TỰ NHIÊN &XÃ HỘI
Cuộc sống xung quanh
A/. MỤC TIÊU :
- Hs nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống :
- Kỹ năng giao tiếp – Tự nhận thức : HS biết một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
- Kỹ năng xác định giá trị : HS biết và hiểu được mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ người khác.
- Kỹ năng đặt mục tiêu : HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường :
- HS biết một số hành động thiết thực để giữ gìn môi trường sống xanh , sạch , đẹp.
2/. Học sinh : SGK, VBT
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 1 tuần 17 đến 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn: 30/12/1018
Thứ hai ngày 31 tháng 1năm 2019
TỰ NHIÊN &XÃ HỘI
Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
A/. MỤC TIÊU :
Hs nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp.
Tác dụng của việc giữ gìn lớp học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
Giáo dục kĩ năng sống :
+ Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Biết thế nào là lớp học sạch, đẹp.
+ Kĩ năng xác định giá trị : HS biết tác hại, tác dụng của lớp học sạch, đẹp.
+ Kĩ năng kiên định : dứt khoát với hành vi, thái độ làm lớp học không sạch, đẹp.
+ Kĩ năng đặt mục tiêu : ý thức giữ gìn lớp học sạch đẹp.
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : Quan sát tranh
Mục tiêu : Hs biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp
Bước 1: Treo tranh, chia nhóm (2 Hs/ nhóm)
+ Bức tranh 1, các em đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
+ Bức tranh 2, các em đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
Bước 2: Hs thảo luận – đại diện trình bày
Bước 3:
+ Lớp học em sạch chưa?
+ Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không?
+ Em có viết, vẽ bậy lên tường không?
+ Em có vứt rác bừa bãi ra lớp không?
+ Em nên làm gì để làm cho lớp sạch, đẹp?
à Chúng ta không nên để lớp học mất vệ sinh, cần giữ gìn lớp học sạch đẹp.
3/.HOẠT ĐỘNG 2 : Thảo luận theo nhóm và thực hành (12’)
Mục tiêu : Hs biết cách sử dụng dụng cụ để làm vệ sinh lớp học
Bước 1 : Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm (6Hs/ nhóm), phát cho mỗi nhóm 1, 2 dụng cụ
+ Dụng cụ này được dùng vào việc gì?
+ Cách sử dụng từng loại như thế nào?
+ Nêu các hoạt động mà em thích ?
Bước 2:
à Các em phải biết sử dụng dụng cụ hợp lý, có như vậy mói đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể.
Nhận xét
IV/. Củng cố (5’)
Học gì?
Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp?
Làm thế nào để giữ gìn lớp học sạch đẹp?
à Giáo dục tư tưởng. Nhận xét.
TUẦN 18
Ngày soạn: 5/1/1018
Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019
TỰ NHIÊN &XÃ HỘI
Cuộc sống xung quanh
A/. MỤC TIÊU :
- Hs nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống :
Kỹ năng giao tiếp – Tự nhận thức : HS biết một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
Kỹ năng xác định giá trị : HS biết và hiểu được mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ người khác.
Kỹ năng đặt mục tiêu : HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : (10’) Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường.
Mục tiêu : Tập quan sát thực tế đường xá, nhà ở, ở khu vực xung quanh trường, giáo dục kĩ năng sống :
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ quan sát
+ Nhận xét quang cảnh trên đường
+ Quang cảnh hai bên đường
+ Người dân điạ phương làm công việc gì chủ yếu?
Gv phổ biến nội dung cuộc đi tham quan
Bước 2: Đưa Hs đi tham quan
Bước 3: Đưa Hs về lớp
3/.HOẠT ĐỘNG 2 : Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân (12’)
Mục tiêu : Hs nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân ở địa phương.
Bước 1 : Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm (6Hs/ nhóm) về những gì các em đã được quan sát như đã hướng dẫn
Bước 2:
à Công việc bố mẹ làm hằng ngày để nuôi sống gia đình.
Nhận xét
IV/. Củng cố (5’)
Học gì?
Em cảm thấy thế nào qua cuộc đi tham quan?
à Giáo dục tư tưởng. Nhận xét.
DẶN DÒ
Nhớ thực hiện những việc đã học.
