Tập đọc
Voi nhà
I. Mục tiêu :
- Đọc rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung : Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ít cho con người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*GDKNS: Ra quyết định.
II. Chuẩn bị :
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động :
40 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 24 - Lớp Hai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dâng lên vua của bạn.
+ Cá Sấu tưởng thật đưa Khỉ về. Khỉ trèo lên cây thoát chết.
+ Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.
+HSCHT cá Sấu tẽn tò, lặn xuống nước, lủi mất.
- HSHTT: phân vai kể lại toàn bộ câu .
- HS nhận xét.
- HS phát biểu.
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày soạn: 25/2/2018
Ngày dạy: Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2018
Toán
Bảng chia 4
I. Mục tiêu :
- Lập và nhớ được bảng chia 4.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 4).
- Bài tập cần làm :1; 2.
II. Chuẩn bị :
- GV: Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.
- HS: SGK
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Luyện tập.
- Gọi 3 HS đọc thuộc lịng bảng nhân 4.
- GV nhận xét
3. Bài mới :
a.Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học, rồi ghi tựa bài lên bảng.
b. Giúp HS lập bảng chia 4:
GV gắn lên bảng 3 tấm bìa(mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn) như SGK.
+ Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
Nhận xét: Từ phép nhân 4 là 4 x 3 = 12 ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3
c. Lập bảng chia 4 :
GV cho HS thành lập bảng chia 4 (như bài học SGK)
- Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
Ví dụ: Từ 4 x 1 = 4 có 4 : 4 = 1
Từ 4 x 2 = 8 có 8 : 4 = 2
- Cho HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 4.
*Nghỉ giữa tiết.
d. Thực hành :
- Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)
- GV nhận xét.
- Bài 2:
- HS đọc bài toán.
-Hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết một hàng có bao nhiêu HS, ta làm thế nào ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – dặn dò :
- Cho HS thi đua đọc thuộc bảng chia 4.
- Về đọc cho thật thuộc bảng chia 4.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
-3HSđọc thuộc lòng bảng nhân 4.
- HS quan sát
+ HS trả lời và viết phép nhân:
4 x 3 = 12. Có 12 chấm tròn.
+ HSHTT trả lời rồi viết:
12 : 4 = 3. Có 3 tấm bìa.
- HS thành lập bảng chia 4
4 : 4 = 1 24 : 4 = 6
8 : 4 = 2 28 : 4 = 7
12 : 4 = 3 32 : 4 = 8
16 : 4 = 4 36 : 4 = 9
20 : 4 = 5 40 : 4 = 10
- HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 4.
- HS tính nhẩm rồi nêu kết quả:
8:4=2 12:4=3 24:4=6
16:4=4 40:4=10 20:4=5
4:4=1 28:4=7 36:4=9
32:4=8
- HS nhận xét.
- 1HS đọc bài toán.
+ 32 HS xếp thành 4 hàng đều nhau.
*HSCHT+ 1 hàng có mấy học sinh.
*HSHTT+ Lấy so áHS chia đều cho 4 hàng.
- HS tự giải vào vở.
- 1 HS lên bảng trình bày.
Bài giải :
Số học sinh trong mỗi hàng là:
32 : 4 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
- HS nhận xét bài giải của bạn.
- HS lên thi đua.
Chính tả
Quả tim khỉ
I. Mục tiêu :
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Làm được BT2b).
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ ghi sẵn các BT2b)
- HS: VBT
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn định :
2.Bài cũ: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
Hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Quả tim khỉ và làm bài tập chính tả phân biệt s / x
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc mẫu bài viết chính tả.
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Đoạn trích có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
Cá Sấu, nghe, những, hoa quả.
d. Viết chính tả:
- GV đọc mẫu lần 2
- Đọc cho HS viết
- Soát lỗi
- GV thống kê lỗi và nhận xét bài HS. *Nghỉ giữa tiết.
e. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài2.b) : ut / uc
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con : nục nịch, nườm nượp, rực rở.
- Cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS đọc lại bài.
*HSCHT+ Khỉ và Cá Sấu.
+ Đoạn trích có 6 câu.
*HSHTT+ Cá Sấu, Khỉ là tên riêng phải viết hoa. Bạn, Vì, Tôi, vì là những chữ đầu câu.
- HS đọc, viết bảng lớp, bảng con.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở.
- HS viết chính tả.
- HS sửa bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền ut hoặc uc và chỗ trống thích hợp.
- HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.
Đáp án:
chúc mừng , chăm chút, lụt lội, lục lọi .
- Nhận xét, chữa bài.
