Giáo án Tuần 11 Khối 4

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TÍNH TỪ

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, (ND ghi nhớ).

 - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ(BT2).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV:Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở BT 1, BT 2 phần nhận xét ( SGK TV 4 T1- Tr 110), giấy khổ to chép sẵn bài tập 1phần luyện tập và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(4') Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra 2 HS làm lại BT 2, 3 (Tiết LT&C: Luyện tập về động từ ) - mỗi HS làm 1 bài. -GV nhận xét.

HĐ2(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu

 

doc22 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 11 Khối 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-GV treo bảng đã chuẩn bị lên bảng, giới thiệu cấu tạo của bảng và cách làm. -Cho lần lượt giá trị của a, b, c như SGK. Gọi 2 HS lên bảng ( 1 lượt ) tính giá trị của các biểu thức rồi viết vào bảng. -HS nhìn vào bảng so sánh kết quả và rút ra kết luận: ( a xb ) x c = a x ( b x c ) Yêu cầu HS rút ra tính chất. HĐ4 (24’): Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1a: Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính bằng hai cách. Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập và bài mẫu -HS hoạt động cá nhân, 4 HS lên bảng làm bài trên bảng lớp -HS nhận xét kết quả trên bảng, GV chốt kết quả đúng. Bài 2 a: Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính nhanh -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. HS tự làm bài vào vở, nếu các em vẫn không hiểu cách làm GV gợi ý HD cho các em, GV chấm bài, nhận xét. Yêu cầu HS lên làm bài trên bảng và gọi HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng, nhận xét. HĐ5(3') Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và dặn dò. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). - Nhận biết và sử dụng các từ đó qua các BT thực hành (1, 2, 3) trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập1, bài 2, bài 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(2') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(35') Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của BT -Cả lớp đọc thầm các câu văn, tự gạch chân bằng bút chì mờ dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa. -Hai HS lên bảng làm bài, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Bài 2 : HS đọc nối tiếp nhau bài tập 2 -HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở -Hai HS lên bảng chữa bài và nhận xét. GV chốt kết quả đúng. HĐ3(3') Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết ôn tập sau KỂ CHUYỆN BÀN CHÂN KỲ DIỆU I. MỤC TIÊU: - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được câu chuyện Bàn chân kì diệu (GV kể). - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Kí giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Các tranh minh hoạ. III. CÁC HOẠT DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(10') GV kể chuyện Bàn chân kì diệu GV kể 2 hoặc 3 lần HĐ3(21’) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện HS đọc tiếp nối các yêu cầu của BT a-HS kể theo cặp Mỗi em tiếp nối kể 2 tranh và trao đổi về những điều em đã học ở anh Nguyễn Ngọc Ký. b-Thi kể trước lớp -Mỗi lượt 3 em thi kể từng đoạn của câu chuyện -Một vài học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện . - HS kể xong phải nói lên được điều các em đã học dược từ anh Nguyễn Ngọc Ký - Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất. HĐ4(3') Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. KHOA HỌC BA THỂ CỦA NƯỚC I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn. - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hình trang 44, 45 SGK HS: Chai, lọ thuỷ tinh hoặc nhựa để đựng nước. Nến, ống nghiệm. Nước đá, khăn lau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(12') Tìm hiểu về hiện tượng nước từ nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại - MT: +Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể kh +Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - HS trả