Tiết 2
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Kiến thức kĩ năng: HS biết đặt tính, làm tính, cộng nhẩm số tròn chục . Bước đầu biết về tính chất phép cộng. Biết giải toán có phép cộng.
- Năng lực: Biết hợp tác, chia sẻ ý kiến với bạn.
- Phẩm chất: Có ý thức học tập tích cực .
II.Chuẩn bị:
- GV: bảng nhóm.
- HS: bảng con.
III.Các hoạt động dạy học:
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 24 - Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24- Buổi sáng
Ngày soạn: 22/ 2/ 2019
Ngày dạy: 25/ 2/ 2019
Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2019
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2+ 3
Tiếng Việt (2 tiết)
LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI THEO CẶP m/p, ng/c
(STK trang 225)
Tiết 4
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Củng cố về đọc,viết,so sánh các số tròn chục. Nhận ra cấu tạo các số tròn chục (từ 10 đến 90).
Năng lực: Vận dụng kiến thức đã học để tự làm đúng các bài tập có liên quan.
Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập
II.Chuẩn bị:
GV: bảng nhóm.
HS:bảng con.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra(2-3’):
- GV đọc cho HS viết bảng con các số: 10 ,50 ,70 ,80 ,90.
- Nhận xét,
2.Bài mới(25-30’):
a.Giới thiệu bài (1’):
- Ghi bảng tên bài
b.Hướng dẫn HS làm bài tập(24-29’):
Bài 1(128):
- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Chúng ta phải nối như thế nào?
- Nhận xét.
(củng cố đọc, viết số tròn chục)
Bài 2(128):
- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn phần a.
- Các số tròn chục có gì giống nhau?
- Hãy kể các số tròn chục mà em biết ngoài những số ở BT2?
Bài 3(128):
- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhận xét,.
(Củng cố so sánh các số tròn chục)
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét,.
3.Củng cố- dặn dò(2-3’):
- GV nhận xét tiết học- Dặn về làm BT4(128)
- HS viết, đọc lại các số đó.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu.
- Nối chữ với số.
- Làm bài vào SGK = bút chì
- HS lên bảng làm và chia sẻ kết quả bài làm.
- HS nêu.
- Nêu miệng nối tiếp kết quả.
- Đều có 0 đơn vị.
- HS thảo luận nhóm đôi và kể.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở - đổi bài kiểm tra chéo kết quả.
- HS làm bảng con ,bảng nhóm - nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe và gi nhớ.
Ngày soạn: 22/ 2/ 2019
Ngày dạy: 26/ 2 / 2019
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /oi/, /ôi/, /ơi/
(STK trang 226 – SGK trang 120 -121)
Tiết 3
Toán
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Biết đặt tính,làm tính cộng các số tròn chục , cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90;giải được bài toán có phép cộng
Năng lực: Biết thảo luận nhóm để tìm ra cách cộng các số tròn chục
Phẩm chất: Tích cực, tự giác và có thái độ học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị:
GV: Bộ đồ dùng toán.
HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra(2-3’):
- Cho HS làm bảng lớp, bảng con
- Nhận xét,
Điền , =
30 50 60 90
80 40 50 70
2. Bài mới(25-30’):
a. Giới thiệu bài(1’):
- GV ghi bảng tên bài
- HS nhắc lại tên bài
b. Giới thiệu cách cộng các số tròn chục( theo cột dọc) (10’)
Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên các que tính
- Hướng dẫn HS lấy 30 que tính
- HS lấy 30 que tính
- 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- HS trả lời
- Yêu cầu HS lấy tiếp 20 que tính và hỏi tương tự
- Gộp lại ta được mấy bó que tính?
- 5 bó que tính
Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật tính cộng theo hai bước: đặt tính và tính
c. Thực hành(20’):
- HS thảo luận và nêu lại cách cộng
Bài 1(129):
- Cho HS nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu
- Cho HS tự làm- Nhận xét,chỉnh sửa
- HS làm bảng lớp , b. con
Bài 2(129):
- Cho HS nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu
- Cho HS nêu cách cộng nhẩm
- Nhận xét,chỉnh sửa
- HS cộng nhẩm miệng
Bài 3:
- Cho HS đọc bài toán
- HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS thực hiện làm bài.
- Nhận xét.
- HS tự giải vở rồi chữa bài
3. Củng cố , dặn dò(1-2’):
- GVnhận xét tiết học- Giao bài tập về nhà- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4
Tự nhiên và xã hội
CÂY GỖ
I. Mục tiêu
Kiến thức,kỹ năng: Quan sát, phân biệt , nói đúng tên các bộ phận chính của cây gỗ .Nêu được một số cây gỗ và nơi sống của chúng. Nêu được lợi ích của cây gỗ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây gỗ .
Năng lực: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
Phẩm chất: HS yêu quý thiên nhiên, cây cối nói chung.
II. Chuẩn bị
GV : Phiếu kiểm tra, hình vẽ các cây hoa trang 50 và 51 sgk.
HS : Sưu tầm một số hình ảnh về cây gỗ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra: (2-3’)
- Nêu các bộ phận chính của cây hoa?
