Giáo án Tuần 11 Khối 2

Chính tả ( tập chép )

Tiết 21: Bà cháu

I.MỤC TIÊU:

1.KT: Hs tập chép lại chính xác bài CT, trình bày đúng một đoạn trong bài Bà cháu. Làm một số bài tập phân biệt chính tả.

2.KN: Rèn kỹ năng viết đúng, trình bày đẹp.

3.TĐ: Gd hs biết quý trọng tình cảm những người thân, tình cảm bà cháu.

II.CHUẨN BỊ:

-GV:Bảng phụ chép bài tập chép, bảng phụ viết nội dung bài tập.

-HS: Vở bài tập tiếng việt 2, tập 1.

 

docx41 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 11 Khối 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất nghèo khó, sống khổ cực, rau cháo nuôi nhau nhưng rất đầm ấm và hạnh phúc. -Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng. -Vừa gieo xuống, hạt đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái. -Kết toàn là trái vàng, trái bạc. -1 HS đọc đoạn 3-4. Cả lớp đọc thầm. -Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc. -Cảm thấy ngày càng buồn bã. -Vì nhớ bà. Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà. -Xin cho bà sống lại.. -Cần bà sống lại và không cần vàng bạc, giàu có.. -Bà sống lại, hiền lành mõm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu còn ruộng vườn, lâu đài nhà cửa thì biến mất. -Tình cảm là thứ của cải quý nhất. Vàng bạc không quý bằng tình cảm gia đình, bà cháu. - 4 HS tham gia đóng các vai: cô tiên, hai anh em, người dẫn chuyện. -1 HS đọc cả bài. -HS theo dõi. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. ------------------------------------------------------ Đạo đức Thực hành kĩ năng giữa kì I I.MỤC TIÊU: 1.KT: HS biết dựa vào các kiến thức đã học trong 10 tuần đầu học kì I để thực hành 1 số kĩ năng nhằm rèn luyện các hành vi và các chuẩn mực đạo đức trong 1 số tình huống đơn giản hàng ngày. 2.KN: Rèn kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến trước tập thể. 3.TĐ: HS nắm và có ý thức vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. II.CHUẨN BỊ: -GV:VBT, một số câu hỏi. -HS:VBT. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.KTBC: - Nêu những việc em đã làm để rèn luyện tính chăm chỉ trong học tập. - 1 HS kể tên các đạo đức đã học. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài học, ghi tên bài. b) Hướng dẫn thực hành Hoạt động 1: Ôn tập và thực hành kĩ năng: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, làm bài tập. + Đưa ra bài tập sau, gọi 1 số nhóm đọc bài. Bài 1: Hãy viết chữ Đ vào trước ý kiến em cho là đúng. Và chữ S vào trước ý kiến sai? Vì sao? a)Trẻ em không cần học tập , sinh hoạt đúng giờ . b)Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ. c)Cùng 1 lúc em có thể vừa học vừa chơi. d) Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe. Bài 2: Hãy ghi chữ Đ vào nếu là đúng, chữ S nếu là sai? Vì sao? a) Người biết nhận lỗi là người trung thực, dũng cảm . b) Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi. c) Cần biết nhận lỗi dù mọi người không biết mình có lỗi. d) Chỉ cần xin lỗi những người mình quen biết. Bài 3: Hãy ghi chữ Đ vào ô trống nếu là ý đúng, chữ S nếu là sai? Vì sao? a) Chỉ cần gọn gàng, ngăn nắp khi nhà chật. b) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian. c) Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp . d) Giữ nhà cửa gọn gàng , ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình. Bài 4: Hãy ghi chữ Đ vào trống nếu là ý đúng, chữ S nếu là ý sai. a) Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình. b) Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng. c) Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở. d)Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ. - Giao cho mỗi nhóm 1 bài tập thảo luận báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá từng nhóm. Hoạt động 2: - Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì? Liên hệ HS