Giáo án tổng hợp Tuần 14 - Lớp 3

Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).

2. Kĩ năng :

- Vận dụng bảng chia 9 thực hiện tốt các bài tập: tìm số bị chia, tìm số chia, vận dụng vào giải toán có lời văn

3. Thái độ

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng phụ. Máy tính bảng (PHTM)

HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc53 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Tuần 14 - Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa bài vào vở . - 2 em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả. - Chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------- Tập đọc NHỚ VIỆT BẮC I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: ca ngợi đất nước và người việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 10 dòng thơ đầu. 2. Kĩ năng : - Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát. - Rèn đọc đúng các từ: Việt Bắc, thắt lưng, đan nón, chuốt, ... 3. Thái độ: - Giáo dục Hs biết cảm nhận được tình cảm gắn bó giữa người miền xuôi và người miền núi. * GD TTHCM: - Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng DT. - Nội dung: Ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên Chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (liên hệ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ; Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ 5’: - Gọi 4 em nối tiếp kể lại 4 đoạn câu chuyện "Người liên lạc nhỏ" theo 4 tranh minh họa. + Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào? - Em hãy nêu nội dung bài đọc người lên lạc nhỏ? - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới 32’: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: * Đọc mẫu - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tha thiết, tình cảm, thể hiện sự tự hào ở đoạn cuối khi nói về người Tây Bắc đánh giặc giỏi * HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ -YC HS nối tiếp nhau, mỗi em đọc 2 dòng thơ. - GV sửa lỗi HS phát âm sai. - Gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp. - Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong bài thơ. - Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngữ mới và địa danh trong bài .(Đèo, dang , phách , ân tình ) - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Gọi 1 HS đọc bài trước lớp - YCHS đọc thầm 2 dòng thơ đầu và TLCH: H: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? - Khi về xuôi, người cán boojddax nhắn nhủ với người Việt Bắc rằng: “Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”, “hoa” trong lời nhắn nhủ này chính là cảnh rừng Việt Bắc. Vậy các em đọc thầm bài thơ và tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp? - Với 4 câu thơ tác giả đã về nên trước mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp về núi rừng Việt Bắc. Việt Bắc rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như rừng xanh, hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng, lá phách vàng. Việt Bắc cũng nổi tiếng với tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu. Cảnh Việt Bắc đẹp và người Việt Bắc thì đánh giặc thật giỏi. Em hãy tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài thơ . H: Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc ? - Qua những điều vừa tìm hiểu bài thơ có nội dung chính là gì? - Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào? - Giáo viên nhận xét d) Học thuộc lòng bài thơ : - Mời 1HS đọc mẫu lại bài thơ . - Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết. - Tổ chức cho HS HTL 10 dòng thơ đầu. - YC 3 em thi đọc tuộc lòng 10 dòng đầu - Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. 3. Củng cố - Dặn dò 3’ - Bài thơ ca ngợi gì ? * Tư tưởng HCM: Ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Dặn về nhà tiếp tục HTL bài thơ và xem trước bài mới. - 4 em lên tiếp nối kể lại 4 đoạn của câu chuyện. - HS trả lời - Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện. - HS nhận xét - Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu. - Lắng nghe giáo viên đọc mẫu, HS chú y giọng đọc - Nối tiếp nhau đọc từng câu ( mỗi em đọc 2 dòng thơ), kết hợp luyện đọc các từ ở mục A - HS nối tiếp nhau đọc mỗi em một khổ thơ. Chú y ngắt đúng nhịp thơ: Ta về, / mình có nhớ ta/ Ta về / ta nhớ / những hoa cùng người.// Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng.// Ngày xuân / mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón / chuốt từng sợi dang.// Nhớ khi / giặc đến / giặc lùng/ Rừng cây / núi đá / ta cùng đánh Tây.