Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC
ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
- Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1) .
- Đặt tên và trả lời câu hỏi có cụm từ ỡ đâu (BT2, BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng thống kê từ của bài tập 1 như vở Bài Tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Mẫu câu bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 21 - Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lả đi và thương xót.
- 1 HS kể lại đoạn 3. Ví dụ : Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Bị cầm tù, sơn ca khát khô cả cổ, nó rúc mãi đầu vào đám cỏ. Bông cúc thương chim lắm, nó toả hương ngào ngạt để an ủi chim. Khát quá, chim vặt hết đám cỏ nhưng vẫn không hề động đến bông hoa. Đến sáng thì chim lìa đời, bông cúc cũng héo lả đi vì thương xót.
- Các cậu đã đặt chim sơn ca vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng.
- Nếu các cậu không nhốt chim vào lồng thì chim vẫn còn vui vẻ hót. Nếu các cậu không cắt bông hoa thì bây giờ bông hoa vẫn toả hương tắm nắng mặt trời.
- 4 HS thành 1 nhóm. Từng HS lần lượt kể trước nhóm của mình.
- 1 HS thực hành kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
Rút kinh nghiệm:
Toán
ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc .
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó .
- Bài tập cần làm :bài 1(a), bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
- Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD như bài học lên bảng.
- 1 đoạn dây đồng có thể thành hình ê (theo BT3).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4HS lên bảng làm BT.
- Nhận xét.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài:
- GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Giới thiệu đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc:
- Chỉ vào đường gấp khúc trên bảng và giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD.
- Y/c HS quan sát hình vẽ và hỏi:
+ Đường gấp khúc gồm những đoạn thẳng nào?
+ Đường gấp khúc ABCD gồm những điểm nào?
+ Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD.
- Giới thiệu: Độ dài đường gấp khúc ABCD chính là tổng độ dài của các đường thẳng thành phần AB, BC, CD.
+ Y/c HS tính tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
+ Vậy độ dài của đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu.
+ Muốn tính độ dài của đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng thành phần ta làm như thế nào?
c/ Luyện tập – thực hành
Bài 2 :
- Gọi HS đọc y/c của BT. Hỏi: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Vẽ đường gấp khúc MNPQ lên bảng (theo BT2) y/c HS tính độ dài đường gấp khúc MNPQ : 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
-Nhận xét, gọi HS khác đọc kết quả.
Bài mẫu
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
3+2+4=9 (cm)
Đáp số: 9 cm
Bài 3 :
- Gọi HS đọc y/c của bài tập.
- Đưa ra đoạn dây đồng sau đó uốn 3 đoạn thành hình ê. Hỏi:
+ Tam giác này có mấy cạch?
- GT: Độ dài của mỗi cạnh đều bằng nhau và đều bằng 4.
- Hỏi: Vậy độ dài của đường gấp khúc này tính như thế nào?
- Gọi 1 HS lên trên bảng trình bày bài giải, Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Chấm 1 số vở.
- Y/c HS nhận xét bài làm trên bảng và sửa bài.
4. Củng cố:
- Y/c HS nhắc lại cách tính độ dài của đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng thành phần của nó.
5. Dặn dò:
- Xem lại bài học và các BT vừa giải, xem bài “Luyện tập” (104).
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- 4 HS làm bài
2 x 5 + 20 2 x 7 + 32
3 x 8 – 13 5 x 8 – 25
- HS nhắc lại tựa bài.
- Nghe giảng. Cả lớp nhắc lại. Đường gấp khúc ABCD.
- Đường gấp khúc ABCD gồm các đoạn thẳng AB, BC, CD.
- Đường gấp khúc ABCD có các điểm A, B, C, D.
- Độ dài AB là 2cm, đoạn BC là 4cm và CD là 3cm.
- Nghe giảng và nhắc lại.
- Tính 2cm + 4cm + 3cm = 9cm
- Độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần.
- HS nhắc lại, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trả lời: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta lấy độ dài các đoạn thẳng thành phần cộng với nhau.