lời các câu hỏi trong SGK - GV: Nước còn tồn tại ở những thể nào thì bây giờ sẽ đi tìm hiểu làm thí nghiệm: Bước 2: Tổ chức hướng dẫn - Yêu cầu các nhóm mang đồ dùng ra để làm thí nghiệm - Nhắc nhở HS cẩn thận khi sử dụng đồ dùng để làm thí nghiệm - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm. Bước 3: HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận những gì các em quan sát qua thí nghiệm. Bước 4: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. HĐ3(12'): Tìm hiểu về hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại MT: - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại. - Nêu ví dụ về nước ở thể rắn. Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS HS quan sát hình 4, 5 ở mục Liên hệ thực tế trang 45 SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK phần Liên hệ thực tế và trả lời tr 45 Bước3: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trong nhóm. GV bổ sung nếu cần Kết luận: Như SGK HĐ4(10’) - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. Mục tiêu: - Nói về ba thể của nước Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp. GV tiến hành như SGV Bước 2: Làm việc theo cặp - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ chuyển thể của nước và trình bày với bạn bên cạnh, GV quan sát giúp đỡ HS. - HS trình bày sơ đồ chuyển thể của nước và nhiệt độ của sự chuyển thể đó. Chiều thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2017 TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(5'): Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - GV ghi lên bảng phép tính: 1324 x 20 = ? - Đối với HS (K, G) áp dụng tính chất kết hợp và cách nhân một số với 10 để nhân với 20. - Đối với HS (TB) GV gợi ý HS cách nhân với 20 bằng cách có thể thay 20 = 2 x 10 rồi áp dụng tính chất kết hợp để tính. HĐ3(5'): Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 - GV ghi lên bảng phép tính: 230 x 70 = ? - GV hướng dẫn HS phân tích 230 = 23 x 10 và 70 = 7 x10 rồi áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân và một số nhân 100 để thực hiện - Từ đó GV hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc như SGK để thực hiện. HĐ4(26'): Thực hành Bài 1: Luyện k/n đặt tính và nhân với số có tận cùng là chữ số 0 -HS hoạt động cá nhân, 3 HS lên bảng thực hiện trên bảng. Cả lớp chú ý nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: Luyện k/n nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, HS tự làm bài tập vào vở +HS lên chữa bài, cả lớp chú ý nhận xét kết quả. GVchốt kết quả đúng. HĐ5(3'): Tổng kết , dặn dò Nhận xét tiết học và tuyên dương HS tích cực tham gia phát hiểu bài. TẬP ĐỌC CÓ CHÍ THÌ NÊN (Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống) I. MỤC TIÊU: - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng chậm rãi. - Hiểu lời khuyện qua các câu tục ngữ: cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) - KN : Xác định giá trị + Tự nhận thức về bản thân. + Lắng nghe tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh hoạ SGK, một tờ phiếu để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(5'): Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau truyện Ông Trạng thả diều và nêu ý chính của từng đoạn. HĐ2(1’) Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ3(10') Luyện đọc -HS đọc nối tiếp nhau ( 2, 3 lượt ) từng câu tục ngữ -GV kết hợp giúp HS hiểu một số từ được chú giải sau bài: +HS TB đọc mục chú giải -HD HS đọc tiếng khó: thì hành, rã tay chèo -HS luyện đọc theo cặp. -Một HS khá đọc toàn bài - GV đọc mẫu. HĐ4(12') Tìm hiểu bài -HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu đặt ra trong SGK dưới sự HD của GV. Chú ý ở câu hỏi 1 HS làm vào phiếu. -HS đọc lướt toàn bài: HS nêu nội dung chính của bài, HS nhắc lại. HĐ5(8') Luyện đọc nâng cao -GV hướng dẫn luyện đọc giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.... + HS luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm bài thơ. +Đối với HS đọc chưa diễn cảm cần luyện đọc để đọc tốt hơn -GV nhận xét, đánh giá. HĐ6(3') Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung của bài; Nhận xét tiết học. THỂ DỤC (TIẾT21) ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC.” I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được các động tác vươn thở, tay chân, lưng - bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. II. Chuẩn bị : 1-2 còi; Phấn trắng kẻ sân chơi để tổ chức trò chơi -Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(8') PHẦN MỞ ĐẦU: -Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số Lớp tập trung 4 hàng dọc phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học Động tác vươn thở , tay, chân, lưng bụng, phối hợp 1 vài học sinh thực hiện GV nhận xét và đánh giá + sửa sai. Phổ biến nội dung: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung Trò chơi: “ Con cóc là cậu Ông trời” 4. Khởi động: Dậm chân tại chỗ hát và vỗ tay; Đội hình 4 hàng ngang Tổ chức trò chơi ” Làm theo hiệu lệnh” Cho đội hình 4 hàng ngang GV cho khởi động các khớp và chơi trò chơi HĐ2(20') PHẦN CƠ BẢN: -Bài thể dục phát triển chung: + Ôn 5 động tác vươn thở ,tay , chân ,lưng bụng và phối hợp. (2 lần – mỗi lần2 x 8 nhịp) Tập hợp theo đội hình hàng ngang - Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập. - Lần 2: Cán sự làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập - GV nhận xét 2 lần tập - HS ngồi theo đội hình hàng ngang. Gọi 3-5 HS lên kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay + Kiểm tra 5 động tác 2. Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức” GV nêu tên, cách chơi và quy định trò chơi và cho HS chơi thử 1 lần rồi chia đội chơi chính thức . Sau mỗi lần chơi, Gv tuyên bố đội thắng cuộc. HĐ3(7') PHẦN KẾT THÚC: GV cùng HS hệ thống lại bài GV nhận xét và ĐG KQ giờ học và giao bài tập về nhà1 HS tập hợp hàng ngang 2. Hồi tĩnh: GV cùng HS chạy nhẹ nhàng trên sân trường 1 Đội hình vòng tròn khép kín. 3. Xuống lớp:GV hô “ THỂ DỤC” – Cả lớp hô “ KHỎE” Lớp tập trung thành 4 hàng ngang. - HS ngồi theo đội hình hàng ngang. Gọi 3-5 HS lên kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2017 TOÁN ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông. - Biết được 1dm2 = 100 cm 2. Bước đầu biết chuyển đổi từ cm2 sang cm2 và ngược lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: hình vuông cạnh 1dm đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1 xăng-ti-mét vuông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(4'): Kiểm tra bài cũ: Một HS lên viết tên các đơn vị đo diện tích đã học ở lớp 3 và nêu MQH của chúng. - GV nhận xét. HĐ2(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ3(8'): Giới thiệu đề-xi-mét vuông -GV giới thiệu: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đề-xi-mét vuông. -GV cho HS quan sát hình vuông cạnh 1 dm. GV nói và chỉ vào bề mặt hình vuông: Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm, đây là đề-xi-mét vuông. -GV giới thiệu cách đọc và viết đề-mét vuông -HS quan sát để nhận biết: Hình vuông cạnh 1 dm được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ HĐ4(25'): Thực hành Bài1: Luyện k/n đọc số đo có kèm đơn vị dm2 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. YC HS tự làm bài vào vở. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét. GV nhận xét, chốt ý. Bài 2 : Luyện k/n viết số có đơn vị đo dm2 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 4HS lên bảng chữa bài. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Bài 3: Luyện k/n chuyển đổi đơn vị đo diện tích đã học. -Gọi 1 HS đọc đề bài, HS hoạt động cá nhân, sau đó 3 HS lên bảng thực hành ( mỗi HS 2 bài ) - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HĐ5(2') Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một nguời có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên. I. MỤC TIÊU - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: -Sách truyện đọc lớp 4, bảng phụ viết sẵn đề tài cuộc trao đổi, gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Tên một số nhân vật để HS chọn đề tài trao đổi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(1') Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu của tiết học. HĐ2(35') Hướng dẫn phân tích đề bài a-HD HS phân tích đề bài -HS đọc đề bài -GV cùng