BUỔI:11
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Các hiểu được thế nào là văn bản nhật dụng; các đề tài mà các văn bản nhật dụng thường hướng tới
- Có ý thức quan tâm, tìm hiểu những vấn đề ý nghĩa thiết thực đang diễn ra trong đời sống thường ngày
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu các văn bản nhật dụng .
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:
Thế nào là đoạn QN? Cách viết đoạn văn QN? Đọc đoạn QN mà em đã viết.
3. Bài mới
Trên cơ sở phần chuẩn bị kiến thức ở nhà, GV tổ chức cho HS báo cáo theo tổ các kiến thức đã tìm hiểu được về VBND
- Nhóm 1: Trình bày khái niệm VBND.
- Nhóm 2: Đặc điểm của VBND
- Nhóm 3: Các VBND đã học trong chương trình Ngữ văn 6,7 (tên VB, tác giả, nội dung, hình thức thể hiện)
- Nhóm 4: Các VBND đã học trong chương trình Ngữ văn 8,9 (tên VB, tác giả, nội dung, hình thức thể hiện)
Sau mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV chốat kiến thức.
90 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tự chọn Văn 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh, từ tượng hình có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong đoạn
d. “Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là người lương thiện và giầu lòng tự trọng ».
Hãy viết tiếp khoảng 10 câu để tạo thành đoạn diễn dịch làm rõ cho nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng CMR và phép lặp. Gạch chân, ghi chú thích TV.
Gợi ý mục d:
H: Xác định y/c của đề văn trên?
H: Để làm rõ cho LĐ trên, em cần triển khai mấy ý, là những ý nào?
+ HS suy nghĩ, trả lời: 2 ý
- LH là người lương thiện
- LH giàu lòng tự trọng
H: Đề yêu cầu tích hợp với kiến thức TV nào? Kiến thức ấy đã có trong các ý vừa tìm? (Nếu có là ý nào? Nếu chưa có thì em định tích hợp kiến thức ấy vào ý nào là phù hợp?)
H: Khi viết đoạn văn hoàn chỉnh, cần đảm bảo những yêu cầu nào?
(Đảm bảo y/c về ND&HT)
- HS viết bài, sau khoảng 8p, gọi 2-3 HS đọc đoạn văn của mình, lớp nhận xét, GV chốt kiến thức, cho điểm bài viết tốt.
Bài 2
a. Những câu văn trên trích trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao.
b. Nội dung chính của đoạn văn trên là miêu tả nỗi đau khổ, dằn vặt của LH sau khi bán chó.
c. Các từ tượng thanh, từ tượng hình có trong đoạn trích: ầng ậc, co rúm, móm mém, hu hu => tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ này: miêu tả rõ nét vẻ mặt, sự đau khổ của LH sau khi bán chó
d.Viết đoạn văn: cần đảm bảo các ý sau:
+ CCĐ: Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là người lương thiện và giầu lòng tự trọng
+ Câu khai triển :
- Lão yêu thương con chó như con như cháu (DC)
- Phải bán chó, lão vô cùng đau đớn, dằn vặt, xót xa (DC)
- Lão thà nhịn đói chứ nhất định không tiêu vào tiền vào số tiền mà lão dành dụm cho con.
- Lão kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo, người rất thân tình với lão
- Lão không muốn hàng xóm nghèo phải phiền luỵ về cái xác già của mình (lão gửi ông giáo tiền lo ma chay cho mình)
- Và cuối cùng, khi tuyệt đường sinh sống, lão chọn cái chết bất ngờ, đau đớn, dữ dội để giữ trọn phẩm giá của mình. Và có lẽ đây cũng là cách lão chọn để tạ lỗi với cậu Vàng.
+Yêu cầu TV:
- CMR: gạch chân
- Phép lặp: Lão
+ Viết đoạn: HS tự viết
4. Củng cố
- Nhắc lại qui trình viết đoạn văn cho sẵn câu C Đ.