- Quan sát hình vẽ đọc độ dài các đoạn thẳng, suy nghĩa và làm bài: Độ dài đường thẳng gấp khúc MNPQ = 3cm + 2cm + 4cm = 9cm
1HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét sửa bài.
b/ Độ dài đường gấp khúcABC là:
5+4=9(em)
Đáp số : 9 em
- HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Quan sát đoạn dây và thao tác uốn dây đồng thành hình ê.
- Có 3 cạnh.
- Biết độ dài của mỗi cạnh của hình ê.
- Tính bằng cách cộng độ dài 3 cạnh của hình ê.
- Làm bài.
GIẢI
Độ dài đoạn dây đồng.
4 + 4 + 4 = 12 (cm)
Đáp số12 cm
- Nhận xét bài của bạn và sửa bài.
- HS
Rút kinh nghiệm:
TNXH
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
* Lồng ghép BVMT: Biết được MT công đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề MT của cuộc sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ theo SGK trang 44, 45, 46, 47.
- Tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
-GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Quan sát hình và kể lại những gì em thấy trong hình:
- Y/c cả lớp quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (SGK trang 44, 45). Sau đó kể lại trước lớp những gì em thấy được trong hình.
- Nhận xét thêm vào những ý HS chưa nắm rõ.
+ H1: 1 người phụ nữ đang dệt vải, chung quanh có những tấm vải màu sắc sặc sỡ.
+ H2: Những người đi hái chè, cảnh đồi chè rộng mênh mông.
+ H3: Những người nông dân đang gặt lúa.
+ H4: 2 cô gái đang hái cà phê.
+ H5: Cảnh trên sông có nhiều chiếc ghe chở hàng và mọi người đang bán hàng trên sông.
+ H6: Cảnh ở bãi biển, nhiều người đang gỡ cá ở lưới ra.
+ H7: Các nông dân đang gánh muối trên ruộng muối.
+ H8: Cảnh ở thành phố nơi ngã tư đường, với đường phố nhà cửa, cơ quan, bệnh viện, trường học san sát nhau và mọi người đang tấp nập trên đường phố.
c/ Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ:
- Y/c thảo luận lớp theo câu hỏi: Em nhìn thấy các hình ảnh này theo mô tả những người dân sống ở vùng miền nào của đất nước?
- Nhận xét, điều chỉnh cho ý chính xác hơn.
- Y/c HS thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình trên.
+ N1, 2: Hình 1, 2.
+ N3, 4: Hình 3, 4.
+ N5, 6: Hình 5, 6.
+ N7: Hình 7.
- Nhận xét , chỉnh sửa thêm cho câu trả lời của các nhóm.
- Hỏi cả lớp: Những người dân trong hình có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ lại làm các nghề các nhau?
GVKL: Mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của tổ quốc thì có những ngành nghề khác nhau.
4. Củng cố:
- Qua bài học em tìm hiểu thêm được điều gì về cuộc sống xung quanh ta.
5. Dặn dò:
- Các em sưu tầm tranh ảnh nói về các ngành nghề của người dân trên đất nước mình để chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Mở SGK quan sát hình, lần lượt phát biểu ý kiến cá nhân về nội dung từng hình.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nghe câu hỏi tham gia góp ý kiến và thống nhất.
+ H2, 3: Sống ở miền núi
+ H4, 5: Sống ở trung du.
+ H6 : Sống ở miền ĐB.
+ H7, 8: Sống ở Miền biển.
- Chia nhóm 4 em, thảo luận trong nhóm. Sau đó đại diện nhóm phát biểu.
- H1: Nghề dệt vải.
- H2: Nghề hái chè.
- H3: Nghề trồng lúa.
- H4: Thu hoạch cà phê.
- H5: Nghề buôn bán trên sông.
- H6: Nghề đánh cá biển.
- H7: Nghề muối.
- Tham gia phát biểu cá nhân.
- Mỗi người dân làm những ngành nghề khác nhau, vì họ sống ở những vùng miền khác nhau.
- HS trả lời.