THỦ CÔNG
Ôân tập chủ đề
phối hợp gấp, cắt, dán
(tiết 2)
I. Mục tiêu :
- Cũng cố kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.
- Gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
- HSHTT gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học, có tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
- Giấy thủ công, kéo
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- GV kiểm tra chuẩn bị của HS. -
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu:
GV giới thiệu ghi bảng.
b- HDHS ôn tập:
- GV cho HS quan sát các mẩu gấp, cắt, dán đã học ở chương 2.
- Yêu cầu chung: Nếp gấp, cắt phải thẳng, dán cân đối, phẳng, đúng quy
trình màu sắc hài hoà, phù hợp.HSHTT
c- HD HS thực hành:
- Khi HS thực hành, GV quan sát, gợi ý HS còn lúng túng.
*Nghỉ giữa tiết.
d. Đánh giá:
* HSHT:
+ Nếp gấp, đường cắt thẳng.
+ Thực hiện đúng quy trình.
+ Dán cân đối, phẳng.
+ Hoàn thành tại lớp.
- Hoàn thành :
+ Nếp gấp, đường cắt tương đối thẳng.
+ Thực hiện đúng quy trình.
+ Dán tương đối cân đối, phẳng.
+ Hoàn thành sau giờ kiểm tra.
*HSCHT:
+ Nếp gấp, đường cắt không thẳng.
+ Thực hiện không đúng quy trình.
+ Chưa thành sản phẩm.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét về sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS.
-Chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
-Hát
- Cho HS quan sát.
-HS thực hành.
*HSCHT:TH
Tự nhiên xã hội
Cây sống ở đâu?
I. Mục tiêu :
- Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi : trên cạn, dưới nước.
- HSHTT Nêu được VD cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác( cây tầm gửi), dưới nước.
- GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây.
II. Chuẩn bị :
- GV: Aûnh minh họa trong SGK trang 50, 51. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh về cây cối
- HS: Một số tranh, ảnh về cây cối
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Ôn tập.
- Gia đình của em gồm những ai ?
- Mẹ em làm nghề gì ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
Hôm nay các em học về chủ đề Tự nhiên, trong đó bài học đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về cây cối.
b. Hoạt động 1 : Cây sống ở đâu?
* Bước 1:
- Em hãy kể về một loại cây mà em biết theo các nội dung sau:
+ Tên cây.
+ Cây được trồng ở đâu?
* Bước 2 : Làm việc với SGK.
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm, chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng.
+ Hình 1( GV sưu tầm hình cây thông giới thiệu).
+ Hình 2
+ Hình 3(GV cho HS xem hoa phong lan).
+ Hình 4
- Yêu cầu các nhóm HS trình bày.
+Cây có thể trồng được ở những đâu ?
(GV giải thích thêm cho HS rõ về trường hợp cây sống trên không).
c. Hoạt động 2 : Trò chơi: Cây sống ở đâu?
- GV phổ biến luật chơi:
- Chia lớp thành 2 đội chơi.
- Yêu cầu trả lời nhanh:
Ai nói đúng – được 1 vỗ tay.
Ai nói sai – không vỗ tay.
Đội nào nhiều vỗ tay hơn là đội thắng cuộc.
- GV cho HS chơi.
- Nhận xét trò chơi của các em.
*Nghỉ giữa tiết.
d. Hoạt động 3 : Thi nói về loại cây
- Yêu cầu: Mỗi HS đã chuẩn bị sẵn một bức tranh, ảnh về một loại cây. Bây giờ các em sẽ lên thuyết trình, giới thiệu cho cả lớp biết về loại cây ấy theo trình tự sau:
+ Giới thiệu tên cây.
+ Nơi sống của loài cây đó.
+ Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
- GV nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến của HS.
4. Củng cố – dặn dò :
- Cây có thể sống ở đâu?
* GDBVMT : Cây rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta như giúp khơng khí trong lành, điều hịa khí hậu...Bởi thế, dù cây được trồng ở đâu, chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây, trước hết là cây trong vườn trường, sân nhà mình. Vậy các em có thể làm những công việc gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời.
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu của GV.
+ Cây xoài.
+ Được trồng ở ngoài vườn, trên cạn.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra kết quả.
+ Đây là cây thông, được trồng ở trong rừng, trên cạn. Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất.
+ Đây là cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nước. Rễ cây sâu dưới nước.
+ Đây là cây phong lan, sống bám ở thân cây khác. Rễ cây vươn ra ngoài không khí.
