Giáo án tổng hợp Tuần 4 - Lớp 3

Tập viết

ÔN CHỮ HOA C

I/MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố lại cách viết chữ hoa C

Viết đúng mẫu chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng).

2. Kĩ năng: Viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng).

 Viết đúng câu ứng dụng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ:

 Công cha như núi Thái Sơn

 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

3. Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV :Mẫu chữ viết hoa.

 Các chữ Cửu Long và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.

HS : Vở tập viết, bảng con, phấn.

 

doc41 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Tuần 4 - Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Kể lại những kỉ niệm của mình về ông bà hoặc những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học. - HS trả lời Về nhà đọc lại kĩ bài và xem trước bài “Người lính dũng cảm” ------------------------------------------------------- Tự nhiên và xã hội VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn - Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. 2. Kĩ năng: HS biết một số hoạt động, việc làm cần thiết để giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn 3. Thái độ: HS yêu thích môn học *GD KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch. *GD BVMT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan tuần hoàn. HS biết một số việc làm có lợi, hại cho sức khỏe. * GD QTE: Quyền bình đẳng giới; Quyền được học hành, phát triển; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Hình vẽ trong SGK trang 18, 19 HS: VBT TNXH III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’) Giáo viên hỏi bài tiết trước, nhận xét 3/. Bài mới (32’) a) Giới thiệu bài: GV gới thiệu bài và ghi tựa bài b) Các hoạt động Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động - Giáo viên hướng dẫn chơi trò chơi: “con thỏ”, “mèo đuổi chuột” - Giáo viên nêu cách chơi. - Giáo viên hô to, học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên - Giáo viên yêu cầu học sinh đếm nhịp đập của tim. Giáo viên kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc làm việc quá sức tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau: + Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức? +Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào có thể làm cho tim đập mạnh hơn? + Khi quá vui + Lúc hồi hộp xúc động + Lúc tức giận + Thư giãn * GD BVMT: Tại sao chúng ta không nên sử dụng các chất kích thích như bai rượu, thuốc lá? -Tại sao không nên mặc quần áo hoặc đi giày dép quá chật? -Kể tên 1 số đồ ăn, uống giúp bảo vệ tim mạch. -GV kết luận 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên tổ chức cho 2 dãy thi đua lên bảng làm bài tập 1 vào vở bài tập - Đánh dấu chéo vào ô trống trước câu trả lời đúng * QTE: Các em đã tham gia luyện tập, đực chăm sóc như thế nào để bảo vệ tim mạch? - Về nhà xem lại bài và không vui chơi quá sức để bảo vệ tim mạch. - Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên . - Học sinh phải so sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức so với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản. - Nhận xét sự thay đổi của nhịp tim khi thay đổi trò chơi (nhiều học sinh so sánh, nhận xét ) -Học sinh quan sát các hình trang 19 SGK - Các nhóm thảo luận với hình 2,3,4,5 SGK. Nhóm 1,2 làm bài tập 2. Nhóm 3,4 làm bài tập 3. + Các hoạt động có lợi cho tim mạch là vui chơi, tập luyện thể dục thể thao, lao động vừa sức, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng + HS trả lời + HS trả lời -Sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. *1 số học sinh đọc phần bài học SGK - Đại diện mỗi dãy 1 học sinh lên thi đua thực hiện. Dãy nào thực hiện nhanh, chính xác thi thắng. Lớp nhận xét tuyên dương. - HS trả lời ----------------------------------------------- Thực hành Tiếng Việt (Tiết 1) BA CON BÚP BÊ I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu thương nhau của những người trong gia đình. (trả lời được các câu hỏi 2/25 - 26). 2. Kĩ năng: - Đọc đúng, rành mạch,trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ có âm, vần,thanh Hs điạ phương dễ phát âm sai. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. 3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC * GV: Tranh minh hoïa. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn. * HS: Sách thực hành TV 3. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Khởi động: Hát. 2’ 2. Bài mới: 35’ a) Luyện đọc. Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cách đọc và đọc đúng + Yêu cầu Hs đọc từng câu- Luyện đọc từ khó. + Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn. - Gv kết hợp giải nghĩa từ: Đêm Nơ-en - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gọi hs thi đọc từng đoạn. - Lớp đọc ĐT cả bi. GV nhận xét. b) Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Gv, yêu cầu hs đọc thầm toàn bài và đánh dấu váo ô trống trước câu TL đúng. a) Hồi 5 tuổi, Mai thường mơ ước điều gì? b) Đêm Nô-en, trước khi Mai ngủ, ba nói gì với Mai? c) Mai thấy điều gì kì diệu khi tỉnh dậy? d) Khi đã lớn, Mai hiểu ra điều gì? e) Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai là gì? - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét chốt lại. - Câu chuyện này nói lên điều gì? -GV Nhận xét. Gv đưa ra nội dung của bài –cho Hs nhắc lại 3/ Tổng kết– dặn dò 3’ - GV gọi 2 HS đọc lại toàn bài. - Về luyện đọc bài .Chuẩn bị bài sau: .Nhận xét bài học. - Học sinh đọc thầm theo Gv. - Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, - Nhận xét, sửa sai. - HS đọc đoạn nối tiếp. - Hs giải thích theo dõi, lắng nghe. - Hs đọc theo nhóm. - Hs đọc 4 đoạn.-Lớp đọc cả bài. - Hs đọc thầm toàn bài và đánh dấu vào ô trống trước câu TL đúng. - HS nêu kết quả bài làm. + Có ba con búp bê + Ông già Nô-en sẽ tặng búp bê cho con. + Thấy ba con búp bê và lá thư của ông già Nô-en + Không có ông già Nô-en, búp bê do bố, mẹ và anh Mai làm + Ba con búp bê là món quà tuyệt vời đối với Mai. - HS nhận xét. HS trả lời: Tình cảm yêu thương nhau của những người trong gia đình. Thực hành Tiếng Việt (Tiết 2) PHÂN BIỆT R/D/GI; ÂN/ÂNG; OAI/OAY ÔN MẪU CÂU AI LÀ GÌ? I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Đặt được câu theo mẫu “Ai là gì? (BT1). Giúp HS làm đúng bt có âm vần dễ lẫn r/d/gi, n/ng ( BT2) oai hoặc oay( BT3) 2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân biệt các ân vần: r/d/gi, n/ng. oai hoặc oay 3. Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức giữ gìn sự trong sng của tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC * GV: Bảng lớp viết sẵn đoạn thơ. Bảng phu ghi nd BT3. * HS: VBTTH. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của GV 1. Khởi động: Hát. 2’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Mời HS lên bảng viết lại câu trang BT3 trang 20 - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 3. Bài mới 30’ a) Hướng dẫn Hs làm bài tập/ 26 -27. + Bài tập 1: Gv mời một Hs đọc yêu cầu đề bài. - GV hướng dẫn HS đặt câu theo mẫu Búp bê củalà búp bê làm bằng - Gv cho Hs trao đổi theo từng cặp câu a,b,c. - Gv nhận xét nhanh các câu Hs vừa đặt. - Gv chốt lại : Bài tập 2a: Điền chữ r/d/giv ào chỗ trống : - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yc hs làm bt vào vở. - HS trình bày bài làm - Y/C HS nhận xét - Cho HS đọc đoạn thơ đồng thanh Gv nhận xét , sửa sai. Bài tập 3: - Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài. - Điền oai hoặc oay vào chỗ trống : - GV hướng dẫn mẫu: khoáy trâu - Gv yc hs làm bt vào vở. - Cho HS lên bảng chữa bài Gv nhận xét , sửa sai. 3/Tổng kết – dặn dò. 3’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài: tiết 3 Nhận xét tiết học. Hoạt động của HS - HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - 1Hs đọc yêu cầu bài: - HS nghe GV hướng dẫn mẫu - Hs trao đổi theo cặp viết vào bảng con. Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp làm vào VBT. 3hs lên bảng sửa bài. a) Búp bê của ba là búp bê làm bằng gỗ. b) Búp bê của mẹ là búp bê làm bằng vải. a) Búp bê của anh là búp bê làm bằng giấy bồi. - Hs nhận xét. - HS nêu yêu cầu bài tập - Hs làm vào vở. - HS trình bày bài làm: vụng dại, hát ru, gió, đêm rằm, dần, dọc ngang, giăng - HS nhận xét, sửa sai - HS đọc đoạn thơ đồng thanh Hai em làm bài trên bảng. - Hs đọc yêu cầu của bài. - HS nghe GV hướng dẫn mẫu - HS thảo luận và làm bài theo nhóm. HS lên bảng theo yêu cầu của GV. Xoáy nước, phí hoài, khoai tây, quả xoài, loay hoay HS sửa bài vào vở bt. --------------------------------------------------------- Ngày soạn: 21/ 9 / 2017 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 27 tháng 9 năm 2017. Toán BẢNG NHÂN I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết thành lập bảng nhân 6 Bước đầu thuộc bảng nhân 6. 2. Kĩ năng: Vận dụng bảng nhân vào giải bài toán có phép nhân. + BT cần làm : bài 1, bài 2, bài3. 3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn. HS: VBT Toán 3 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ 5’ - Giáo viên nhận xét bài kiểm tra của HS . 2. Bài mới 32’ a) Giới thiệu bài Giới thiệu bài _ghi tựa. Bảng nhân 6 b) Hình thành bảng nhân - Giáo viên treo đưa các ví dụ lên bảng. từ đó hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 6 theo thứ tự từ: 6 x1 = 6, ,6 x 10 = 60. - Học sinh lần lượt đọc thuộc bảng nhân 6. - Thi đọc thuộc bảng nhân 6. c) Luyện tập: Bài 1:Tính nhẩm. - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS trả lời miệng các phép tính - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá Bài 2: - HS đọc YC bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết 5 thùng như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS cách thực hiện. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài – Lớp làm vào VBT. - Y/C HS đọc bài làm - Thu 5 vở Hs nhận xét đánh giá. - GV nhận xét chung 3. Củng cố, dặn dò 3’ Trò chơi tiếp sức. 6 ; 12 ; 18 ; ; 36 ; ; ; 60 6 ; 12 ; 18 ; ; 36 ; ; ; 60 Những số từ 6.60 có ý nghĩa như thế nào đối với bảng nhân 6? - Về nhà học thuộc bảng nhân 6 GV nhận xét tiết học. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . - Cùng giáo viên sử dụng những tấm bìa có 6 chấm tròn, rồi lần lượt rút ra bảng nhân 6. - Học sinh nắm được tính chất giao hoán giữa phép nhân và phép cộng có các số hạng bằng nhau. 6 x 1 = 6 x 6 = 6 x 2 = 6 x 7 = 6 x 3 = 6 x 8 = 6 x 4 = 6 x 9 = 6 x 5 = 6 x 10 = - Học sinh lần lượt đọc bảng nhân 6 - Học sinh nêu yêu cầu bài toán. - Tính tích của các phép tính. Học sinh lần lượt nêu miệng. 6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 9 = 54 6 x 10 = 60 6 x 2 = 12 0 x 6 = 0 6 x 7 = 42 6 x 0 = 0 - HS nhận xét - 2 Học sinh nêu yêu cầu bài toán. + Bài toán cho biết : Mỗi thùng có 6 lít dầu + Bài toán hỏi: 5 thùng như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu? -HS trả lời - HS trả lời - HS nghe GV hướng dẫn - HS làm bài Bài giải 5 thùng như thế có tất cả số lít dầu là: 6 x 5 = 30 (l) Đáp số: 30 lít dầu - 1 số học sinh đọc bài làm của mình cho các bạn nhận xét. - 2 nhóm mỗi nhóm cử 4 em lên thi đua điền số vào chỗ trống. Nhóm nào thực hiện chính xác nhóm đó thắng. - Lớp nhận xét- tuyên dương. -HS trả lời - 3 học sinh đọc thuộc bảng nhân. -------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ GIA ĐÌNH ÔN TẬP CÂU : AI LÀM GÌ ? I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. Hiểu nghĩa và xếp các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp. 2. Kĩ năng: Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1). Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2). Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3 a/ b/ c). 3. Thái độ: HS thêm yêu qu‎ gia đình và những người than trong gia đình II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : Bảng phụ HS : VBT TV3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ 5’ - Gọi HS tìm các từ chỉ sự so sánh trong các câu c, d BT1 tiết trước - Y/C HS nhận xét - Nhận xét-đánh giá 2. Bài mới 32’ a/ Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu trực tiếp b/ Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1:SGK - Gọi HS nêu Y/c bài tập - Y/C HS thảo luận nhóm đôi để tìm các từ ngữ - Gọi HS trình bày bài - Y/C HS nhận xét - Giáo viên viết các từ học sinh nêu lên bảng lớp. Bài tập 2: - Gọ HS đọc YC - Y/C HS thảo luận nhóm sau đó nêu kết quả. - GV chốt lại lời giải đúng. * Cha mẹ đối với con cái: câu c và d. * Con cháu đối với ông bà cha mẹ: câu a và câu b *Anh chị em đối với nhau: Câu e và câu g - GV nhận xét, đánh giá Bài tập 3: - Gọi HS đọc YC (Bài 3d. HS khá, giỏi làm thêm.) - Gọi 1 HS làm mẫu - GV nhận xét chốt lại. - GV chữa bài 3. Củng cố, dặn dò  3’ - Trò chơi thi đặt câu theo mẫu  Ai là gì ?  - Tìm vài từ chỉ gộp nói về gia đình. - Về nhà chuẩn học bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét giờ học. - HS nêu các từ ngữ chỉ sự so sánh - HS nhận xét -HS nhắc lại tựa bài -Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi. -Học sinh nêu miệng, nhiều học sinh tìm từ và nêu lên. Chú thím, cậu mợ, bố mẹ, anh em, chị em, bác bá, cô cháu, ông cháu, mẹ con, cha con, bố con - HS nhận xét - 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm - Học sinh làm bài tập 2 vào vở bài tập, 3 học sinh lên bảng làm. - Một số học sinh đọc bài làm của mình trước lớp. - HS nhận xét - 1HS đọc Y/c - Cả lớp đọc thầm. - 1 Học sinh làm bài - HS thảo luận theo nhóm đôi, phát biểu. a) Tuấn là anh trai của Lan b) Bạn nhỏ là người rất hiếu thảo với bà. c) Bà mẹ là người rất yêu thương con. d) Sẻ non là người bạn tốt. - Cả lớp làm vào VBT. - HS nhận xét -HS tham gia chơi tích cực. Tập viết ÔN CHỮ HOA C I/MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố lại cách viết chữ hoa C Viết đúng mẫu chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng). 2. Kĩ năng: Viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng). Viết đúng câu ứng dụng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 3. Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV :Mẫu chữ viết hoa. Các chữ Cửu Long và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ 5’ - Gọi 2 HS lên bảng viết các từ ngữ: Bố Hạ, Bầu ơi HS dưới lớp viết bảng con - Giáo viên nhận xét bài viết 3/ Bài mới 32’ a/Giới thiệu bài: Giáo viên nêu nội dung bài học. Viết chữ : C, L Cửu Long Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.. b/ Hướng dán HS viết chữ hoa * Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa C, L, T, S, N - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Treo bảng chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2 - Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình * Hướng dẫn học sinh viết bảng con: - Y/C Hs viết các chữ viết hoa trên. GV theo dõi chỉnh sửa c) Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng * Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng - Em có biết Cửu Long là chỉ cái gì? Cửu Long là chỉ tên một con sông dài nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ * Quan sát nhận xét Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ bằng bao nhiêu? * Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Cửu Long. GV theo dõi và chỉnh sửa d) Hướng dẫn viết câu ứng dụng * Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Giải thích: Câu ca dao ‎ nói công lao của cha mẹ rất lớn lao * Quan sát nhận xét: - Câu ứng dụng có những chữ nào phải viết hoa - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? * Viết bảng - Y/C HS viết chữ Công, Thái Sơn, Nghĩa vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa. c/ Hướng dẫn viết bài vào vở: - Giáo viên Yêu cầu HS viết. - Giáo viên chú ý nhắc nhở cách ngồi viết,cách để vở,cách cầm bút d/ Nhận xét, chữa bài: Giáo viên nhận xét đánh giá 5-7 bài. nhận xét rút kinh nghiệm. 4/ Củng cố ,dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học. Nhắc nhở những học sinh chưa viết xong về nhà viết tiếp - 2SH lên bảng viết bài. HS dưới lớp viết bảng con HS nhận xét bài viết của bạn HS lắng nghe. - Có các chữ hoa C, L, T, S, N - 5 HS nhắc lại. cả lớp theo dõi - 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con - HS đọc từ ứng dụng - Là tên một dòng soog, tên một loại mực viết - Chữ C, L, g cao 2,5 li. Các chữ còn lại cao 1 ô li - Bằng 1 con chữ o - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con - HS đọc câu ứng dụng - Chữ Công, Thái Sơn, Nghĩa phải viết hoa - Các chữ C, g, T, S, y cao 2,5 li. Chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li - 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con HS viết: + 1 dòng chữ C cỡ nhỏ + 1 dòng chữ L, N cỡ nhỏ + 2 dòng Cửu Long cỡ nhỏ + 