Chính tả
Bé nhìn biển
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ 5 chữ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được BT2 và BT3b)
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, Bảng phụ ghi các BT chính tả.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động:
36 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 25 - Lớp Hai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi:
+ Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì?
+Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào?
+Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
-GV kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác : gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà
*GDKNS: KN giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác .
Nghỉ giữa tiết
c. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT2.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân, ghi vào ô vuông chữ Đ trước những hành vi đúng, chữ S trước những hành vi sai khi đến nhà người khác.
-Gọi HS trình bày,
- GVKL: về cách cư xử khi đến nhà người khác.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?
-Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?
- Về nhà thực hiện lịch sự khi đến nhà người khác.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-2HS trả lời, bạn nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm 4.
-HSCHT:đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
-HS đọc yêu cầu BT2.
- HS làm việc cá nhân,
*HSHTTtrình bày, lớp nhận xét.
Tập chép
Sơn Tinh, Thủy tinh
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi , không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được BT2b)
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Voi nhà.
- HS viết bảng con các từ : lúc lắc, quặp chặt vòi, vũng lầy, lững thững.
- GV nhận xét .
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ tập chép bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
b.Hướng dẫn viết tập chép:
-GV đọc mẫu.
+Trong bài có những từ nào viết hoa?
-Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con.
-GV đọc mẫu lần 2.
-GV yêu cầu HS nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi.
-GV nhận xét bài HS.
*Nghỉ giữa tiết.
c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b):
-Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?
-Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Yêu cầu các HS viết lại các từ ghi sai.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-HSCHT lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
*HSCHT+Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Hùng Vương.
-HS viết từ khó vào bảng con.
-HS chép bài vào vở.
-HS tự soát lỗi.
*HSHTT: làm trên bảng phụ:
+số chẵn,+chăm chỉ, +mệt mỏi
+số lẻ, +lỏng lẻo, +buồn bã .
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày soạn:4/3/2018
Ngày dạy: Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2018
Tốn
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
-Bài tập cần làm: Bài 1 , 2, 3.
II. Chuẩn bị:
-GV: SGK.
-HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Một phần năm
-GV vẽ trước lên bảng phụ một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu 1/5 hình
-GV nhận xét .
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ HD các em “Luyện tập”.
b.Hướng dẫn luyện tập:
-Bài 1: HS tính nhẩm.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài, nhận xét .
-Bài 2:
- Cho HS lần lượt thực hiện tính theo từng cột.
Chẳng hạn:
5 x 2 = 10 5x3=15
10 : 2 = 5 15:3=5
10 : 5 = 2 15:5=3
- Gọi HS chữa bài.
*Nghỉ giữa tiết.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết mỗi bạn có bn quyển vở, ta làm thế nào ?
- Gọi HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài, nhận xét .
4.Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
-HS trả lời.
- 1HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.
- 1HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
10:5=2 15:5=3 20:5=4 25:5=5
30:5=6 45:5=9 35:5=7 50:5=10
-Cả lớp nhận xét.
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính trong bài.
-Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
5x4=20 5x1=5
20:4=5 5:1=5
20:5=4 5:5=1
-Cả lớp nhận xét
-1 HS đọc đề baì.
*HSHTT+ Có 35 quyển vở, chia đều cho 5 bạn.
*HSCHT+ Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở?
- Ta thực hiện phép tính chia.
-HSHTT lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số quyển vở của mỗi bạn nhận được là:
35: 5 = 7 (quyển vở)
Đáp số: 7 quyển vở
-Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về sông biển – Đặt và TLCH Vì sao?
I. Mục tiêu:
-Nắm được một số từ ngữ về sông biển. (BT1, BT2)
-Bước đầu biết đầu và TLCH Vì sao? (BT3, BT4)
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK.
- HS: SGK,Vở
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy.
-Gọi 2HS nêu lại BT2
-GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay, thầy sẽ HD các em tìm hiểu bài “Từ ngữ về sông biển – Đặt và TLCH Vì sao?”
b.Hướng dẫn làm bài tập:
-Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài.
-Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ.
-Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào vở.
-Nhận xét chung.
*Nghỉ giữa tiết.
-Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài.
-Nhận xét chung,
-Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi.
-Nhận xét .
4. Củng cố – Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-2HS nêu..
-Đọc yêu cầu.
-Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số HS đưa ra kết quả bài làm.
+Bài yêu cầu tìm từ trong ngoặc đơn, hợp với mỗi nghĩa.
* HSCHT chữa bài.
a.sông
b. suối
c. hồ
- HS đọc yêu cầu.
-HS suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?
-Lớp nhận xét.
+Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào nội dung của bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi.
-Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS trình bày trước lớp.
a. Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
+Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng là người mang lễ vật đến trước.
b. Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
+Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương.
c. Vì sao ở nước ta có nạn lụt?