- Viết hoàn thiện các đoạn văn trong bài họ
Ngày soạn:15/11/18
Ngày giảng: 21/11/18
Buổi 7
LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH
CHO SẴN CÂU CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS củng cố, ôn luyện cách xây dựng đoạn văn diễn dịch cho sẵn câu chủ đề
- Rèn kĩ năng viết câu, dựng đoạn
- Giáo dục học sinh ý thức trung thực, tự giác trong học tập
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ và đời sống tâm hồn, tình cảm cho các em.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Thế nào là đoạn diễn dịch? - Nhắc lại qui trình viết đoạn văn cho sẵn câu CĐ.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hởi bên dưới:
“Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá .... thơm tho lạ thường”
a. Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
c. Tìm các từ thuộc 2 trường từ vựng khác nhau có trong đoạn văn trên.
d. Phần cuối đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) đã ghi lại cảm giác sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của chú bé Hồng khi được gặp mẹ và ở trong lòng mẹ.
Hãy viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn diễn dịch làm rõ cho nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng CMR và từ tượng thanh, từ tượng hình. Gạch chân, ghi chú thích TV.
Gợi ý mục d:
H: Xác định y/c của đề văn trên?
H: Để làm rõ cho LĐ trên, em cần triển khai mấy ý, là những ý nào?
+ HS suy nghĩ, trả lời: 2 ý
- LH là người lương thiện
- LH giàu lòng tự trọng
H: Đề yêu cầu tích hợp với kiến thức TV nào? Kiến thức ấy đã có trong các ý vừa tìm? (Nếu có là ý nào? Nếu chưa có thì em định tích hợp kiến thức ấy vào ý nào là phù hợp?)
H: Khi viết đoạn văn hoàn chỉnh, cần đảm bảo những yêu cầu nào?
(Đảm bảo y/c về ND&HT)
- HS viết bài, sau khoảng 8p, gọi 2-3 HS đọc đoạn văn của mình, lớp nhận xét, GV chốt kiến thức, cho điểm bài viết tốt.
Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
“Sau khi thằng con đi ... lão cũng có được một trăm đồng bạc”
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Tìm các từ ngữ địa phương có trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ ấy?
“LH là một câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp.”.
Dựa vào văn bản, đoạn trích hãy viết tiếp khoảg 10 câu để tạo thành một đoạn văn DD hoàn chỉnh làm rõ cho nhận định trên, trong đoạn có sử dụng CG và phép lặp. Gạch chân, ghi chú thích TV.
Bài 3
a. Những câu văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng)
b. Nội dung chính của đoạn văn trên là ghi lại những cảm nhận của Hồng về h/a người mẹ sau bao ngày xa cách
c. Các từ thuộc 2 trường từ vựng khác nhau có trong đoạn văn trên.
- Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người: nách, gương mặt, đôi mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
- Trường từ vựng chỉ cảm giác của con người: sung sướng, tươi đẹp, ấm áp, mơn man, thơm tho.
d.Viết đoạn văn: cần đảm bảo các ý sau:
+ CCĐ: Nhận định
+ Câu khai triển :
- Lúc tan trường, chỉ thoáng nhìn thấy người phụ nữ giống mẹ: Hồng cất tiếng gọi thảng thốt, bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi! Tiếng gọi cuống quýt, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hi vọng; tiếng gọi vang lên giữa đường thể hiện sự khát khao tình mẹ, gặp mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của của đứa trẻ mồ côi.
- Khi bất ngờ gặp mẹ, những bước chân vội vã, cuống cuồng đuổi theo xe mẹ, thở hồng hộc,đến ríu cả chân lại, Được mẹ xốc nách lên xe Hồng xúc động nghẹn ngào, “òa khóc nức nở”, trái tim non nót với bao khát khao cháy bỏng được gặp mẹ nay như run lên, vỡ òa trong niềm sung sướng.
- Đoạn văn cực tả niềm sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man được nằm trong lòng mẹ, được cảm nhận tình yêu thương mẹ con bằng tất cả các giác quan: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đó là những giây phút thần tiên hạnh phúc hiếm hoi nhất, đẹp nhất của con người. Người mẹ với đứa con thật vĩ đại, cao cả mà thân thương gần gũi,máu mủ ruột già biết bao.
- Trong lòng mẹ, trong hạnh phúc dạt dào, tất cả những phiền muộn, những sầu đau, tủi hổ cũng chỉ như bọt bong bóng xà phòng, như cái chớp mắt, như áng mây vội qua,cũng quên phắt đi mà thôi!
+Yêu cầu TV:
- CMR: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ sau bao ngày xa cách, tủi hờn khiến Hồng thêm bối dối, xúc động, nghẹn ngào.
