Giáo án Tuần 12 Lớp 4

 

TIẾT 1: TOÁN

TIẾT 60: LUYỆN TẬP

A. Mục tiêu:

- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.

- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. Có kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân.

- HS có tính cẩn thận trong học tập và cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Phiếu BT2, bảng nhóm, bút dạ.

2. HS: SGK, vở, bút, thước kẻ.

C. Các hoạt động dạy - học:

 

doc54 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 12 Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối tiếp đọc câu chuyện Ông trạng thả diều. - Y/c HS thảo luận theo nhóm 4 để: + Tìm đoạn kết bài của truyện? + Thêm vào cuối câu chuyện một lời nhận xét đánh giá làm đoạn kết bài ( vào phiếu) ( theo mẫu) + So sánh hai cách kết bài nói trên. - GV nhận xét, kết luận: + Cách kết bài theo câu chuyện là kiểu kết bài không mở rộng. Cách kết bài theo kiểu viết thêm lời nx, đánh giá là kiểu kết bài mở rộng. - GV hỏi: + Có mấy cách kết bài trong bài văn kể chuyện? + Thế nào là kết bài không mở rộng? + Thế nào là kết bài mở rộng ? - GV nx, bổ sung. 2. Hoạt động 2: Phần ghi nhớ - Gọi 3HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1( tr 122 ): - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Y/c HS đọc thầm các đoạn văn và thảo luận theo cặp để tìm ra cách kết bài của mỗi đoạn. - GV nx, sửa sai. Bài 2 ( tr 123 ): - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Y/c HS đọc thầm các đoạn văn và thảo luận theo cặp đôi để tìm ra cách kết bài của 2 câu chuyện. - GV nx, sửa sai. Bài 3: Viết kết bài của hai truyện: - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - GV phát giấy khổ to, bút dạ cho HS và y/c HS thảo luận làm BT theo nhóm 4 vào giấy. - GV nx, sửa sai. III. Kết thúc ( 3' ) - GV y/c 2HS đọc TL phần ghi nhớ ở SGK. - NX giờ học. - HS vn học bài, chuẩn bị bài: Kể chuyện ( Kiểm tra viết ). - HS hát và truyền tay nhau chiếc hộp " bí mật " khi bài hát kết thúc, chiếc hộp nằm trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ được mở. - HS trả lời: Trong chiếc hộp có 1 mảnh giấy ghi câu hỏi : có mấy cách mở bài, đó là những cách nào? - HS xung phong trả lời: có 2 cách mở bài đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. - HS nx. - Lắng nghe. - 2HS nối tiếp đọc câu chuyện Ông trạng thả diều. - HS thảo luận theo nhóm 4. Sau đó trình bày: + Kết bài : “ Thế rồi vua mở khoa thi trẻ nhất của nước Nam ta ”. + HS đọc mẫu, thảo luận và viết thêm 1 lời nx, đánh giá làm đoạn kết bài vào phiếu và dán lên bảng. VD: Qua câu chuyện này đã giúp em hiểu thêm về lời dạy của cha ông ‘‘ Có công mài sắt, có ngày nên kim ’’. Ai chăm chỉ chịu khó thì sẽ gặt hái được thành quả. + Cách kết bài theo câu chuyện là kiểu kết bài không mở rộng. Cách kết bài theo kiểu viết thêm lời nx, đánh giá là kiểu kết bài mở rộng. - HS các nhóm nx - Lắng nghe. - HS các nhóm trả lời: + Có hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện là kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng. + Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm. + Phần cuối của câu chuyện có thêm lời nx, đánh giá cho câu chuyện. - HS các nhóm nx. - 3HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. Lớp đọc thầm để TL phần ghi nhớ. - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. - HS đọc thầm các đoạn văn và thảo luận theo cặp để tìm ra cách kết bài của mỗi đoạn. Sau đó trình bày: + Phần a: kết bài không mở rông. + Phần b, c ,d , e kết bài mở rộng. - HS các cặp nx. - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. - HS đọc thầm 2 câu chuyện và thảo luận theo cặp đôi để tìm ra cách kết bài của 2 câu chuyện. Sau đó trình bày : + Nếu thái hậu hỏi...Trần Trung Tá. Kết bài không mở rộng. + Nhưng An- đrây ca...