Rút kinh nghiệm:
Chính Tả
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. MỤC TIÊU:
- Chép chính xác bài chính tả ,trình bài đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật. Không mắc quá 5 lỗi.
- Làm được bài tập ( 2 )a/ b .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau : sương mù, cây xương rồng, đất phù sa, đường xa, chiết cành, chiếc lá, hiểu biết, xanh biếc,
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Trong giờ học Chính tả này, các em sẽ chép một đoạn trong bài tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép :
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào?
- Đoạn trích nội dung gì?
b) Hướng dẫn trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu?
- Lời của sơn ca nói với cúc được viết sau các dấu câu nào?
- Trong bài còn có các dấu câu nào nữa?
- Khi chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng d, r tr, s; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã
- Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả :
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e) Soát lỗi :
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài :
- Thu một số bài. Số bài còn lại để sau.
Hoạt động 2: Trò chơi thi tìm từ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một bảng ghi từ và tổ chức cho các đội thi tìm từ theo yêu cầu của bài tập 2, trong thời gian 5 phút đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
- Yêu cầu các đội dán bảng từ của đội mình lên bảng khi đã hết thời gian.
- Nhận xét và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS về nhà giải câu đố vui trong BT3 và làm các BT chính tả trong vở BT.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
HÁT VUI
-3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
- Bài Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc khi chưa bị nhốt vào lồng.
- Đoạn văn có 5 câu.
- Viết sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm.
- Viết lùi vào một ô li vuông, viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Tìm và nêu các chữ : rào, dại, trắng, sơn ca, sà, sung sướng; mãi, trời, thẳm.
- Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
- Nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc bài.
- Các đội tìm từ và ghi vào bảng từ. Ví dụ :
+ Chào mào, chão chàng, chẫu chuộc, châu chấu, choè boẻ, chuồn chuồn, chuột, chuột chũi, chìa vôi,
+ Trâu, trai, trùn trục,
+ Tuốt lúa, chuốt, nuốt,
+ Cái cuốc, luộc rau, buộc chuộc, thuộc, thuốc,
- Các đội dán bảng từ, đội trưởng của từng đội đọc từng từ cho cả lớp đếm để kiểm tra số từ.
- Đọc từ theo chỉ dẫn của GV.
Rút kinh nghiệm:
Thứ tư ngày 17 tháng 01 năm 2018
Tập Đọc
VÈ CHIM
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè.
- Hiểu nội dung bài : Một số loài chi cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người ( Trả lời được câu hỏi 1 ,2, học thuộc một đoạn trong bài )
- Hiểu nghĩa các từ : Vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lăn la, nhấp nhem,
II. ĐỒ DNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên kiểm tra bài Chim sơn ca và bông cúc trắng
+ Trước khi bị bỏ vào lồng chim và hoa sống thế nào?
+ Hành động của bạn ấy gây ra chuyện gì đau lòng?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý đọc giọng kể vui nhộn. Ngắt nhịp hơi cuối mỗi câu thơ.
b) Luyện phát âm :
- Yêu cầu đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu.Kết hợp nêu giải nghĩa từ SGK.
c) Luyện đọc đoạn trước lớp :
- Gọi HS đọc đoạn
d) Luyện đọc đoạn trong nhóm
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 2 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi đọc bài theo nhóm.
e) Thi đọc :
g) Đọc đồng thanh :
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- Tìm tên các loài chim trong bài.
- Để gọi chim sáo “tác giả” đã dùng từ gì ?
- Hãy tìm các từ gọi tên các loài chim khác.
- Con gà có đặc điểm gì ?
- Chạy lon xon có nghĩa là gì ?
- Hãy tìm các từ chỉ đặc điểm của từng loài chim.
- Theo em việc tác giả dân gian dùng các từ để gọi người, các đặc điểm của người để kể về các loài chim có dụng ý gì?
-Em thích con chim nào trong bài nhất? Vì sao?
* Nội dung chính : Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài vè
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài vè sau đó xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
4. Củng cố:
- Thi đua kể lại tên các loài chim vừa học, và đọc thuộc lòng bài
- Giáo dục các em yêu thích các bài vè dân gian Việt Nam , yêu thích tìm hiểu các loài chim .
5. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà đọc thuộc lòng bài vè.
Về chuẩn bị sau.
- Nhận xét tiết học
Hát
- HS đọc trả lời : Tự do...
Sơn ca bị chết cúc héo tàn.
- HS nhắc lại tựa bài
- HS theo dõi đọc thầm.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Luyện phát âm các từ : lon xon, linh tinh, liếu điếu, mách lẻo, lân la, nở, nhảy, chèo bẻo, mách lẻo, sẻ, nghĩa, ngủ,
- HS đọc đoạn theo yêu cầu.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh bài vè.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Các loài chim được nói đến trong bài là : gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
- Từ : con sáo.
- Con liếu điếu, cậu chìa vôi, chim chèo bẻo (sẻ, sâu), thím khách, cô, bác.
- Con gà hay chạy lon xon.
- Chạy lon xon có nghĩa là dáng chạy của các con bé.
- Trả lời (Khi nói về đặc điểm của chìa vôi, chèo bẻo, chim sẻ, cú mèo, thì kết hợp với việc tìm hiểu nghĩa của các từ mới đã nêu trong phần mục tiêu)
- Tác giả muốn nói các loài chim cũng có cuộc sống của con người, gần gũi với cuộc sống của con người
- Trả lời theo suy nghĩ
- Học thuộc lòng, sau đó thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS kể lại về các loài chim đã học trong bài theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm:
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- Bài tập cần làm: Bài 1(b), bài 2.
II. CHUẨN BỊ:
- Vẽ sẵn các đường gấp khúc (Theo bài học ) lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng. Y/c cả lớp làm nháp: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD, biết độ dài các đoạn thẳng AB = 3cm, BC = 10cm, CD =5cm
* Nhận xét tiết kiểm tra.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện tập – thực hành
Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài yêu cầu cả lớp làm bài vào nháp.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng chỉnh sửa .
- Nhận xét.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và cho biết ốc sên bò theo hình gì?
+ Muốn biết ốc sên bò bao nhiêu dm, ta làm thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp làm bài vào nháp.
.
4. Củng cố:
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào.
5. Dặn dò:
- Tự vẽ các đường gấp khúc 3, 4, 5 đoạn thẳng. Xem bài “Luyện tập chung”.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- 2 HS lên bảng.
- HS nhắc tựa.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS lên bảng làm bài. Cả lớplàm vào tập nháp.
- HS lên bảng chỉnh sửa bài.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Quan sát trả lời: ốc sên bò theo đường gấp khúc.
- Ta tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- HS lên bảng làm bài.
Ốc sên phải bò đoạn đường dài
5 + 2 + 7 = 14 (dm)
Đáp số : 14 dm
- HS trả lời.
Rút kinh nghiệm:
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp, cắt ,dán phong bì .
- Gấp , cắt ,dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt ,đường dán tương đối thẳng . Phong bì có thể chưa cân đối .
II. CHUẨN BỊ:
- Phong bì mẫu kiểu lớn, mẫu thiếp chúc mừng.
- Hình vẽ quá trình gấp, cắt, dán phong bì.
- Giấy khổ cỡ A4, thước kẻ, bút chì, màu, kéo, hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
1. Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Đính phong bì mẫu lên bảng và nêu câu hỏi gợi ý cho HS quan sát.
+ Phong bì có hình gì?
+ Mặt trước, mặt sau phong bì như thế nào?
+ Phong bì dùng để làm gì?
- Đưa ra 1 mẫu thiếp chúc mừng có thể để vào phong bì, y/c HS so sánh về kích thước của phong bì và thiếp chúc mừng.
- Hướng dẫn mẫu:
- Treo hình vẽ quá trình lên bảng giải thích miệng 1 lần quá trình gấp, cắt, dán.
- Vừa thao tác trên giấy khổ to, vừa nói lại lần lượt các bước của quá trình.
- Gọi HS nói lại từng bước của quá trình, nhận xét chỉnh sửa cho HS.