- Từ tượng thanh; hồng hộc, nức nở
- Từ tượng hình: cuống cuồng
+ Viết đoạn: HS tự viết
2. Bài 4
a. Đoạn văn ghi lại những suy nghĩ, tính toán của LH sau khi thằng con lão bỏ đi đồn điền cao su.
b. Các từ ngữ địa phương có trong đoạn văn là: mồ ma, tậu, mọi thức, lớp trước, bòn vườn, chắc mẩm
- Việc sử dụng hang loạt những từ ngữ này cho thấy sự phong phú trong lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động vùng đồng bằng bắc bộ.
c. Đoạn văn có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý sau:
- CCĐ: nhận định
+ Ý khai triển:
- Khi con phẫn chí ra đi, lão nhớ thương, mong ngóng, lo cho con (DC)
- Lão day dứt, ân hận vì mình chưa làm tròn trách nhiệm với con
- Lão làm thuê kiếm sống, dành dụm tiền cho con (DC)
- Lão âm thầm lựa chọn cái chết để giữ lại mảnh vườn cho con (DC)
4. Củng cố
- Nhắc lại qui trình viết đoạn văn cho sẵn câu C Đ.
- Viết hoàn thiện các đoạn văn trong bài học
Ngày soạn:..................
Ngày giảng:
BUỔI 8 : VIẾT ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH
KHÔNG CHO SẴN CÂU CHỦ ĐỀ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS biết cách xây dựng đoạn văn diễn dịch không cho câu chủ đề
- Rèn kĩ năng viết câu, dựng đoạn theo yêu cầu cụ thể
- Giáo dục học sinh ý thức trung thực, tự giác trong học tập
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ và đời sống tâm hồn, tình cảm cho các em.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Nêu qui trình viết đoạn văn diễn dịch cho sẵn câu CĐ? Đọc một đoạn văn em đã viết có câu chủ đề.
3. Bài mới
H: Để viết đoạn văn không cho sẵn câu CĐ, em cũng cần tuân thủ theo qui trình nào?
H: Khi xác định yêu cầu viết đoạn văn, em cần chú ý đến những y/c nào?
Về HT: Đoạn văn viết theo cách nào? Bao nhiêu câu? Kiến thức TV cần tích hợp là gì?
Về ND: Đoạn văn viết về ND (chủ đề) gì?
Tư liệu: Dựa vào đâu để viết được đoạn văn ấy?
H: Theo em, để viết được văn diễn dịch không cho sẵn câu CĐ thì ý đầu tiên em cần tìm là gì? (Tìm câu chủ đề)
H: Tìm câu CĐ trong trường hợp này bằng cách nào?
H: Sau khi tìm được câu CĐ, việc cần làm tiếp theo là gì? (Tìm các ý khai triển)
H: Cách viết câu khai triển? (Căn cứ vào câu CĐ, lần lượt triển khai các ý làm rõ cho câu CĐ bằng cách trả lời các câu hỏi: Để làm rõ ý cho câu CĐ, em cần triển khai mấy ý? Là những ý nào?)
H: Sau khi đã tìm được các ý khai triển, ciệc tiếp theo em cần làm là gì? (Tìm yêu cầu TV)
H: Làm cách nào để viết được y/c TV? ( Tìm bằng cách trả lời các câu hỏi: Đề y/c tích hợp với kiến thức TV nào? Tìm xem trong các ý vừa triển khai đã có kiến thức TV ấy chưa? Nếu chưa có thì em định đưa kiến thức ấy vào ý nào là phù hợp nhất?)
H: Khi viết đoạn h/c, em cần lưu ý điều gì? (Đảm bảo được các y/c về ND&HT mà đề y/c)
H: Phần đọc và sửa lỗi, em cần chú ý đến những lỗi thường gặp nào? (Đoạn văn phải đảm bảo về HT: Chữ cái đầu đoạn phải viết hoa lùi đầu dòng; Trình bày sạch sẽ, KH; đủ số câu và y/c TV; lời văn diễn đạt trong sáng, mạch lạc)
H: Theo em, cách viết đoạn văn không cho câu chủ đề có gì giống và khác khi viết đoạn văn cho sẵn câu CĐ?
Giống: Tuân theo qui trình viết đoạn nói chung
Khác: Phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để viết câu CĐ hợp lí
I. Cách viết đoạn văn không cho câu CĐ
*Tuân theo qui trình 5 bước
- B1: Tìm hiểu đề
+ Về HT:
+ Về ND:
+ Tư liệu:
- B2: Tìm ý:
+ Tìm câu chủ đề: bằng cách đặt và trả lời CH
Nếu đề cho là một đoạn thơ (văn) => Đặt CH: Đoạn thơ văn viết về vấn đề gì?