ít năm nữa. - Kết bài không mở rộng. - HS các cặp nx. - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. - HS nhận giấy, bút, thảo luận làm BT theo nhóm 4 vào giấy. Sau đó cử đại diện trình bày: VD: Câu chuyện nói về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành đã được truyền tụng đến muôn đời sau. - HS các nhóm nx. - 2HS đọc TL phần ghi nhớ ở SGK. - Lắng nghe. TIẾT 1: TIN HỌC ( BUỔI CHIỀU ) GIÁO VIÊN CHUYÊN BIỆT DẠY TIẾT 2: GIÁO DỤC LỐI SỐNG TIẾT 12: BIẾT ƠN THẦY CÔ ( TIẾP THEO) A. Mục tiêu: - HS trả lời được các câu hỏi phần kết nối ; xử lí được các tình huống phần thực hành. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào bài học. - Biết thể hiện lòng biết ơn với thầy cô. B. Chuẩn bị: 1. GV: Phiếu ghi tên các tình huống. 2. HS: SGK, vở, bút. C. Các hoạt động dạy - học: I. Khởi động (5’): - Nêu các câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn thầy cô giáo mà em biết ? - GV nx, đánh giá. - Giới thiệu bài mới. II. Phát triển bài ( 27’) 1. Kết nối - Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi sau: + Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức vào ngày tháng nào trong năm? - Ngày 20-11 trở thành ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm nào? + Em kể tên 3 bài hát về tình cảm giữa thầy cô và học trò? - GV nhận xét, sửa sai. 2. Thực hành: - Chia lớp làm 4 nhóm. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xử lí các tình huống. + Nhóm 1; 3 xử lí tình huống 1. + Nhóm 2; 4 xử lí tình huống 2. - Quan sát giúp đỡ các nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm có cách xử lí hay. 3. Ghi nhớ: - Yêu cầu 3HS đọc ghi nhớ. III. Kết thúc ( 3’) - Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn các thầy cô giáo? - Nhận xét giờ học - Y/c HS chuẩn bị bài sau. - Hát - 2HS trả lời. + Ví dụ: Không thầy đố mày làm nên. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. - HS nx. - HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi của GV: + Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức vào ngày 20-11 hàng năm. + Năm 1957. + Thương lắm thầy cô ơi, Ngày đầu tiên đi học, Đi học - HS các cặp nhận xét. - HS chia nhóm - HS thảo luận nhóm để xử lí các tình huống theo yêu cầu. Sau đó cử đại diện trình bày. VD: + Tình huống 1: Nếu là Mai em sẽ phản đối ý kiến của Hòa, vì thầy cô là những ngưỡi đã dạy dỗ mình, + Tình huống 2: Nếu là Hưng, em thấy việc làm của mình là thể hiện tình cảm yêu mến thầy cô nên không phải ngại ngùng, - HS các nhóm nhận xét. - 3HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm để thuộc lòng phần ghi nhớ. - Chăm chỉ học tập, cố gắng đạt kết quả tốt,. - Lắng nghe. TIẾT 3: TIẾNG ANH GIÁO VIÊN CHUYÊN BIỆT DẠY Ngày giảng: 23 - 11 - 2017 THỨ NĂM TIẾT 1: TOÁN TIẾT 59: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ A. Mục tiêu: - Biết cách nhân một số với số có 2 chữ số. - Có kĩ năng giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. - HS có ý thức chú ý và chăm chỉ trong giờ học. B. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng nhóm, bút dạ. 2. HS: SGK, vở, bút, thước kẻ. C. Các hoạt động dạy - học: I. Khởi động ( 5 ) - Cho HS chơi trò chơi " Gọi thuyền" - GV tổ chức cho HS thi làm nhanh BT2b ( dũng 2) của tiết trước. - GV nx, sửa sai, đánh giá. - Giới thiệu về bài mới: Trực tiếp II. Phỏt triển bài ( 32’ ) 1. Hoạt động 1: Giới thiệu cách nhân - GV đưa ra phép nhân: 36 x 23 = ? và HD a, Ta có thể làm như sau: 36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 b, Thông thường ta đặt tính và tính: 36 x 23 108 72 828 c, GV hỏi trong cách tính ở phần b: + Ta thực hiện phép nhân theo thứ tự nào? + Em có nx gì về số 108 và 72 ? + Vì sao tích riêng thứ 2 được viết lùi sang bên trái 1 cột ? - GV nx, bổ sung. 2. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1 (tr 69): - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Gọi 3HS lên bảng, lớp làm bài ra nháp. - GV nx, sửa sai, đánh giá. Bài 3 (tr 69): - Gọi 2HS đọc y/c BT. - Tổ chức cho HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm. - Quan sát, giúp đỡ các nhóm. - GV nx, sửa sai III. Kết thúc3' ) - Y/c 2HS lên bảng thi làm toán nhanh: 45 x 12 = ? - NX giờ học. - HS vn học bài, chuẩn bị bài: Luyện tập. - HS chơi trò chơi " Gọi thuyền" - 2HS lên bảng thi làm nhanh BT2b. + Đáp án: 94 x 12 + 94 x 88 = 94 x ( 12 + 88 ) = 94 x 100 = 9400. 537 x 39 - 537 x 19 = 537 x ( 39 – 29 ) = 537 x 20 = 10740 - HS nx. - Lắng nghe. - HS theo dõi và thực hiện ra nháp theo HD của GV. 36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 - HS đặt tính và tính theo HD: 36 x 23 108 72 828 - HS suy nghĩ trả lời: + Ta thực hiện phép nhân theo thứ tự nhân từ phải sang trái. + Trong cách tính bên thì: 108 là tích riêng thứ nhất. 72 là tích riêng thứ hai. + Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ thì phải là: 720. - HS nx. - 2HS đọc y/c BT. - Theo dõi, lắng nghe. - 3HS lên bảng, lớp làm bài ra nháp. a. 86 b. 33 c. 157 x 53 x 44 x 24 258 132 628 430 132 314 4558 1452 3768 - HS nx. - 2HS đọc y/c BT. - HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm, sau đó cử đại diện trình bày: Bài giải 25 quyển vở có số trang là: 48 x 25 = 1200 (trang) Đáp số: 1200 trang - HS các nhóm nx. - 2HS lên bảng thi làm toán nhanh: 45 x 12 = 540 - Lắng nghe. TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 24: TÍNH TỪ (TIẾP THEO) A. Mục tiêu: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND ghi nhớ). Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1 mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3 mục III). - HS có kĩ năng đặt câu có sử dụng tính từ. - Có tính cẩn thận khi dùng từ đặt câu. B. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ viết sẵn nd BT1 phần luyện tập, phiếu BT2. 2. HS: SGK, vở, bút. C. Các hoạt động dạy - học: I. Khởi động ( 5’) - Tổ chức cho HS các nhóm thi đọc TL các câu tục ngữ nói về Ý chí - Nghị lực đã học ở tiết trước. - GV nx, tuyên dương nhóm đọc tốt. - Giới thiệu bài mới: Trực tiếp. II. Phát triển bài: ( 32’) 1. Hoạt động 1: Phần nhận xét Bài 1: - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để tìm hiểu mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được miêu tả. - GV hỏi các từ: +Trắng tinh, trăng trắng từ nào là từ ghép, từ láy? - GV nx, bổ sung. Bài 2: - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Y/c HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp để tìm ra mức độ miêu tả tờ giấy trắng. - GV hỏi: + Từ các VD trên ta có thể thêm các từ nào vào trước hoặc sau từ trắng ? + Ở ví dụ b,c ta còn có thể thêm từ nào vào đằng sau từ trắng để tạo ra phép so sánh. - GV nx, kết luận: Có 1 số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau: + Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho ( BT1 ). + Ta có thể thêm các từ: rất, quá, lắm vào trước hoặc sau tính từ.( BT2a). + Ta có thể thêm từ hơn, nhất vào sau từ trắng để tạo ra phép so sánh (BT2b, c). 2. Hoạt động 2: Phần ghi nhớ - Gọi 3HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1( tr124 ): - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn lên bảng và gọi 1HS lên bảng HS dưới lớp làm bài cá nhân ra nháp. - GV nx, sửa sai. Bài 2 ( tr 124 ): - Gọi 2HS đọc y/c BT. - GV hỏi : BT y/c em làm gì ? - HDHS làm bài. - GV phát phiếu BT cho HS và y/c HS suy nghĩ và làm bài theo cặp vào phiếu. - Quan sát, gợi ý cho HS - GV nx, sửa sai. Bài 3 ( tr 124 ): - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Y/c HS làm bài cá nhân ra nháp. - GV