Giáo án tự chọn Vật lí 6 tiết 1 đến 9 - GV: Nguyễn Thị Hoa

TIẾT 7. BÀI TẬP LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG

I. Mục tiêu

- Củng cố và khắc sâu cho HS về khái niệm lực, về hai lực cân bằng. HS biết và lấy được ví dụ về lực, về hai lực cân bằng.

- Rèn kĩ năng sử dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương chiều, lực cân bằng.

II. Chuẩn bị:

 GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu.

 HS: Học nội dung các bài 6

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp tiết dạy)

3. Dạy bài mới:

ĐVĐ: Ở tiết học trước các em đã học về lực, hai lực cân bằng. Tiết học này cô cùng các em hệ thống lại kiến thức đã học và đi giải một số bài tập vận dụng kiến thức đó.

 

docx23 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tự chọn Vật lí 6 tiết 1 đến 9 - GV: Nguyễn Thị Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bài cho để gt? GV: Treo bảng phụ nội dung bài tập 4 Thảo luận nhóm HS: Đại diện nhóm TL, nhóm khác NX Thống nhất câu TL đúng 1) Giới hạn đo 2) Độ chia nhỏ nhất 3) Thước dây 4) Ước lượng độ dài 5) Cen ti mét GV:Từ trong cột dọc màu đậm là gì? HS: Độ dài * Củng cố: Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung gì? Bài 1: Chọn từ thích hợp cho chỗ trống của các câu sau: 1-Dụng cụ đo độ dài thường dùng là: ...................................................................... 2- Đơn vị chính để đo độ dài là: ...................................................................... 3- Khi đo độ dài của một vật bằng thước dài, người ta thường làm như sau: a) ...................... độ dài cần đo. b) chọn thước đo có ................................ thích hợp. c) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ....................... với vạch số 0 của thước. d) Đặt mắt nhìn theo hướng ......................... với cạnh thước ở đầu kia của vật. e) Đọc và ghi kết quả đo theo ..................... .......với đầu kia của vật. Bài 2: Các kq đo ở bài báo cáo kq thực hành được ghi như sau: l = 15,1cm l = 15,5cm Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong từng trường hợp. Giải 0,1cm 0,1cm hoặc 0,5cm Bài 3: Giải Cách b chính xác hơn vì: Độ dài chu vi của bút chìkhoảng 10mm. Dùng thước đo có ĐCNN 1mm. Đo theo cách a thì độ dài đo được bằng chu vi bút chì và sai số cỡ 1mm. Đo theo cách b thì độ dài đo được lớn gấp 10 lần chu vi bút chì mà sai số cũng vẫn chỉ cỡ 1mm nên chính xác hơn. Bài 4:Trò chơi ô chữ. Theo hàng ngang: 1) Độ dài lớn nhất ghi trên thước (9ô) 2) Độ dài giữa 2 vạch liền kề liên tiếp trên thước (13 ô). 3) Một dụng cụ để đo độ dài cong (8 ô). 4) Một việc cần làm trước khi chọn thước đo (13 ô). 5) Một đơn vị dài nhỏ hơn mét (8 ô). 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài tập đã chữa - Làm bài tập còn lại trong SBT tiết 1, 2 IV. Rút kinh nghiệm và nhận xét Chủ đề 1: Đo các đại lượng (tiếp theo) Tiết 2. BÀI TẬP ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. - Rèn luyện các kĩ năng: Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo, đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đo, xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo trong một số kết quả bài toán. - Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong nhóm. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu HS: Học nội dung tiết 1, 2. III. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: Cho biết dụng cụ đo độ dài, đơn vị đo độ dài? Nêu cách đo độ dài? Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG - GV đọc đề bài để HS làm bài 1-2.3 SBTTN. ( ĐS : A ) - GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời ( ĐS : C ) - GV gọi HS đọc đề vàtrả lời - GV gọi HS đọc đề vàtrả lời - GV gọi HS đọc đề vàtrả lời GV đặt câu hỏi HS quan sát SGK trả lời. - GV gọi HS đọc đề và trả lời - GV gọi HS đọc đề và trả lời Bài 1-2.3/5 BTTN: Chọn câu trả lời đúng: ĐCNN của thước là: A.Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. B.Độ dài giữa các vạch ( 0-1); (1-2); (2-3 ); (3-4); (4-5);... C.Độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. Cả A; B; C đều sai. Bài 1-2.8/6 BTTN: Bạn An đo độ dài của cây bút chì và ghi kết quả báo cáo là 15,2cm. Bạn đã dùng thước đo có ĐCNN là: A. 2cm B. 1cm C. 1mm D. A,B,C đều sai. Bài 1-2.1/4 SBT: B. 10 dm và0,5 cm. Bài 1-2.2/4 SBT: Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. Vì độ dài sân trường lớn, dùng thước B giảm bớt sai số và thước B có ĐCNN < thước D. Bài 1-2.3/4 SBT: a) 10 cm và 0,5 cm. b) 10cm và 1mm. Bài 1-2.4/4 SBT: Chọn thước 1 để đo độ dài sân trường của em vì thước 1 có GHĐ lớn nhất tránh được sai số lớn. Chọn thước 2 để đo chu vi miệng cốc vì ... Chọn thước 3 để đo bề dày cuốn vật lí 6 vì thước 3 có GHĐ và ĐCNN nhỏ. Bài 1-2.5/5 SBT: Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp,... Người ta sản xuất ra nhiều loại thước như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Ví dụ: thước dây để đo độ dài đường cong, thước cuộn để đo những độ dài lớn, thước thẳng, ngắn để đo độ dài nhỏ và thẳng... 4. Củng cố: - Khi dùng dụng cụ đo độ dài cần chú ý gì? - ĐCNN là gì? GHĐ là gì? IV. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài tập đã chữa IV. Rút kinh nghiệm và nhận xét Chủ đề 1: Đo các đại lượng (tiếp theo) Tiết 3. BÀI TẬP ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG I. Mục tiêu: - HS nắm chắc cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ - Rèn kĩ năng nhận dạng bài tập, vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập. - HS có ý thức tự gíac khi giải bài tập. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu. HS: Học nội dung bài 3 III. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp tiết dạy) Dạy bài mới: ĐVĐ: Những tiết học trước các em đã biết dụng cụ đo thể tích, đơn vị đo thể tích. Tiết học này cô cùng các em đi giải một số bài tập vận dụng kiến thức đó. Hoạt động của GV-HS NỘI DUNG GV: Treo bảng phụ nội dung bài tập ? Chọn câu đúng, sai. Nếu sai sửa lại cho đúng HS: Trả lời GV: Chốt: Đáp án đúng: b,d. Câu sai: a, c.Sửa lại: a)Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối. c) ĐCNN của bình chia độ là giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo. ? Nêu các bước đo thể tích của một vật rắn không thấm nước? HS: Trả lời GV: Treo bảng phụ nội dung bài tập 2, y/c HS nghiên cứu Đề bài: Kết quả đo thể tích trong bản báo cáo kq thực hành của một bạn ghi như sau: V1= 15,8ml V2 = 16,0ml V3 = 16,2ml ? Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ trong bài thực hành và kq thể tích TB của bạn đó là bao nhiêu? Hãy giải thích câu TL của em? ? Chữ số cuối cùng của kq đo có giá trị là bao nhiêu? HS: Cỡ phần mười ml ?