-HSHTT+Hằng năm, ở nước ta có nạn lụt vì Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày soạn: 5/3/2018
Ngày dạy: Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2018
Tốn
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức số có dấu hai phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.
-Bài tập cần làm: Bài 1 , 2, 4.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK.
- HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Luyện tập
-Gọi 2HS lên bảng thực hiện:
5 x 2 = 5 x 4 =
10 : 2 = 20 : 5 =
10 : 5 = 20 : 4 =
-GV nhận xét .
a. Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay, thầy sẽ HD các em “Luyện tập chung”.
b.Hướng dẫn luyện tập:
-Bài 1: Hướng dẫn HS tính theo mẫu:
3 x 4 : 2 = 12 : 2
= 6
-Gọi 3em lên bảng giải, cả lớp làm vào VBT.
- GV nhận xét.
-Bài 2:
- Gọi 2HS nêu cách tìm một số hạng trong một tổng và tìm một thừa số trong một tích.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập
-GV nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết.
-Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài..
- Nhận xét tiết học.
-Hát
-2HS thực hiện.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-1HS sửa bài.
a. 5 x 6 : 3 = 30 : 3
= 10
b. 6 : 3 x 5 = 2 x 5
= 10
c. 2 x 2 x 2 = 4 x 2 = 8
-Lớp nhận xét.
-2HS nêu.
- HSCHT lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. X + 2 = 6
X = 6 - 2
X = 4
X x 2 = 6
X = 6 : 2
X = 3
b. 3 + X = 15
X = 15 –3
X = 12
3 x 5 = 15
X = 15 : 3
X = 5
-Nhận xét bài làm của bạn.
-HS đọc đề tốn.
-HSCHT:+Mỗi chuồng cĩ 5 con thỏ, cĩ 4 chuồng.
-HSHTT: Hỏi 4 chuồng cĩ bn con thỏ?
-HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số con thỏ có tất cả là:
5 x 4 = 20 (con)
Đáp số 20 con thỏ.
- HS sửa bài.
Kể chuyện
Sơn Tinh, Thủy tinh
I. Mục tiêu:
-Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1); dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT2) .
- HSHTT kể toàn bộ câu chuyện.(BT3).
II. Chuẩn bị:
- GV: 4 tranh minh hoạ trong ở SGK.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Quả tim khỉ
-Gọi 4 HS kể lại từng đoạn câu chuyện Quả tim khỉ theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể lại một đoạn.
-Nhận xét.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài :Trong tiết kể chuyện này các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
b.HDHS kể chuyện:
- Bài tập 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
-Treo tranh và cho HS quan sát tranh.
+Bức tranh 1 vẽ gì?
+Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
+Nêu nội dung của bức tranh thứ 3.
+Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung truyện.
- Bài tập 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại truyện trong nhóm: Các nhóm kể chuyện theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh.
-Tổ chức cho các nhóm thi kể.
-Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
*Nghỉ giữa tiết.
- Bài tập 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
-GV gọi HSHT kể lại toàn bộ câu chuyện.
-GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Đây là một câu chuyện truyền thuyết, các nhân vật trong truyện như Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương, Mị Nương đều được nhân dân ta xây dựng lên bằng trí tưởng tượng phong phú chứ không có thật. Tuy nhiên, câu chuyện lại cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay, đó là nhân dân ta đã chống lũ lụt rất kiên cường.
-Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-4HS kể yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu .
.-Quan sát tranh.
+Trận đánh của hai vị thần. Thủy Tinh đang hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi chặn đứng dòng nước lũ.
+Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương.
+Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
-HSCHT lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: 3, 2, 1.
-HS đọc yêu cầu .
-HS tập kể chuyện trong nhóm.
-Các nhóm thi kể.
-Cả lớp nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.
-HSHTT kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét.
Tập đọc
Bé nhìn biển
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng rành mạch toàn bài ; thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
- Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con (trả lời được các câu hỏi SGK)
- Thuộc 3 khổ thơ đầu.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK. Bảng phụ viết sẵn các câu cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Sơn Tinh, Thủy Tinh
-Gọi 5 HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
-Nhận xét.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Bài tập đọc hôm nay các sẽ được nhìn biển qua con mắt của một bạn nhỏ, qua bài “Bé nhìn biển”.
b.Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
Chú ý: Giọng vui tươi, thích thú.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
-HS tìm từ khó: bãi giằng, gọng vó, tưởng rằng,khỏe.
-HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ .
-HDHS nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.
-Giảng từ: bễ, còng, sóng lừng.
-Luyện đọc theo nhóm.
-Thi đua đọc
-Tuyên dương HS đọc bài tốt.