nx, bổ sung. III. Kết thúc ( 3' ) - GV y/c 2HS đọc TL phần ghi nhớ ở SGK. - NX giờ học. - HS vn học bài, chuẩn bị bài: MRVT: Ý chí – Nghị lực. - HS hát. - HS chia nhóm. Các nhóm cử đại diện thi đọc TL câu tục ngữ nói về Ý chí - Nghị lực đã học ở tiết trước. - HS lắng nghe nx. - Lắng nghe. - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. - HS thảo luận theo cặp để tìm hiểu mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được miêu tả. Sau đó trình bày: a, Mức độ trung bình (trắng) b, Mức độ thấp ( trăng trắng) c, Mức độ cao ( trắng tinh) - HS trả lời: + Trắng tinh là từ ghép, trăng trắng là từ láy.  - HS các cặp nx - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. - HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp để tìm ra mức độ miêu tả tờ giấy trắng. Sau đó trình bày: a, Thêm từ rất vào trước trắng. b; c, Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất. - HS trả lời: + Ta có thể thêm từ: rất, quá, lắm vào trước hoặc sau từ trắng . + Ta có thể thêm từ hơn, nhất vào sau từ trắng để tạo ra phép so sánh. - HS các cặp nx. - Lắng nghe. - 3HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. Lớp đọc thầm để TL phần ghi nhớ. - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. 1HS lên bảng HS dưới lớp làm bài cá nhân ra nháp. Đáp án: + Thơm đậm, thơm lắm, trắng ngà, trắng ngọc, trắng ngọc ngà, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn. - HS nx. - 2HS đọc y/c BT. - HS trả lời : BT y/c em tìm từ ngữ miêu tả mức độ, đặc điểm khác nhau của : đỏ, cao, vui. - Lắng nghe. - HS nhận phiếu, suy nghĩ và làm bài theo cặp vào phiếu. Sau đó trình bày : Đáp án : a, Đo đỏ, đỏ thắm, đỏ chói, đỏ rực, đỏ chót, rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son. b, Cao cao, cao vút, cao thẳm, rất cao, cao quá, cao lắm, cao như cái sào, cao như núi. c, Vui vẻ, vui vui, vui sướng, vui mừng - HS các cặp nx. - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. - HS suy nghĩ đặt câu ra nháp. Sau đó đọc câu mình đặt trước lớp. VD: Mặt trời đỏ rực Tòa nhà này cao trọc trời. Bạn Sử là người rất vui tính. - HS nx. - 2HS đọc TL phần ghi nhớ ở SGK. - Lắng nghe. TIẾT 3: CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT ) TIẾT 12: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC A. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn. Làm đúng Bài tập chính tả phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn. - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đúng thể thức. - GDHD có tính thẩm mĩ, khoa học trong cuộc sống. B. Chuẩn bị: 1. GV: Phiếu BT2a đã viết sẵn nd câu chuyện còn thiếu. 2. HS: SGK, vở, bút. C. Các hoạt động dạy - học: I. Khởi động ( 5’) - Cho HS chơi trờ chơi " Phản xạ nhanh" - Hãy viết lại cho đúng các từ sau: ngúc ngắt, siên nang, nải mần, ngút ngác - GV nx, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: Trực tiếp. II. Phát triển bài: ( 32’) 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết chính tả. a, Trao đổi về nội dung bài chính tả: - Gọi 2HS đọc bài chính tả sẽ viết. - GV hỏi: + ND đoạn văn nói lên điều gì? - GV nx, bổ sung. b, Hướng dẫn viết từ khó: - Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết. - Y/c HS đọc, viết các từ khó vừa tìm được, c, Viết chính tả: - GV đọc mẫu bài chính tả 1 lần. - GV đọc cho HS nghe viết vào vở. - GV quan sát sửa tư thế ngồi cho HS. d, Soát lỗi, chấm bài: - GV đoc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu chấm 1 số vở của HS và nx. 2. Hoạt động 2: Làm BT chính tả Bài 2a - Gọi 2HS đọc y/c BT - HDHS làm bài. - Tổ chức cho HS làm bài vào phiếu theo nhóm 4. - GV nx, sửa sai. III. Kết thúc ( 3’ ) - Y/c 1HS đọc lại câu chuyện đã hoàn chỉnh ở BT2a. - NX giờ học. - HS vn học bài, chuẩn bị bài: Người tìm