Giáo án Tự chọn Ngữ văn lớp 12

Tiết: ÔN TẬP

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Nắm được cách viết bài văn NL về một hiện tương đời sống, biết vận dụng các thao tác lập luận để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Về kĩ năng: - Ôn tập, củng cố và nâng cao những kiến thức và kỹ năng đã học.

 - Nhận diện hiện tượng đời sống được nêu ra trong 1 số văn bản nghị luận. Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về 1 hiện tượng đời sống.

- Về kĩ năng sống: Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ, phẩm chất:

- Về thái độ: Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống.

- Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

4. Về phát triển năng lực: Hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:

-. Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

 

doc50 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tượng rất cụ thể, sinh động, đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Đây là đặc điểm về thể loại của các tác phẩm thời trung đại với tình trạng văn sử triết bất phân( Văn học thuật, văn hành chính và văn hình tượng chưa có sự phân biệt rạch ròi). – TNĐL là tác phẩm thời hiện đại nên có sự phân biệt rõ ràng về mặt thể loại: Đã là văn chính luận thì hoàn toàn dùng lí lẽ. Tình cảm của tác giả, nếu có, chủ yếu ở chỗ mài sắc giọng văn đanh thép, hùng hồn 5. Vì sao có thể nói Tuyên Ngôn ĐộcLập là một văn bản chính luận nhưng vẫn giàu tính nhân bản? – Nói qua các giá trị chính trị, lịch sử, pháp lí – Nội dung tính nhân bản: + Khẳng định quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng của con người và của toàn dân tộc. + Lên án tội ác đối với con người về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa.. + Xót xa trước những đau thương của nhân dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp( dân ta chịu hai tầng xiềng xích dân ta càng cực khổ, nghèo nàn hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói) + Đề cao những hành vi nhân đạo và khoan hồng của người Việt Nam đối với người Pháp. *. Dặn dò: - Chuẩn bị bài tiếp theo:. *. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ NGƯỜI DUYỆT Nguyễn Thành Chung Ngày .. tháng ..năm . NGƯỜI SOẠN Ngày soạn: ............. Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Nắm được cách viết bài văn NL về một hiện tương đời sống, biết vận dụng các thao tác lập luận để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. 2. Về kĩ năng: - Ôn tập, củng cố và nâng cao những kiến thức và kỹ năng đã học. - Nhận diện hiện tượng đời sống được nêu ra trong 1 số văn bản nghị luận. Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về 1 hiện tượng đời sống. - Về kĩ năng sống: Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. 3. Về thái độ, phẩm chất: - Về thái độ: Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống. - Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực: Hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: -. Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ; năng lực hợp tác II. Chuẩn bị bài học: 1. Đối với giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1; Thiết kế bài giảng. 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, Vở soạn văn, Vở ghi. III. Tiến trình bài học Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1- Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế cho một bài học với sự khởi đầu vui vẻ: Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm; Kĩ thuật: công não, phòng tranh. Bước 1: GV cho HS xem slide về một số hiện tượng, hãy gọi tên các hiện tượng trong trong slide ? Bước 2: HS dựa vào hiểu biết của bản thân suy nghĩ,thảo luận, thống nhất đáp án. Bước 3: GV gọi hs đại diện nhóm trả lời, gọi hs đại diện nhóm khác nhận xét. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, cho điểm miệng. Hoạt động 2- Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: Học sinh nắm được những kĩ năng chính khi làm bài văn NLXH về 1 hiện tượng đời sống. - Phương tiện: máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu h/s: Em hãy nhắc lại các bước chính khi thực hiện viết bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Mỗi cá nhân xem lại kiến thức bài cũ và kinh nghiệm làm bài để tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs trả lời câu hỏi. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức (máy chiếu) Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý: - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập phân tích đề và tìm ý cho bài văn NL một hiện tượng đời sống . Gv chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1,4: Phân tích đề cho đề văn. Nhóm 2,3: Lập dàn ý cho đề văn Đề bài: Anh(chị) suy nghĩ gì về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: bầu nhóm trưởng, thư kí, thảo luận nhóm, ghi câu trả lời vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức:( chiêu hình ảnh đáp án) Hoạt động 4: Vận dụng GV hướng dẫn HS vận dụng Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà để trả lời câu hỏi: Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. Phương pháp: Làm bài ở nhà, nộp bài thu hoạch. GV Yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau. HS thực hiện yêu cầu: “Một số người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, mặc dù số tai nạn giao thông ngày càng nhiều.” Anh(chị) suy nghĩ gì về hiện tượng đó? Hoạt động 5: Mở rộng, nâng cao GV hướng dẫn HS mở rộng, nâng cao Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà để trả lời câu hỏi. Mục tiêu: Hs mở rộng kiến thức của bài học. Phương pháp: làm bài thu hoạch GV Yêu cầu HS về nhà: Sư tầm dẫn chứng, và phân loại dẫn chứng theo từng nhóm vấn đề hiện tượng đời sống. HS gọi tên chính xác các hiện tượng: Bạo lực học đường Tai nạn giao thông Hôi bia. Ô nhiễm môi trường Sống ảo Tìm hiểu đề: Xác định vấn đề nghị luận/ Xác định kiểu bài Xác định phạm vi dẫn chứng 2.Các ý chính: +Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập +Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (). Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục. - Tình hình, thực trạng trên thế giới () - Tình hình, thực trạng trong nước () - Tình hình, thực trạng ở địa phương () + Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên. -Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội () - Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người () -Nguyên nhân khách quan () - Nguyên nhân chủ quan () + Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...) - Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận. - Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (). - Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại + Đề xuất những giải pháp: Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục. Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt): - Đối với bản thân -Đối với địa phương, cơ quan chức năng: - Đối với xã hội, đất nước: - Đối với toàn cầu + Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn,l ời nhắn gửi đến tất cả mọi người () Luyện tập. Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận: bạo lực học đường Kiểu bài: nghị luận về hiện tượng tiêu cực. Các ý chính: +Giới thiệu vấn đề :Vấn đề bạo lực học đường hiện đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận. +Nêu thực trạng vấn đề bạo lực học đường - số liệu :Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học  cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên Quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là “bình thường”. - Dẫn chứng: .Gần đây dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ .Clip nữ sinh THCS Lí Tự Trọng bị đánh hội đồng được tung lên mạng ngày 16-3-2015 đã gây bức xúc trong dư luận. + Nêu nguyên nhân của  vấn đề bạo lực học đường -Nguyên nhân khách quan: Một trong những nguyên nhân cơ bản là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người, đạo đức dần bị bỏ quên. Gia đình ít quan tâm giáo dục con cái. -Nguyên nhân chủ quan: Các bạn học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác. + Nêu hậu quả của bạo lực học đường -Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng. -Bạo lực học đường gây hậu quả nặng nề về tâm lí ,sức khỏe, học tập của nạn nhân - Gây mất đoàn kết trong tập thể +Nêu giải pháp khắc phục – Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp.Sau đó là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Hãy xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. -Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng. -Mỗi bạn học sinh cần nhận thức đúng đắn về hậu quả/ tác hại của bạo lực học đường để xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết  + Liên hệ bản thân. Vận dụng: Một số người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, mặc dù số tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Anh(chị) suy nghĩ gì về hiện tượng đó? *Gợi ý : -Không đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật giao thông. -Vì sao vẫn có hiện tượng đó: Vì thiếu điều kiện mua mũ bảo hiểm?Vì đội mũ không đẹp?Vì coi thường tính mệnh?Vì không đánh giá đúng nguy hiểm khi di đường?hay vì 1 lí do nào khác? Mở rộng, nâng cao: HS làm việc ở nhà *. Dặn dò: HS làm bài tập về nhà *. Rút kinh nghiệm . NGƯỜI DUYỆT Nguyễn Thành Chung Ngày .. tháng ..năm . NGƯỜI SOẠN Ngày soạn: ............. Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Nắm được cách viết bài văn NL về một hiện tương đời sống, biết vận dụng các thao tác lập luận để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. 2. Về kĩ năng: - Ôn tập, củng cố và nâng cao những kiến thức và kỹ năng đã học. - Nhận diện hiện tượng đời sống được nêu ra trong 1 số văn bản nghị luận. Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về 1 hiện tượng đời sống. - Về kĩ năng sống: Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. 3. Về thái độ, phẩm chất: - Về thái độ: Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống. - Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực: Hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: -. Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ; năng lực hợp tác II. Chuẩn bị bài học: 1. Đối với giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1; Thiết kế bài giảng. 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, Vở soạn văn, Vở ghi. III. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1- Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế cho một bài học với sự khởi đầu vui vẻ: Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm; Bước 1: GV cho HS Khái quát yêu cầu tìm hiểu đề, lập dàn ý.? GV chia lớp thành 2 nhóm 1,3, ; 2,4 Bước 2: HS dựa vào hiểu biết của bản thân suy nghĩ,thảo luận, thống nhất đáp án. Bước 3: GV gọi hs đại diện nhóm trả lời, gọi hs đại diện nhóm khác nhận xét. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, cho điểm miệng. Hoạt động 2- Ôn tập - Mục tiêu: Học sinh nắm được những kĩ năng chính khi làm bài văn NLXH về 1 hiện tượng đời sống. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu h/s: Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau:             "Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có "khuôn mặt ưa nhìn" đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ..."                           (Theo Nỗi sợ hãi không muốn "học làm người" - Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Mỗi cá nhân xem lại kiến thức bài cũ và kinh nghiệm làm bài để tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs trả lời câu hỏi. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức (máy chiếu) Hoạt động 3: Luyện tập đề 2 - Mục tiêu: rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý: - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập phân tích đề và tìm ý cho bài văn NL một hiện tượng đời sống . Gv chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1,4: Phân tích đề cho đề văn. Nhóm 2,3: Lập dàn ý cho đề văn "Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt"                                                                                                     (M.L.King) Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về  ý kiến trên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: bầu nhóm trưởng, thư kí, thảo luận nhóm, ghi câu trả lời vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức:( chiêu hình ảnh đáp án) Hoạt động 4: Vận dụng GV hướng dẫn HS vận dụng Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà để trả lời câu hỏi: Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. Phương pháp: Làm bài ở nhà, nộp bài thu hoạch. GV Yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau. HS thực hiện yêu cầu: “Một số người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, mặc dù số tai nạn giao thông ngày càng nhiều.” Anh(chị) suy nghĩ gì về hiện tượng đó? Hoạt động 5: Mở rộng, nâng cao GV hướng dẫn HS mở rộng, nâng cao Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà . Đề số 3:          “Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.  