*Nghỉ giữa tiết.
c. Tìm hiểu bài:
-Câu hỏi 1: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
-Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?
-Câu hỏi 3: Em thích khổ thơ nào nhất, vì sao?
d.Luyện đọc lại:
- GV cho HS thi đọc lại bài.
- GV nhận xét.
-GV tổ chức cho HS HTL 3 khổ thơ đầu..
4. Củng cố – dặn dò :
Qua bài học, thấy Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con.
- Dặn HS về nhà HTL 3 khổ thơ đầu.
- Nhận xét tiết học.
-Hát
-5 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
-HSCHT đọc từ khó.
-HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ .
-HS nêu.
- HS đọc bài trong nhóm
- HS thi đọc.
- HS nhận xét.
-HSCHT+Tưởng rằng biển nhỏ. Mà to bằng trời
Như con sông lớn. Chỉ có một bờ
Biển to lớn thế
-HSHTT+Bãi giằng với sóng.Chơi trò kéo co.
Nghìn con sóng khỏe. Lon ta lon ton
Biển to lớn thế. Vẫn là trẻ con.
-HS cả lớp đọc lại bài và trả lời:
+Em thích khổ thơ 1, vì khổ thơ cho em thấy biển rất rộng.
+Em thích khổ thơ thứ 2, vì biển cũng như em, rất trẻ con và rất thích chơi kéo co.
+Em thích khổ thơ thứ 3, vì khổ thơ này tả biển rất thật và sinh động.
+Em thích khổ thơ 4, vì em thích những con sóng đang chạy lon ton vui đùa trên biển.
-HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
Chính tả
Bé nhìn biển
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ 5 chữ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được BT2 và BT3b)
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, Bảng phụ ghi các BT chính tả.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Sơn Tinh, Thủy Tinh.
-Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ sau: chàng trai, lễ vật, rút lui, nước thẳm,
- Nhận xét HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay, thầy sẽ HD các em nghe viết bài “Bé nhìn biển”
b.Hướng dẫn viết chính tả :
-GV đọc bài thơ .
+Mỗi dòng thơ có mấy tiếng?
+Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở cho đẹp?
-Yêu cầu HS tìm các từ khó viết.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
*Soát lỗi:
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
-Nhận xét bài viết.
*Nghỉ giữa tiết.
c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài 2:
-Gọi HS nêu yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
2a)Bắt đầu bằng ch:
2b) Bắt đầu bằng tr :
Nhận xét
*Bài 3b):
-Gọi HS nêu yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+Trái nghĩa với khó.
+Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu.
+Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi.
Nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò:
-Dặn dò những HS viết sai nhiều lỗi phải viết lại.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-HSCHT viết bài trên bảng, cả lớp viết bảng con.
- 1 HS đọc lại bài.
-HSCHT+Mỗi dòng thơ có 4 tiếng.
-HSHTT+Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 để bài thơ vào giữa trang giấy cho đẹp.
+trời, bãi giằng, rung, khiêng, sóng khỏe,
-Cả lớp viết vào vở bảng con.
-HS nghe – viết.
-Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
-Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tên các loài cá bắt đầu bằng âm ch, tr.
+Tên loài cá bắt đầu bằng âm ch: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chạch, cá chày, cá chiên, cá chình, cá chọi, cá chuồn,
+Tên loài cá bắt đầu bằng âm tr:cá trắm, cá trê, cá trích, cá tràu, cá trôi, ..
- HS nêu yêu cầu.
-Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
+Dễ
+ Cổ
+Mũi
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày soạn:6/3/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2018
Tốn
Giờ, phút
I. Mục tiêu:
- Biết 1 giờ có 60 phút.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, sôá 3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
- Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
-Bài tập cần làm: Bài 1 , 2, 3.
II. Chuẩn bị
-GV: Mô hình đồng hồ, SGK.
-HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Luyện tập chung.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em tìm hiểu bài “ Giờ , phút”.
b.Giới thiệu cách xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6:
-GV nói: “Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút”.
-GV viết: 1 giờ = 60 phút.
-GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ.
+Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
-GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “ Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút” rồi viết: 8 giờ 15 phút.
-Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ số 6 và nói: “Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi)
-GV ghi: 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
-GV gọi HS lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
-GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo yêu cầu:
+Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút”.
*Nghỉ giữa tiết.
c. Thực hành:
-Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV nhận xét chung.
-Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, cho biết mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào?
- GV nhận xét chung.
-Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài rồi chữa bài.
a) 1giờ+2giờ=3giờ
5giờ+2giờ=7giờ
4giờ+6giờ=10giờ
8giờ+7giờ=15giờ
-Lưu ý yêu cầu của đề bài là thực hiện các phép tính cộng, trừ trên số đo thời gian với đơn vị là giờ. HS không được viết thiếu tên đơn vị “giờ” ở kết quả tính.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò:
-GV “Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ rưỡi”..