ĐCNNcó giá trị bao nhiêu? HS: Trả lời ?Vậy ĐCNNcủa bình chia độ trong bài thực hành là bao nhiêu?Vì sao? HS: 0,1ml hoặc 0,2ml. Vì: Ba giá trị cùng chia hết cho 0,1 và 0,2ml. GV: Hãy tính giá trị TB của các kq đo? HS: Trả lời GV: Vì sao kq Tb lại ghi 16,0 mà không ghi 16ml? HS Vì ĐCNN của bình chia độ cỡ phần mười ml GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: 3.1, 3.2, 3.4, 3.8, 3.9, 3.10 HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. * Củng cố: Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung gì? Bài 1: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? a- Đơn vị chính để đo thể tích là mét. Đ S b- GHĐ của bình chia độ là độ dài lớn nhất ghi trên dụng cụ đo. Đ S c- ĐCNN của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo. Đ S d- GHĐ và ĐCNN của ca đong thể tích chất lỏng có cùng một giá trị. Đ S Bài 2: Giải -Chữ số cuối cùng của kq đo có giá trị cỡ phần mười ml nên ĐCNN của bình chia độ cũng có giá trị cỡ phần mười ml. Các kq đo đều phải chia cho ĐCNN. Ba giá trị cùng chia hết cho 0,1ml và 0,2ml. Vậy ĐCNN của bình chia độ trong bài thực hành có là 0,1ml hoặc 0,2ml. -Giá trị TB của các kq đo: (V1+V2+V3) : 3 = (15,8+16,0+16,2) = 16,0ml Bài 3.1 - B Bài 3.2 - C Bài 3.4 - C Bài 3.8 - D Bài 3.9 - C Bài 3.10 - C Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT IV. Rút kinh nghiệm và nhận xét Chủ đề 1: Đo các đại lượng (tiếp theo) Tiết 4. BÀI TẬP ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC I. Mục tiêu: - HS nắm chắc cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn - Rèn kĩ năng nhận dạng bài tập, vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập. - HS có ý thức tự gíac khi giải bài tập. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu. HS: Học nội dung bài 4 III. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp tiết dạy) Dạy bài mới: ĐVĐ: Những tiết học trước các em đã biết cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước. Tiết học này cô cùng các em đi giải một số bài tập vận dụng kiến thức đó. Hoạt động của GV-HS NỘI DUNG GV: Y/c nghiên cứu bài 1, khoanh tròn vào đáp án đúng, giải thích tại sao lại có đáp án đó? HS: Đáp án đúng: C.Vì: Thể tích nước trong bình ban đầu là 55cm3.Khi thả ... tới vạch 100cm3. Nên,ta có thể tích hòn đá là: 100 – 55 = 45(cm3). GV: Y/c HS nghiên cứu bài 2 để thảo luận nhóm Đại diện 1, 2 nhóm trình bày lời giải; các nhóm khác nx, bổ sung. GV:Thống nhất câu TL đúng. GV: Yêu cầu HS trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm trong SBT: 4.1, 4.2, 4.7 ->4.13, 4.15 -> 4.17 HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi * Củng cố: Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung gì? Bài 1: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn đá là: 55cm3 C. 45cm3 B. 100cm3 D. 155cm3 Bài 2: Làm thế nào để đo thể tích của một hòn đá với một bình chia độ có miệng nhỏ hơn kích thước của một hòn đá và một bình không chia độ lớn hơn kích thước của hòn đá? Giải Đổ đầy nước vào bình không chia độ, rồi thả nhẹ hòn đá vào bình. Hứng nước tràn từ bình này vào bình chia độ và đọc giá trị thể tích của lượng nước tràn ra. Đó là thể tích của hòn đá. Bài 4.1 - C Bài 4.2 - C Bài 4.7 – C Bài 4.8 – D Bài 4.9 – C Bài 4.10 – A Bài 4.11 – D Bài 4.12 – C Bài 4.13 – D Bài 4.15 – A Bài 4.16 – D Bài 4.17- B Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT IV. Rút kinh nghiệm và nhận xét Chủ đề 1: Đo các đại lượng (tiếp theo) TIẾT 5: BÀI TẬP KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG Mục tiêu Củng cố cho HS Cách đo khối lượng của một vật. Biết xác định đúng khối lượng của một vật. Biết sử dụng kiến thức về khối lượng để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không. Rèn kĩ năng nhận dạng bài tập, vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập. HS có ý thức tự gíac khi giải bài tập. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu. HS: Học nội dung bài 5 III. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp tiết dạy) Dạy bài mới: ĐVĐ: Những tiết học trước các em đã biết đơn vị đo khối lượng và cách sử dụng cân để đo khối lượng một vật. Tiết học này cô cùng các em đi giải một số bài tập vận dụng kiến thức đó. Hoạt động của GV-HS NỘI DUNG Gọi HS đọc và trả lời bài 5.1 SBT Gọi HS đọc và trả lời bài 5.2 SBT. Gọi HS đọc và trả lời bài 5.3 SBT Gọi HS đọc và trả lời bài 5.4 SBT Gọi HS đọc và trả lời bài 55 SBT Một thùng mì ăn liền gồm 30 gói, mỗi gói có khối lượng 85g, thùng để chứa có khối lượng 4 lạng. Khối lượng của cả thùng mì là :A. 2590g. B. 2554g. C. 2,95kg. D.259 lạng.Chọn kết quả đúng. GV đọc đè HS trả lời. ? Hãy nêu cách lấy ra 1 kg gạo trong bao đựng 10 kg gạo bằng một cân Rôbécvan với một quả cân 4 kg? *Củng cố Đo khối lượng bằng dụng cụ gì? Đơn vị đo khối lượng? Bài 5.2 SBT: Số 397 g chỉ khối lượng của sữa trong hộp. Một miệng bơ gạo chứa khoảng từ 240 g đến 260 g gạo. Bài 5.3 SBT: a) C b) B c) A d) B e) A f) C Bài 54 SBT: Đặt vật cần cân lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân. Bài 5.5 SBT: Cân thử một số quả cân hoặc một số vật có khối lượng đã biết. Bài 5.1 SBTTN: Chọn C. Vì : 30gói. 85g = 2550g=2,55kg. 4 lạng = 400g = 0,4kg Bài 5.1 CĐBD: Một HS nói rằng em nặng 25,5 kg thì cân mà bạn đó sử dụng có ĐCNN là 0,1 kg hoặc 0,5 kg. Bài 5.3 CĐBD: Để lấy ra 1 kg gạo bằng cân Rôbécvan chỉ có một quả cân 4 kg từ bao gạo 10 kg ta làm như sau: - Bỏ quả cân lên một đĩa cân. - Đổ gạo lên đĩa cân còn lại, để cân thăng bằng( số gạo còn lại trong bao là 6 kg). - Bỏ gạo trên đĩa cân xuống. Đổ tiếp gạo trong bao lên đĩa cân và bỏ một ít gạo vào đĩa bỏ quả cân sao cho cân thăng bằng. - Số gạo trên đĩa đựng quả cân có khối lượng 1 kg/ Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT IV. Rút kinh nghiệm và nhận xét Chủ đề 1: Đo các đại lượng (tiếp theo) TIẾT 6: ÔN TẬP CÁC KÍ HIỆU, ĐƠN VỊ, CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ TRONG CHỦ ĐỀ 1. BÀI TẬP Mục tiêu Củng cố cho HS các nội dụng kiến thức trong chủ đề 1 Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu. HS: Học nội dung các bài 1,2,3,4,5 III. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp tiết dạy) Dạy bài mới: ĐVĐ: Những tiết học trước các em đã học về các đo độ dài, đo thể tích và đo khối lượng. Tiết học này cô cùng các em hệ thống lại kiến thức đã học và đi giải một số bài tập vận dụng kiến thức đó. Hoạt động của GV-HS NỘI DUNG GV: Y/c HS hệ thống lại các kiến thức về đo độ dài, đo thể tích và đo khối lượng và hướng dẫn HS làm một số bài tập HS: Hệ thống lại các kiến thức đã học ĐO ĐỘ DÀI Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m) Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước đo: thước kẻ, thước dây, thước mét... Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ đài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Để đo độ dài cần: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 1. Mỗi vật, dù to hay nhỏ, đều chiếm một thể tích trong không gian. Đơn vị đo thể tích trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét khối và lít. Mét khối (kí hiệu m3) là thể tích một khối lập phương có cạnh bằng 1m. Lít (kí hiệu l) là thể tích bằng 1dm3. Đơn vị thể tích nhỏ hơn lít là mililít (ml). 