*HSCHT+ Đây là cây dừa được trồng trên cạn. Rễ cây ăn sâu dưới đất.
- Các nhóm HS trình bày.
*HSHTT+ Cây có thể được trồng ở trên cạn, dưới nước và trên không.
- HS chơi mẫu.
Đội 1: 1 bạn đứng lên nói tên một loài cây.
Đội 2: 1 bạn nhanh, đứng lên nói tên loài cây đó sống ở đâu.
- Các đội tiến hành chơi
- Cá nhân HS lên trình bày.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Trên cạn, dưới nước, trên không.
+ Tưới cây.
+ Bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây,
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày soạn: 26/2/2018
Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 2 năm 2018
Toán
Một phần tư
I. Mục tiêu :
- Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “Một phần tư”, biết đọc, viết .
- Bài tập cần làm : Bài1; Bài 3.
*Tự chủ: Bài 2.
II. Chuẩn bị :
- GV : Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn được chia thành 4 phần bằng nhau.
- HS : SGK
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Bảng chia 4.
- GV yêu cầu HS đọc bảng chia 4.
- GV nhận xét .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học, rồi ghi tựa bài lên bảng.
b. Giúp HS hiểu được “Một phần tư”:
Giới thiệu “Một phần tư” .
- HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
Hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. Như thế đã tô màu một phần bốn hình vuông (một phần bốn còn gọi là một phần tư)
- Hướng dẫn HS viết: ; đọc là : Một phần tư.
Kết luận: Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần (tô màu) được hình vuông.
*Nghỉ giữa tiết.
c. Thực hành :
-Bài 1:
- HS quan sát các hình rồi trả lời.
- GV nhận xét.
-Bài 2:
-Gọi HS nêu yêu cầu.
+Hình nào có1/4 số ô vuông được tô màu?
- GV nhận xét .
- Bài 3:
HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời.
- Hình b) đã khoanh bao nhiêu số con thỏ ?
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò :
- Trò chơi:
Có 16 Hình vuông . Em hãy khoanh tròn số Hình vuông trên bảng.
- GV nhận xét.
- Hát.
- 3HS đọc bảng chia 4.
- HS quan sát hình vuông
- HSCHT viết:
- HS đọc : Một phần tư.
- Vài HS lập lại.
- HS quan sát các hình, rồi lần lượt trả lời :
Tô màu hình A, hình B, hình C.
- HS nhận xetù.
- HS nêu yêu cầu.
-HS thảo luận theo nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày.
+HìnhA
+Hình B
+Hình D
-HS trả lời. Bạn nhận xét.
- HS quan sát tranh vẽ, rồi lần lượt trả lời :
*HSHTT: Hình a) đã khoanh số con thỏ.
- nhận xét.
- số con thỏ.
- 2 đội thi đua theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy.
I. Mục tiêu :
- Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của một số loài vật (BT1; 2).
- Biết đặc dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn(BT3).
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3. Thẻ ghi tên số con vật.
- HS: Vở BT
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Từ ngữ về muôn thú..câu hỏi Như thế nào ?
- Gọi lần 2 HS lên bảng thực hành hỏi đáp.
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
Hôm các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Muông thú và làm các bài tập luyện tập về dấu câu.
b. Hướng dẫn làm bài tập :
-Bài 1 :
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK.
+ Tranh minh hoạ hình ảnh của các con vật nào?
- Yêu cầu 1 HS đọc các từ chỉ đặc điểm mà bài đưa ra.
- Gọi 3 HS lên bảng, nhận thẻ từ và gắn vào tên vào từng con vật với đúng đặc điểm củanó.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài.
- Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài tập này có gì khác với bài tập 1 ?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét .
- Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật.
* Nghỉ giữa tiết.
- Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đoạn văn trong bài.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài.
+ Vì sao ở ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy?
+ Khi nào phải dùng dấu chấm?
- GV nhận xét .
4. Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết hoc.
- Hát
- Thực hành hỏi đáp theo mẫu “như thế nào?”
Ví dụ:
+ HS 1: Con mèo nhà cậu như thế nào ?
+ HS 2: Con mèo nhà tôi rất đẹp.
- Bài yêu cầu chúng ta chọn cho mỗi con vật trong tranh minh hoạ một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
- HS quan sát.
*HSCHT+ Tranh vẽ: cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 3 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bài vào vở Bài tập.
Gấu trắng: tò mò
Cáo: tinh ranh.
Sóc: nhanh nhẹn.
Nai: hiền lành.
Thỏ: nhút nhát.
