướng dẫn
+ Để tìm số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta lấy số lớn trừ đi số bé
+ Muốn tìm số lớn gấp mấy lần cố bé ta lấy số lớn chia cho số bé
- HS thi tìm số nhanh
- HS nhận xét các số vừa tìm được
--------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu :
TỪ NGỮ VỀ HOẠT ĐỘNG , TRẠNG THÁI, SO SÁNH.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động , trạng thái trong khổ thơ (BT 1).
- Biết thêm được một kiểu so sánh : so sánh hoạt động với hoạt động (BT 2).
2. Kĩ năng
- Tìm đúng các từ ngữ chỉ hoạt động , chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT 3)..
3. Thái độ
- Giáo dục các em có ý thức rèn chữ , giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1. Ba tờ giấy khổ to viết bài tập 2.
Máy tính bảng (PHTM)
HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : 5’
- Gọi HS đặt câu theo mấu Ai làm gì? Với các từ em trai tôi, những chú gà con
- Y/C HS nhận xét
- Nhận xét ,đánh giá.
2. Bài mới 32’
a) Giới thiệu bài
b) HD học sinh làm bài tập
* Bài 1:
- Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1
- GV hướng dẫn HS làm bài để xác định từ chỉ hoạt động
- Yêu cầu lớp làm vào vở bài tập.
- Y/C HS trình bày bài miệng
- Y/C HS nhận xét
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng .
* Bài 2 : (SD PHTM)
- Yêu cầu một em đọc đề bài tập 2 . Yêu cầu cả lớp đọc thầm .
- Yêu cầu trao đổi thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành bài tập trên máy tính bảng
- Mời đại diện 2 trình bày bài làm trên máy tính
- Y/C HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt y đúng
* Bài 3:
-Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung ở cột A và cột B và nối để tạo thành câu
- GV tổ chức HS thi nối tạo thành câu
- Y/c HS nhận xét
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
3) Củng cố – Dặn dò: 3’
* SD PHTM:
- Tổ chức HS thi Ai nhanh ai đúng làm trên máy tính bảng để chọn đáp án đúng trong mỗi câu hỏi
1. Nhóm từ nào sau đây thuộc nhớm từ chỉ hoạt động
A. đi, chạy, buồn
B. đi, vui vẻ, nhảy
C. đi, chạy, nhảy
2. Câu nào sau đây có hình ảnh so sánh hoạt động với hoạt động?
A. Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.
B. Chú ngựa phi nhanh như bay.
C. Bé xinh như hoa.
3. Nhóm từ nào sau đây không thuộc nhom từ chỉ hoạt động?
A. đi, chạy, nhảy
B. bay, lượn, phi
C. cao, thấp, đẹp
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài tập và chuẩn bị bài học sau
- 2HS lên bảng làm bài đặt câu
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em nêu yêu cầu bài tập1 .
- HS nghe GV hướng dẫn
- Học sinh làm bài tập vào vở .
- Một học sinh lên làm trên bảng.
+ Từ chỉ hoạt động trong đoạn thơ là: chạy, lăn.
+ Hoạt động chạy của chú gà được miêu tả như là lăn tròn
- HS nhận xét
- Một em đọc bài tập 2 .Lớp theo dõi và đọc thầm theo
- HS làm bài theo nhóm 4 trên máy tính bảng
- Hai em đại diện 2 nhóm trình bày bài làm .
- Các từ chỉ hoạt động và phép so sánh trong bài là :
Vật
Hoạt động 1
Từ so sánh
Hoạt động 2
Con trâu
đi
như
đập đất
Tàu cau
vươn
như
tay vẫy
Xuồng
đậu
như
nằm
- HS nhận xét
-HS đọc nội dung bài tập 3 .
- HS nghe GV hướng dẫn
- 2HS lên bảng làm thi làm bài: nối nhanh các TN thích hợp ở cột A với từ ngữ ở cột B.
+ Những ruộng lúa cấy sớm – đã trổ bông.
+ Những chú voi thắng cuộc – huơ vòi chào khán giả.
+ Cây cầu làm bằng thân dừa - bắc ngang dòng sông.
+ Con thuyền cắm cờ đỏ - lao băng băng trên dòng sông.
- HS nhận xét
------------------------------------------------------
Tập viết
ÔN CHỮ HOA H
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố lại quy trình viết chữ hoa H
2. Kĩ năng
Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng) ; Viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng : Hải Vân . Vịnh Hàn ( 1 lần) bằng chữ cở nhỏ.
3. Thái độ
- Các em biết rèn chữ ,giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: - Mẫu chữ viết hoa H , N , V.
- Mẫu chữ tên riêng Hàm Nghi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 5’
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh
- Yêu cầu nhắc lại câu ứng dụng ở bài trước.
- Gọi 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Ghềnh Ráng, Ghé.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con
* Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài
- GV viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
- Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu .
* Học sinh luyện viết từ ứng dụng:
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Hàm Nghi là một ông vua lên ngôi từ lúc 12 tuổi có lòng yêu nước thương dân, bị TDP bắt và đưa đi đày ở An - giê - ri và mất ở đó.
- Yêu cầu HS viết trên bảng con: Hàm Nghi.
* Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng.
Hòn Hồng sừng sững đúng trong vịnh Hàn .
- Giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: Tả cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vĩ ở miền Trung của nước ta.
- Yêu cầu HS luyện viết trên bảng con: Hải Vân, Hòn Hồng.
c/Hướng dẫn viết vào vở :
- Giáo viên nêu yêu cầu: viết chữ H 1 dòng cỡ nhỏ .
- Viết tên riêng Hàm Nghi 2 dòng cỡ nhỏ .
- Viết câu ca dao hai lần ( 4 dòng ).
* nhận xét, đánh giá chữa bài
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
-Yêu cầu nhắc lại cách viết chữ hoa: H, N, V
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà xem trước bài mới .
- Hai em lên bảng viết.
- Lớp viết vào bảng con.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Các chữ hoa có trong bài là: H, N, V.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con . H, N, V
- 1HS đọc từ ứng dụng: Hàm Nghi.
- Lắng nghe.
- Lớp tập viết từ ứng dụng trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 12.doc