Xin tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa:“Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”. Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”. (Trích Ngôn ngữ chat - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)             Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”, như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ ý kiến của mình về việc này. Mục tiêu: Hs mở rộng kiến thức của bài học. Phương pháp: làm bài thu hoạch GV Yêu cầu HS về nhà: Sư tầm dẫn chứng, và phân loại dẫn chứng theo từng nhóm vấn đề hiện tượng đời sống. 1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Bước 1: Tìm hiểu đề   Xác định ba yêu cầu: + Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.) ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? +  Yêu cầu về phương pháp : Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận) + Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn). Bước 2: Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị  luận b. Thân bài: - Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng -  Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh             - Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)    - Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực) c. Kết bài - Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân Đề số 1: Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau:             "Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có "khuôn mặt ưa nhìn" đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ..."                           (Theo Nỗi sợ hãi không muốn "học làm người" - Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013) Phân tích đề - Yêu cầu về nội dung: Bàn về hiện tượng một thiếu nữ...cho cả thế giới "chiêm ngưỡng" -> Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,... - Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. - Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội. Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn. b. Thân bài: * Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng  - Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,... * Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh - Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí không ít (dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông). - Nguyên nhân: + Khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Những ảnh hưởng của phim ảnh, intrernet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến,... + Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa. * Hậu quả của hiện tượng: + Gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"..., tác động không tốt đến giới trẻ + Bản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận xã hội... * Giải pháp khắc phục:  + Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ gìn truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". + Những hình ảnh phản cảm trên cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khác, nhắc nhở,... (Lưu ý cần đưa dẫn chứng thực tế để chứng minh) c.  Kết bài: Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận. - Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp nững giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn". - Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn. Đề số 2: "Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt"                                                                                                                    (M.L.King) Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về  ý kiến trên.             Phân tích đề - Yêu cầu về nội dung: Bàn về sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu-bệnh cô cảm. - Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. - Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội. Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn: Sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu và căn bệnh cô cảm. b. Thân bài: * Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng - Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị - Sự im lặng của người tốt là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng -> bệnh vô cảm -> Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay. Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu. * Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh - Thực trạng: hiện tượng khá phổ biến trong xã hội + lời nói, hành động của những kẻ xấu (d/c) + sự im lặng đáng sợ của những người tốt - bệnh thờ ơ, vô cảm - Nguyên nhân của hiện tượng: + Những kẻ xấu, những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội chỉ mong vụ lợi cho bản thân, không nghĩ đến người khác, không quan tâm tới tập thể ( d/c) - Trước những bất công, vô lí, điều xấu xa đang xảy ra, trước nỗi đau của người khác người vô cảm không có phản ứng gì bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.             Tại sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin... * Hậu quả của hiện tượng: - Lời nói, hành dộng của kẻ xấu, sự thờ ơ vô cảm làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp (d/c) * Giải pháp khắc phục:    + Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp + Cần phê phán quyết liệt và nghiêm khắc nhắc nhở những cá nhân có hành vi xấu, vô cảm c. Kết bài: - Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình. Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác, không có thái độ sống thờ ơ, vô cảm - Ủng hộ việc làm của những người tốt, có ý thức bảo vệ người khác để xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Đề số 3:          “Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.  Xin tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa:“Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”. Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là nhữn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an tong hop_12476009.doc
Tài liệu liên quan