Tiết 2
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Kiến thức kĩ năng: Kỹ năng cộng,trừ nhẩm;so sánh các số trong phạm vi 20;vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học.
- Năng lực: Biết hợp tác, chia sẻ ý kiến khi trao đổi thảo luận.
- Phẩm chất: Có ý thức học tập tích cực và nghiêm túc
II.Chuẩn bị:
- GV: bảng nhóm.
- HS: bảng con.
III.Các hoạt động dạy học:
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 23 - Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22- Buổi sáng
Ngày soạn: 15/ 2/ 2019
Ngày dạy: 18/ 2/ 2019
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2+ 3
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /iêm/, /iêp/, /ươm/, /ươp/
(STK trang 209 – SGK trang 110 -111)
Tiết 4
Toán
VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I.Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: HS bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng xăng ti mét để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.Giải toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị đo xăng ti mét.
Năng lực: Quan sát và thực hiện được các việc theo yêu cầu của giáo viên
Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực, tự giác và học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
GV:Thước có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
HS:Thước có vạch cm, bảng con.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra(5-7’)
-GV ghi bài toán lên bảng.
Tóm tắt:
Có :5 quyển
Có :5 quyển sách.
Có tất cả :...quyển vở và quyển sách?
2.Bài mới(25-30’):
a.Giới thiệu bài
-Ghi bảng tên bài.
b.Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước (7-10’):
VD:Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4cm.
-GV làm mẫu trên bảng kết hợp từng bước vẽ:
- Đặt thước(có vạch chia thành từng cm) lên tờ giấy trắng.Tay trái giữ thước,tay phải cầm bút,chấm 1 điểm trùng với điểm 0,chấm 1 điểm trùng với vạch 4.
-Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước.Nhấc thước ra ,viết chữ A lên điểm đầu,viết chữ B lên điểm cuối của đoạn thẳng.Ta đó vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài là 4cm.
c. Luyện tập(17-20’):
Bài 1(123):
-Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách vẽ.
-Yêu cầu HS vẽ-Nhận xét (Lưu ý:tay trái phải giữ chặt thước để khi vẽ không bị xô lệch, đoạn thẳng sẽ bị xấu hoặc sai).
Bài 2(123):
- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập
- Gọi 2HS đọc tóm tắt bài toán
- Gọi 1HS nêu bài toán dựa vào tóm tắt-Nhận xét
- Hướng dẫn:
-Thực hiện bài giải theo các bước đã học.
-Không cần viết kèm cm vào số 5 và số 3 trong phép cộng 5-3 mà viết cm trong ngoặc đơn ở bên phải kết quả của phép cộng đó.
- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở-bảng lớp.
- Chữa bài-Nhận xét
Bài 3 (123):
- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập
- Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC có chung điểm nào?
-Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB vào bảng con.
- Gọi 3 HS lên bảng vẽ(lưu ý có thể vẽ theo nhiều cách khác nhau).
-Nhận xét ở bảng con,bảng lớp.
3.Củng cố-dặn dò(1-2’):
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài-làm BT2(123).
-HS ghi phép tính vào bảng con.
-1HS lên bảng giải bài toán
Bài giải
Có tất cả số quyển vở và quyển sách là:
5+ 5 = 10 (quyển )
Đáp số:10 quyển.
-HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát.
- HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
- HS thực hành vẽ đoạn thẳng vào bảng con.
1.Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm,7cm,9cm,...
-HS nêu cách vẽ.
-Vẽ trên bảng con-bảng lớp.
2.Giải BT theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
Đoạn thẳng AB: 5cm
Đoạn thẳng BC: 3cm
Cả 2 đoạn thẳng:...cm?
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
5+ 3=8(cm)
Đáp số:8 cm.
- HS nêu yêu cầu của bài tập
-Có chung 1đầu đó là điểm B.
-HS làm bảng con, bảng lớp.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 15/ 2/ 2019
Ngày dạy: 19/ 2 / 2019
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /eng/, /ec/, /ong/, /oc/, /ông/, /ôc/
(STK trang 213 – SGK trang 112 -113)
Tiết 3
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Đọc, viết, đếm đến số 20.Phép cộng trong phạm vi các số đến 20. Giải toán có lời văn.
