Giáo án tự chọn Ngữ văn 9

Tiết 20- 21 Chủ đề 4:

LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU

VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN Soạn :

Giảng :

A. Mục tiêu cần đạt : -GV giúp HS :

-Qua tiết học giúp HS củng cố và thực hành về liên kết câu và liên kết đoạn văn.

-Rèn kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn hình thành văn bản .

B. Thời gian :90 pht .

C. Tài liệu : SGV 8-9 .

D. Các hoạt động :

HĐ1 :GV vào bài trực tiếp

 

doc44 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo lập văn bản tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận. B.Thời gian: 45 phút. C.Tài liệu: Những bài văn thực hành 9. D.Các bước thực hiện: Bước 1: Ôn lại khái niệm về yếu tố nghị luận trong văn bản sự . GV : Cho hs nhắc lại khái niệm . HS: trả lời:Sgk. Lưu ý: Trong bài viết thường dùng loại câu khẳng định và phủ định ,câu có các mệnh đề hô ứng như: Nếuthì, không những mà còn; càngcàng; vì thế cho nên ; một mặtmặt khác; vừa vừa -Trong đoạn văn nghị luận ,người viết thường dùng từ lập luận như: Tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng , nói chung, tóm lại, tuy nhiên Bước2: Nhận diện đề văn tự sự có yếu tố nghị luận. Nêu cảm nhận, phát biểu suy nghĩ, nêu đặc điểm phẩm chất của nhân vật Bước3: Dàn bài: 1.Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc. Sự việc ấy có ấn tượng gì ? 2.Thân bài: Diễn biến sự việc: -Sự việc bắt đầu -Sự việc phát triển -Sự việc cao trào (Có nhận xét đánh giá nhân vật ,sự việc) -Kết thúc sự việc. 3.Kết bài: Kết cục câu chuyện. Cảm nghĩ của em. I.Khái niệm: Trong văn bản tự sự, người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về 1 vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi NL bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng với những lý lẽ, dẫn chứng. ND đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý. *Lưu ý:Như bên. II.Dàn bài: E.Dặn dò: - Ôn lại phương pháp cách làm bài văn tự sự có yếu tố nghị luận. - Tiết 12: Luyện tập Tiết 12 Chủ đề 2: (tt) RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN TỰ SỰ S: G: Tiết 5 (Của chủ đề) A.Mục tiêu cần đạt: HS cần nắm: - Qua tiết học giúp hs nắm được phương pháp cách làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận. - Luyện tập kỹ năng để tạo lập văn bản tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận. B.Thời gian: 45 phút. C.Tài liệu: Những bài văn thực hành 9. D.Các bước thực hiện: Viết bài văn tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận. Đề: Hãy kể một lần em mắc lỗi. Bước 1: Tìm hiểu đề. Bước 2:T ìm ý. Bước 3: Dàn ý: a) Mở bài: Giới thiệu sự việc mà mình mắc lỗi. Sự việc đó xảy ra bao giờ ? Với ai ? b) Thân bài: Diễn biến câu chuyện (Kết hợp với yếu tố nghị luận ) - Câu chuyện đó làm em ân hận . Có thể là hành động, lời nói vô tình hay một cách đối xử không tế nhịgây tổn hại về vật chất, tinh thần, khó chịu, bực mình cho người khác. - Sự ân hận và mong muốn được tha thứ . - Quyết không tái phạm lỗi lầm ấy. c)Kết bài: Bài học có được từ sự việc trên. Bước 4: Viết bài- sửa bài. III.Thực hành viết bài văn tự sự kết hợp với yêu tố nghị luận. 1.