1m3 = 1000dm3 1000000cm3 = 1000000cc 1l = 1dm3 = 1000ml = 1000cc Các dụng cụ đo thể tích thường dùng là: bình chia độ, bơm tiêm, ca đong có ghi dung tích... Để đo thể tích một chất lỏng bằng bình chia độ, ta cũng phải thực hiện các bước tương tự như khi đo một độ dài, cụ thể là: - Trước khi đo, phải ước lượng thể tích cần đo, và chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp để đo thể tích đó. - Trong khi đo, phải đặt bình chia độ thẳng đứng, và đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. Phải đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC Để đo thể tích một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ta phải: Đổ một lượng nước vào bình, và đọc giá trị độ chia của bình (V1); Thả vật rắn cho chìm hẳn vào trong nước và đọc giá trị độ chia của bình (V2); V1 là thể tích của lượng nước, V2 là thể tích chung của lượng nước đó và của vật rắn. Do đó, thể tích của vật rắn là: V2 – V1. Nếu vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ, ta có thể dùng thêm một bình tràn và một bình chứa, và tiến hành cách đo như sau: Đổ nước vào bình tràn tới khi nước tràn ra ngoài, sau đó đặt bình chứa dưới bình tràn; Thả vật rắn cho chìm hẳn vào trong nước; Đổ lượng nước đã hứng được trong bình chứa vào bình chia độ và đọc gía trị độ chia (V). V là thể tích của lượng nước tràn ra, và cũng là thể tích của vật rắn. ĐO KHỐI LƯỢNG Mỗi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật đó. Trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị khối lượng là kilôgam (kí hiệu : kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp. Các đơn vị khối lượng thường dùng nhỏ hơn kilôgam là: hectôgam (hg) hay lạng, gam (g), miligam (mg). Các đơn vị khối lượng thường dùng lớn hơn kilôgam là tấn (t). 1 kg = 10hg (= 10 lạng) = 1000g = 1 000 000mg. 1 lạng = 100g. 1 tấn = 10 tạ 1 000kg. Dụng cụ đo khối lượng là cân. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng cân Rôbecvan. Các loại cân thường dùng khác là cân tạ, cân đòn, cân y tế, cân đồng hồ.. Muốn dùng cân Rôbecvan để cân một vật, ta phải: Điều chỉnh số 0, tức là điều chỉnh sao cho khi chưa cân thì đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đặt vật phải cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân kia một số quả cân sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân đúng bằng khối lượng của vật phải cân. * Củng cố: Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung gì? Bài 1: Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, một băng giấy cỡ 3cm x 15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn. Trả lời: Phương án gợi ý có thể là: Đo đườg kính quả bóng bàn: Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn. Đo chu vi quả bóng bàn: Dùng băng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn. Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn. Bài 2: Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi dây chỉ em làm cách nào? Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? Trả lời: Phương án gợi ý có thể là: - Xác định chu vi của bút chì: Dùng sợi chỉ quấn 1 hoặc 20,... vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đ ánh dấu độ dài của tất cả các vòng dây này trên sợi dây chỉ. Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được chu vi của bút chì. - Xác định đường kính sợi chỉ: Dùng sợi chỉ quấn 20 hoặc 30 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài đã quấn được trên bút chì. Dùng thước có ĐCNN phù hợp để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được đường kính sợi chỉ. Bài 3: Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu? Trả lời: Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích. Thường được dùng để đong xăng dầu, nước mắm, bia... Các loại bình chia độ. Thường được dùng để đo thể tích chất lỏng trong các phòng thí nghiệm. Xilanh, bơm tiêm. Thường được dùng để đo thể tích nhỏ như thuốc tiêm,... Bài 4: Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái đĩa, một cái bát và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng. Trả lời: Phương án gợi ý có thể là: Cách 1: Đặt bát