=================================================================
TUẦN 19
Ngày soạn: 12/1/1018
Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
TỰ NHIÊN &XÃ HỘI
Cuộc sống xung quanh
A/. MỤC TIÊU :
- Hs nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống :
Kỹ năng giao tiếp – Tự nhận thức : HS biết một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
Kỹ năng xác định giá trị : HS biết và hiểu được mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ người khác.
Kỹ năng đặt mục tiêu : HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường :
HS biết một số hành động thiết thực để giữ gìn môi trường sống xanh , sạch , đẹp.
2/. Học sinh : SGK, VBT
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG Làm việc theo nhóm với SGK
Mục tiêu : Hs biết phân tích 2 bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố.
Bước 1: Gv yêu cầu Hs tìm hiểu bài 18, 19 “Cuộc sống xung quanh”
+ Đọc câu hỏi
Bước 2:
+ Bức tranh trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu?
+ Vì sao em biết
+ Bức tranh trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu?
+ Vì sao em biết?
à Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh ở bài 19 vẽ về cuộc sống ở thành phố.
Bước 3: Liên hệ bản thân ( Tích hợp GD kĩ năng sống , GD bảo vệ môi trường )
+ Em đang ở đâu?
+ Nêu cảnh vật nơi em sống?
IV/. Củng cố (5’)
Học gì?
Gv tổ chức cho Hs triển lãm các tranh ảnh về cuộc sống xung quanh đã sưu tầm và nói về nội dung tranh.
à Giáo dục tư tưởng. Nhận xét.
DẶN DÒ
Nhớ thực hiện những việc đã học.
=================================================================
TUẦN 20
Ngày soạn: 19/1/1018
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2019
TỰ NHIÊN &XÃ HỘI
An toàn trên đường đi học
A/. MỤC TIÊU :
- Hs biết qui định về đi bộ trên đường : đi bộ trên vỉa hè (đường có vỉa hè), đi bộ sát lề đường bên phải của mình (đường không có vỉa hè).
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống :
Kỹ năng giao tiếp – Tự nhận thức : HS biết các qui định về đi bộ trên đường.
Kỹ năng xác định giá trị : HS biết xa tránh một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
Kỹ năng đặt mục tiêu : HS có ý thức chấp hành những qui định về trật tự an toàn giao thông.
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Thảo luận tình huống
Mục tiêu : Hs biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
Bước 1: Chia nhóm (6Hs / nhóm). Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
Bước 2: Gợi ý :
+ Điều gì có thể xảy ra?
+ Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
+ Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày
à Để tránh xa các tai nạn trên đường, mỗi người phải chấp hành những qui định về trật tự an toàn giao thông.
3/.HOẠT ĐỘNG2 (8’) : Quan sát tranh
Mục tiêu : Hs biết qui định về đi bộ trên đường
Bước 1: Chia nhóm (2Hs / nhóm)
+ Đường ở tranh thứ nhất khác gì với đường ở tranh thứ hai?
+ Người đi bộ ở tranh thứ nhất đi ở vị trí nào trên đường?
+ Người đi bộ ở tranh thứ hai đi ở vị trí nào trên đường?
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày
à Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè cần phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình, còn trên đường có vỉa hè, người đi bộ phải đi trên vỉa hè
4/.HOẠT ĐỘNG 3 (8’) : Trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”
Mục tiêu : Hs biết thực hiện theo những qui định về trật tự an toàn giao thông.
Bước 1: Gv cho Hs biết các quy tắc đèn hiệu :
+ Khi đèn đỏ sáng : tất cả các xe cộ và người đi lại đều phải dừng lại đúng vạch qui định.
+ Khi đèn xanh sáng : tất cả các xe cộ và người đi lại được phép đi.
Bước 2: Dùng phấn kẻ 1 ngã tư đường phố ở sân trường hoặc trong lớp.
Bước 3: Ai vi phạm luật sẽ bị phạt bằng cách nhắc lại các quy tắc đèn tín hiệu và qui định đi bộ trên đường.
IV/. Củng cố (5’)
Học gì?
Nêu qui tắc đèn hiệu?
à Giáo dục tư tưởng. Nhận xét.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop_12519080.doc