Đề: Hãy kể một lần em mắc lỗi lầm. 2.Dàn bài: 3.Viết bài: HS viết E.Dặn dò: - Ôn lại phương pháp cách làm bài văn tự sự có yếu tố nghị luận. - Tiết 13 : Ôn tập và kiểm tra chủ đề. Tiết 13 Chủ đề 2: (tt) RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN TỰ SỰ S: G: Tiết 6 (của chủ đề) Hoạt động 1: Kiểm tra Thời gian: 25 phút Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Tên HS: ................... Lớp: 9 KIỂM TRA 15 PHÚT TỰ CHỌN Ngữ văn 9 Điểm: A.Trắc nghiệm: ( 3đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Nội dung đoạn văn được trình bày đi từ ý chung nhất, khái quát nhất, hàm súc nhất đến các ý chi tiết, cụ thể là kiểu đoạn văn: A. Móc xích B. Diễn dịch C. Quy nạp D. Song hành Câu 2: Trong đoạn văn diễn dịch, ngoài câu chốt, các câu còn lại: A. Đứng sau câu chốt B. Mang ý chi tiết, cụ thể C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 3: Trong đoạn văn quy nạp: A. Câu chốt đứng đầu đoạn văn B. Câu chốt đứng cuối đoạn văn C. Câu chốt đứng đầu hoặc cuối đoạn văn D. Không có câu chốt Câu 4: Trong đoạn văn móc xích: A. Có câu chốt B. Không có câu chốt C. Có khi có, có khi không D. Có 2 câu chốt Câu 5: Đoạn văn có các câu sắp xếp ngang nhau, có vai trò tương đương nhau: A. Móc xích B Diễn dịch C. Quy nạp D. Song hành Câu 6: Cho đoạn văn: “ Một buổi chiều mùa đông giá rét. Bầu trời vần vũ, mây đen u ám. Gió thổi từng cơn. Mưa rơi tầm tả. Ngoài đường, người đi làm chạy nhanh về nhà.“ Đọan văn trên được trình bày theo cách: A. Móc xích B . Diễn dịch C. Quy nạp D. Song hành B Tự luận: (6đ) Câu 1: ( 2đ) Vẽ lược đồ các cách xây dựng đoạn văn. Câu 2: ( 2đ) Cho đoạn văn: “ Rồi vườn cây lại ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khứu lắm điều. Những anh chào mào đảm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.” Đoạn văn trên trình bày theo cách nào? Vẽ lược đồ cho đoạn văn đó. Viết thêm một câu để đoạn văn trở thành đoạn quy nạp. Câu 3: ( 2đ) Xây dựng đoạn văn quy nạp với câu chốt sau: Đoạn trích Cảnh ngày xuân là bức tranh mùa xuân đầy màu sắc. Hoạt động 2: Sửa bài và luyện tập củng cố chủ đề 2 Tiết: 14+15 TỔNG KẾT TỪ VỰNG S: G: A.Mục tiêu cần đạt : GV gip hs: - Qua tiết học : Củng cố lại và thực hành về từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm. B.Thời gian : C.Ti liệu: Tham khảo tư liệu về từ vựng (stk) D.Các hoạt động: B1: Từ đơn –từ phức: 1.Khái niệm: H:Nêu khái niệm về từ đơn? HS: trả lời. H: Thế nào là từ phức? HS: trả lời.. 2.Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng việt. HS: Lên bảng vẽ. 3: Bài tập: Xếp các từ láy đã cho sau vào cột phù hợp: Lom khom, ồm ồm, khanh khách, oang oang, hì hì, lừ đừ, hà hà, ngất ngưỡng , eo éo, hề hề, khúc khích, loạng choạng, tất tưởi chậm chạp, the thé. Từ láy miêu tả tiếng cười Từ láy miêu tả tiếng nói Từ láy miêu tả dáng đi Khanh khách Oang oang Lom khom Hì hì,hà hà The thé Ngất ngưỡng Hề hề, Ồm ồm Loạng choạng Khúc khích Tất tưởi,lừ đừ B2: THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ: 1 : Phân biệt thành ngữ , tục ngữ: GV :cho hs phân biệt thành ngữ với tục ngữ. 2.Bài tập: a)Xác định thành ngữ và giải thích trong hai câu thơ sau: Chốc đà mười mấy năm trường Còn ra khi đã da mồi tóc sương b)Cả tháng, bán mặt cho đất bán lưng cho giời, dễ kém các ông thợ cày.