Năng lực: HS lắng nghe, chia sẻ kết quả trong nhóm
Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực và nghiêm túc khi thực hiện bài tập
II. Chuẩn bị:
GV: kẻ sẵn ô vuông BT1 lên phụ.
HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra(3-5’):
- Cho HS làm bảng lớp , bảng con
- Nhận xét.
2. Bài mới(25-30’):
a. Giới thiệu bài(1-2’)
- GV ghi bảng tên bài
b. Luyện tập(28-29’):
Bài 1(124):Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét bài-chỉnh sửa.
Bài 2(124): Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS nêu cách làm
- Nhận xét,chỉnh sửa
Bài 3(124): Cho HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Thu bài nhận xét
3. Củng cố , dặn dò(3-5’):
-Trên tia số từ 0 đến 20,số nào lớn nhất,số nào bé nhất?
Trên tia số một số bé hơn số khác nằm ở bên phải hay bên trái số đó?
-Có bao nhiêu số lớn hơn 11 và bé hơn
19?Đó là những số nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài: 3cm, 5cm, 4cm
-HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu cách làm
- HS điền mỗi số thích hợp vào ô trống trên bảng con, bảng phụ
- Chia sẻ kết quả
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm đôi rồi điền số vào ô trống
- HS đọc bài toán
- HS trả lời từng câu hỏi của bài
- HS nêu câu trả lời và tự giải bài toán vào vở.
- HS trả lời cá nhân.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 4
Tự nhiên và xã hội
CÂY HOA
I. Mục tiêu
Kiến thức,kỹ năng: Quan sát, phân biệt, nói đúng tên các bộ phận chính của cây hoa. Nêu được một số cây hoa và nơi sống của chúng .
Năng lực: HS nêu được lợi ích của hoa , có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây hoa .
Phẩm chất: HS yêu quý thiên nhiên, yêu quý các loại hoa, biết chăm sóc,giữ gìn và bảo vệ các loại cây cối nói chung và các loại cây hoa nói riêng
II. Chuẩn bị
GV : Phiếu kiểm tra, hình vẽ các cây hoa trang 48 và 49 SGK , 1 cây hoa hồng.
HS : Sưu tầm một số cây hoa .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
- Vì sao chúng ta nên ăn nhiều rau ?
- Khi ăn rau cần chú ý điều gì ?
- GV nhận xét ghi điểm .
Bài mới
- Giới thiệu :GV đưa cây hoa hồng ra trước lớp và hỏi :
- Đây là cây gì ?
- GV nêu : Cây hoa có nhiều ích lợi đối với chúng ta , tiết học hôm nay lớp chúng mình sẽ tìm hiểu về cây hoa .
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bộ phận chính của cây hoa .
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát :
GV cho HS lần lượt kể tên một số cây hoa mà em biết .
- GV nêu : Các cây hoa rất khác nhau , đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc , hình dạng , kích thước . . . nhưng các cây hoa đều có chung về mặt cấu tạo Vậy cấu tạo của cây hoa gồm những bộ phận chính nào?
Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ về cây hoa .
Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi :
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4 .
- GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm : Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học :
- Cây hoa có nhiều lá không ?
- Cây hoa có nhiều bông hoa hay ít bông hoa ?
- Cây hoa có nhiều rễ không ?
- Lá cây hoa có gai không ?
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi , khám phá .
- GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi , khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 .
Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức
- GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát , thảo luận .
- GV cho HS vẽ các bộ phận chính của một cây hoa .
- GV hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu .
- GV gọi 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây hoa .
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK tìm hiểu về lợi ích của việc trồng hoa .
- Cho HS làm việc nhóm 4 : quan sát tranh : 1 em nêu câu hỏi , 1 em trả lời , các em khác bổ sung .
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .
Hoạt động 3 : Trò chơi Đúng – Sai
- GV chia 10 HS tham gia chơi thành hai đội và dán 2 phiếu kiểm tra lên bảng
-Trong 3 phút đội nào được nhiều câu đúng nhất thì đội đó thắng
- GV kết thúc , tuyên dương đội thắng cuộc
4.Củng cố , dặn dò
- GV gọi vài HS lần lượt nhắc lại nội
dung bài học .
- Dặn HS về nhà học bài , và chuẩn bị bài mới .
- GV nhận xét tiết học . tuyên dương các em học tốt .
- HS trả lời
- HS nêu : Cây hoa hồng
- HS lần lượt kể tên một số cây hoa mà mình biết .