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ Học sinh lắng nghe . Chú ý viết đúng độ cao, đúng nét, khoảng cách. Văn hóa giao thông Bài 1: CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 2. Kĩ năng: - HS có ý thức chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 3. Thái độ: - HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Tranh ảnh về các hình ảnh của người điều khiển giao thông để trình chiếu minh họa. − Phấn viết bảng, băng đỏ, còi, không gian sân trường để thực hiện hoạt động trò chơi đóng vai. - Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh - Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3. - Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Trải nghiệm: 3-5’ - H: Khi đi trên đường, em thường thấy những hiệu lệnh giao thông nào? - H: Bạn nào đã từng thấy người điều khiển giao thông? Em thấy ở đâu? GV chuyển ý: Người điều khiển giao thông có đặc điểm gì, họ là những ai, họ điều khiển giao thông như thế nào? Để biết được điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - HS trả lời: đèn tín hiệu giao thông, người điều khiển giao thông, biển báo giao thông, vạch kẻ đường HS trả lời: Em thường thấy ở ngã ba, ngã tư của đường. 2. Hoạt động cơ bản: 10 -12’ Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn. - GV kể câu chuyện “Người điều khiển giao thông” - GV cho HS thảo luận nhóm 4: Câu 1: Tại sao ở ngã tư, khi không có tín hiệu đèn giao thông nhưng ba Sơn và mọi người vẫn dừng xe? (Tổ 1) Câu 2: Những ai được điều khiển giao thông trên đường? (Tổ 2) Câu 3: Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông có đặc điểm gì? (Tổ 3) Câu 4: Người điều khiển giao thông thường dùng các phương tiện hỗ trợ gì để ra hiệu lệnh? (Tổ 4) - GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV nhận xét. H: Khi đi trên đường, vừa có đèn tín hiệu giao thông, vừa có người điều khiển giao thông thì em sẽ chấp hành theo hiệu lệnh nào? GV chốt ý: Ngoài đèn tín hiệu giao thông, còn có người điều khiển giao thông trên đường. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường. Có đèn tín hiệu giao thông Có người điều khiển giao thông trên đường An ninh trật tự phố phường Chấp hành nghiêm chỉnh bốn phương an toàn. - GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa về người điều khiển giao thông trên đường. 3. Hoạt động thực hành 13-15’ - GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS nối hình vẽ ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng. GV cho HS thảo luận nhóm đôi để làm vào phiếu bài tập. - GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV gọi 6 em lần lượt thực hiện 6 hiệu lệnh giao thông vừa học. - Các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương những bạn làm đúng, đẹp. GV chốt ý: Tuân theo điều khiển giao thông Chấp hành hiệu lệnh mới mong an toàn 4. Hoạt động ứng dụng: 4-5’ Trò chơi: Em là người điều khiển giao thông - GV vẽ trên sân trường ngã ba, ngã tư đường. - GV cho HS tham gia trò chơi: - 1 HS đóng vai người điều khiển giao thông đeo băng đỏ ở khoảng giữa cánh tay phải, đứng ngã ba hoặc ngã tư đường. Người điều khiển giao thông ra các hiệu lệnh như ở phần thực hành. Các học sinh khác đóng vai người tham gia giao thông làm động tác như đang lái xe. Những học sinh ngồi sau xe, hai tay ôm eo người lái. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Người nào làm sai là vi phạm pháp luật và phải dừng cuộc chơi. GV có thể cho HS thay phiên nhau làm người điều khiển giao thông. GV chốt ý: Hiệu lệnh giao thông Của người điều khiển Như thuyền đi biển Cần ngọn hải đăng Người xe băng băng Tìm về bến đỗ Đường phố thông thoáng An toàn nơi nơi 5. Củng cố, dặn dò: 2-3’ - H: Theo em, những ai được điều khiển giao thông trên đường? GV liên hệ giáo dục: H: Nếu chúng ta không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì điều gì sẽ xảy ra? HS: Tai nạn xảy ra, đường phố bị ùn tắc, bị xử phạt vì vi phạm quy tắc giao thông H: Việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ giúp ích cho chúng ta điều gì? Đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn. – HS lắng nghe. - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - Hs