Nếu đề cho là nhân vật => Đặt CH: Nhân vật trong tp nào? Của ai? Có đặc điểm gì nỏi bật?
+ Tìm các ý khai triển: Căn cứ vào câu CĐ, lần lượt triển khai các ý làm rõ cho câu CĐ
- B3: Tìm yêu cầu TV (nếu có)
- B4: Viết đoạn văn: Đảm bảo được các y/c về ND&HT mà đề y/c
* Lưu ý: Khi viết đoạn đảm bảo được các yêu cầu về ND&HT.
- B5: Đọc, sửa lỗi
II. Luyện tập
Bài 1
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vị thiền sư và chú tiểu
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi. Nhưng vị thiền sư không nói với ai mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra và quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình. Vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, chú đứng im chờ những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ, vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya, sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
a. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện?
GỢI Ý
- Câu chuyện có mấy nhân vật?
- Chú tiểu mắc phải lỗi lầm gì?
- Vị thiền sư đã ứng xử với lỗi lầm của chú tiểu ra sao?
- Cách cư xử của vị thiền sư có tác động và ý nghĩa ntn đối với chú tiểu?
- Từ đây, em có suy nghĩ gì về nội dung, ý nghĩa và thông điệp mà câu chuyện gửi đến mỗi chúng ta?
b. Từ câu chuyện trên và thực tế đời sống, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về lòng khoan dung.
GỢI Ý
H: Xác định y/c bài tập
Về HT? (Đoạn DD)
Về ND? (Suy nghĩ về lòng khoan dung)
Về tư liệu?
H: Đề có sẵn câu CĐ chưa? (chưa)
H: Vậy để viết được đoạn văn diễn dịch về lòng khoan dung, ý trước tiên em cần tìm là gì?
(viết câu CĐ?)
H: Vậy để viết được đoạn văn diễn dịch về lòng khoan dung, em cần triển khai mấy ý? Là những ý nào?
+ Khoan dung là gì?
+ Tại sao con người sống cần có lòng khoan dung?
+ Đối lập với khoan dung là gì?
+ Liệu khoan dung có phải là đồng lõa, bao che cho những hành động, việc làm sai trái??
H: Khi viết đoạn văn, em cần chú ý điều gì?
(- Đảm bảo về HT: đúng đoạn diễn dịch, đủ số câu, có từ ghép, từ láy
- Về ND: đảm bảo các ý vưa tìm)
(HS tự viết, sau khoảng 15p, gọi một số em đọc bài viết của mình,
- GV: đánh giá, ghi điểm
1. Bài 1
a. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
* Chú tiểu là người mắc lỗi làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi
=> Hành động đó mang ý nghĩa biểu trưng cho những lỗi lầm của con người trong cuộc sống.
* Cách cư xử của vị thiền sư:
Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống.
Không quở phạt, trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm, lo lắng.
=> Qua đó cho thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
=> Câu chuyện cho ta bài học quý giá về lòng khoan dung. Lòng khoan dung nếu đặt đúng chỗ sẽ có tác dụng to lớn hơn mọi sự trừng phạt, nó tác động mạnh mẽ, tích cực đến nhận thức con người, cảm hóa con người. => câu chuyện có mang giá trị nhân văn, gợi nhiều suy ngẫm sâu sắc.
b. Viết đoạn văn
* Về HT: Viết đúng đoạn diễn dịch, đủ số câu, có tích hợp kiến thức tiếng Việt; lời văn diễn đạt trong sang, mạch lạc, không sai mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
* Về ND: Các em có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song đoạn văn trình bày được các ý cơ bản sau:
- CCĐ: Khoan dung là một thái độ,một phong cách sống đẹp cần có trong cuộc sống.
+ Các ý khai triển
- Khoan dung là tha thứ, rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình.
- Trong cuộc đời mỗi người ai cũng từng có lần mắc lỗi giống như hành động của chú tiểu vượt tường trốn ra ngoài chơi. Bởi vậy, chúng ta cần phải có lòng khoan dung giống như vị thiền sư trong câu chuyện.
- Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản. Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác. Giống như chú tiểu trong câu chuyện: "Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó''
- Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp, giúp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp với mọi người xung quanh.
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
- Mỗi chúng ta cần biết sống khoan dung, nhân ái. Bởi sống khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình.