- HS nghe và suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi , khám phá .
- HS làm việc cá nhân thông qua vật thực hoặc hình vẽ về cây hoa – ghi lại những hiểu biết của mình về các bộ phận chính của cây hoa vào vở ghi chép thí nghiệm ( HS có thể viết hoặc vẽ hình ) .
- HS làm việc theo nhóm 4 : Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của một cây hoa .
- Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của cây hoa .
- Các nhóm quan sát cây hoa và thảo luận các câu hỏi ở bước 3 .
- Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của cây hoa .
- HS vẽ và mô tả lại các bộ phận chính của một cây hoa vào vở ghi chép thí nghiệm .
- HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không ?
- 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây hoa .
- HS làm việc nhóm 4 : quan sát tranh ở trang 48 , 49 thảo luận các câu hỏi :
- Các hình ở trang 48 , 49 vẽ các loại hoa nào ?
- Các em còn biết loại hoa nào nữa ?
- Hoa được dùng để làm gì ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Hs chơi trò chơi Đúng – Sai
- Đúng ghi Đ , sai ghi S vào chỗ chấm thích hợp :
- Cây hoa là loài thực vật . . . .
- Cây hoa khác cây su hào . . . .
- Cây hoa có rễ , thân , lá và hoa . . . .
- Lá của cây hoa hồng có gai . . . .
- Thân cây hoa hồng có gai . . . .
- Cây hoa đồng tiền có thân cứng . . . .
- Cây hoa để trang trí , làm cảnh , làm nước hoa . . . .
Ngày soạn: 15/ 2/ 2019
Ngày dạy: 20/ 2/ 2019
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2019
Tiết 1:
Thể dục
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Biết cách thực hiện năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng của bài thể dục phát triển chung. Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài TD phát triển chung. Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
Năng lực: Rèn năng lực quan sát, hợp tác khi tập luyện và tham gia trò chơi.
Phẩm chất: Ý thức tích cực, tự giác khi tham gia tập luyện
II. Địa điểm - phương tiện:
Địa điểm : Sân trường , 1 còi, tranh thể dục.
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục.
III. Nội dung và phương pháp tổ chức
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu
GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức kh khỏe học sinh.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho HS nắm.
-Khởi động:
- Xoay cổ tay, chân, hông, gối
- Chạy nhẹ nhàng về trước. (2 x 6 m)
6-8 phút
- Lớp trưởng tập trung lớp 3 hàng ngang, báo cáo sĩ số cho giáo viên
(GV)
-Từ đội hình trên các HS di chuyển sole nhau và khởi động.
(GV)
2. Phần cơ bản
a. Học động tác toàn thân
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
- Nhận xét:
b. Ôn 6 động tác thể dục đã học
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
- Nhận xét:
c. Trò chơi:“Nhảy đúng, Nhảy nhanh”
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi
Nhận xét
22- 24 phút
- GV nêu tên động tác, giải thích, làm mẫu cho HS xem và hô nhịp cho HS tập.
(GV)
- GV quan sát nhắc nhở và sửa sai ở hs.
- Đội hình tập luyện như trên.
- GV quan sát nhắc nhở và sửa sai ở HS.
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi, các trường hợp phạm quy cho HS nắm, có thể gọi 1 – 2 em thị phạm mẫu, nhận xét. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng, đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS củng cố bài.
3-5 phút
- Cán sự điều khiển và cùng GV hệ thống bài học
Tiết 2
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Kỹ năng cộng,trừ nhẩm;so sánh các số trong phạm vi 20;vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học.
Năng lực: Biết hợp tác, chia sẻ ý kiến khi trao đổi thảo luận.
Phẩm chất: Có ý thức học tập tích cực và nghiêm túc
II.Chuẩn bị:
GV: bảng nhóm.
HS: bảng con.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra(3-5’):
-Gọi 2HS lên bảng làm bài tập
-GV kết hợp kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS dưới lớp-Nhận xét ,. 2.Bài mới(25-30’):
a. Giới thiệu bài
- Ghi bảng tên bài.
b. Hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài 1(125):Tính:
-Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS làm bảng con-bảng nhóm kết hợp hỏi cách làm.
-Nhận xét.
Bài 2(125):Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.
-Chúng ta phải so sánh mấy số với nhau?