HS phân tích đề bài. b-Hướng dẫn HS cùng thực hiện cuộc trao đổi -HS đọc các gợi ý trong SGK c-Từng cặp đóng vai thực hành trao đổi -HS thực hiện yêu cầu, GV quan sát, giúp đỡ HS . d-Từng cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét. GV tuyên dương HS. HĐ3(3') Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà viết lại vào vở cuộc trao đổi. ĐỊA LÍ ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bản đồ địa lí VN, VBT Địa lí. III. CÁC HDDH CHỦ YẾU HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(11'): Làm việc cá nhân -HS làm bài tập 1 tr 21 VBT Địa lí, gọi 1 HS lên chỉ vào bản đồ Địa lí tự nhiên VN -HS nhận xét. GVchốt kết quả đúng. HĐ3(10'): Làm việc theo nhóm -HS thảo luận câu hỏi 2 trong SGK -Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng. HĐ4(10'): Làm việc cả lớp - Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ - Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc? - HS cả lớp xung phong trả lời các câu hỏi và nhận xét, bổ sung. GVchốt câu trả lời đúng. HĐ5(3') Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học KĨ THUẬT KHÂU VIỀN ĐƯỜNG MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA I. MỤC TIÊU: - Hs biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.(với HS khéo tay đường khâu ít bị dúm). - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV: -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền gấp mép vải bằng khâu đột hoặc bằng may máy ( quần áo, túi xách tay bằng vải...) -Vật liệu và dụng cụ: +Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20 cm x 30 cm +Len hoặc sợi khác với màu vải. +Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (TIẾT 1 ) HĐ1(2') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(5'): HD HS quan sát mẫu - GV giới thiệu mẫu, HD HS quan sát - GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền mép vải. HĐ3(25'): GV HD thao tác kĩ thuật - GV hướng dẫn HS quan sát H 1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước thực hiện. - HS đọc nội dung của mục 1 kết hợp quan sát H1, H 2a, 2b SGK để trả lời câu hỏi về gấp mép vải. -HS thao tác vạch hai đường dấu trên mảnh vải được gim trên bảng. Một HS thực hiện thao tác gấp mép vải. -GV nhận xét các thao tác của HS, sau đó hướng dẫn HS thao tác giống trong SGK -HD HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, mục 3 H 4 -SGK để trả lời câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. -Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bàng mũi khâu đột. HĐ4(3') Tổng kết, dặn dò -Nhận xét tiết học, dặn giờ học sau mang đủ đồ dùng học tập Chiều thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2017 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, (ND ghi nhớ). - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ(BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV:Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở BT 1, BT 2 phần nhận xét ( SGK TV 4 T1- Tr 110), giấy khổ to chép sẵn bài tập 1phần luyện tập và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(4') Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra 2 HS làm lại BT 2, 3 (Tiết LT&C: Luyện tập về động từ ) - mỗi HS làm 1 bài. -GV nhận xét. HĐ2(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ3(12') Phần nhận xét Bài tập 1, 2: -GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng. -Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài tập 1, 2 phần nhận xét ( mỗi HS đọc 1 bài tập ) -YC HS thảo luận theo cặp nội dung và yêu cầu của 2 bài tập - viết vào vở bài tập các từ trong mẩu truyện miêu tả các đặc điểm của người và vật. sau đó gọi 1HS đại diện 1 nhóm lên bảng làm vào bảng phụ. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận lời giải đúng.HS yếu - TB nhắc lại các từ ngữ đó. Bài tập 3: -HS đọc kĩ yêu cầu của bài tập -HS hoạt động cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp GV hướng dãn thêm cho HS trung bình. -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GVchốt kết quả đúng. HĐ4(3') Ghi nhớ: - Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ -Yêu cầu 1 -2 HS lấy ví dụ. HĐ5(17') Luyện tập a-Bài 1: -HS đọc yêu cầu nội dung bài tập. - HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở. - Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu trên giấy khổ to đã chuẩn bị - Cả lớp nhận xét,bổ sung. GV kết luận về những từ đúng. Tuyên dương những HS đúng. b-Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập - HS hoạt động cá nhân, lần lượt đọc câu của mình cho cả lớp nghe và nhận xét. GV chốt những câu HS đặt đúng. HS viết kết quả vào VBT câu mình vừa đặt. HĐ6(3') Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - Dặn dò. MĨ THUẬT TÊN BÀI DẠY: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ tiết dạy: 3/3 tiết Tuần dạy: 9,10,11 I. Mục tiêu: -Nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh ,nét đậm và kiểu chữ trang trí. -Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người than theo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II.Chuẩn bị: - Giấy màu, màu vẽ, . -Bìa báo, bìa sách,tạp chí III. Các hoạt động dạy học. GV HS Hoạt động 1(10’) Tìm hiểu - Quan sát hình 4.1 để tìm hiểu kiểu chữ về chữ nét đều, chữ nét thanh nét đậm,và chữ trang trí. -GV hướng dẫn (ghi nhớ sgk tr 23) -GV hướng dẫn quan sát hình 4.2 -GV hướng dẫn quan sát hình 4.3. *Hoạt động 2(20’): Thực hiện. -Quan sát hình 4.4, thảo luận để nhận biết cách tạo dáng, trang trí chữ. .GV hướng dẫn(ghi nhớ sgk tr 25). --------------------***------------------- Tiết 2 *Hoạt động 3: (35’)Thực hành - Hoạt động cá nhân: Căn cứ quy trình ở hoạt động 2 kết hợp ý tưởng cá nhân tạo dáng tên của mình và trang trí theo ý thích. -Hoạt động nhóm: Cắt rời sản phẩm cá nhân ra khỏi tờ giấy.Sau đó sắp xếp lên một tờ giấy khổ lớn. Mỗi nhóm vẽ thêm các hình ảnh , màu sắc cho nền sinh động.Có thể sử dụng giấy màu làm nền thay hình. *GV hướng dẫn quan sát hình 4.5 ----------------------***------------------ (Tiết 3) Hoạt động 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm. (35’) GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS.( cá nhân và từng nhóm) *Vận dụng-sáng tạo: Tiếp tục sáng tạo với những con chữ để tạo hình tên người than, trang trí chữ để làm bưu thiếp, báo tường,hoặc tạo dáng ,trang trí chữ bằng các hình thức và chất liệu khác. HS quan sát hình 4.để trả lời: .Chữ nét đều. .Chữ nét thanh nét đậm. .Chữ trang trí. -HS đọc phần ghi nhớ để thấy được sự khác nhau của các kiểu chữ. Quan sát hình 4.2 tham khảo các kiểu chữ thấy được sự đa dạng, phong phú của các kiểu chữ trang trí. -Quan sát hình 4.3 tham khảo các bài vẽ trang trí chữ để có thêm ý tưởng thực hiện bài vẽ. -HS quan sát nhận biết. -HS nêu cách thực hiện (như phần ghi nhớ.) -HS thực hiện bài theo ý thích. -HS thực hiện nhóm. -Quan sát hình 4.5 để biết cách thực hiên nhóm. Yêu cầu HS trưng bày và nhận và nêu cảm nhận về sản phẩm của bạn( cá nhân) và từng nhóm. Thứ 5 ngày 16 tháng 11 năm 2017. TOÁN MÉT VUÔNG (T64) I. MỤC TIÊU: - Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, m2. - Biết được1 m2 = 100 dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Hình vuông cạnh 1 mét vuông đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1 đề-xi-mét vuông, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(10') So sánh giá trị của hai biểu thức -GV viết bảng VD phần a như SGK -HS tự àm vào giấy nháp, gọi 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 2-Viết kết quả vào ô trống -GV treo bảng phụ như đã chuẩn bị ( Các cột chưa có giá trị ) -Gọi 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -HS so sánh và rút ra nhận xét: a x b = b x a -HS rút ra tính chất ( như SGK ) HĐ3(26') Luyện tập Bài 1: Luyện k/n đọc viết các số đo có đơn vị đo diện tích đã học -HS hoạt động cá nhân, 4 HS lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Bài 2cột1: Luyện k/n đổi các đơn vị đo diện tích -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập và bài mẫu -HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở GV quan sát giúp đỡ những HS trung bình và yếu sau đó gọi 5 HS lên bảng thực hiện -HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 3 : Luyện k/n giải toán có liên quan -GV treo bảng phụ chép sẵn bài 3 lên bảng, gọi 1 HS đọc yêu cầu. -HS