- Người ta trồng hoa để làm gì?
- GV nhận xét
2.Bài mới (30’)
- GV đưa lên một số cây: cây mít, cây bạch đàn và nói đây là cây gỗ. Cây gỗ có nhiều ích lợi đối với chúng ta, tiết học hôm nay lớp chúng mình sẽ tìm hiểu về cây gỗ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận chính của cây gỗ (15’)
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát:
- GV cho HS lần lượt kể tên một số cây gỗ mà em biết.
- GV nêu: Các cây gỗ rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước . . . nhưng các cây gỗ đều có chung về mặt cấu tạo
- Vậy cấu tạo của cây gỗ gồm những bộ phận chính nào?
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ về cây gỗ.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi :
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4.
-GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm: Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học:
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá.
- GV hướng dẫn, gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.
Bước 5: Kết luận, rút ra kiến thức
- GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát, thảo luận.
- GV cho HS vẽ các bộ phận chính của một cây gỗ.
- GV hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu.
- GV gọi 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây gỗ.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK-Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng gỗ(10’).
- Cho HS làm việc nhóm 4: quan sát tranh : 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, các em khác bổ sung .
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
Hoạt động 3: Trò chơi Đúng – Sai (5’)
GV phổ biến luật chơi: Đúng giơ thẻ màu đỏ- Sai giơ thẻ màu xanh
- GV nêu 1 số câu:
- Cây gỗ là loài thực vật.
- Cây gỗ khác cây rau.
- Cây gỗ nhỏ, có thân mềm
- Cây gỗ có rễ, thân, lá và hoa
- GV kết thúc, tuyên dương các em giơ thẻ đúng.
3. Củng cố, dặn dò(2-3’):
- GV gọi vài HS lần lượt nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn HS về nhà học bài, và chuẩn bị bài mới.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt.
- Hs trả lời
- HS lần lượt kể tên một số cây gỗ mà mình biết .
-HS nghe và suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi, khám phá .
- HS làm việc cá nhân thông qua vật thực hoặc hình vẽ về cây gỗ – ghi lại những hiểu biết của mình về các bộ phận chính của cây gỗ vào vở ghi chép thí nghiệm ( HS có thể viết hoặc vẽ hình ) .
- HS làm việc theo nhóm 4 : Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của một cây gỗ .
- Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của cây gỗ.
- Cây gỗ có nhiều lá không ?
-Cây gỗ có thân cứng hay mềm?
- Cây gỗ có nhiều rễ không ?
- Cây gỗ cao hay thấp?
- Các nhóm quan sát cây gỗ và thảo luận các câu hỏi ở bước 3 .
- Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của cây gỗ .
- HS vẽ và mô tả lại các bộ phận chính của một cây gỗ vào vở ghi chép thí nghiệm .
- HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không?
- 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây gỗ .
- HS làm việc nhóm 4 : quan sát tranh ở trang 50, 51 thảo luận các câu hỏi :
- Các hình ở trang 50, 51 SGK vẽ các loại cây gỗ nào ?
- Cây gỗ được trồng ở đâu?
- Các em còn biết loại cây gỗ nào nữa ?
- Kể tên các đồ dùng được làm bằng gỗ.
- Nêu ích lợi khác của cây gỗ
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- HS chơi trò chơi Đúng – Sai
bằng cách giơ thẻ
- HS lắng nghe và dùng thẻ giơ lên, em nào giơ thẻ sai tự đứng sang một bên.
Ngày soạn: 22/ 2/ 2019
Ngày dạy: 27/ 2/ 2019
Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2019
Tiết 1:
Thể dục
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Biết cách thực hiện sáu động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Bước đầu biết cách thực hiện động tác đều hòa của bài TD phát triển chung. Biết cách điểm số đúng hàng học theo tổ và lớp
Năng lực: Rèn năng lực quan sát, hợp tác khi tập luyện và tham gia trò chơi.
Phẩm chất: Ý thức tích cực, tự giác khi tham gia tập luyện
II. Địa điểm - phương tiện:
Địa điểm : Sân trường , 1 còi, tranh thể dục.
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục.
III. Nội dung và phương pháp tổ chức
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.
+Khởi động:
- Xoay cổ tay, chân, hông, gối
- Chạy nhẹ nhàng về trước. (2 x 6 m)
6-8 phút
- Lớp trưởng tập trung lớp 3 hàng ngang, báo cáo sĩ số cho giáo viên
(GV)
-Từ đội hình trên các HS di chuyển sole nhau và khởi động.
(GV)
2.Phần cơ bản:
a. Học động tác điều hoà
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
- Nhận xét
b.Ôn 7 động tác thể dục đã học (cả bài)
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
- Nhận xét:
- Ôn điểm số hàng dọc theo tổ (hàng)
Giáo viên tổ chức học sinh thực hiện.
- Nhận xét:
c. Trò chơi: “Nhảy đúng, Nhảy nhanh”
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi
22- 24 phút
- GV nêu tên động tác, giải thích, làm mẫu cho HS xem và hô nhịp cho HS tập.
(GV)
- GV quan sát nhắc nhở và sửa sai ở hs.