Hổ: dữ tợn.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật, còn bài tập 2 lại yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra.
- HS thảo luận theo cặp.
- Mỗi HSHTT đọc 1 câu. HS đọc xong câu thứ nhất, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó, chuyển sang câu thứ hai.
a) Dữ như hổ (cọp): chỉ người nóng tính, dữ tợn.
b) Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát.
c) Khoẻ như voi: khen người có sức khoẻ tốt.
d) Nhanh như sóc: khen người nhanh nhẹn.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- HS đọc các thành ngữ vừa tìm được.
- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
-1 HS đọc đoạn văn, cả lớp cùng theo dõi.
- Làm bài theo yêu cầu:
Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
+ Vì câu chưa đủ ý vả lại chữ đằng sau ô trống không viết hoa.
+ HSCHT Khi hết câu hỏi.
Tập đọc
Voi nhà
I. Mục tiêu :
- Đọc rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung : Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ít cho con người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*GDKNS: Ra quyết định.
II. Chuẩn bị :
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Qủa tim Khỉ .
- Gọi HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được làm quen với một chú voi nhà rất khoẻ và thông minh. Chú đã dùng sức khoẻ phi thường của mình để kéo một chiếc ô tô ra khỏi vũng lầy.
b. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
Chú ý : Giọng người dẫn chuyện: thong thả, đoạn đầu thể hiện sự buồn bã khi xe gặp sự cố, đoạn giữa thể hiện sự hồi hộp, lo lắng, đoạn cuối hào hứng, vui vẻ.
+ Giọng Tư ù: lo lắng.
+ Giọng Cần khi nói Không được bắn: to, dứt khoát.
- HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc một câu cho đến hết bài.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó đọc trong bài. Sau đó đọc mẫu và yêu cầu HS luyện phát âm các từ này.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng câu:
Tứ rú ga mấy lần/ nhưng xe không nhúc nhích.// Hai bánh đã vục xuống vũng lầy.// Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe,/ chịu rét qua đêm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Kết hợp giảng từ ở chú giải.
- HS đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
- Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
- Đọc đồng thanh.
NGHỈ GIỮA TIẾT
c. Tìm hiểu bài :
- Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng ?
- Tìm câu văn cho thấy các chiến sĩ cố gắng mà chiếc xe vẫn không di chuyển?
- Chuyện gì đã xảy ra khi trời gần sáng?
- Vì sao mọi người rất sợ voi?
- Mọi người lo lắng ntn khi thấy con voi đến gần xe?
*GDKNS: Ra quyết định.
- Con voi đã giúp họ thế nào?
- Vì sao tác giả lại viết: Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà?
4. Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS về nhà đọc lại bài
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 HS đọc toàn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Tìm, nêu và luyện phát âm các từ :
+ nhúc nhích, vũng lầy, chiếc xe, lúc lắc, quặp chặt, huơ vòi.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- Dùng bút chì viết gạch chéo (/) để phân cách giữa các đoạn của bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc trong nhóm.
- Vì mưa rừng ập xuống, chiếc xe bị lún xuống vũng lầy.
- Tứ rú ga mấy lần nhưng xe không nhúc nhích.
- Một con voi già lững thững xuất hiện.
*HSCHT- Vì voi khoẻ mạnh và rất hung dữ.
- Nép vào lùm cây, định bắn voi vì nghĩ nó sẽ đập nát xe.
- Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
*HSHTT- Vì con voi này rất gần gũi với người, biết giúp người qua cơn hoạn nạn.
Tập viết
U, Ư - Ươm cây gây rừng.
I. Mục tiêu :
- Viết đúng 2 chữ hoa U, Ư (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ ); chữ và câu ứng dụng : Ươm (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường.
- HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng. HSCHT viết 2 lần.
II. Chuẩn bị:
- GV : Chữ mẫu U, Ư . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
- HS : Bảng, vở
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
*Tiết trước chúng ta học bài “ Chữ hoa T”
- Kiểm tra bàiû viết ở nhà của HS.
- Cho HS viết bảng chữ: T,( cỡ vừa cao 5 li).
- Cho HS nhắc lại thành ngữ đã viết ứng dụng và viết bảng con: Thắng,( cỡ nhỏ cao 2,5 li).
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
- Hỏi : Chữ cái đứng sau chữ cái T là chữ cái gì ?
-Tiết tập viết hôm nay, các em sẽ tập viết chữ U-Ư hoa, viết cụm từ ứng dụng U, Ư - Ươm cây gây rừng
- Viết tựa bài lên bảng, gọi HS nhắc lại.
b. Hướng dẫn viết chữ cái hoa :
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ U.