đường lên các vì sao. - HS chơi trờ chơi " Phản xạ nhanh" - HS xung phong lên bảng viết, lớp viết ra nháp: ngúc ngắc, siêng năng, nảy mầm, ngút ngát - HS nx. - Lắng nghe. - 2HS đọc bài CT sẽ viết. - HS trả lời: + Ca ngợi Lê Duy Ứng người chiến sĩ bị hỏng mắt giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - HS nx. - HS tìm các từ khó và nêu: quệt máu, triển lãm, xúc động, 5 giải thưởng,... - HS đọc và viết các từ khó ra nháp. - HS lắng nghe. - HS nghe viết bài vào vở. - HS ngồi lại cho đúng tư thế. - 2HS ngồi cùng bàn đổi vở để soát lỗi - HS nộp vở, lắng nghe. - 2HS đọc y/c BT - Lắng nghe. - HS nhận phiếu, thảo luận, làm bài theo nhóm 4 vào phiếu. Sau đó trình bày: + Đáp án: Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu, chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi. - HS các nhóm nx. - 1HS đọc lại câu chuyện đã hoàn chỉnh ở BT2a. - Lắng nghe. TIẾT 4: TĂNG CƯỜNG TOÁN ÔN: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ TIẾT 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT ( BUỔI CHIỀU ) ÔN: TÍNH TỪ TIẾT 2: THỂ DỤC GIÁO VIÊN CHUYÊN BIỆT DẠY TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TIẾT 12: LAO ĐỘNG XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG A. Mục tiêu: - HS biết được ý nghĩa và giá trị của lao động xây dựng trong nhà trường. - Em biết được công việc mình phải làm để xây dựng trong nhà trường. - HS yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: 1. GV: SGK, tranh minh họa. 2. HS: SGK, vở, bút. C. Các hoạt động dạy và học: I. Khởi động ( 5') - Cho HS chơi trò chơi " Phản xạ nhanh" - Mời HS đọc thông tin trong sơ đồ tư duy mà mình đã lập ở tiết học trước. - GV nx, tuyên dương HS. - Giới thiệu bài mới. II. Phát triển bài ( 27') 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động lao động trong nhà trường. a. Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa và giá trị của lao động trong nhà trường. b. Cách tiến hành: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c BT. - Y/c HS quan sát các tranh và đánh dấu X vào ô trống và nói ý nghĩa của các hoạt động đó. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Gọi HS đọc y/c BT. - Tạo nhóm 6. - Y/c HS các nhóm thảo luận và cùng nhau hoàn thành phiếu BT. - Quan sát giúp đỡ các nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. III. Kết thúc ( 3') - Để ngôi trường sạch đẹp chúng ta phải làm gì? - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - HS chơi trò chơi " Phản xạ nhanh" - 2HS thực hiện theo y/c. - HS nx. - Ghi đầu bài - 2HS đọc y/c BT. - HS quan sát tranh theo cặp và thực hiện theo y/c. - Ví dụ: X Làm cỏ vườn trường. X Quét dọn sân trường. X Dọn vệ sinh lớp học. - HS nhận xét. - 2HS đọc y/c BT. - HS chia nhóm. - HS các nhóm thảo luận và cùng nhau hoàn thành phiếu BT. Sau đó cử đại diện trình bày: TT Tên hoạt động Công việc em làm Hiệu quả, lợi ích hoạt động 1 Chăm sóc vườn trường Nhổ cỏ, tưới cây Cây xanh tốt, em biết cách chăm sóc cây 2 Quét dọn sân trường Để rác vào thùng rác, quét sân hang ngày Sân trường sạch sẽ, mọi người có ý thức để rác đúng nơi quy định. . - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Chúng ta phải làm các công việc: quét dọn, chăm sóc rau, hoa. - Lắng nghe. Ngày giảng: 24 - 11 - 2017 THỨ SÁU TIẾT 1: TOÁN TIẾT 60: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. Có kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân. - HS có tính cẩn thận trong học tập và cuộc sống. B. Chuẩn bị: 1. GV: Phiếu BT2, bảng nhóm, bút dạ. 2. HS: SGK, vở, bút, thước kẻ. C. Các hoạt động dạy - học: I. Khởi động ( 5’) - Tổ chức cho HS thi làm nhanh BT mà GV y/c . - GV nx, sửa sai, đánh giá. - Giới thiệu về bài mới: Trực tiếp II. Phát triển bài ( 32’ ) - HDHS làm BT. Bài 