lớp. - Nhận lỗi, sửa lỗi có tác dụng gì? Sống gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì? - Chăm làm việc nhà thể hiện điều gì ở mỗi người đối với gia đình ? - Chăm chỉ học tập có lợi gì? Em đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể các việc làm cụ thể? - Nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét - Tuyên dương HS thực hiện tốt trong tiết học. - Ôn lại bài và thực hiện tốt điều đã học. - Lớp đọc thầm - Thảo luận nhóm 4. Ghi các ý chính vào bảng phụ của nhóm. Sau đó báo cáo. -HS đọc y/c bài. Đ s a)Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe , đến kết quả học tập. s b)Học tập , đi học làm bài đúng giờ giúp em học mau tiến bộ. c)Vì không tập trung chú ý thì kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian. Đó là 1 thói xấu. Đ d) Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe. -HS đọc y/c bài. Đ a. Người biết nhận lỗi là người trung thực, dũng cảm .s Đ b. Chưa đủ vì có thể làm cho người khác oan là đã phạm lỗi s c. Cần biết nhận lỗi dù mọi người không biết mình có lỗi d. Hành vi này chưa đúng, khi mình làm việc gì có lỗi với người khác cần phải xin lỗi. -HS đọc y/c bài. s a)Vì chưa sống gọn gàng. s b)Vì khi cần tìm kiếm sẽ mất thời gian. Đ c) Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp.Đ d) Giữ nhà cửa gọn gàng , ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình. -HS đọc y/c bài. s a. Vì làm việc nhà là trách nhiệm của mọi người trong gia đình. Đ b. Trẻ em có bổn phận làm s những việc nhà phù hợp với khả năng. c.Vì mọi người trong gđ đều Đ phải tự giác làm việc, kể cả trẻ em. d. Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ. HS thực hiện. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. - Hs nhận xét. - HS lắng nghe. **************************************************************** Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2018 Buổi sáng Toán Tiết 53: 32- 8 I.MỤC TIÊU: 1.KT: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong pham vi 100, dạng 32 – 8; biết giải toán có một phép trừ dạng 32 – 8. 2.KN: Rèn kỹ năng trừ có nhớ cho hs. 3.TĐ: Hs bước đầu vận dụng phép trừ có nhớ vào thực tế. II.CHUẨN BỊ: -GV: Que tính,sgk,vbt. -HS: Que tính, vbt,bảng con, vở ô li. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.KTBC: - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số. - HS đọc, bạn nhận xét. - Nhận xét chung. 3.Bài mới: a- Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài. b- Tổ chức hs tự tìm kết quả phép trừ: 32- 8. + Bước 1: Nêu vấn đề - Nêu: Có 32 que tính, bớt đi 8 qua tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính chúng ta phải làm như thế nào? - Viết lên bảng 32 – 8 + Bước 2: Đi tìm kết quả - Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau thảo luận, tìm cách bớt đi 8 que tính và nêu số que còn lại. - Còn lại bao nhiêu que tính? - Em làm thế nào để tìm ra 24 que tính? - Vậy 32 que tính bớt 8 que tính còn bao nhiêu que tính? - Vậy 32 trừ 8 bằng bao nhiêu? + Bước 3: Đặt tính và thực hiện tính (kỹ thuật tính) - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính. Sau đó yêu cầu nói rõ cách đặt tính, cách thực hiện phép tính. - Em đặt tính như thế nào? - Tính từ đâu đến đâu? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước. - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. c. HD làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài. - Nêu cách thực hiện phép tính: 52 – 9, 72 – 8, 92 – 4 - Nhận xét. Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. - Để tính được hiệu ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. 3 HS làm trên bảng lớp. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng - Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình. - Nhận xét. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài - Cho đi nghĩa là thế nào? - Yêu cầu HS tự ghi tóm tắt và giải. - GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 32 – 8. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: 52 – 28. - Nghe và nhắc lại đề toán - Chúng ta phải thực hiện phép trừ 32 - 8 - Thảo luận theo cặp. Thao tác trên que tính - Còn lại 24 que tính. - Có 3 bó que tính và 2 que tính rời. Đầu tiên bớt 2 que tính rời. Sau đó, tháo 1 bó thành 10 que tính rời và bớt tiếp 6 que tính nữa. Còn lại 2 bó que tính và 4 que tính rời là 24 que tính (HS có thể bớt theo nhiều cách khác nhau). - 32 que tính, bớt 8 que tính còn 24 que tính - 32 trừ 8 bằng 24 _ 32 8 24 - Viết 32 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 2. Viết dấu – và nét kẻ ngang. - Tính từ phải sang trái. 2 không trừ được 8 lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2 viết 2. 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm - Làm bài cá nhân - HS trả lời. - Đọc đề bài. - Ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ _ 72 _ 42 _ 62 7 6 8 65 36 54 - Nhận xét từng bài cả về cách đặt tính cũng như thực hiện phép tính - 3 HS lần lượt trả lời. - Đọc đề bài. - Nghĩa là bớt đi, trừ đi - HS thực hiện. Bài giải Số nhãn vở Hoà còn lại là: 22 – 9 = 13 (nhãn vở) Đáp số: 13 nhãn vở - HS nêu. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. ----------------------------------------------------- Tự nhiên và xã hội Tiết 11: Gia đình I.MỤC TIÊU: 1.KT: Kể được một số công việc thường ngày của từng người trong gia đình. 2.KN: Biết được các thành viên trong gia đình cần cng nhau chia sẻ công việc nhà. *KNS: - Kỹ năng tự nhận thức: tự nhận thức vị trí của mình trong gia đình. - Kỹ năng làm chủ bản thân và kỹ năng hợp tác: đảm nhận trách nhiệm và hợp tác khi tham gia công việc trong gia đình, lựa chọn công việc phù hợp lứa tuổi. - Phát triển kỷ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. 3.TĐ: Nêu được tác dụng các việc làm của em đối với gia đình. II.CHUẨN BỊ: -GV: VBT,Tranh. -HS: VBT. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: + Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể? + Hãy nêu tên các cơ quan tiêu hoá? + Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, nên ăn uống ntn? + Làm thế nào để đề phòng bệnh giun? - GV nhận xét. 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: - Trong lớp mình có bạn nào biết những bài hát về gia đình không? - Các em có thể hát những bài hát đó được không? - Những bài hát mà các em vừa trình bày có ý nghĩa gì? Nói về những ai? - GV dẫn dắt vào bài mới. “Gia đình” b/ Hướng dẫn các hoạt động: *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ŸMục tiêu: Nêu được từng việc làm hằng ngày của từng thành viên trong gia đình. *Bước 1: -Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo yêu cầu: Hãy kể tên những việc làm thường ngày của từng người trong gia đình bạn. *Bước 2: -Nghe các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét. *Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo nhóm. ŸMục tiêu:Ý thức giúp đỡ bố, mẹ *Bước 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để chỉ và nói việc làm của từng người trong gia đình Mai. *Bước 2: Nghe 1, 2 nhóm HS trình bày kết quả . *Bước 3: Chốt kiến thức: Như vậy mỗi người trong gia đình đều có việc làm phù hợp với mình. Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. +Hỏi: Nếu mỗi người trong gia đình không làm việc, không làm tròn trách nhiệm của mình thì việc gì hay điều gì sẽ xảy ra? - Chốt kiến thức: Trong gia đình, mỗi thành viên đều có những việc làm – bổn phận của riêng mình. Trách nhiệm của mỗi thành viên là góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, thuận hoà. *Hoạt động 3: Thi đua giữa các nhóm: ŸMục tiêu: Nêu lên được ý thức trách nhiệm của thành viên. *Bước 1: Yêu cầu các nhóm HS thảo luận để nói về những hoạt động của từng người trong gia đình Mai trong lúc nghỉ ngơi. *Bước 2: Yêu cầu đại diện các nhóm vừa chỉ tranh, vừa trình bày. *Bước 3: GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. +Hỏi: Vậy trong gia đình em, những lúc nghỉ ngơi, các thành viên thường làm gì? + Hỏi: Vào những ngày nghỉ, dịp lễ Tết em thường được bố mẹ cho đi đâu? - GV chốt kiến thức (Bằng bảng phụ): + Mỗi người đều có một gia đình. + Mỗi thành viên trong gia đình đều có những công việc gia đình phù hợp và mọi người đều có trách nhiệm tham gia, góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc. + Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình đều có kế hoạch nghỉ ngơi như: họp mặt vui vẻ, thăm hỏi người thân, đi chơi ở công viên, siêu thị, vui chơi dã ngoại. c. Thực hành: *Hoạt động 4: Thi giới thiệu về gia đình em: ŸMục tiêu: Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình. - GV phổ biến cuộc thi Giới thiệu về gia đình em. - GV khen tất cả các cá nhân HS tham gia cuộc thi và trao phần thưởng cho các em. - Hỏi: Là một HS lớp 2, vừa là một người con trong gia đình, trách nhiệm của em để xây dựng gia đình là gì? 4. Củng cố-Dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tập tốt. - Xem và ôn lại bài. - 1, 2 HS hát. ( Bài: Cả nhà thương nhau, nhạc và lời: Phạm Văn Minh Ba ngọn nến, nhạc và lời Ngọc Lễ) - Nói về bố, mẹ, con cái và ca ngợi tình cảm gia đình. Thảo luận nhóm. - Các nhóm HS thảo luận: Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm được phát một tờ giấy A3, chia sẵn các cột; các thành viên trong nhóm lần lượt thay nhau ghi vào giấy. Việc làm hằng ngày của: Ông , bà Bố , mẹ Anh, chị Bạn - Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận . - Nhận xét. - Các nhóm HS thảo luận miệng (Ông tưới cây, mẹ đón Mai; mẹ nấu cơm, Mai nhặt rau, bố sửa quạt) -1, 2 nhóm HS vừa trình bày kết quả thảo luận, vừa kết hợp chỉ tranh (phóng to) ở trên bảng. - Thì lúc đó sẽ không được gọi là gia đình nữa. - Hoặc: Lúc đó mọi người trong gia đình không vui vẻ với nhau - Các nhóm HS thảo luận miệng - Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm nào vừa nói đúng, vừa trôi chảy thì là nhóm thắng cuộc. - Cá nhân HS trình bày. + Vào lúc nghỉ ngơi, ông em đọc báo, bà em và mẹ em xem ti vi, bố em đọc tạp chí, em và em em cùng chơi với nhau. + Vào lúc nghỉ ngơi, bố mẹ và ông bà cùng vừa ngồi uống nước, cùng chơi với em. - Được đi chơi ở công viên, ở siêu thị, ở chợ hoa - HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ đã ghi trên bảng phụ. - Phải học tập thật giỏi - Phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ - Phải tham gia công việc gia đình. ------------------------------------------------------ Tập đọc Tiết 33: Cây xoài của ông em I.MỤC TIÊU: 1.KT: Hs biết đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nắm được ý nghĩa các từ mới : lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy.... hiểu được nội dung bài: miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của mẹ con bạn nhỏ đối với người ông đã mất. 2.KN: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu. 3.TĐ: Giáo dục tình cảm gia đình, ăn quả nhớ người trồng cây. II.CHUẨN BỊ: -GV:Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc,SGK. -HS:SGK. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.KTBC: - Kiểm tra 3 HS đọc bài Bà cháu. - Cuộc sống của hai anh em trước và sau khi bà mất có gì thay đổi? - Cô tiên có phép màu nhiệm như thế nào? - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - HS đọc từng đoạn và trả lời. - Nhận xét chung. 