-Yêu cầu HS làm bài vào bảng con(theo nhóm)
-Gọi 2HS lên bảng làm.
-Nhận xét
Bài 3(125):
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS vẽ trên bảng con-các cặp đổi bảng kiểm tra chéo kết quả
Bài 4(125):
-Gọi 1HS đọc yêu cầu.
HS khác quan sát tóm tắt bằng hình vẽ.
-Nhìn hình vẽ chúng ta thấy đoạn thẳng AC có độ dài như thế nào?
-Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở.
-Chữa bài-Nhận xét
3.Củng cố-dặn dò(3-5’):
-Trò chơi: “Ai nhanh,ai đúng”
- Hướng dẫn cách chơi trò chơi.
- Yêu cầu HS chơi trò chơi-Nhận xét.
- GV nhận xét tiết học-Dặn HS về làm BT1,2(125) vào vở.
1. Điền số thích hợp vào ô trống:
13 18
2. Điền số thích hợp vào ô trống (tính mẫu).
1
2
3
0
7
5
1
14
-HS nhắc lại tên bài.
a.12+3=15 15+ 4=19
15-3=12 19- 4=15 ...
b.11+ 4+ 2=17; 19-5-4=10;
14+ 2-5=11
- HS làm bài và chia sẻ cách làm
a.Khoanh tròn số lớn nhất:
14 , 18 ,15 ,11 .
b.Khoanh tròn số nhỏ nhất:
17 , 13 , 19 , 10 .
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 6 cm
- HS làm bảng con
-Có độ dài bằng tổng độ dài các đoạn thẳng: AB và BC.
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng AC là:
3+ 6=9(cm)
Đáp số:9cm.
-HS chơi trò chơi.
14-4-5= 15-5-6=
-HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 3+ 4
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /ung/, /uc/, /ưng/, /ưc/
(STK trang 216 – SGK trang 114 -115)
Tiết đọc thư viện
CÙNG ĐỌC- TIỆM BÁNH CỦA HỔ
I. Mục đích:
- GV và HS cùng đọc câu chuyện Tiệm bánh của Hổ.
- Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào việc đọc.
- GV làm mẫu việc đọc tốt.
- Giúp HS xây dựng thói quen đọc.
II. Chuẩn bị:
- Truyện Tiệm bánh của Hổ.
III. Tiến trình thực hiện:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định(2-3’):
- GV cho HS ổn định chỗ ngồi.
- GV giới thiệu về hoạt động: Cùng đọc.
2. Cùng đọc(20-25’):
- GV cho HS xem trang bìa của quyển sách.
? Các em thấy gì ở bức tranh này?
? Trong bức tranh này các em thấy có bao nhiêu con vật ? Tên con vật là gì?
? Theo các em điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện ?
- GV giới thiệu về sách:
- Tên truyện: Tiệm bánh của Hổ
- Tác giả: Nguyễn Trần Thiên Lộc
- Tranh minh họa: Lê Thị Anh Thư
- GV giới thiệu từ mới:
- thơm phưng phức: nói món ăn hoặc hương hoa thơm lắm.
- thơm lừng: có mùi thơm lan tỏa ra mạnh và rộng khắp.
- trảng cỏ: vùng đất bằng phẳng, quang đãng, nằm giữa rừng.
- GV đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu những diễn biến chính trong câu chuyện:
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Hổ thích làm gì?
- Kể tên các loại bánh Hổ làm?
- Tại sao Hổ không bán được cái bánh nào?
- Hổ làm cách nào để bán được bánh?
- GV mời HS cùng đọc.
* Hoạt động mở rộng(7-10’):
- Cho HS hát bài hát có tên con vật trong câu chuyện vừa đọc.
- GV nhận xét, khen ngợi, khuyến khích HS.
- GV nhận xét, dặn HS về tập kể lại nội dung câu chuyện cho người thân nghe.
- HS ngồi vào chỗ, nhắc lại nội quy thư viện.
- HS nhắc lại tên hoạt động.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS dự đoán.
- HS nghe.
- HS nghe
- HS lắng nghe
- HS nhớ lại, trả lời.
- HS cùng đọc truyện với GV.