GV gắn mẫu chữ U
- Chữ U cỡ vừa cao mấy dòng li?
- Rộng mấy ô li?
- Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Chữ hoa U gồm mấy nét là những nét nào?
- GV chỉ vào chữ U và miêu tả:
+ Chữ U gồm 2 nét : Nét móc hai đầu( trái- phải) và nét móc ngược phải.
* GV hướng dẫn cách viết:
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 5, viết nét móc hai đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài, dừng bút trên đường kẽ 2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên đường kẽ 6 rồi đổi chiều bút, viết nét móc ngược(phải) từø trên xuống dưới, dừng bútởđường kẽ2.
* GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt:
+ Cho HS viết chữ U cỡ vừa cao 5 ô ly.
- GV nhận xét uốn nắn.
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Gắn mẫu chữ Ư
- Chữ Ư cao mấy li?
- GV chỉ vào chữ Ư và miêu tả:
+ Như chữ U, thêm một dấu râu trên đầu nét 2.
* GV hướng dẫn cách viết:
Trước hết, viết như viết chữ U . Sau đó, từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẽ 6, chỗ gần đầu nét 2, viết một dấu râu nhỏ có đuôi dính vào phần đầu nét 2.
* GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết
- HS viết bảng con.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ Cho HS viết chữ Ư cỡ vừa cao 5 ô ly.
- GV nhận xét uốn nắn.
c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
* Treo bảng phụ : Ươm cây gây rừng.
-1 HS đọc lại câu ứng dụng.
- Ươm cây gây rừng có nghĩa là gì?
*Những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan, môi trường.
- Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
+ Chữ cái nào có độ cao 2,5 ô li?
+ Chữ cái nào có độ cao1, 25 ô li?
+ Chữ cái nào có độ cao1 ô li?
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ: Chữ rừng dấu huyền đặt như thế nào?
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Ươm lưu ý nối nét 2 chữ Ư chạm nét cong của chữ ơ .
- HS viết bảng con chữ Ươm cỡ nhỏ( 2,5 ô ly).
- GV nhận xét và uốn nắn.
* Nghỉ giữa tiết.
* HD viết vào vở.
- HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng. HSCHT viết 2 lần.
*Nhắc tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, giữ khoảng cách từ vở đến mắt.
- GV theo dõi, giúp đỡ HSCHT.
- GV chữa bài: Thu 1 số vở và nhận xét.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – dặn dò :
- Thi đua viết đẹp chữ Ươm
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS viết chữ đẹp.
-Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài Tập viết( đối với những em viết chưa xong); viết bài ở nhà cho đẹp.
- Hát
-HSCHT viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con T.
-Thẳng như ruột ngựa
( Tính tình thẳng thắn, bộc trực).
-1 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Thẳng.
-Chữ U - Ư.
-2 HS đọc
- HS quan sát
- HSCHT 5 li
- Rộng 4 ô li.
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS quan sát
*HSCHT- 5 li
- HS quan sát
- HS tập viết trên bảng con
chữ Ư
- HS đọc câu
- HSHTT phát biểu
- Ư : 5 li
*HSHTT- y, g : 2,5 li
- r : 1,25 li
- ơ, m, c, a, ư , n: 1 li
- Dấu huyền (\) trên đầu chữ ư
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con chữ Ươm
- HS viết bài theo yêu cầu
*Ngồi viết, cầm bút...đúng cách.
- HS lên thi.
- Cả lớp bình chọn.
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày soạn: 27/2/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 1 tháng 3 năm 2018
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Thuộc bảng chia 4.
- Biết giải bài toán có một phép chia(trong bảng chia 4).
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
- Bài tập cần làm : 1; 2; 3, 5
- Tự chủ: HD học sinh làm thêm BT 4
II. Chuẩn bị :
- GV: Tranh, bảng phụ.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Một phần tư.
HS viết và đọc một phần tư.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học rồi ghi tựa bài lên bảng.
b. HD luyện tập :
- GV gọi vài em đọc thuộc bảng chia 4 trước khi làm BT1.
-Bài 1: Tính nhẩm
- GV nhận xét.
- Bài 2 : Tính nhẩm
- Bài toán yêu cầu điều gì ?
- Lần lượt thực hiện tính theo từng cột:
Chẳng hạn:
4 x 3 = 12 4x2=8
12 : 4 = 3 8:4=2
12 : 3 = 4 8:2=4
*
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 24.doc