(Nguyễn Kim) c. Đến ngày tế lễ Tiên Vương, các Lang mang sơn hào hải vị , nêm công chả phượng tới chẳng thiếu thứ gì. d) Việc ấy, tôi sống để bụng chết mang theo. Bước 3 : Tim hiểu từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ : GV:Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa ? HS : Trả lời . GV: chốt ý ghi bảng . GV:Hướng dẫn HS làm bài tập . HS : lên bảng làm bài . GV:cho HS nhận xét . Bước 4: Tìm hiểu từ đồng âm: 1.Tìm hiểu khái niệm. Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ. 2.Bài tập: Xác đinh từ đồng âm trong BT sau: A.Lười học bị mẹ la. B.Nốt nhạc này là nốt la. C.Lúa xanh quá. D.Nước da hơi xanh. E.Ông tôi đã già. G.Tôi thật già thép mới cứng. I.Từ đơn –từ phức: 1.Khái niệm: -Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng. -Từ phức: l từ có 2 tiếng trở lên. 2.Vẽ sơ đồ: hs 3 Bài tập: II.Thành ngữ-tục ngữ: 1.Phân biệt thành ngữ-tục ngữ: -Thành ngữ là cụm từ cố định biểu thị một khái niệm. -Tục ngữ: là một câu biểu thị phán đoán, một nhận định. 2.Bài tập: a) Da mồi tóc sương: da nhăn, nổi đồi mồi, tóc trắng à tuổi đã già (TN) b) Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời: Nghề nông vất vả nhọc nhằn (Tuc N) c) Sơn hào hải vị, nêm công chả phượng: Những sản vật ngon quí giá trên đời (TN) d) Sốngtheo: dù cạy răng cũng không nói. 3 Bài tập :Trong các cách giải thích sau, cách nào giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị ? A. Áo giáp: Áo được làm bằng chất liệu đặc biệt (da thú hoặc sắt ) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể . B. Huyên náo :ồn ào . 4 Bài tập :Trong các cách giải thích sau, cách nào giải thích bằng cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa ? A. Lờ đờ: chậm chạm, thiếu tinh anh. B. Nghĩa: Lẽ phải, làm khuôn phép cư xử trong quan hệ giữa con người với nhau . III. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ : 1.Khái niệm : Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển . 2 Bài tập :Từ “cứng” trong trường hợp nào là từ nhiều nghĩa ? A. Bạn ấy học cứng B.Nước cứng . C.Dáng đi cứng . D. Lạnh cứng cả tay . -Trong các câu sau, từ “tối” nào được sử dụng theo nghĩa gốc ? A. Trời đã tối rồi . B. Tôi làm tối mặt tối mày . C. Cậu ấy tối dạ quá . IV. Từ đồng âm: 1.Khái niệm: Từ đồn âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. VD: Bà già đi chợ Cầu Đông Xem một quẻ búa có chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. - Ruồi đậu mâm xôi đậu. - Kiến bò đĩa thịt bò 2.Bài tập.Các từ đồng âm: A v B, C v D, E v G. VD: E . Dặn dò : -Nắm lại từ vựng Tiếng Việt . -Tiết 15 “Tổng kết từ vựng” ( tt) Tiết: 16-17 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt) S: G: A.Mục tiêu cần đạt: GV giúp hs : - Qua tiết học giúp hs củng cố và thực hành về từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng và từ mượn. B.Thời gian: 90 pht. C.Tài liệu: SGV 8-9 D.Các hoạt động: HĐ1: GV vào bài trực tiếp B1: Ôn từ đồng nghĩa. H: Thế nào là từ đồng nghĩa? VD? HS: trả lời. Bài tập1: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ bạc (Không nhớ ơn nghĩa người đã giúp đỡ mình) A.Bạc bẽo. B.Thờ ơ. C.Lạnh nhạt. D.Bội bạc E. Lạnh lùng F. Bội nghĩa. G. Bạc tình Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ: Doạ nạt –Căm ghét- Thâm độc - Lừa dối. HS: Lên bảng làm BT, số còn lại làm trên giấy. B2: Từ trái nghĩa. H: Thế nào l từ trái nghĩa? VD? HS: Trả lời. Bài tập1: Trong các cặp từ trái nghĩa sau, cặp từ nào biểu thị khái niệm đối lập, loại trừ lẫn nhau? A.Chẵn – lẽ B.Mạnh - yếu C.Lợi – hại D.