lên đĩa. Đổ nước từ chai vào đầy bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ. Số chỉ ở bình chia độ cho biết thể tích trứng. Cách 2: Bỏ trứng vào bát. Đổ nước vào bát đầy. Lấy trứng ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa 100cm3 nước vào bát cho đến khi đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích quả trứng. Cách 3: Đổ nước vào bát đầy. Đổ nước từ bát sang bình chia độ (V1). Bỏ trứng vào bát. Đổ nước từ bình chia độ vào đầy bát. Thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích trứng. Bài 5: Viên phấn viết bảng có hình dạng bất kì và thấm được nước. Hãy tìm cách đo thể tích của viên phấn đó bằng bình chia độ. Trả lời: Cho viên phấn thấm no nước. Đổ nước vào bình chia độ (V1). Thả viên phấn chìm ngập trong bình chia độ (V2). Thể tích viên phấn bằng: V2 – V1. Bài 6: Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật, nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân? Trả lời: Đặt vật cần cân lên đĩa cân xem cânchỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân. Bài 7: Có cách đơn giản nào để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không? Trả lời: Cân thử một số quả cân hoặc một số vật có khối lượng đã biết. 4. Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT IV. Rút kinh nghiệm và nhận xét TIẾT 7. BÀI TẬP LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG Mục tiêu - Củng cố và khắc sâu cho HS về khái niệm lực, về hai lực cân bằng. HS biết và lấy được ví dụ về lực, về hai lực cân bằng. - Rèn kĩ năng sử dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương chiều, lực cân bằng. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu. HS: Học nội dung các bài 6 III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp tiết dạy) 3. Dạy bài mới: ĐVĐ: Ở tiết học trước các em đã học về lực, hai lực cân bằng. Tiết học này cô cùng các em hệ thống lại kiến thức đã học và đi giải một số bài tập vận dụng kiến thức đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Đọc và làm bài 6.1 SBT. Đọc và làm bài 6.2 SBT. Đọc và tìm từ thích hợp điền vào bài 6..3 SBT. ? Em nào lấy được hiện tượng trong đó có hai lực cân bằng ? ?Hãy đọc bài 6.5 ? ? Em nào có phương án trả lời ? -GV Y/c HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm: 6.6 -> 6.13 - HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. * Củng cố: Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung gì? I. Ôn lại kiến thức cũ: - Lực: ...tác dụng đẩy, kéo... - Hai lực cân bằng: II. Luyện tập: Bài 6.1/10 SBT: C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. Bài 6.2/10 SBT:a) Lực nâng. a) Lực kéo c) Lực uốn . d) lực đẩy. Bài 6.3/10 SBT: a) ... lực cân bằng ...; ...em bé. b) ... lực cân bằng ...; ...em bé... ; ...con trâu... c) ... lực cân bằng ...; ...sợi dây ... Bài 6.4/11 SBT: - Hai người vật tay, khi hai người không phân thắng bại lúc đó có hai lực cân bằng. Bài 6.5/11SBT: a) Khi đầu bút bi nhô ra, lò xo bút bi bị nén lại nên đã tác dụng vào ruột bút, cũng như vào thân bút những lực đẩy. Ta sẽ cảm nhận được lực này khi bấm nhẹ vào núm ở đuôi bút. b) Khi đầu bút bi thụt vào, lò xo bút bi vẫn bị nén, nên nó vẫn tác dụng vào ruột bút và thân bút lực đẩy. Ta thử như trên. Bài 6.6/11SBT: D Bài 6.7/11 SBT: B Bài 6.8/12 SBT: D Bài 6.9/12 SBT: D Bài 6.10/12 SBT: D Bài 6.11/12/SBT: 1-c; 2-d; 3-a; 4-b Bài 6.12/12 SBT: D Bài 6.13/13/SBT: D 4. Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT IV. Rút kinh nghiệm và nhận xét TIẾT 8. BÀI TẬP NHỮNG KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC I.Mục tiêu Củng cố và khắc sâu cho HS về các kết quả tác dụng của lực. Nắm được biểu hiện của biến đổi chuyển động và sự biến dạng của vật. Tìm được ví dụ về kết quả tác dụng của lực. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu. HS: Học nội dung các bài 7 III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp tiết dạy) 3. Dạy bài mới: ĐVĐ: Ở tiết học trước các em đã học về những kết quả tác dụng của lực. Tiết học này cô cùng các em hệ thống lại kiến thức đã học và đi giải một số bài tập vận dụng kiến thức đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Đọc và trả lời bài 7.1 SBT. Đọc và trả lời bài 7.2 SBT. ? Chỉ rõ vật tác dụng lực và vật bị tác dụng lực Đọc và trả lời bài 7.3 SBT. Gọi HS trả lời bài 7.4 SBT. Gọi HS đọc và trả lời bài 7.5 SBT. GV: Y/c HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm trong SBT 7.6 đến 7.9 và 7.11- 7.12 HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu của GV * Củng cố: Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung gì? Bài 7.1/26 SBT: D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Bài 7.2/26 SBT: a) Vật tác dụng lực là chân gà; mặt tấm bê tông bị tác dụng lực nên bị biến dạng. b) Vật tác dụng lực là chiếc thang tre khi đổ xuống; chiếc nồi nhôm bị tác dụng lực nên bị biến dạng. c) Vật tác dụng lực là gió. Chiếc lá đang rơi xuống bị tác dụng của lực đẩy lên nên bay lên cao. d) Cành cây bàng bị gãy, tức là bị biến dạng. Chắc đã có một em bé tinh nghịch nào đã tác dụng lực bẻ gãy cành cây. Bài 7.3/26 SBT: a. Bị biến đổi. b. Bị biến đổi. c. Bị biến đổi. d. Không bị biến đổi. e. Bị biến đổi. Bài 7.4/26 SBT: Học sinh cho ví dụ. Bài 7.5/26 SBT: Một quả cầu dang bay lên cao thì CĐ của nó luôn luôn bị đổi hướng. Điều đó chứng tỏ luôn luôn có lực tác dụng lên quả cầu làm đổi hướng chuyển động của nó. Lực này chính là lực hút của trái đất. Bài 7.6/26 SBT: C Bài 7.7/26 SBT: A Bài 7.8/26 SBT: A Bài 7.9/27 SBT: D Bài 7.11/27 SBT: C Bài 7.12/27 SBT: D 4. Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT IV. Rút kinh nghiệm và nhận xét TIẾT 9. BÀI TẬP TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I.Mục tiêu Củng cố và khắc sâu cho HS về trọng lực, đơn vị lực Vận dụng được kiến thức để giải các bài tập liên quan II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, nghiên cứu tài liệu. HS: Học nội dung các bài 8 III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp tiết dạy) 3. Dạy bài mới: ĐVĐ: Ở tiết học trước các em đã học về trọng lực, đơn vị lực. Tiết học này cô cùng các em hệ thống lại kiến thức đã học và đi giải một số bài tập vận dụng kiến thức đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SBT Đọc và trả lời bài 8.1 SBT. Đọc và trả lời bài 8.2 SBT. Đọc và trả lời bài 8.3 SBT. Gọi HS trả lời bài 8.4 – 8.10 SBT. HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu của GV Gọi HS đọc và trả lời bài 8.11 SBT. * Củng cố: Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung gì? Bài 8.1 SBT: a) cân bằng; lực kéo; trọng lực; dây gầu; Trái đất b) trọng lực; cân bằng c) trọng lực, biến dạng a) Một gầu nước treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Lực thứ nhất là lực kéo của dây gầu: lực thứ hai là trọng lực của gầu nước. Lực kéo do dây gầu tác dụng vào gầu. Trọng lượng do Trái đất tác dụng vào gầu. b) Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và trọng lực của quả chanh là hai lực cân bằng. c) Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xò giảm xóc bị nén lại, trọng lực của người và xe đã làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai tap vat li 6_12415205.docx
Tài liệu liên quan