hoạt động nhóm 2 trao đổi làm bài vào vở, GV quan sát giúp đỡ nhóm những HS . - Sau đó gọi 1HS lên bảng làm bài 3 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HS chữa bài vào vở. HĐ4(3') Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ NHỚ - VIẾT: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU: -Giúp HS : - Nhớ-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ. - Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được BT(2)a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1a, bài 2 Tr 72 - VBT TV 4 T1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(2') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(25') HD HS nhớ-viết chính tả - Gọi 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ trong SGK, cả lớp theo dõi. - Gọi 1 HS ĐTL 4 khổ thơ. - GV nêu câu hỏi tìm hiểu đoạn thơ - Cho HS tìm và nêu từ khó viết - Hs nêu và viết bảng con. TCNX - HS nhớ viết. - GV chấm chữa khoảng 7 - 10 bài. HĐ3(10') HD HS làm bài tập HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào VBT, HS lên bảng làm BT trên bảng phụ HS cả lớp theo dõi, nhận xét. HĐ4(3') Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. TẬP LÀM VĂN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Nắm được 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND ghi nhớ). - Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1,2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Phiếu khổ to viết nội dung cần ghi nhớ kèm ví dụ minh hoạ cho mỗi cách mở bài III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5') Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS lên thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. -GV nhận xét, đánh giá. HĐ2(2') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ3(12') Phần nhận xét Bài tập 1, 2: Hai HS đọc nối tiếp nhau nội dung BT 1, 2 -HS tìm mở bài trong truyện, phát biểu -HS - GV nhận xét, HS nhắc lại . Bài 3 -HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước và phát biểu -HS cùng GV nhận xét, HS nhắc lại. -GV chốt lại: đó là hai cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. HĐ4(5') Ghi nhớ: -GV treo bảnh phụ, gọi 3 -4 HS đọc phần ghi nhớ và ví dụ HĐ5(13') Phần luyện tập Bài 1: -4 HS đọc nối tiếp nhau 4 mở bài của truyện Rùa và Thỏ -Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv chốt kết quả đúng. -Gọi 2 HS nhìn SGK: 1 em kể phần mở đầu câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp - cách a; em kia kể theo cách mở bài gián tiếp - cách b -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét Bài 2 : -HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2 -Cả lớp đọc thầm phần mở bài của truyện Hai bàn tay, trả lời câu hỏi. -HS - GV nhận xét. Bài 3: -Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập. -HS tự làm bài tập vào vở, GV gợi ý hướng dẫn HS . -HS nối tiếp nhau đọc mở bài của mình. Cả lớp- GV nhận xét bài làm của HS. HĐ6(3') Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Dặn dò. KHOA HỌC MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? MƯA TỪ ĐÂU RA ? I. MỤC TIÊU: - Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV: -Hình vẽ trang 46, 47 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu HĐ2(15'): Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên Mục tiêu: -Trình bày mây đuợc hình thành như thế nào ? -Giải thích được nước mưa từ đâu ra ? Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo cặp: Từng cá nhân HS nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở tr 46, 47 SGK sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại cho bạn bên cậnh nghe. Bước 2: Làm việc cá nhân -HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và trả lời câu hỏi: +Mây được hình thành như thế nào? +Nước mưa từ đâu ra? Bước 3: Làm việc theo cặp Hai HS trình bày với nhau về kết quả 2 HS làm Bước 4: Làm việc cả lớp -Đậi diện các nhóm trình bày, GV ghi các ý kiến lên bảng. Kết luận: như mục bạn cần biết HĐ3(15'): Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa Cách tiến hành: Bước 1: Chia nhóm và và các nhóm phân vai theo: Giọt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 11.doc