Ẩn – hiện E.Sạch - bẩn G.chặt – lỏng HS: Tất cả đều loại trừ lẫn nhau. Bài 2: Tìm các cặp từ trái nghĩa với các nét nghĩa của lành : a) Lành: Nguyên vẹn. (rch) b)Lành: không có hại cho sức khoẻ. c)Lành : Hiền từ (c) d)Lành : không còn đau ốm . B3:Cấp độ khái quát của nghĩa từ. H: Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ? HS: Trả lời. Bi tập 1:Tìm từ mang ý nghĩa khái quát: Cá mập trắng – Cá mập xanh – cá mập xám – cá mập –cá mập baó –cá mập vằn –cá mập hổ. Bài 2: Tìm từ có ý nghĩa khái quát cho các từ sau: a)Sáng, trưa, chiều, tối, ngày, đêm. b)Giận, hờn, ghét, yêu, thương. c) Hi sinh, từ trần, tạ thế, bỏ mạng. B4: Trường từ vựng. H:Thế nào là trường từ vựng? VD? HS:Trả lời. Bài tập : Tìm trường từ vựng chỉ màu sắc, cơ thể người, động vật, ném B5: Sự phát triển của từ vựng. 1.Vẽ sơ đồ phát triển của từ vựng. HS: vẽ. 2.Bài tập: Cho VD về cách phát triển của từ vựng. Bài 6: Từ mượn: 1.Xác định từ mượn trong khổ thơ sau: Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân , Ngựa xe như nước áo quần như nem. I.Từ đồng nghĩa : 1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.VD. 2.Bài tập: hs làm BT 1,2. Bài 1: Thờ ơ, lạnh nhạt, lạnh lùng. Bài 2: VD: Lừa dối- dối trá II.Từ trái nghĩa: 1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái nược nhau. Trái nghĩa là một khaí niệm thuộc về quan hệ giữa các từ . khi nói một từ nào đó có từ trái nghĩa thì phải đặt nó trong quan hệ với một từ nào khác. Không có bất cứ từ nào bản thân nó là từ trái nghĩa. 2.Bài tập: 1,2 (như bên) III.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: 1.Khái niệm: 2.Bài tập: IV.Trường từ vựng: 1.Khái niệm: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 2.Bài tập: V. Sự phát triển từ vựng: 1.Vẽ sơ đồ. 2.Bài tập: VI.Từ mượn: 1.Bài tập: Như bên E.Dặn dò: Học thuộc khái niệm. Xem lại các BT. Tuần 18-19: Ôn từ vựng (tt) Tiết 18-19 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt) Soạn : Giảng: A. Mục tiêu cần đạt: - GV giúp HS : - Qua tiết học giúp HS củng cố và thực hành về từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ, nắm lại từ tượng hình , từ tượng thanh, một số biện pháp tu từ từ vựng B. Thời gian 90 pht: C. Tài liệu : SGV 8-9 D. Các hoạt động: HĐ1: GV vào bài trực tiếp HĐ2: Ôn từ Hán Việt GV: GV Thế naò là từ Hán Việt? Cho vd ? HS trả lời Bài tập: điền các yếu tố Hán Việt để trở thành từ ghép a. Nhân (lòng thương người) b. Nhân (người ) c. Tử ( chết) d. Tử (con) e. Nhật ( mặt trời) f. Nhật (ngày) HĐ3: Ôn thuật ngữ và biệt ngữ xã hội GV: Thế nào là thuật ngữ ? Cho vd? HS trả lời GV: Thế nào l biệt ngữ xã hội ? Cho vd? Bài tập1 : Trong các từ ngữ in đậm từ nào là thuật ngữ ? A. Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành B. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non C. Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều diệp lục D. Gia đình lầ tế bào xã hội Bài tập 2: Cho vd các biệt ngữ xã hội HĐ4: Trau dồi vốn từ ( SGK ngữ văn 9 tập1) HĐ5: Ôn từ tượng thanh , từ tượng hình GV: Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Cho vd? HS trả lời Bài tập 1: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người Bài tập 2: Đặt câu với từ tượng hình, từ tượng thanh sau: lắc rắc, khúc khuỷu, lạch bạch , ào ào HĐ6: Ôn một số biện pháp tu từ từ vựng : so sánh , ẩn dụ , nhân hoá , hoán dụ, nói giảm nói tránh, nói quá, điệp ngữ , chơi chữ Bài tập : Tìm và phân tích tác dụng các biện pháp tu từ có trong các đoạn trích sau a. Đến đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào b. Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay c. Aó nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên d. Chị Hưu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò. e. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. I. Từ Hán Việt: là những từ gốc Hán được phát âm theo gốc của người Việt Vd: phu nhân , giang sơn Bài tập : a. nhân đạo b.nhân hậu c.tử trận d.mẫu tử e. nhật thực II. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội: 1. Thuật ngữ : Từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ dùng trong văn bản khoa học công nghệ 2. Biệt ngữ xã hội : là từ ngữ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định 3. Bài tập: Câu đúng: A,C III. Trau dồi vốn từ: IV. Từ tượng thanh, từ tượng hình: Vd: - róc rách , rào rào , - thướt tha , lom khom, V. Một số biện pháp tu từ từ vựng : 16.1. Khái niệm: BPTT Tóm tắt khái niệm Ví dụ So sánh - Tìm ra sự gióng nhau, hơn kém nhau giữa hai vật để làm tăng thêm sức gợi cảm cho diễn đạt. Nước biếc trông như tầng khói phủ. ẩn dụ Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có mối tương đồng, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Ngày ngày mặt tỷời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Nhân hoá Gợi tả vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gợi tả con người. Ao làng trăng tắm mây bơi Nước trong như nước mắt người tôi yêu Hoán dụ Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Nói giảm, nói tránh Cách nói nhẹ nhàng, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn hoặc thô tục thiếu lịch sự. Cụ đã qui tiên Nói quá Phóng đại quy mô, mức độ tính chất của sự vật nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng làm tăng sức biểu cảm. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông cũng cạn. Điệp ngữ Lặp đi lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh ý , gây cảm xúc Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu. Tre hi sinh bảo vệ con người. Chơi chữ Đặc tả về âm, nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. Một thằng đứng xem chuông. Nó bảo rằng ấy, ái uông. * Bài tập : A,b : nhân hóa c. hóan dụ E. Dặn dò : -Nắm nội dung bi - Tiết 20 luyện tập về liên kết câu Tiết 20- 21 Chủ đề 4: LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN Soạn : Giảng : A. Mục tiêu cần đạt : -GV giúp HS : -Qua tiết học giúp HS củng cố và thực