3.Bài mới: a- Giới thiệu bài, ghi bảng tựa bài. b- Luyện đọc: - Gv đọc mẫu. - Hs luyện đọc: + Đọc từng câu: Cho hs đọc nối tiếp từng câu theo dãy. Hướng dẫn hs luyện đọc một số từ: lẫm chẫm, hoa nở, trảy, xôi nếp hương ... Giúp hs giải nghĩa một số từ. + Đọc từng đoạn trước lớp: GV chia bài thành 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn . Luyện đọc câu khó, đoạn khó. GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc cho hs đọc. + Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm. + Cho các nhóm thi đọc . Gv nhận xét, đánh giá các nhóm. c- Tìm hiểu bài: Yêu cầu hs đọc thầm để trả lời. Câu 1:Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát? Câu 2: Quả xoài cát có mùi vị và màu sắc như thế nào? Câu 3: Tại sao mẹ lại chọn những quả to và ngon nhất bày lên bàn thờ ông? Câu 4: Gọi học sinh đọc câu hỏi. Tại sao bạn nhỏ lại cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quả ngon nhất? Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm câu trả lời. Giáo viên ghi nhanh ý chính từng câu trả lời lên bảng. d- Luyện đọc lại: Cho hs luyện dọc lại. 4- Củng cố,dặn dò: - Nội dung bài nói lên điều gì? - Nhà em có cây gì, ai trồng, khi ăn quả em nhớ ai nhất? - NX tiết học, dặn HS ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hs theo dõi. Hs đọc nối tiếp từng câu. Hs luyện đọc từ ngữ. Hs hiểu: lẫm chãm, đu đưa, đậm đà, trảy, xôi nếp hương, xoài cát... HS giải nghĩa. Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. hs luyện : Mùa xoài nào..... Ăn quả xoài cát.... Hs đọc đoạn trong . HS luyện đọc câu,đoạn khó. HS đọc đoạn trong nhóm. Nhóm cử bạn đọc hay để thi đọc. Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Hs đọc thầm trả lời. Đọc đồng thanh đoạn 1 Cuối đông hoa nở trắng cành, đầu hè quả sai lúc lỉu. Từng chùm quả đu đưa theo gió... Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm, và màu sắc đẹp. Để tưởng nhớ ông , biết ơn ông đã trồng cây xoài cho con cháu ăn quả. Vì xoài cát vốn ngon, bạn đã quen ăn từ nhỏ lại gắn với kỷ niệm về người ông đã mất. Hs luyện đọc lại. - 2-3 HS đọc lại toàn bài. ------------------------------------------------------ Chính tả ( tập chép ) Tiết 21: Bà cháu I.MỤC TIÊU: 1.KT: Hs tập chép lại chính xác bài CT, trình bày đúng một đoạn trong bài Bà cháu. Làm một số bài tập phân biệt chính tả. 2.KN: Rèn kỹ năng viết đúng, trình bày đẹp. 3.TĐ: Gd hs biết quý trọng tình cảm những người thân, tình cảm bà cháu. II.CHUẨN BỊ: -GV:Bảng phụ chép bài tập chép, bảng phụ viết nội dung bài tập. -HS: Vở bài tập tiếng việt 2, tập 1. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.KTBC: Gọi 3 hs lên bảng lớp, dưới lớp viết bảng con. Gv nhận xét. 3.Bài mới: a- Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài. b- Hướng dẫn hs tập chép. + Chuẩn bị: - Gv treo bảng phụ chép bài chính tả. - Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả? - Lời nói ấy được viết bằng dấu câu nào? - Yêu cầu hs viết bảng con một số từ ngữ các em hay lẫn. Gv nhận xét. + Yêu cầu hs chép bài vào vở. Gv theo dõi hs. Nhắc nhở hs một số lưu ý khi viết bài. + Gv nhận xét 5-7 bài và nhận xét chung toàn lớp. c- Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả. Bài 2: yêu cầu hs đọc đầu bài. Gv treo bảng phụ kẻ sẵn yêu cầu. Dưới lớp làm bài vào vở bài tập. Gọi hs lên chữa bài. Gv nhận xét, đánh giá. Bài 3: Gọi hs đọc. Hướng dẫn theo dõi kết quả bài 2 để làm bài . Nhắc lại quy tắc chính tả g và gh. Bài 4: (a) Hs đọc và làm vào VB. - Bài tập yêu cầu gì? Nhận xét, chốt kết quả đúng. 4. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại quy tắc g/ gh. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tập chép và làm bài tập đúng. - Về nhà xem lại bài. Vài hs đọc. Lớp đọc thầm. Chúng cháu chỉ cần bà sống lại. Đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm. Hs viết bảng con: màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay... Hs chép bài vào vở. Hs theo dõi. Hs đọc yêu cầu. Hs theo dõi. Làm vào vở bài tập. Hs lên chữa bài trên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung. Hs đọc yêu cầu. Hs theo dõi bài 2 và làm. a.Trước chữ cái e, ê, i e chỉ viết gh mà không viết g. b. Trước chữ cái u, ư, a, ơ, ô, o em chỉ viết g mà không viết gh. Vài hs nhắc lại. Hs làm bài vào vở bài tập và chữa bài. Điền s hay x? Nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng. Buổi chiều: Luyện viết Tiết 11: Chữ hoa I I.MỤC TIÊU: 1.KT: Củng cố cho HS kĩ năng viết chữ hoa I (độ cao, bề rộng con chữ, độ cao các nét, điểm đặt bút, dùng bút..., cách viết từ ứng dụng). 2.KN: HS nắm chắc quy trình viết, viết đúng mẫu, đẹp. 3.TĐ: Có ý thức luyện tập để rèn chữ. II.CHUẨN BỊ: - Mẫu chữ hoa I,bảng phụ viết cụm từ ứng dụng. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.KTBC: - Gọi HS nêu lại cấu tạo, quy trình viết chữ hoa G. - HS viết chữ hoa G vào bảng con. 3.Bài mới: Hoạt động 1: Ôn lại quy trình viết - Gv viết mẫu, nêu lại quy trình viết chữ hoa G. - Cho HS luyện viết ra bảng con theo nhóm. - T/c thi viết chữ đẹp: Cả lớp viết ra bảng con rồi chọn bạn viết chữ đẹp nhất. Hoạt động 2: HD viết cụm từ ứng dụng: - GV giới thiệu cụm từ: ích nước lợi nhà , Im hơi lặng tiếng. - Cho HS nx về độ cao của các con chữ, vị trí dấu thanh. - HD viết: Im, ích. Hoạt động 3: Viết vào vở luyện viết - GV nêu y/c viết. - Q/s, uốn nắn HS. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá -Nhận xét vở 5 - 7 bài. -NX chung toàn lớp. - HS q/s -HS viết ra bảng con. - HS luyện viết theo nhóm 4, q/s, sửa chữa cho bạn. - HS đọc cụm từ ứng dụng. - HS viết ra bảng con. -HS nhận xét. Tiếng việt (T) Rèn kĩ năng viết đoạn văn I.MỤC TIÊU: 1.KT: HS biết trả lời câu hỏi về bản thân mình và ngôi trường mình đang học, dựa vào câu hỏi đó viết thành đoạn văn ngắn 4 - 5 câu. 2.KN: Rèn kĩ năng nói, viết thành câu. 3.TĐ: HS bước đầu biết vận dụng những hiểu biết của mình vào viết văn miêu tả. II.CHUẨN BỊ: -GV: Một số đoạn văn hay. -HS: Vở ô li. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.Bài mới: a. Trả lời các câu hỏi sau: - Ông, bà hoặc người thân của em tên là gì? Bao nhiêu tuổi? -Ông bà, hoặc người thân của em làm nghề gì? -Ông bà hoặc người thân của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? - Tình cảm của em với người ấy ra sao? - GV lắng nghe các câu trả lời rồi chỉnh sửa cho HS. b. Viết đoạn văn. Dựa vào các câu trả lời ở trên hãy viết đoạn văn ngắn 4 - 5 câu kể ông, bà hoặc người thân của em. - Y/c HS dựa vào các câu trả lời ở BT1 và viết thành đoạn văn. -Theo dõi giúp đỡ học sinh tiếp thu chưa nhanh. - Gọi nhiều HS đọc bài của mình. - Nhận xét, chỉnh sửa bài của HS. 3. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Khen học sinh viết văn tốt, biết chọn lựa hình ảnh, dùng dấu chấm, dấu phẩy đúng lúc, đúng chỗ khi viết văn. - HS đọc câu hỏi, gọi nhiều HS đọc các câu trả lời. - HS theo dõi y/c. - HS làm bài. - HS đọc bài của mình trước lớp. - HS bình chọn bài viết hay nhất. ------------------------------------------------------ Toán (T) Luyện tập về phép trừ dạng 11 -5,31 – 5, 51 – 15. Giải toán. I.MỤC TIÊU: 1. KT: Luyện tập bảng 11 trừ đi một số, số tròn chục trừ đi một số, giải toán có lời văn bằng một phép trừ 2. KN: Rèn kĩ năng trừ có nhớ. 3.TĐ: HS biết vận dụng các kiến thức đã học một cách linh hoạt. II.CHUẨN BỊ: - GV:Một số bài tập. -HS:Vở ô li. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.Luyện tập. a. Ôn lại bảng 11 trừ đi một số. - Gọi Hs đọc thuộc lại bảng trừ - Nêu 1 phép tính bất kì và y/c HS hoàn thành nhanh phép tính. b.HD làm bài tập: Bài 1:Đặt tính rồi tính: 16 + 25 31 - 17 61 - 36 Gọi học sinh nêu lại cách đặt tính và tính Bài 2: Điền số: + 5 + 24 71 Bài 3: Điền dấu >, <, =: 11 - 9 * 21- 9 81 - 8 * 17 - 17 Muốn điền dấu đúng trước tiên em cần làm gì? Bài 4: Thùng thứ nhất chứa 41 lít dầu, thùng thứ hai chứa ít hơn thùng thứ nhất có 15 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai chứa bao nhiêu lít dầu? Bài 5.Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: Số hình tam giác có trong hình vẽ là: a . 1 b .2 c . 3 d . 4 3. Củng cố,dặn dò: - Gọi học sinh đọc lại bảng 11 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học. - HS đọc y/c -HS nêu. Học sinh làm bảng con, mỗi tổ một phép tính -HS nêu y/c. -Điền kết quả vào hình vuông, hình tam giác. - HS đọc y/c. 1 HS làm bảng phụ, Hs dưới lớp làm vào bảng con. -HS trả lời. -HS đọc bài toán. -HS phân tích bài toán. -1HS lên làm bảng lớp, lớp làm vở. Bài giải Thùng thứ hai có số lít dầu là: 41 – 15 = 26 (l) Đáp số: 26 l dầu **************************************************************** Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2018 Buổi sáng: Toán Tiết 54: 52 - 28 I.MỤC TIÊU: 1.KT: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 – 28. Biết giải toán có một phép trừ dạng 52 - 28 2.KN: Áp dụng KT đã học để giải các bài toán có liên quan. 3.TĐ: HS vận dụng linh hoạt và sáng tạo. II.CHUẨN BỊ: -GV:Que tính, bảng phụ,SGK. -HS:Que tính, vbt,vở ô li. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.KTBC: - Gọi học sinh đọc bảng trừ : 11 trừ đi một số. - Học sinh đặt tính: 32- 8 42 - 5 62 - 9 - 2 học sinh đọc bảng trừ. - Học sinh làm bảng con: mỗi tổ một phép tính - 3 HS làm bảng lớp. - Giáo viên nhận xét, sửa sai. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài – Ghi tên bài. b) GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 52 – 28 : - Đưa ra tóm tắt: Có : 52 que tính Bớt đi : 28 que tính Còn lại:...que tính? -Yêu cầu HS nhắc lại đề bài toán. - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? - Viết lên bảng: 52 - 28 - Y/c HS thực hiện đặt tính và tìm kết quả. 52 - 28 24 - Nhận xét, kiểm tra bằng thao tác trực tiếp trên que tính: để bớt được 18 que tính trước hết chúng ta bớt 8 que tính. Để bớt 8 que tính, ta bớt 2 que tính rời trước sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp 6 que. Ta còn 4 que nữa, 2 chục là 2 bó ta bớt đi 1 bó que tính. Như vậy còn 2 bó que tính và 4 que rời là 24 que tính. - Nêu cách thực hiện tính? GV ghi bảng: 52 - 28 = 24 c. HD làm bài tập: Bài 1: (dòng 1) - Gọi HS đọc y/c. - Chia nhiệm vụ cho các nhóm làm tren bảng con. - Nhận xét bảng con, gọi HS nêu lại cách thực hiện - GV ghi bảng. Bài 2: (a,b) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? - Lưu ý cách đặt tính cho HS. - Y/c HS làm bài. - Nhận xét và y/c HS nêu lại cách thực hiện các phép tính. Bài 3: - Y/C h/s đọc đề bài? - Bài toán thuộc dạng gì? - HS phân tích đề bài tóm tắt và giải. -Nhận xét một số bài , nhận xét chung toàn lớp. Hãy đặt một đề toán có sử dụng một phép trừ ở bài tập 1? 4. Củng cố,dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, tính dạng 52 – 28. - Nhận xét tiết học. - Có 52 que tính, bớt đi 28 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính - Thực hiện phép trừ 52 - 28 HS thực hiện: 52 *2 không trừ được 8 lấy12 trừ 8 28 bằng 4, viết 4,nhớ 1. 24 * 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2. - HS thao tác theo. - 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1. 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2. - 52 - 28 = 24 - HS đọc - HS làm bảng con. - Đặt tính rồi tính. - HS đọc - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS làm vào con. -Đọc đề. - Bài toán thuộc dạng toán ít hơn - H/S làm bài vào vở, 1 Hs làm bảng phụ. Bài giải Đội Một trồng được số cây là: 92 – 38 = 54 (cây) Đáp số: 54 cây ---------------------------------------------------------------- Chính tả ( nghe viết ) Tiết 22: Cây xoài của ông em

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 11 Lop 2_12468709.docx
Tài liệu liên quan