thực hiện - HS quan sát hình trong sách và nối hình vẽ ở cột A với nội dung ở cột B - Thảo luận nhóm đôi - Các nhóm trình bày - 6hs lên lần lượt thực hiện - HS nhận xét - Hs tham gia trò chơi theo hướng dẫn HS: Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông. Thực hành Tiếng Việt(Tiết 3) ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các câu ca dao, tục ngữ (BT1) Biết về món quà mình thích mà người thân trong gia đình tặng 2. Kĩ năng: Giúp HS làm đúng bt điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ (BT1) Rèn Hs kĩ năng viết một đoạn văn 5- 6 câu kể về một món quà mà người thân trong gia đình tặng. 3. Thái độ: - GDhs quý trọng tình cảm gia đình. II/ CHUẨN BỊ: * GV: Tranh minh họa. Bảng phụ viết gợi ý . * HS vở THTV. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ 5’ - Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện “Kiến mẹ và các con” - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới 32’ a) Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ bài học b) Hướng dẫn Hs làm bài tập + Bài tập 1: Điền từ ngữ thích hợp vo chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ. - Gv treo bảng phụ đã ghi các thành ngữ . - Gv chia nhóm và phát phiếu bài tập. - Gv y/cầu học sinh lần lượt điền từ ngữ còn thiếu trong bài - HS đọc bài đồng thanh. - GV nhận xét, sửa sai b) Thực hành kĩ năng viết Bài tập 2: - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - GV treo bảng phụ ghi gợi ý. Cho HS đọc gợi ý - GV hướng dẫn HS làm bài. + Đó là món quà gì? + Ai tặng em, tặng khi nào? + Em thích món quà đó như thế nào? - Gv yêu cầu HS viết bài vào vở - GV theo dõi, giúp đỡ HS viết yếu - Gọi HS đọc bài viết - Gv nhận xét một số bài và nêu nhận xét. - Gv nhận xt , tuyên dương bài viết hay 3. Củng cố dặn dò 3’ - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà xem lại bài tập và chuẩn bị bài học sau Hoạt động của HS - 4 HS lên bảng kể theo lời của các nhân vật - HS nhận xét - Hs đọc yêu cầu của bài. - HS thảo luận và làm bài theo nhóm. HS lên bảng theo yêu cầu của GV.) a) Con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. b) Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn c) Con co cha như nhà có nóc d) Con có mẹ như măng ấp bẹ. e) Chị ngã em nâng g) Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra h) Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. - HS đọc bài HS sửa bài vào vở bt. - 1Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. - HS nghe GV hướng dẫn bài làm - HS trả lời theo hướng dẫn - HS viết bài - HS đọc bài viết Hs nhận xét. ----------------------------------------------- Ngày soạn: 21 / 9 / 2017 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 28 tháng 9 năm 2017. Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được các phep tính trong bảng nhân 6 2. Kĩ năng: Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức và giải toán 3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ Phiếu ghi nội dung bài tập HS: VBT toán 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ 5’ - Gọi HS lên bảng làm các phép tính 6 x 3 = 6 x 7 = 6 x 9 = - Gọi 5HS đọc thuộc bảng nhân 6 - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới 32’ a) Giới thiệu bài - Giới thiệu bài- Ghi tựa b) Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Tính nhẩm. - Gọi HS nêu Y/c bài tập - Y/C HS làm bài cá nhân vào VBT - Mời 4 HS nêu miệng kết quả bài làm - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá Bài 2: Tính giá trị biểu thức: - Gọi HS nêu Y/c bài tập - Muốn tính giá trị biểu thức ta làm thế nào? - Gọi 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp thực hiện vào VBT - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? - Muốn biết 4 HS mua bao nhiêu quyển vở ta làm thế nào? - Gọi 1 HS lên bảng làm bài HS dưới lớp làm bài vào VBT - Gọi một số HS đọc bài làm - Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 3. Củng cố, dặn dò 3’ Trò chơi”nhanh lên bạn ơi” - Về nhà học lại bảng nhân 6. - Xem trước bài: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - Giáo viên nhận xét chung tiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2 TUẦN 4.doc
Tài liệu liên quan