hành về liên kết câu và liên kết đoạn văn. -Rèn kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn hình thành văn bản . B. Thời gian :90 pht . C. Tài liệu : SGV 8-9 . D. Các hoạt động : HĐ1 :GV vào bài trực tiếp HĐ2:GV Phương pháp liên kết câu : GV:Thế nào là liên kết câu ? cho ví dụ? HS : Trả lời . HĐ 3 :GV Ôn các phương thức liên kết câu : GV: Để liên kêt câu và liên kết đoạn có thể sử dụng các phương pháp liên kết nào ? HS : Trả lời . GV: Thế nào l phép nối ?cho ví dụ GV : Thế nào là phép lặp ? phép thế ? phép liên tưởng ? phép nghịch đối ? phép trật tự tuyến tính ? cho ví dụ ? HS : Trả lời . Bài tập 1: Tìm cc phương tiện liên kết thuộc phép nối trong đoạn văn sau : a. Các chị ạ , chị đã biếu em một thứ quý nhất, một tấm lòng thương người, một chân tình xứng đáng .Và bây giờ, trong cát bụi cuộc đời, tâm hồn em vẫn sáng mãi những tình cảm chân thật buổi đầu . Bài tập 2: Vẫn chửi. Vẫn kêu.Vẫn đấm. Vẫn đá. Vẫn thụi. Vẫn bịch. Vẫn cẳng chân. Vẫn cẳng tay . Vẫn đòn cân . Vẫn đòn gánh. Đáng kiếp ! (Nguyễn Công Hoan ) Bài tập 3: Tìm các phương tiện thuộc phép thế và thử nêu tác dụng của việc dùng phương tiện liên kết ấy ? Chí Phèo đã chết, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Anh phải chết vì xã hội không cho anh được sống (Nguyễn Hoành Khung ) Bài tập 4: Xác định mối quan hệ liên tưởng trong phép liên kết đoạn văn sau: Tại sao đang sống trong hoà bình mà cảm xúc về đất nước lại khắc khoải đau thương thế? Chắc không phải Bà Huyện Thanh Quan nhớ tiếc triều Lê, triều đại đã mất trước khi bà ra đời. Nhớ nước ở đây có lẽ là hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son một đi không trở lại Bài tập 5: Tìm phương pháp liên kết được sử dụng trong câu thơ sau ? Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu Bài tập 6: Các đoạn văn sau đây bị lỗi về phương tiện liên kết. Hãy chỉ ra và viết lại đoạn văn ấy cho đúng Thuý Kiều và Thuý Vân là hai con gái đầu lòng của viên ngoại họ Vương. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn đa sầu đa cảm . Còn Thuý Vân lại là cô gái xinh xắn vô tư Bài tập 7: Hãy viết một đoạn bình khổ thơ sau, trong đó có sử dụng ít nhất hai phép liên kết , chỉ ra phép liên kết được sử dụng : Giờ cháu đã đi xa, Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?... (Bếp lửa – Bằng Việt) I. Liên kết câu : 1. Khái niệm : - Liên kết câu trong văn bản là thực hiện trước hết những mối quan hệ ý nghĩa giữa câu với câu, câu với tòan văn bản. Các câu liên kết với nhau phải có nội dung cùng hướng về sự việc chung cần nói đến . - Những từ, tổ hợp từ được dùng để thực hiện liên kết câu được gọi là những phương tiện liên kết câu . II . Các phương thức liên kết câu : 1 Phép nối 2. Phép lặp 3. Phép thế 4. Phép liên tưởng 5. Phép nghịch đối 6. Phép trật tự tuyến tính III. Bài tập 1 .Quan hệ từ “ Và ” liên kết câu 2 với câu 1 2. Trừ câu cuối , các câu còn lại lặp từ vựng “ Vẫn” và lặp cấu trúc cú pháp ( Vẫn / ) 3. Đại từ “anh” trong câu 2 thế cho Chí Phèo trong câu 1 . Gọi trân trọng bằng “Anh” chứ không gọi thằng, hắn ..bởi nhân vật chết trong tư thế con người với khát vọng được trở về với cuộc sống lương thiện . 