// - HS đọc các từ chú giải Tìm hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc. Đặt câu với từ ân tình: + Mọi người trong xóm em sống với nhau rất ân tình, tối lửa tắt đèn có nhau. - Đọc từng câu thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ . - HS đọc bài trước lớp - Đọc thầm hai dòng đầu của khổ thơ 1 và trả lời: + Nhớ cảnh vật, cây cối, con người ở Việt Bắc. - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Việt Bắc đẹp: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi , ngày xuân mơ nở trắng rừng , phách đổ vàng , trăng rọi hòa bình .. + Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày, Rừng che bộ đội ... - Cả lớp đọc thầm bài . + Người Việt Bắc chăm chỉ lao động, đánh giặc giỏi , ân tình thủy chung: “ Đèo cao thủy chung “ - Bài thơ cho ta thấy cảnh Việt Bắc rất đẹp, người Việt Bắc cũng rất đẹp và còn đánh giặc giỏi. - Tác giả rất gắn bó, yêu thương, ngưỡng mộ cảnh vật và con người Việt Bắc. Khi về xuôi tác giải rất nhớ việt Bắc. - Lắng nghe bạn đọc mẫu bài thơ. - Học sinh HTL từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên . - Thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ trước lớp - Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. - Ca ngợi đất và con người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. - Chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------ Tự nhiên và xã hội TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG(TT) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế...ở địa phương. 2. Kĩ năng: - Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. - Giáo dục HS cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương. * GD KNS: - Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống. - Các phương pháp: Quan sát thực tế. Đóng vai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55. HS: SGK, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ 5’ - Gọi HS trả lời các câu hỏi bài: Không chơi các trò chơi nguy hiểm. + Khi ở trường, em nên và không chơi những trò chơi gì? + Em sẽ làm gì khi thấy các bạn chơi những trò chơi những trò chơi nguy hiểm? - Y/c HS nhận xét - Gv nhận xét, đánh giá 2. Bài mới 32’ a) Giới thiệu bài b) Các hoạt động * Hoạt động 1: Làm việc với SGK B1: Làm việc theo nhóm: - Gv chia mỗi nhóm 4 hs và yêu cầu các em quan sát các hình trong SGK t 52, 52, 54 và nói những gì các em quan sát được - Gv đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: + Kể tên những cơ quan hànhchính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong hình? B2: Đại diện các nhóm lên trình bày. -Gv nhận xét, bổ sung. -Kết luận: Ở mỗi tỉnh ( thành phố ) đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần, sức khoẻ cho nhân dân. * Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp B1: Hướng dẫn các cặp quan sát các hình t 37 vở bài tập và viết các chữ a,b,c,d vào ô trống dưới mỗi hình sao cho phù hợp với lời ghi chú. a.Cơ quan hành chính c. Cơ quan giáo dục b. Cơ quan văn hoá. d.Cơ quan y tế. B2: Các cặp thảo luận và hoàn thành bài tập. B3: Gọi một số hs lên trình bày. - Gv lần lượt treo từng tranh đã được phóng to ( vở bài tập trang 37 ). - Sau đó, Gv nêu thêm một số câu hỏi để cả lớp suy nghĩ và trả lời: + Cơ quan hành chính có nhiệm vụ gì? + Cơ quan văn hoá dùng để làm gì? + Cơ quan y tế dùng để làm gì? - Gv nhận xét và kết luận như SGK t 55 * Hoạt động 3:Trò chơi: Bắn tên B1: Gv hướng dẫn trò chơi. B2:Hs tham gia chơi, mỗi em sẽ nêu được một cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế mà em biết. - Gv nhận xét. - 2 hs đọc mục : “ Bạn cần biết”. + Nếu có dịp đến những nơi đó, em sẽ có thái độ như thế nào? - Gv liên hệ: Trường tiểu học chúng ta gần trụ sở ủy ban nhân dân xã An Sinh nên khi em đi qua đó hay đến ủy ban các em cần có y thức tránh nói chuyện to, giữ vệ sinh, đi lại nhiều nơi làm việc 3.Củng cố - Dặn dò 3’ - GV tổng kết bài. - GV nhận xét tiết học. - Tìm hiểu về các cơ quan văn hoá, y tế, giáo dục nơi em đang sống, tập vẽ tranh mô tả toàn cảnh về các cơ quan trong thành phố. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 hs trả lời. - HS nhận xét - HS nghe GV giới thiệu bài - Các nhóm quan sát và thảo luận, nêu những gì các em thấy được. - Cơ quan hành chính: uỷ ban nhân dân tỉnh, trụ sở uỷ ban nhân dân tp HCM. - Cơ quan văn hoá: Viện Bảo tàng lịch sử VN ở Hà Nội. - Cơ quan giáo dục: Sở Giáo dục , trường Cao Đẵng sư phạm - Cơ quan y tế: Bệnh viện. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm bạn bổ sung. -Hs lắng nghe. - Quan sát tranh vẽ ở vở bài tập. - Chọn chữ và ghi vào ô trống cho đúng. - Một số cặp hs lên trình bày. - Cả lớp nhận xét. - Điều hành mọi công việc. - Phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân. - Phục vụ sức khoẻ cho nhân dân. - Hs lắng nghe. -Tham gia chơi. - Cả lớp nhận xét. - 2 hs đọc. - Hs trả lời. -HS lắng nghe ------------------------------------------------------------------ Đạo đức QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng tháng xóm giềng. 2. Kĩ năng: Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 3. Thái độ Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. * Lưu ý: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tình làng, nghĩa xóm; có thể cho học sinh kể về một số việc đã biết liên quan đến “ tình làng, nghĩa xóm”. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. - Các phương pháp: Thảo luận. Trình bày 1 phút. Đóng vai. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên:Tranh minh họa, bài tập Đạo đức. 2. Học sinh: Bài tập Đạo đức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách xử lí tình huống sau : + Tình huống 1 : Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn ? + Tình huống 2 : Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét tuyên dương. 2. Dạy ài mới ( 30’ ) a) Giới thiệu bài ( 1’ ) Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết như thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. b) Các hoạt động chính ( 29’ ) * Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em. - Giáo viên kể chuyện cho học sinh cả lớp nghe. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh. - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại câu chuyện. - Giáo viên yêu cầu học sinh đàm thoại theo các câu hỏi: + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ ? +Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà? + Vì sao mẹ của Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ? + Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? + Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng? - Giáo viên kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự thông cảm, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình. * Hoạt động 2: Đặt tên tranh - Giáo viên chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung một tranh và đặt tên cho tranh. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe góp ý kiến. - Giáo viên kết luận : Về nội dung từng bức tranh, khẳng định từng việc làm của những bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến làng xóm láng giềng. * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học. a) Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau. b) Đèn nhà ai, nhà nấy rạng. c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. d)Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng. - Giáo viên gọi đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. - Giáo viên kết luận :Các ý a, c, d là đúng Ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 3. Củng cố, dặn dò ( 3’ ) -Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà sưu tầm các truyện, thơ, ca dao, tục ngữ. . . và vẽ tranh về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Hoạt động của học sinh a) Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối. b) Em sẽ xung phong giúp các bạn. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi đầu bài vào vở. - Học sinh lắng nghe giáo viên kể chuyện. - Học sinh quan sát tranh. - 2 học sinh đọc lại câu chuyện. - Học sinh trả lời nhiêu ý kiến. +Bé Viên, chị Thuỷ, mẹ của bé Viên. + Vì bé Viên còn nhỏ mà không ai trông nom. +Làm chong chóng, dạy chữ. +Vì Thuỷ trông giúp bé Viên. +Cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh chia nhóm và nhận tranh, quan sát tranh. - Học sinh thảo luận nhóm. -Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chia nhóm và thảo luận nhóm theo yêu cầu. -Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. a)Tán thành. b) Không tán thành. c) Tán thành d) Tán thành - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh lắng nghe. ----------------------------------------------------- Luyện Tiếng Việt (Tiết 2) ÔN TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố về từ ngữ chỉ đặc điểm - Ôn tập cách đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm - Biết phân biệt các âm l/n, vần iu/iêu, 2. Kĩ năng - HS điền đúng chữ l, n vẩn iu,iêu dấu hỏi vào ô trống - Tìm được các từ so sánh với nhau về đặc điểm 3. Thái độ: GD HS yêu thích tiếng việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ HS: Vở thực hành III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Gv 1. Kiểm tra bài cũ -5’ - Gọi HS đặt câu theo mẫu Ai thế nào? - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: 32’ a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: * Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm - GV hướng dẫn HS làm bài; Các em phải xác định bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi nào? Sau đó thay thế bộ phận in đậm bằng từ để hỏi ta sẽ được câu hỏi mới. - Y/c HS làm bài nhóm đôi - HS trình bày bài làm a) Con chim bay qua cây bứa. b) Sình nhảy ra, vừa đuổi, vừa vồ con chim. c) Con dao của cậu ta dài quá gối. - Y/C HS nhận xét bài làm - GV nhận xét - Qua bài tập đã củng cố cho ta nội dung kiến thức gì? - GV chốt kiến thức các em vừa được luyện tập về cách đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm với các mẫu câu như; con gì?, làm gì? Như thế nào? * Bài tập 2: (a) - Gọi HS đọc yêu cầu: Điền chữ l hoặc n - GV hướng dẫn HS làm bài lựa chọn cho đúng chữ l/n để điền vào chỗ chấm cho phù hợp - Y/C HS làm bài cá nhân vào VBT - Gọi HS trình bày bài làm - Yc HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá *Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu - GV chia lớp thành 3 nhóm chơi trò chơi tiếp sức. GV phổ biến luật chơi - GV nhận xét tuyên dương nhóm hoàn thành tốt. 3. Củng cố, dặn dò: 2’ - Trong tiết học này các em đã được ôn tập và củng cố đến nội dung kiến thức nào? GV hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - 2 HS lên bảng đặt câu HS dưới lớp đặt câu vào vở nháp - HS nhận xét - HS theo dõi và lắng nghe. - 2 HS đọc yêu cầu - HS nghe GV hướng dẫn - HS làm bài theo cặp đôi - HS trình bày bài làm Con gì bay qua cây bứa? Sình làm gì? Con dao của cậu ta như thế nào? - HS nhận xét bài làm - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc Y/c bài tập - HS nghe GV hướng dẫn - HS làm bài cá nhân vào VBT - HS trình bày bài làm khi nào, cọ nở, nhìn lên, lá xòe, tía nắng - HS nhận xét - 2 HS đọc 3 nhóm viết kết quả vào bảng. - Đại diện các nhóm báo cáo nhận xét các nhóm khác Sự vật Đặc điểm Từ so sánh Sự vật a) Hoa cọ vàng Như hoa cau b) Con ong tròn, thon, óng ánh Như hạt ngọc c) Sư tử oai vệ Như chúa tể rừng xanh d) Những cánh buồm nâu hồng rực Như đàn bướm Lắng nghe ----------------------------------------------------------- Ngày soạn: 30 / 11 / 2017 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 6 tháng 12 năm 2017. Toán LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9). 2. Kĩ năng : - Vận dụng bảng chia 9 thực hiện tốt các bài tập: tìm số bị chia, tìm số chia, vận dụng vào giải toán có lời văn 3. Thái độ Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ. Máy tính bảng (PHTM) HS: VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của Gv Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ 5’ : - Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 trang 68. - KT 1 số em về bảng chia 9. - Giáo viên nhận xét đánh giá . 2. Bài mới 32’ a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả từng cột tính - Y/c HS nhận xét - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2 : - Gọi một em nêu yêu cầu bài. ? Muốn tìm số chia ta làm thế nào? ? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? ? Muốn tìm thương ta làm thế nào? * SDPHTM: Y/c HS thực hiện nhóm đôi trên máy tính bảng - Yêu cầu từng cặp đổi chéo bài làm để KT bài nhau - Mời các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét, đánh giá Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài 3 - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết phải thêm bao nhiêu ngôi nhà nữa ta làm thế nào? Số ngôi nhà dự định xây đã biết chưa? Số ngôi nhà đã xây biết chữ? - GV hướng dẫn HS làm bài - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Gọi một em lên bảng giải . - Y/c HS nhận xét - Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Cho HS đếm số ô vuông trong mỗi hình, rồi tô màu Số ô vuông. - Gọi HS nêu kết quả làm bài. - Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. 3. Củng cố - Dặn dò: 3’ - Yêu cầu HS đọc bảng chia 9. - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học, làm bài tập và chuẩn bị bài học sau. - 1HS lên bảng làm bài tập 4. - Hai em đọc bảng chia 9. - Lớp theo dõi nhận xét. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - 1HS nêu yêu cầu BT. - Cả lớp thực hiện làm vào vở . - Nêu miệng kết quả nhẩm. - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. a) 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 9 x 9 = 81 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7 81 : 9 = 9 b) 18 : 9 = 2 27 : 9 = 3 36 : 9 = 4 18 : 2 = 9 27 : 3 = 9 36 : 4 = 9 45 : 9 = 5 45 : 5 = 9 - HS nhận xét - Một học sinh nêu yêu cầu bài - HS trả lời - HS thực hiện nhóm đôi trên máy tính bảng - Từng cặp đổi chéo bài làm để KT bài nhau - Các nhóm báo cáo kết quả Số bị chia 18 18 36 36 81 81 Số chia 9 9 9 9 9 9 Thương 2 2 4 4 9 9 - Một em đọc bài toán. - Bài toán cho biết: Dự định xây 36 ngôi nhà. Đã xây được 1/9 số nhà đó - Hỏi còn phải thêm bao nhiêu ngôi nhà nữa? - Ta lấy số ngôi nhà dự đinh xây trừ đi số nhà đã xây được - Số ngôi nhà dự định xây đã biết là 36 ngôi nhà - Số ngôi nhà đã xây chữ biết ta phải đi tìm nó trước - HS nghe GV hướng dẫn Cả lớp làm vào vào vở. - Một HS lên bảng giải bài, lớp bổ sung: Giải : Số ngôi nhà đã xây là : 36 : 9 = 4 (ngôi nhà) Số ngôi nhà còn phải xây thêm là : 36 – 4 = 32 (ngôi nhà) Đáp số: 32 ngôi nhà - HS nhận xét - Một học sinh nêu đề bài - HS tự làm bài. - Nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung. a/ số ô vuông là: 9 : 9 = 1 (ô vuông) b/ số ô vuông là: 27 : 9 = 3 (ô vuông) - Đọc bảng chia 9. - Chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu : ÔN VỀ TỪ CHỈ DẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO? I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (Bài tập 1). - Ôn tập và củng cố mẫu câu Ai thế nào? 2. Kĩ năng : - Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (Bài tập2). - Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? thế nào? (Bài tập3). 