1 (tr69) : - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Gọi 3HS lên bảng làm bài, lớp làm bài ra nháp. - GV nx, sửa sai, đánh giá. Bài 2 (tr70) : - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS làm bài. - Tổ chức cho HS thảo luận, làm BT theo cặp đôi vào phiếu . - Quan sát, giúp đỡ các cặp. - GV nx, sửa sai Bài 3 (tr 70 ): - Gọi 2HS đọc y/c BT. - HDHS phân tích y/c của BT - Tổ chức cho HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm. - Quan sát, giúp đỡ các nhóm. - GV nx, sửa sai III. Kết thúc ( 3' ) - Y/c 2HS lên bảng thi làm toán nhanh: 184 x 25 = ? - NX giờ học. - HS vn học bài, chuẩn bị bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. - Hát. - 3HS lên bảng thi làm nhanh BT mà GV y/c. Đáp án: 25 428 2019 x 86 x 15 x 23 150 2140 6057 200 428 4038 2150 6420 46437 - HS nx. - Lắng nghe. - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. - 3HS lên bảng làm bài, lớp làm bài ra nháp. 17 428 2057 x 86 x 39 x 23 102 3852 6171 136 1284 4114 1462 16692 48311 - HS nx - 2HS đọc y/c BT. - Lắng nghe. - HS thảo luận theo làm BT theo cặp đôi vào phiếu. Sau đó trình bày: m 3 30 m x 78 3 x 78 = 234 30 x 78 = 2340 - HS các cặp nx. - 2HS đọc y/c BT. - HS phân tích BT theo HD. - HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm, sau đó cử đại diện trình bày: Bài giải Đổi 24 giờ = 1440 phút Trong 24 giờ tim người khỏe mạnh đập là: 1440 x 75 = 108000 (lần) Đáp số: 108000 lần - HS các nhóm nx. - 2HS lên bảng thi làm toán nhanh : 187 x 25 =  4675 - Lắng nghe. TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN TIẾT 24: KỂ CHUYỆN ( KIỂM TRA VIẾT ) A. Mục tiêu: - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc). Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). - Rèn cho HS kĩ năng sử dụng câu từ hợp lí khi viết văn. - GDHS có ý thức nghiêm túc trong giờ học. B. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ viết sẵn 3 đề bài. 2. HS: Giấy kiểm tra, bút, thước kẻ. C. Các hoạt động dạy - học: I. Khởi động ( 5’) - Cho HS chơi trò chơi " Gọi thuyền". - Y/c HS trả lời nhanh câu hỏi sau: + Bài văn kể chuyện gồm có mấy phần, đó là những phần nào ? - GV nx, đánh giá. - Giới thiệu bài: Trực tiếp. II. Phát triển bài: ( 32’) 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài. - Treo bảng phụ viết sẵn 3 đề bài lên bảng và gọi 3HS lần lượt đọc các đề bài. - GV nhắc HS chú ý: + Có thể chọn 1 trong 3 đề bài đã cho. + Bài văn phải có đầy đủ 3 phần đó là phần mở bài ( mở đầu câu chuyện ), phần diễn biến, phần kết bài ( kết thúc câu chuyện ). + Hãy tưởng tượng em chính là nhân vật trong câu chuyện hoặc là người chứng kiến câu chuyện đó, và kể lại cho mọi người nghe. - Em chọn câu chuyện nào để kể lại ? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 2. Hoạt động 2: Viết bài - Y/c HS dựa vào các kiến thức đã học và các đề bài gợi ý để viết thành 1 câu chuyện hoàn chỉnh. - Quan sát, gợi ý cho HS gặp khó khăn. - GV thu bài về chấm. III. Kết thúc ( 3' ) - Một câu chuyện đúng thể thức gồm có mấy phần, đó là những phần nào ? - NX giờ học. - HS vn học bài, chuẩn bị bài sau. - HS chơi trò chơi " Gọi thuyền". - HS xung phong trả lời: + Bài văn kể chuyện gồm có 3 phần đó là phần mở bài ( mở đầu câu chuyện ), phần diễn biến, phần kết bài (kết thúc câu chuyện). - HS nx. - Lắng nghe. - 3HS lần lượt đọc các đề bài. - HS chú ý lắng nghe. - HS lần lượt trình bày trước lớp VD : Em kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca. - HS thực hành viết bài. - HS nộp bài. - Một câu chuyện đúng thể thức gồm có 3 phần, đó là phần mở bài ( mở đầu câu chuyện ), phần diễn biến, phần kết bài (kết thúc câu chuyện). - Lắng nghe. HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HTT: Bài văn viết đúng thể thức đủ 3 phần, câu văn hay có ý nghĩa, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, rõ ràng không mắc lỗi chính tả. HT: Bài văn viết đúng thể thức đủ 3 phần, có những câu văn hay có ý nghĩa, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, còn mắc 1- 5 lỗi chính tả. CHT: Bài văn viết đúng thể thức đủ 3 phần, câu văn lủng củng, chữ viết xấu, trình bày bẩn, còn mắc trên 5 lỗi chính tả. TIẾT 3: KỂ CHUYỆN TIẾT 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC A. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghi lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - HS có ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. B. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài, phấn màu. 2. HS: SGK, vở, bút. C. Các hoạt động dạy - học: I. Khởi động ( 5’) - Em hãy kể lại câu chuyện Bàn chân kì diệu. - GV nx, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: Trực tiếp. II. Phát triển bài: ( 32’) 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - GV treo bảng phụ viết sẵn đề bài lên bảng và gọi 2HS đọc đề bài. - Đề bài y/c em làm gì ? - Dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng : Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực. - Y/c 4HS đọc phần gợi ý ở SGK. - GV hỏi : + Nghị lực của con người được biểu hiện như thế nào ? + Lấy ví dụ một truyện nói về lòng tự trọng ? + Em đã sưu tầm câu chuyện của mình ở đâu ? - GV tuyên dương những HS có những câu chuyện ngoài SGK. - Y/c HS đọc kĩ gợi ý 3 trên bảng. - GV treo bảng ghi sẵn các tiêu chuẩn đánh giá: + Nội dung đúng chủ đề. + Truyện ngoài SGK. + Cách kể hay, giọng kể hấp dẫn, cử chỉ điệu bộ thể hiện rõ.. + Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. + Trả lời được câu hỏi hoặc đặt được câu hỏi cho bạn. 2. Hoạt động 2: HDHS kể chuyện - Tổ chức cho HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện theo nhóm 4 . - GV quan sát, đưa ra các câu hỏi để gợi ý cho các nhóm khi cần thiết. 3. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - Mời đại diện các nhóm lên thi kể chuyện. - GV cùng HS dưới lớp đưa ra 1 số câu hỏi để HS thi kể trả lời : + Câu chuyện kể về ai ? + Câu chuyện có ý nghĩa gì ? - GV nx, tuyên dương nhóm kể tốt, có câu chuyện hay . III. Kết thúc ( 3’ ) - Y/c HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện vừa kể. - NX giờ học. - HS vn học bài. Chuẩn bị bài: KC được chứng kiến hoặc tham gia. - Hát. - HS xung phong kể lại. - HS nx - Lắng nghe. - 2HS đọc đề bài - Đề bài y/c em kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc nói về một người có nghị lực. - Quan sát - 4 HS lần lượt đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4. - HS suy nghĩ và trả lời : + Nghị lực của con người được biểu hiện qua các hành động như : có ý chí vượt qua số phận, vươn lên trong mọi hoàn cảnh. + Câu chuyện: Bàn chân kì diệu, Người chiến sĩ giàu nghị lực. + Ở sách, báo, đài, trên ti vi. - HS nx - HS đọc kĩ gợi ý 3. - HS, theo dõi lắng nghe - HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện theo nhóm 4. - Các nhóm cử đại điện của mình lên thi kể. - HS thi kể trả lời : VD: + Câu chuyện kể về Ông Trạng Nồi + Câu chuyện ca ngợi Ông Trạng Nồi là người có ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. - HS các nhóm nx. - HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện vừa kể. - Lắng nghe. TIẾT 4: TĂNG CƯỜNG TOÁN ÔN: LUYỆN TẬP TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP TIẾT 12: SƠ KẾT TUẦN BUỔI CHIỀU TIẾT 1 + 2: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ ( Học sinh tự hoạt động ) Ngày......... tháng 11 năm 2017 Ký duyệt của Ban giám hiệu nhà trường: ........................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 12 Lop 4_12462563.doc
Tài liệu liên quan