4. Củng cố
- Nhắc lại qui trình viết đoạn DD không cho CCĐ?
5. HDVN
- Học bài, nắm chắc qui trình viết đoạn văn DD không cho CCĐ.
- Vận dụng, viết được những đoạn văn theo yêu cầu.
Ngày soạn:..................
Ngày giảng:
BUỔI 9:
LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN
KHÔNG CHO SẴN CÂU CHỦ ĐỀ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS ôn lại cách xây dựng đoạn văn không cho câu chủ đề
- Rèn kĩ năng viết câu, dựng đoạn theo yêu cầu cụ thể
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ và đời sống tâm hồn, tình cảm cho các em.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Nêu qui trình viết đoạn văn diễn dịch không cho sẵn câu CĐ? Đọc một đoạn văn em đã viết có câu chủ đề.
3. Bài mới
Bài 2:
a. Trong bài thơ “Con cò”, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Dựa vào những câu thơ trên và thực tế đời sống, hãy viết một đoạn văn DD 10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về Tình mẫu tử. Trong đoạn có sử dụng CMR và phép nối (ghi chú thích)
b. Tìm thêm các dẫn chứng là thơ văn, ca dao ... viết về tình mẫu tử
- Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
- Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng cho đành dạ con
- Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật như đường mía lau
.............
Bài 3
Cho đoạn văn sau:
" Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.... Mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
1. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào ? Của ai?
2. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.
3. Tìm 2 trường từ vựng trong đoạn văn trên?
4. Từ đoạn trích trên và thực tế đời sống, hãy viết một đoạn văn DD ghi lại cảm nhận của em về ngày đầu tiên đi học.
GV hướng dẫn HS làm phần 4.
H: Xác định y/c bài tập
Về HT?
Về ND?
Về tư liệu?
H: Đề có sẵn câu CĐ chưa? (chưa)
H: Vậy để viết được đoạn văn diễn dịch ghi lại cảm nhận về ngày đầu tiên đi học của mình, em cần tìm là gì?
(viết câu CĐ:?)
H: Hãy viết CCĐ cho đoạn văn trên? (Hs viết)
(Ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm tuổi thơ đẹp, hồn nhiên và ấn tượng nhất trong tôi)
H: Vậy để viết được đoạn văn diễn dịch về k/n ngày đầu tiên đi học., em cần triển khai mấy ý? Là những ý nào?
+ Hôm dó là một ngày ntn?
+ Ai đưa em đến trường?
+Đi bằng phương tiện gì?
+ Ngôi trường hiện ra như thế nào?
+ Tâm trạng, cảm xúc của em?
+ Buổi học ấy diễn biến ra sao?
+ Để lại trong em ấn tượng gì?
Bài 2
Tình Mẫu tử - Tình mẹ con, xưa nay vẫn được coi là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.” Chỉ bằng 2 câu thơ ngắn (gói gọn trong 16 tiếng), nhà thơ Chế Lan Viên đã giúp ta hiểu rõ hơn sự cao cả của tình mẹ. Vâng, con dù đã lớn, đã trưởng thành nhưng con mãi mãi “vẫn là con của mẹ”. Tình thương yêu của mẹ dành cho con vẫn luôn tràn đầy, không bao giờ vơi cạn. Và dù có “đi hết đời” (sống trọn cả cuộc đời) thì tình thương của mẹ với con vẫn còn sống mãi, “vẫn theo con” để quan tâm, lo lắng, giúp đỡ con, dẫn đường chỉ lối và tiếp cho con thêm sức mạnh, giúp con chống chọi và vượt qua mọi thử thách của cuộc đời.Thế mới biết, tình mẹ bao la như biển Thái Bình...Thế mới biết, tình mẹ dành cho con thật là to lớn, thật là vĩ đại và bất tử.
3. Bài 3
1. Đoạn văn trên nằm trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
2. Đoạn văn ghi lại tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình vào mỗi dịp cuối thu, khi nhìn thấy những em nhỏ “rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường” .
3. Tìm 2 trường từ vựng trong đoạn văn
- Trường chỉ tâm trạng, cảm xúc của con người: mơn man, tưng bừng, rộn rã
- Trường chỉ người: mẹ, em nhỏ, tôi
4. Đoạn văn có thể triển khai các ý sau:
- CCĐ: Ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm tuổi thơ đẹp, hồn nhiên và ấn tượng nhất trong tôi
- Câu khai triển:
+ Tôi còn nhớ như in, hôm đó là một buổi sáng mùa thu đẹp trời: gió heo may lành lạnh, bầu trời trong sáng, mây nhởn nhơ bay.