3. Thái độ: - HS thêm yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ. HS: VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ 5’ - YC HS lên bảng xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp: ba/má, vào/vô, trèo/leo, quả/trái, cây bút/ cây viết a) Từ dùng ở miền Bắc b) Từ dùng ở miền Nam - Y/c HS nhận xét - Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới 32’ a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: (VBTTr70) -YC một em đọc nội dung bài tập1. - Mời một em đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương. - Hướng dẫn nắm được yêu cầu của bài: + Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì ? +Sông Máng ở dòng thơ 3,4 có đặc điểm gì ? + Trời mây mùa thu có đặc điểm gì? - GV gạch dưới các từ chỉ đặc điểm. - Gọi 1HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong đoạn thơ. - KL: Các từ xanh, xanh mát, xanh ngắt, bát ngát là các từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. Bài 2 : (VBTTr70) - YC một em đọc yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu trao đổi thảo luận theo nhóm . - Mời hai em đại diện lên bảng điền vào bảng kẻ sẵn ở bảng phụ. - Mời một em đọc lại các từ sau khi đã điền xong. - Giáo viên và HS cả lớp theo dõi nhận xét. Bài 3: (VBTTr71) - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS đọc thầm các câu văn để xác định bộ phận trả lời câu hỏi + Ai (cái gì, con gì)? + Thế nào? Sau đó gạch chân vào từng bộ phận của câu - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ - Y/C các nhóm trình bày bài làm - Yêu cầu HS nhận xét bài làm - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố - Dặn dò 3’ - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. - 2 em lên bảng làm bài tập - HS dưới lớp làm bài vào nháp - Lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài. - Một em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập1. - Một em đọc lại 6 dòng thơ của bài Vẽ quê hương. - Cả lớp đọc thầm bài tập. + Tre xanh , lúa xanh + xanh mát , xanh ngắt + Trời bát ngát , xanh ngắt . - Cả lớp làm bài vào VBT. - HS nhắc lại - Một học sinh đọc bài tập 2 . - Lớp theo dõi và đọc thầm theo . - Cả lớp hoàn thành bài tập . - Đại diện hai nhóm lên bảng thi điền nhanh , điền đúng vào bảng kẻ sẵn. - Hai em đọc lại các từ vừa điền. Sự vật A So sánh Sự vật B Tiếng suối Trong tiếng hát Ông - bà hiền hạt gạo Giọt nước Vàng mật ong - 2 em đọc nội dung bài tập 3. - HS nghe GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm gạch chân đúng vào các bộ phận các câu trả lời câu hỏi Ai ( con gì, cái gì?) và gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào ? - Các nhóm trình bày bài làm a) Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng Ai? Như thế nào? cảm. b) Những hạt sương sớm long lanh như Cái gì? Như thế nào? những bóng đèn pha lê. c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông Cái gì? Như thế nào? nghịt người. - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - HS chữa bài trong vở (nếu sai). - Hai học sinh nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------ Tập viết ÔN CHỮ HOA K I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Có ý thức rèn chữ, giữ vở. -Viết đúng chữ hoa K, KH, Y; viết đúng tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng: “Khi đói chung một lòng” bằng cỡ chữ nhỏ. 2. Kĩ năng - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng. 3. Thái độ - Giáo dục HS có ‎ thức rèn chữ viết và giữ gìn vở sạch sẽ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Mẫu chữ hoa K HS: Vở tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt độngcủa học sinh 1. Kiểm tra bài cũ( 5’ ) - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng viết Ông Ích Khiêm, Ít, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét đánh giá học sinh 2. Dạy bài mới ( 30’ ) a) Giới thiệu bài ( 1’ ) - Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. - Giáo viên ghi tên bài lên bảng. b) Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con ( 10’) * Luyện viết chữ hoa - Giáo viên hỏi : -Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ Y, K vào bảng con. - Giáo viên theo dõi học sinh viết, đi chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh. c) Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng). - Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng - Giáo viên gọi học sinh đọc từ ứng dụng. - Giáo viên giải thích ý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 14.doc
Tài liệu liên quan