- Y/c HS làm nháp quá trình gấp, cắt, dán phong bì.
- Theo dõi giúp đỡ thêm cho những HS yếu, lúng túng.
2. GV hướng dẫn mẫu:
+ Bước 1: Gấp Phong bì.
- Gấp tờ giấy HCN thành 2 phần theo chiều rộng sao cho mép dưới tờ giấy cách mép trên khoảng 2 ô
- Gấp 2 cạnh 2 bên vào mỗi bên khoảng 1,5ô để lấy dấu.
- Mở 2 đường mới gấp ra, gấp chéo 4 góc để lấy đường dấu gấp.
+ Bước 2: Cắt phong bì
- Mở tờ giấy ra cắt các đường gạch chéo (H4).
+ Bước 3: Dán phong bì.
- Gấp lại theo các nếp gấp có sẵn ở hình dán 2 bên mép và gấp mép trên theo đường dấu gấp, được chiếc phong bì.
4. Củng cố:
- Y/c HS lên bảng nói lại 3 bước gấp, cắt, dán phong bì.
- Nhận xét sản phẩm đẹp
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận
5. Dặn dò:
- Về nhà tập làm gấp, cắt, dán phong bì
- Tập làm ở nhà, chuẩn bị giấy, dụng cụ tiết sau thực hành gấp, cắt, dán phong bì.
- Nhận xét tiết học.
Hát vui
- HS nhắc tựa bài.
- Quan sát trả lời cá nhân, bạn nhận xét bổ sung.
- Phong bì có hình chữ nhật.
- Mặt trước ghi chữ “Người gửi” “Người nhận” Mặt sau dán theo 2 cạnh
- Phong bì dùng để đựng thư, thiếp chúc mừng.
- Quan sát so sánh: Phong bì có kích thước lớn hơn thiếp chúc mừng để có thể đựng được thiếp
- Theo dõi.
- Quan sát thao tác theo dõi quá trình gấp, cắt, dán phong bì.
- Vài em lần lượt lên bảng, vừa chỉ vào quá trình vừa nói, cả lớp theo dõi bổ sung.
- Lấy nháp, làm theo cặp đôi: 2 bạn vừa trao đổi vừa thực hiện các thao tác.
- HS theo dõi
- HS thực hiện
Rút kinh nghiệm:
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC
ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
- Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1) .
- Đặt tên và trả lời câu hỏi có cụm từ ỡ đâu (BT2, BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng thống kê từ của bài tập 1 như vở Bài Tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Mẫu câu bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV ghi tựa bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Yêu cầu HS đọc các từ trong ngoặc đơn.
- Yêu cầu HS đọc tên của các cột trong bảng từ cần điền.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Đưa ra đáp án của bài tập.
+ Gọi tên theo hình dáng : chim cánh cụt, vàng anh, cú mèo.
+ Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ.
+ Gọi theo cách liếm ăn : bói cá, gõ kiến, chim sâu.
- Nhận xét HS.
- Mở rộng : Ngoài các từ chỉ tên các loài chim đã biết ở trên, bạn nào có thể kể tên các loài chim khác
- Ghi nhanh các từ HS tìm được lên bảng, sau đó cho cả lớp đồng thanh các từ này.
- Kết luận : Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. Có những loài chim đặt tên theo cách kiếm ăn, theo tiếng kêu, ngoài ra còn có rất nhiều các loài chim khác.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài 2.
- Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó lại đổi lại.
- Gọi một số cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- Khi muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó, ta dùng từ gì để hỏi ?
- Hãy hỏi bạn bên cạnh một câu hỏi có dùng từ ở đâu ?
- Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài tập 3.
- Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT
- Nhận xét HS.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Về nhà làm bài tập 2 trong vở BT.
-Nhận xét tiết học .
- HS nhắc lại tựa
- HS đọc yêu cầu BT.
- Ghi tên các loài chim trong ngoặc vào ô trống thích hợp.
- Cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh.
- HS thực hiện
- Gọi tên theo hình dáng, gọi tên theo tiếng kêu, gọi tên theo cách kiếm ăn.