4.Câu 2 và câu 3 đều có sự liên kết nhau bằng mối quan hệ liên tưởng. Nói về việc đang sống trong hoà bình, cảm xúc về đất nước 5 . Hai câu thơ lục bát liên kết nhau bằng phép nghịch đối (đàn ông / đàn bà , nông nổi / sâu sắc )và phép lặp ngữ âm ( khơi – cơi ) 6.Lỗi về phương tiện liên kết ở câu 2 . Đại từ “ Nàng” không rõ thay thế cho ai ở câu 1 , Thuý Vân hay Thuý Kiều? Vì thế cần thay từ “nàng” bằng từ Thuý Kiều 7 Viết đoạn bình thơ có sử dụng hai phép liên kết -Đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã khôn lớn , đã được chắp cánh bay xa , được làm quen với những khung trời rộng lớn, những niềm vui rộng mở nhưng không thể nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng của bà ấp iu đùm bọc . Ngọn lửa ấy đã thành kỉ niệm êm đềm, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Người cháu yêu bà, hiểu bà mà thêm hiểu dân tộc mình . ( Câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép lặp từ “Ngọn lửa” “Cháu “. Câu 3 liên kết với câu 1, 2 lặp từ “ Cháu , bà”. Cả 3 câu liên kết nhau bằng phép liên tưởng E . Dặn dò : - Nắm nội dụng bài - Tiết 22 : “ Luyện tập tổng hợp” Tiết 22 Chủ đề 4: (TT) LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN S : G : A Mục tiêu cần đạt : GV giúp HS - Qua tiết học củng cố và luyện tập tổng hợp về liên kết câu, thấy được giá trị diễn đạt của các phương thức liên kết - Rèn kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn tạo lập văn bản B Thời gian : 45 pht C Ti liệu : SGV 8 -9 D Tổ chức các hoạt động : HĐ1 : GV vào bi trực tiếp HĐ2 : GV cho HS nắm lại phép liên kết và giá trị diễn đạt GV : Em hãy nêu các phép liên kết đã học? Cho vd? HS trả lời GV: Hãy nêu giá trị biểu đạt của các phép liên kết? HS trả lời GV chốt ý ghi bảng HĐ3 : GV hướng dẫn luyện tập BT1 : Chuỗi câu sau đây sắp xếp lộn xộn. Hãy sắp lại thành đoạn cho đúng : Dặm hồng bụi cuốn chinh an Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san Người lên ngựa kẻ chia bào Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh ( Nguyễn Du ) BT2: Xác định các cách lặp của phép lặp giữa các câu : Thuở ấy tôi mới lên mười Còn em lên bảy theo tôi suốt ngày Quần em dệt kín bông may Aó tôi cắt đứt, mực dây tím bầm Tuổi thơ chân đất đầu trần Từ trong lấm láp em thầm lớn lên ( Phạm Công Trứ ) BT3 :Xác định mối quan hệ liên tưởng trong phép liên kết : Có lần tôi đã ngây nhìn một cô gái quê đang lom khom làm cỏ bên cạnh ruộng cải hoa vàng. Một cơn gió bấc thổi mạnh. Ruộng cải giống tung lên vầng mưa cánh hoa cải như thể cô gái tự toả ra một ánh hào quang Hoa quê làm đẹp cho người chân quê là như thế ( Ngô Văn Phú ) BT4 : Tìm phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau : Mùa hè, cây bàng xanh hết sức làm dịu cái nắng chói chang. Ngày đông, bao nhiêu lá đỏ cháy lên làm ấm lòng người trong mưa rét BT5 : Viết đoạn văn sử dụng các phép liên kết đã học ( đề tài tự chọn – gạch chân và chỉ ra các phép liên kết ) I Phép liên kết và giá trị diễn đạt : - Các phép liên kết không chỉ có tác dụng nối kết các ý giữa các câu chứa chúng, mà còn có tác dụng diễn đạt những sắc thái ý nghĩa kèm theo - Dùng phép nối khi cần làm rõ các mối quan hệ, hoặc khi cần diễn đạt các