- HS thực hiện
Ngày soạn: 15/ 2/ 2019
Ngày dạy: 21/ 2/ 2019
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /iêng/, /iêc/
(STK trang 219 – SGK trang 116 -117)
Tiết 3
Toán
CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I.Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Nhận biết số lượng,đọc viết các số tròn chục(từ 10 đến 90). Biết so sánh các số tròn chục
Năng lực: Biết hợp tác chia sẻ ý kiến và kết quả bài làm
Phẩm chất: Mạnh dạn khi trình bày ý kiến các nhân.
II.Chuẩn bị
GV:que tính
HS: que tính
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Không kiểm tra
2.Bài mới(35’)
a.Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu các số tròn chục(12-15’):
- GV yêu cầu HS lấy 1thẻ que tính 1 chục và nói :có một chục que tính, GV hỏi: Một chục còn gọi là bao nhiêu?
- GV viết số 10 lên bảng
- Yêu cầu HS đọc
- GV yêu cầu HS lấy 2 thẻ que tính một chục hỏi:có mấy chục que tính?
-Hai chục còn gọi là bao nhiêu?
-Cho HS lên bảng viết số 20
-Nhận xét- chỉnh sửa
- GV hướng dẫn HS đọc :Hai mươi
- Hướng dẫn tương tự như trên để HS tự nhận ra số lượng,đọc,viết các số tròn chục từ 30 đến 90
- GV hướng dẫn HS đếm theo từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại
- Yêu cầu HS đọc các số tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90 và ngược lại
- Các số tròn chục từ 10 đến 90 là số có mấy chữ số?
c.Thực hành(15-20’)
Bài 1(124):
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS cách làm
- Cho HS lên bảng làm
- Nhận xét-sửa chữa
Bài 2(124):
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm miệng
- Nhận xét-sửa chữa
- Cho HS đọc lại
Bài 3 (124):
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm vào vở
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
3. Củng cố-dặn dò(2-3’)
- Cho HS đọc lại các số từ 10 đến 90 và ngược lại
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc các số từ 10 đến 90
-HS lấy 1 thẻ que tính một chục
-Một chục còn gọi là mười
-HS quan sát
-HS đọc:mười
-HS lấy 2 thẻ que tính
-Có 2 chục que tính
-Hai chục còn gọi là 20
-1 HS lên bảng viết số 20
-HS viết vào bảng con số 20
-HS đọc :Hai mươi
-HS làm tương tự để nhận ra số lượng,đọc ,viết các số tròn chục từ 30 đến 90
-HS đếm
-Các số tròn chục từ 10 đến 90 là số có hai chữ số
-1 HS đọc yêu cầu
-HS quan sát
-HS lên bảng làm
- Chia sẻ kết quả bài tập
-1HS đọc yêu cầu bài tập
-HS làm miệng
- Chia sẻ kết quả bài tập
-HS đọc
-1HS đọc yêu cầu bài tập
-HS làm vào vở
-3 HS lên bảng chữa
-HS nhận xét
-HS đọc
Ngày soạn: 15/ 2/ 2019
Ngày dạy: 22/2 / 2019
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /uông/, /uôc/, /ương/, /ươc/
(STK trang 222 – SGK trang 118 -119)
Tiết 4
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TRONG TUẦN 23
I.Mục tiêu:
Nêu được những ưu, khuyết điểm có trong tuần.
Đề ra kế hoạch tuần tới.
Giáo dục HS tự giác thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
II.Chuẩn bị:
Nội dung sinh hoạt.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:GV yêu cầu em Chủ tịch HĐTQ lên duy trì buổi sinh hoạt tuần
Hoạt động 2: Đề ra kế hoạch tuần sau.
- GVchủ nhiệm nhận xét ưu điểm và những điều cần khắc phục
- Phương hướng tuần tới:
- Duy trì nề nếp học tập
- Duy trì sĩ số HS
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, vệ sinh
- Ôn tập cho HS
- Kiểm tra vở học ở nhà của HS
- Tập trung rèn chữ viết cho HS
- Bồi dưỡng HS yếu
- Yêu cầu ban văn nghệ lên duy trì
- Chủ tịch HĐTQ duy trì sinh hoạt: Từng ban nhận xét
- Ban nề nếp nhận xét
- Ban văn nghệ nhận xét
- Ban học tập nhận xét
- Chủ tịch HĐTQ nhận xét chung tuần qua và nêu phương hướng tuần tới.
- HS lắng nghe
- HS vui văn nghệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 23 Lop 1_12533291.docx