CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng bài tập (2)a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(4 phút): Bài cũ : 2 hs lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con: xuất sắc, sản xuất, xôn xao, cái sào
HĐ2(1 phút):GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(23 phút):Hướng dẫn HS nghe-viết chính tả
a)Trao đổi về nội dung bài thơ:
-1 HS đọc bài thơ trong SGK.
? Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày? (hs: bà vừa đi vừa chống gậy)
? Bài thơ nói lên điều gì? (HS: tình thương của bà giành cho cho một cụ già bị lẫn đến quên mất đường về)
29 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 3 Khối 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối tiếp đọc số và nêu giá trị của chữ số 3. Cả lớp và GV chốt kq đúng.
? Hãy nêu cách đọc số(HS nêu: dựa vào hàng và lớp để đọc số)
Bài 2a,b: Củng số k/n viết số đến lớp triệu.
- HS nêu y/c, cả lớp làm vào vở. GV theo dõi chấm bài, nhận xét cho HS.
- GV nhận xét, chốt kq đúng.
Bài 3a: Tiếp tục củng cố k/n đọc số
- HS đọc yêu cầu bài tập, thảo luận và làm bài. trình bày miệng. HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung và thống nhất kết quả đúng.
d) Bài 4: Làm quen -Tìm hiểu về lớp tỉ.
- GV treo bảng phụ, HS nêu y/c. GV HD mẫu, HS làm bài.
- GV theo dõi HD thêm cho HS yếu.
- GV chấm điểm, nhận xét chung.
HĐ4(3 phút) : Củng cố - dặn dò: Củng cố k/n đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Nhận xét chung tiết học.
- Tuyên dương những HS tích cực.
TẬP ĐỌC
NGƯỜI ĂN XIN
I. MỤC TIÊU
1- Giọng đọc nhẹ nhàng thương cảm, bước thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
2-Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa cho bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn câu đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc “Tôi chẳng biếtchút gì của ông lão” (HĐ1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(4 phút): Bài cũ : 1HS đọc bài Thư thăm bạn
? Bức thư nói về điều gì? Qua bài học em thấy bạn Lương có đức tính gì đáng quý?
HĐ2 (1 phút): Giới thiệu bài (Bằng tranh)
HĐ3: Luỵên đọc (10 phút)
+ Giáo viên HD đọc: giọng nhẹ nhàng thương cảm, ngậm ngùi, xót xanhấn giọng từ: lom khom, xấu xí, giàn giụa, rên rỉ, lẩy bẩy
+ Đọc đoạn : ( HS đọc nối tiếp toàn bài 2- 3 lượt )
- Hết lượt 1:GV hướng dẫn HS phát âm tiếng khó: rên rỉ, lẩy bẩy, xấu xí,run rẩy
- Hết lượt 2 :GV hướng dẫn HS đọc đúng câu: Chao ôinhường nào.
+ Đọc theo cặp : HS đọc theo cặp - đồng loạt, một số cặp nhận xét lẫn nhau .
-1 HS đọc phần chú giải.
+ Đọc toàn bài : HS: K- G đọc toàn bài .
+ GV đọc mẫu toàn bài .
HĐ4: Tìm hiểu bài (12 phút)
a) Đoạn 1 (Từ đầu đến cầu xin cứu giúp)
-Y/C HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 sgk. (HS: ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt,bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin)
? Điều gì đã khiến ông lão trông thảm thương như vậy? (nghèo đói đã khiến ông thảm thương)
? Đoạn 1 cho em biết điều gì? (HS nêu)
KL: Ông lão ăn xin thật đáng thương.
b) Đoạn 2 (Tôi lục lọi ông cả)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 SGK.(cậu là người tốt bụng, cậu chân thành xót thương ông lão và muốn giúp ông)
- HD HS hiểu từ: tài sản, lẩy bẩy.
? Đoạn 2 muốn nói gì? (hs nêu)
KL: Cậu bé xót thương ông lão và muốn giúp đỡ ông.
c) Đoạn 3: (còn lại)
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 SGK (cậu bé cho ông tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng.)
? HS trả lời câu hỏi 4 SGK (cậu bé nhận được ở ông lão sự biết ơn, đồng cảm)
? Đoạn 3 cho em biết gì? (HS nêu)
KL: Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé.
- 1 HS đọc toàn, HS suy nghĩ và nêu nêu nội dung chính của bài. GV chốt ND
HĐ5(10 phút): Đọc diễn cảm
- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài, tìm giọng đọc hay.
- GV hướng dẵn HS luyện đọc đoạn : Tôi chẳng biếtchút gì của ông lão.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa hướng dẫn theo phân vai. HS thi đọc đoạn mình thích.
- Cả lớp và GV nhận xét chọn HS có giọng đọc hay.