lí lẽ - Dùng phép thế phải phù hợp với nội dung ý của cuả câu chứa nó - Dùng phép lặp là muốn thu hút sự chú ý vào khía cạnh nào đó II Luyện tập : BT1: Câu 3 – 2 – 1 – 4 BT2 : - Lặp ngữ âm ( mười – tôi, ngày – may – dây, bầm - trần – thầm) - Lặp từ vựng ( tôi - em ) BT3 : Bốn câu trong đoạn văn có quan hệ liên tưởng : - “ Cô gái làm cỏ “ ( ở câu 1 ) liên tưởng đến “ cơn gió bấc “ ( ở câu 2) - “Cơn gió” liên tưởng đến “tung lên hoa cải” ( ở câu 3) - Sự so sánh cô gái “tự toả ra một ánh hào quang “liên tưởng đến” hoa quê chân quê “ (ở câu 4) BT4: Hai câu liên kết nhau bằng phép nghịch đối (mùa hè – ngày đông, làm dịu – làm ấm, nắng chói chang –mưa rét) - Phép liên tưởng ( cây bàng xanh – lá đỏ ) BT5 : HS tự làm E. Dặn dò : - Tìm hiểu chủ đề 5 : “phương pháp xây dựng văn bản nghị luận xã hội” - Tiết 23 : Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống Tiết 23 CĐ5 : PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI S : G : A Mục tiêu cần đạt : GV giúp HS - Qua tiết học củng cố, nắm lại nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống B Thời gian : 45 phút C Tài liệu : SGV ngữ văn 9 tập II D Tổ chức các hoạt động : HĐ1 :GV vào bài trực tiếp NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG HĐ2 : GV cho HS nắm khái niệm GV nêu lại yêu cầu bài nghị luận về nội dung và hình thức HĐ3 : Hướng dẫn làm bài tập BT1: Hãy chọn sự việc, hiện tượng sau để viết bài nghị luận . Cho biết vì sao em chọn sự việc hiện tượng ấy ? a Anh Nguyễn Ngọc Kí vì bệnh tật mà bị liệt tay. Anh không thể làm bất kì việc gì bằng đôi tay. Nhưng anh đã không gục ngã. Anh đã tập làm mọi việc bằng đôi chân . Hiện anh Kí đã học xong đại học và là cán bộ giảng dạy ở trường đại học b Anh Hoa Xuân Tứ cũng cụt tay và dùng vai để viết chữ c Anh Trần Văn Thước lúc sinh ra anh cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, anh đã gặp tai nạn, bị liệt toàn thân nhưng anh đã tự học để trở thành nhà văn . Giơ đây, danh tiếng của anh đã được nhiều người biết đến BT2 : Có thể một trong các hiện tượng sau thường thấy ở học sinh THCS để viết thành bài văn nghị luận : không giữ lời hứa , sai hẹn , nói tục , chửi bậy, lười biếng , quay cóp trong giờ kiểm tra HĐ4 : GV hướng dẫn cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống GV nêu lại các đề bài nghị luận GV cho HS nhắc lại dàn bi GV hướng dẫn HS làm bài tập BT1 :Hãy bàn luận về vấn đề được nêu ra trong câu : Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẽo thơm một hạt, đắng cay muôn phần - Tìm hiểu đề - Lập dàn ý - Viết bài văn hoàn chỉnh BT2 : Hãy trình bày và nêu suy nghĩ của em về một tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi mà em biết BT3 : Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mãi chơi mà xao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác . Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó BT4 : Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã gieo rắc xuống các cánh đồng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người chết, hàng vạn trẻ em dưới 15 tuổi bị tật nguyền suốt đời . Cả nước đã lập quĩ giúp đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12412264.doc