+ Tôi xúng xính trong bộ đồng phục mới tung tăng theo mẹ đến trường
+ Sau một hồi đi bộ, ngôi trường làng hiện ra trước mắt tôi uy nghiêm, sừng sững như một tòa lâu đài
+ Tôi thấy rất nhiều bạn bè, thầy cô mới lên càng lúng túng, e ngại
+ Được mẹ động viên, tôi mạnh dạn theo cô giáo xếp hàng vào lớp
+ Tôi được cô giới thiệu và làm quen với các bạn mới
+ Buổi học qua đi nhanh chóng, nhưng cái ấn tượng về ngày đầu tiên đi học ấy vẫn còn mãi trong tôi.
4. Củng cố
- Cho biết qui trình viết đoạn DD không cho CCĐ?
5. HDVN
- Học bài, nắm chắc qui trình viết đoạn văn DD không cho CCĐ.
- Vận dụng, viết được những đoạn văn theo yêu cầu.
Ngày soạn:..................
Ngày giảng:
BUỔI 10:
VIẾT ĐOẠN TỔNG- PHÂN- HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Các em được thế nào là đoạn T-P-H; cách viết đoạn văn T-P-H.
- GD cho các em ý thức tự giác, tích cực trong học tập
- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh, .
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Thế nào là đoạn QN? Cách viết đoạn văn QN? Đọc đoạn QN mà em đã viết.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Hãy nhắc lại: thế nào là đoạn T-P-H?
H: Từ k/n, em hãy sơ đồ hóa đoạn T-P-H bằng một mô hình?
( HS làm theo nhóm ra bảng phụ, sau 3p mời các nhóm đưa ra kết quả. GV chốt kiến thức)
HS THẢO LUẬN
H: Theo em, câu CĐ bậc 1 và câu CĐ bậc 2 (câu chốt) trong đoạn T-P-H có gì giống và khấc nhau? Cách viết kiểu câu này?
(Các em làm theo nhóm bàn, sau 3 phút, mời các nhóm báo cáo, lớp nhận xét, GV chốt kiến thức)
CÁCH VIẾT CÂU CHỦ ĐỀ
- Câu CĐ bậc1: Thường là câu giới thiệu ND chủ yếu sẽ viết ở thân đoạn: Câu TT ngắn gọn, có đủ 2 thành phần)
+ Khổ (bài) thơ vị trí nào? Của ai? // có nội dung gì? (CĐ của đoạn)
+ Nhân vật trong tp nào? Của ai? // có đặc điểm gì nổi bật? (căn cứ vào CĐ của đoạn)
- Câu CĐ bậc 2 (câu chốt): Thường là câu khảng định CĐ đã được làm rõ ở thân đoạn => câu tương đối dài, nên sử dụng các phép tu từ cú pháp để nêu ấn tượng (Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, câu phủ định để khảng định....)
H: Khi xác định yêu cầu viết đoạn văn, em cần chú ý đến những y/c nào?
Về KN: Đoạn văn viết theo cách nào? Bao nhiêu câu? Kiến thức TV cần tích hợp là gì?
Về KT: Đoạn văn viết về ND (chủ đề) gì?
Tư liệu: Dựa vào đâu để viết được đoạn văn ấy?
H: Cách tìm ý đoạn T-P-H ra sao?
H: Sau khi tìm đủ các ý, bước tiếp theo cần làm là gì? (Tìm y/c TV)
H: Làm cách nào để viết được y/c TV? ( Tìm bằng cách trả lời các câu hỏi: Đề y/c tích hợp với kiến thức TV nào? Tìm xem trong các ý vừa triển khai đã có kiến thức TV ấy chưa? Nếu chưa có thì em định đưa kiến thức ấy vào ý nào là phù hợp nhất?)
H: Khi viết đoạn h/c, em cần lưu ý điều gì? (Đảm bảo được các y/c về KN&KT mà đề y/c)
H: Phần đọc và sửa lỗi, em cần chú ý đến những lỗi thường gặp nào? (Đoạn văn phải đảm bảo về HT: Chữ cái đầu đoạn phải viết hoa lùi đầu dòng; Trình bày sạch sẽ, KH; đủ số câu và y/c TV; lời văn diễn đạt trong sáng, mạch lạc)
Bài 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc quả là một tội ác.”
a. Những câu văn trên trích từ tp nào? Của ai?
b. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
c. Cho CCĐ sau: “Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho bản thân người hút mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người xung quanh”.