-GV nhận xét tiết học.
-Hát.
-HS lắng nghe
-HS lặp lại
*HSCHT+Đồng hồ đang chỉ 8 giờ
-HS lặp lại
-HS lặp lại
*HSHTT lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. Lớp nhận xét.
-HS tự làm trên các mô hình đồng hồ chỉ: 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh, trả lời.
+Đồng hồ:A chỉ 8 giờ 15 phút.
+Đồng hồ:Bchỉ 2giờ 30 phút.
+Đồng hồ:C chỉ 11 giờ 30 phút.
+Đồng hồ:D chỉ 3 giờ.
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh, trả lời.
+Mai ngủ dậy lúc6giờ - ứng ĐH:C
+Mai ăn sáng lúc 6giờ15 phút ứng ĐH:D
+Mai đến trường lúc 7giờ15 phút- ứng ĐH:B
+Mai tan học về lúc 11giờ30 phút - ứng ĐH: A
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HSCHT làm bài rồi chữa bài.
b) 5giờ-2giờ=3giờ
9giờ- 3giờ=6giờ
12giờ- 8giờ=4giờ
16giờ- 10giờ=6giờ
- Cả lớp nhận xét.
-HS thi đua đặt đúng kim đồng
Tập viết
V - Vượt suối băng rừng
I. Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa V (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng Vượt(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường.
- HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng. HSCHT viết 2 lần.
* GDKNS: Giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu V . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ:
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: U, Ư
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : U – Ư. Ươm.
GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ HD các em viết chữ hoa V và câu ứng dụng Vượt suối băng rừng .
b.Hướng dẫn viết chữ cái hoa:
* Gắn mẫu chữ V :
-Chữ V cao mấy li?
-Viết bởi mấy nét?
-GV chỉ vào chữ V và miêu tả:
+ Gồm 3 nét : nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; nét 2 là nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải.
-GV hướng dẫn cách viết:
Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giống như nét 1 của các chữ H, I, K; dừng bút trên đường kẽ 6.
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẽ 1.
Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẽ 5.
-GV viết mẫu .
-Cho HS tập viết trên bảng con.
c.Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
*Treo bảng phụ, giới thiệu câu: Vượt suối băng rừng
-Nêu độ cao các chữ cái.
-Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
-Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
*GV viết mẫu chữ: Vượt lưu ý nối nét V và ươt.
-Cho HS viết bảng con
- GV nhận xét và uốn nắn.
*Nghỉ giữa tiết.
d.Viết vơ:û
- HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng. HSCHT viết 2 lần.
GV theo dõi, giúp đỡ HSCHT.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò :
Thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành bài viết ở nhà.
- Hát.
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- HSCHT viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát.
- HSCHT 5 li.
- 3 nét.
- HS quan sát.
-HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS đọc câu
- V: 5li
*HSCHT- b, g : 2,5 li
- t : 1,5 li
- s, r : 1,25 li
- ư, ơ, u, ô, i, ă, n : 1 li
*HSHTT- Dấu nặng (.) dưới ơ
- Dấu sắc (/) trên ô.
- Dấu huyền trên ư.
- Khoảng chữ cái o.
- HS viết bảng con.
- HS viết vở.
- HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng. HSCHT viết 2 lần.
-HSCHT thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Tập làm văn
Đáp lời đồng ý – Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường (BT1, BT2)
- Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh. (BT3).
* GDKNS:Giao tiếp ứng xử văn hoá .
II. Chuẩn bị:
-GV: SGK.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Đáp lời phủ định. Nghe - Trả lời câu hỏi
-Gọi 1 HS khác lên kể lại câu chuyện Vì sao?
-Nhận xét .
3. Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ HD các em tìm hiểu bài “Đáp lời đồng ý – Quan sát tranh, trả lời câu hỏi”.
b.Hướng dẫn làm bài tập:
- Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Gọi 2HS đóng vai đọc đoạn hội thoại.
-Gọi 1HS nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng.
* GDKNS:Giao tiếp ứng xử văn hoá .
- Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.
-Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét HS.
*Nghỉ giữa tiết.
-Bài 3:
-Yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Thể hiện buổi nào trong ngày?
-Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sóng biển như thếnào?
+ Trên mặt biển có những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
- Nhận xét HS.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà thực hành đáp lời đồng ý.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-1HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS đọc yêu cầu .
*HSCHTđọc đoạn hội thoại.
- HS nhắc lại:
+Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ.
-HS đọc yêu cầu .
+Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại.
-Thảo luận cặp đôi:
-Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét.
a. Cảm ơn bạn. Tôi sẽ trả lại nó ngay sau khi dùng xong.
b. Cảm ơn em. Em tốt quá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 25.doc