- Gọi tên theo hình dáng : chim cánh cụt; gọi tên theo tiếng kêu : tu hú, gọi tên theo cách kiếm ăn : bói ca.
- Làm bài theo yêu cầu.
- Bài bạn làm như thế nào?
- Nhiều HS phát biểu ý kiến. Ví dụ : đà điểu, đại bàng, bồ câu, chèo bẻo, sơn ca, hoạ mi, sáo, chìa vôi, sẻ, thiên nga, cò, vạc,.
- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Làm bài theo cặp.
- Một số cặp lên bảng thực hành
HS 1 : Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
HS 2 : Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào.
HS 1 : Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?
HS 2 : Chim sơn ca bị nhốt trong lồng.
HS 1 : Bạn làm thẻ mượn sách ở đâu ?
HS 2 : Mình làm thẻ mượn sách ở thư viện.
- Ta dùng từ “ở đâu ?”
- 2 HS cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo mẫu câu ở đâu ?
- Một số cặp HS trình bày trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS thực hành :
+ HS 1 : Sao Chăm chỉ họp ở đâu ?
+ HS 2 : Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.
- HS làm bài sau đó đọc chữa bài.
-HS đọc bài tập 3.
Rút kinh nghiệm:
Thứ năm ngày 18 tháng 01 năm 2018
Chính Tả
SÂN CHIM
I. MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, Trình bài đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT (2) a/b, BT (3) b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, GV đọc cho HS viết các từ sau: Chào mào, chiền chiện, chích chèo, trâu bò, trùng trục, Tuốt lúa, vuốt tóc,
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài :
- GV ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn văn trích nói về nội dung gì?
b) Hướng dẫn trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài còn có các dấu câu nào nữa?
- Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
- Các chữ đầu câu viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng n, l, tr, s; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã
- Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng lớp viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả :
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi :
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài :
- Thu, nhận xét một số bài. Số bài còn lại để sau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a:
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bài tập vào vở BT.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét HS.
Bài 3b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở BT
4. Củng cố:
- GDHS tính luyện viết
5. Dặn dò:
- Về nhà sửa lỗi. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Ht vui
- 2 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết
vào giấy nháp.
- HS nhắc lại tựa bài
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo
dõi bài trên bảng.
- Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- Viết hoa và lùi vào 1 ô vuông.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
- Tìm và nêu các chữ : làm, tổ, trứng,
nói chuyện, nữa, trắng xoá, sát sông.
- Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
- Nghe và viết lại bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Điền vào chỗ trống ch hay tr ?
- Làm bài : đánh trống, chống gậy,
chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện,
câu chuyện.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng. Sửa
lại nếu bài bạn sai.
- Đọc đề bài và mẫu
- Làm vở BT
+ Bà con nông dân đang tuốt lúa./ Hà
đưa tay vuốt mái tóc mềm mại./ Bà bị ốm nên phải uống thuốc./ Đôi guốc này thật đẹp./
Rút kinh nghiệm:
Đạo đức
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ
I. MỤC TIÊU:
- Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự .
- Biết sử dụng lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản,thường gặp hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa (phóng to) trang 31, 32, 33.
- Phiếu 3 màu (mỗi em 3 phiếu) đủ cho cả lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi nhặt được của rơi ta phải làm gì?
- Người biết trả lại của rơi là người như thế nào?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: biết nói lời yêu cầu đề nghị. GV ghi tựa
Hoạt động 1: thảo luận nhóm đôi
- Mục tiêu: HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng.
- Cách tiến hành
- Cho HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh.
- Giới thiệu nội dung tranh hỏi: trong giờ học vẽ Nam muốn mượn bút của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm.
* Kết luận: Muốn mượn bút chì của Tâm, Nam cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự.như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Mục tiêu: HS biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp.
- Cách tiến hành
Xem tranh cho biết các bạn trong tranh đang làm gì?
- Em có đồng tình với các việc làm của các bạn không? Vì sao?
Kết luận: Việc làm trong tranh 2-3 là đúng vì các em đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ.Việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21 in.doc