- Đội hình tập luyện như trên.
- GV quan sát nhắc nhở và sửa sai ở HS.
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.
- GV biểu dương đội thắng, khuyến khích đội thua chơi tốt hơn ở lần sau
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng, đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS củng cố bài.
3-5 phút
- Cán sự điều khiển và cùng GV hệ thống bài học
Tiết 2
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: HS biết đặt tính, làm tính, cộng nhẩm số tròn chục . Bước đầu biết về tính chất phép cộng. Biết giải toán có phép cộng.
Năng lực: Biết hợp tác, chia sẻ ý kiến với bạn.
Phẩm chất: Có ý thức học tập tích cực .
II.Chuẩn bị:
GV: bảng nhóm.
HS: bảng con.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(2-3’):
- Gọi HS lên bảng tính
- Yêu cầu HS tính vào bảng con
- Nhận xét.
2. Bài mới (30’):
Bài 1(132) : Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS yếu lên bảng tính, cả lớp làm bài vào bảng
- Theo dõi giúp đỡ HS làm bài
Bài 2/a(132) : Tính nhẩm
- Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở.
Bài 3(132) :
- Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở
Bài 4(132) : Nối (theo mẫu)
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở và chữa
3. Củng cố, dặn dò(2-3’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau
- 2 HS : 50 + 10 = 50 + 40 =
20 + 20 = 40 + 40 =
- Cả lớp :20 + 70 = 30 + 50 =
- 2 HS nêu yêu cầu bài toán
- HS làm bài
- 2 HS nêu yêu cầu bài toán
- 3 HS chữa bài nêu cách nhẩm
- HS nêu yêu cầu bài toán
- HS làm bài 1 em chữa
- HS nối số tiếp sức
- HS khá, giỏi làm vào vở và chữa.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 3+ 4
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /ui/, /ưi/
(STK trang 230 – SGK trang 122 -123)
Ngày soạn: 22/ 2/ 2019
Ngày dạy: 28/ 2/ 2019
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /uôi/, /ươi/
(STK trang 233 – SGK trang 124 -125)
Tiết 3
Toán
TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I.Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: HS biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục. Biết giải toán có lời văn.
Năng lực: HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
Phẩm chất: HS tự tin trong học tập.
II.Chuẩn bị
GV:que tính
HS: que tính
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Không kiểm tra
2. Bài mới (30’)
a. Giới thiệu cách trừ hai số tròn chục (15’)
- Yêu cầu HS lấy 50 que tính, rồi lấy bớt đi 20 que
- Hỏi còn bao nhiêu que tính ?
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính
- Tương tự như phép cộng ta viết số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị. Khi trừ ta nói : 0 trừ 0 bằng 0, viết 0. 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
b. Thực hành (15’)
Bài 1(131) : Tính
- Gọi HS nêu bài toán .Yêu cầu HS tính
Bài 2(131) : Tính nhẩm
Bài 3(131) :
- Yêu cầu HS lên bảng viết, cả lớp làm bài vào vở
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, củng cố lại bài
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau
- Cả lớp thực hiện lấy 50 que tính, và bớt đi 20 que tính
- Còn 30 que tính
- Cho 2HS nói cách tính – lớp nói to 1 lần
- Cả lớp thực hiện viết bảng con :
- 3 HS yếu lên bảng làm – lớp làm vào vở.
- HS nêu.
- HS làm và chữa nối tiếp kết hợp nêu cách nhẩm
- 2 HS nêu yêu cầu bài toán
- HS khá, giỏi thực hiện kết hợp nêu cách làm.
- HS chú lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 22/ 2/ 2019
Ngày dạy: 29/2 / 2019
Thứ sáu ngày 29 tháng 2 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN /eo/, /êu/
(STK trang 236 – SGK trang 126 -127)
Tiết 4
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TRONG TUẦN 24
I.Mục tiêu:
Nêu được những ưu, khuyết điểm có trong tuần.
Đề ra kế hoạch tuần tới.
Giáo dục HS tự giác thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
II.Chuẩn bị:
Nội dung sinh hoạt.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:GV yêu cầu em Chủ tịch HĐTQ lên duy trì buổi sinh hoạt tuần
Hoạt động 2: Đề ra kế hoạch tuần sau.
- GVchủ nhiệm nhận xét ưu điểm và những điều cần khắc phục
- Phương hướng tuần tới:
- Duy trì nề nếp học tập
- Duy trì sĩ số HS
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, vệ sinh
- Ôn tập cho HS
- Kiểm tra vở học ở nhà của HS
- Tập trung rèn chữ viết cho HS
- Bồi dưỡng HS yếu
- Yêu cầu ban văn nghệ lên duy trì
- Chủ tịch HĐTQ duy trì sinh hoạt: Từng ban nhận xét
- Ban nề nếp nhận xét
- Ban văn nghệ nhận xét
- Ban học tập nhận xét
- Chủ tịch HĐTQ nhận xét chung tuần qua và nêu phương hướng tuần tới.
- HS lắng nghe
- HS vui văn nghệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 24 Lop 1_12538968.docx