- Cho biết đoạn văn trước đó viết về vấn đề gì?
- Đoạn văn có CCĐ đó viết về vấn đề gì?
- Dựa vào văn bản, đoạn trích và hiểu biết của bản thân. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu để tạo thành đoạn T-p-h làm rõ cho CCĐ trên. Trong đoạn có sử dụng CMR và phép lặp. Gạch chân, ghi chú thích TV.
GV hướng dẫn HS làm bài c
H: ề đạo đức, lối sống?
H: Hãy viết câu chốt cho đoạn văn trên?
- Tác hại của thuốc lá là vô cùng to lớn và không thể chối cãi, vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế tác hại ghê gớm này?
H: Phần kiến thức TV, em định viết trong ý nào?
H: Dựa trên các ý vừa tìm, em hãy viết thành đoạn văn theo yêu cầu.
( GV dành khoảng 8-10 phút đẻ HS viết bài.
Gọi 1 số em trình bày, lớp nhận xét, GV kết luận, tuyên dương ghi điểm bài viết tôt, uốn nắn, sửa chữa những bài chưa tốt)
Bài 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu ...đỡ buồn một chút.”
a. Những câu văn trên trích từ tp nào? Của ai?
b. Tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn 5 -7 câu.
c. Tìm thán từ trong đoạn văn và cho bết tác dụng của nó
d. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách t-p-h để làm rõ cho số phận đau thương, bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Trong đoạn có sử dụng CG và phép lặp. Gạch chân, ghi chú thích TV.
GV hướng dẫn HS làm bài c
H: Xác định y/c bài tập
Về HT?
Về ND?
Về tư liệu?
H: Căn cứ vào yêu cầu của đề, hãy tìm các ý cần khai triển làm rõ cho nội dung đoạn văn?
H: Phần kiến thức TV, em định viết trong ý nào?
H: Dựa trên các ý vừa tìm, em hãy viết thành đoạn văn theo yêu cầu.
( GV dành khoảng 8-10 phút đẻ HS viết bài.
Gọi 1 số em trình bày, lớp nhận xét, GV kết luận, tuyên dương ghi điểm bài viết tôt, uốn nắn, sửa chữa những bài chưa tốt)
I. Kiến thức cơ bản
1. Khái niệm
- Đoạn T-P-H: Là cách trình bày đoạn văn đi từ ý chính, ý khái quát (câu chủ đề) đến các ý nhỏ, ý cụ thể (các câu khai triển) và phần kết đoạn có câu chốt khảng định, nhấn mạnh chủ đề của đoạn.
Mô hình đoạn T-P-H
A(câu CĐ bậc 1)
A1 A2.. An (câu khai triển)
A (câu CĐ bậc 2)
=> Như vậy: Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
2. Cách viết đoạn T-P-H
Tuân theo qui trình 5 bước
- B1: Tìm hiểu đề
+ Về KN:
+ Về KT:
+ Tư liệu:
- B2: Tìm ý:
+ Tìm câu chủ đề bậc 1
+ Tìm các ý khai triển: căn cứ vào câu C Đ
+ Tìm câu chủ đề bậc 2: Căn cứ vào y/c của đề và các ý vừa tìm để viết câu chốt cho phù hợp
- B3: Tìm yêu cầu TV (nếu có)
- B4: Viết đoạn văn: Đảm bảo được các y/c về ND&HT mà đề y/c
* Lưu ý: Khi viết đoạn T-P-H, trước câu CĐ bậc 2 nên dùng các từ ngữ mang ý nghĩa tổng kết, khái quát như: tóm lại, nói tóm lại, vì vậy, cho nên
- B5: Đọc, sửa lỗi
II. Luyện tập
1. Bài 1
a. Những câu văn trên trích từ tp “Ôn dịch, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện
b. Nội dung chính của đoạn văn trên là làm rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của những người xung quanh (người hút thuốc thụ động).
c. Đoạn văn trước CCĐ viết về tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút
- Đoạn văn có CCĐ đó viết về tác hại của thuốc lá đối với những người xung quanh.
* Viết đoạn văn: Có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an tu chon van 8_12513168.docx