HĐ6 (3 phút): Củng cố - dặn dò:
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. MỤC TIÊU
- Biết được 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: Nói lên
tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện(ND ghi nhớ)
- Bước đầu kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách : trực tiếp và gián tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 phần nhận xét, giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột: lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1 (4 phút): Bài cũ: 1 hs lên bảng trả lời câu hỏi :
? Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả gì?
? 1HS tả ngoại hình của ông lão trong truyện: Người ăn xin.
HĐ2(1 phút):Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(15 phút):Tìm hiểu ví dụ
a) Bài 1:
- 1HS đọc yêu cầu trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK.
- HS làm việc cá nhân, GV quan sát giúp đỡ HS.
- 1HS làm trên bảng.
- 1vài HS nêu kết quả và nhận xét bài của bạn.
- GV chốt ý kiến đúng: Ông đừng giận cho ông cả. Chao ôinhường nào. Cả tôi nữacủa ông lão.
- HS đọc lại các câu vừa tìm được
b) Bài 2:
- 1HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp .
- HS làm việc theo cặp.
- Đại diện trả lời, GV chốt kết quả đúng: Lời nói ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giàu tình cảm yêu thương con người, thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão.
? Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé? (HS: nhờ lời nói và ý nghĩ của cậu bé.)
c) Bài 3:
- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
KL: - Cách a: Tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé
- Cách b: Tác giả kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình.
? Ta cần kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật để làm gì? (HS : để thấy rõ tính cách của nhân vật)
? Có những cách nào để kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật? (hs: có 2 cách: lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.)
KL: Như ghi nhớ sgk trang 33. 2 HS đọc to ghi nhớ.
HĐ4(18 phút):Luyện tập
a) Bài 1:
- HS đọc thầm yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân, GV quan sát, giúp đỡ HS.
- HS phát biểu, GV chốt kết quả đúng: lời dẫn gián tiếp: bị chó sói đuổi. Lời dẫn trực tiếp: Còn tớông ngoại. Theo tớvới bố mẹ.
? Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời nói trực tiếp hay gián tiếp?
(HS: lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch nhang đầu dòng hay ngoặc kép. Lời dẫn gián tiếp đứng sau các từ nối: rằng, là và dấu hai chấm)
b) Bài 2:
- HS đọc yc của bài.
- HS thảo luận theo nhóm 6.
HĐ (2’) Củng cố : 2 HS đọc lại ghi nhớ của bài
ĐỊA LÍ
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
(Mức độ tích hợp: Bộ phận)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc của Hoàng Liên Sơn:
+ Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
- Xác lập mối quan hệ địa lí tự nhiên giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn. Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Người dân nơi đây nhà sàn để tránh ẩm thấp, thú dữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: bản đồ địa lí tự nhiên VN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(3 phút):Bài cũ :
? Nêu 1 số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Lớp và GV nhận xét.
HĐ2(1 phút):GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(10 phút):Tìm hiểu về các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn.
- GV yêu cầu HS đọc mục 1, SGK trả lời câu hỏi:
? Dân cư ở đây đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?(HS: thưa thớt hơn)
? Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?(HS: Thái, Dao, Mông )
? Dựa vào bảng số liệu, hãy kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ thấp đến cao. (HS dựa vào bảng số liệu nêu: Thái, Dao, Mông)
? Người dân ở đây đi lại bằng phương tiện gì? vì sao? (HS: đi bộ, đi ngựa vì đây là vùng núi cao đường giao thông chủ yếu là đường mòn)
HĐ4(10 phút):Bản làng với nhà sàn
-YC HS làm việc theo nhóm 2, dựa vào tranh ảnh, SGK, trả lời câu hỏi trong phiếu:
(Nd phiếu: +Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
+Vì sao các dân tộc ở đây lại sống ở nhà sàn?)
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp và GV nhận xét, góp ý hoàn thiện phiếu.
KL: Bản làng thường nằm ở sườn núi, thung lũng. Bản ở thung lũng thì đông hơn. Để tránh thú dữ người dân nơi đây sống ở nhà sàn.
HĐ5(9 phút):Chợ phiên, lễ hội, trang phục
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, đọc mục 3 trả lời câu hỏi:
? Nêu những hoạt động diễn ra trong chợ phiên. Kể tên một số hàng hoá được bán trong chợ.(HS: các hoạt động trong chợ như: mua bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá, gặp gỡ kết bạnHàng hoá được bán như: rau quả, thịt, quần áo, vải)
? Kể tên các lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Lễ hội được diễn ra vào thời gian nào? trong lễ hội có những hoạt động gì? (HS: lễ hội: hội chơi núi xuân, hội xuống đồnglễ hội thường tổ chức vào mùa xuân, trong lễ hội có các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn)
? Hãy nhận xét trang phục của người dân nơi đây.(HS: trang phục đẹp, nhiều màu sắc, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng)
HĐ6(2 phút):Củng cố - dặn dò: 2 HS đọc ghi nhớ sgk trang 76. Nhận xét chung tiết học.
Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015
TOÁN
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Băng giấy vẽ tia số như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(3 phút): Bài cũ: HS đọc số: 108 000 326, 91 934 000, 107 234 257
HĐ2(1phút):GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ3(5 phút):Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên
- GV nêu yêu cầu: Hãy nêu một vài số em đã học.
- HS lần lượt nêu, GV ghi bảng.
- GV: Các số các em vừa nêu được gọi là các số tự nhiên.
? Hãy nêu các số tự nhiên mà em biết.(HS tiếp tục nêu)
? Hãy viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0 .
- 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét
KL: Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy số tự nhiên.
- GV giới thiệu tia số.
? Nêu đặc điểm của tia số? (HS: Tia số có điểm gốc là 0, trên tia số được chia thành các vạch đều nhau, cuối tia số có hình mũi tên...)
- HS lên bảng vẽ tia số.
HĐ4(5 phút):Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- GV yêu cầu HS quan sát dãy số tự nhiên và trả lời:
? Khi thêm 1 vào 0 ta được số nào? số 1 đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên so với số 0? (HS: ta được 1, 1 đứng sau số 0.)
? Khi ta thêm 1 vào 1 ta được số nào, số đó đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên só với số 1? (HS: ta được 2, 2 đứng sau 1)
? Cứ thêm 1 vào số ta được1 số tự nhiên khác liền sau số đó, vậy dãy số tự nhiên có số lớn nhất không? (HS: Không có số lớn nhất)
? Khi bớt 1 ở 3 ta được số nào, số đó đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên so với số 3? (HS: Ta còn 2, 2 đứng trước 3 trong dãy tự nhiên)
- GV hỏi các trường hợp bớt 2, 1.
KL: 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên nào nhỏ hơn 0.
? 7và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp, 7 kém 8 mấy đơn vị, 8 hơn 7 mấy đơn vị?(HS: 7 kém 8 một đơn vị, 8 hơn 7 một đơn vị)
KL: 2 số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1đơn vị.
HĐ5(24 phút): Luyện tập.
Bài 1: Luyện k/n xác định số tự nhiên liền sau của mỗi số
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân. GV HD thêm cho những HS chưa hiểu bài.
- Một vài HS nêu miệng kết quả.
- HS và GV nhận xét chốt kq đúng.
Bài 2: Luyện k/n xác định số tự nhiên liền trước của mỗi số
- HS làm bài tập vào vở. Một số HS lên bảng làm.
- HS cả lớp nhân xét và chốt kết quả đúng.
Bài 3: Luyện k/n xác định các số tự nhiên liên tiếp
- Các nhóm đọc thầm yêu cầu của bài tập và làm vào vở. GV chấm điểm, nhận xét.
- Một số HS nêu kết quả. Bạn nhận xét.
Bài 4: Luyện k/n viết số thích hợp vào dãy số theo quy luật của dãy số đó
- HS đọc thầm yêu cầu và suy nghĩ tìm ra quy luật của các dãy số.
- HS nêu quy luật của từng dẫy số. Cả lớp nhận xét. GV kết luận, sau đó yêu cầu HS nhắc lại và dựa vào quy luật để viết các số còn thiếu vào dãy số.
- HS làm bài, 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp nhận xét chung. GV chốt kết quả đúng.
HĐ6(3 phút): Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng bài tập (2)a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(4 phút): Bài cũ : 2 hs lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con: xuất sắc, sản xuất, xôn xao, cái sào
HĐ2(1 phút):GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(23 phút):Hướng dẫn HS nghe-viết chính tả
a)Trao đổi về nội dung bài thơ:
-1 HS đọc bài thơ trong SGK.
? Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày? (hs: bà vừa đi vừa chống gậy)
? Bài thơ nói lên điều gì? (HS: tình thương của bà giành cho cho một cụ già bị lẫn đến quên mất đường về)
? Hãy nêu cách trình bày bài thơ lục bát.(HS: dòng 6 lùi vào 1ô, dòng 8 viết sát lề, giữa hai khổ thơ cách nhau 1 dòng)
b) Hướng dẫn viết từ khó :
-YC HS tìm viết các từ khó dễ lẫn: trước, sau, rưng rưng, mỏi, giữa
-YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c)Viết chính tả :
- GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn cho HS ghi bài.
- Đọc cho HS soát bài.
d) Gv thu 7 bài chấm, HS còn lại đổi chéo vở soát lỗi.
- GV nêu nhận xét chung
HĐ4(10 phút):Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a) Bài tập 2
-YC 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung trong sgk.
- HS tự làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp viết bằng bút chì vào sgk.
- HS nhận xét bài làm trên bảng, kết luận lời giải đúng: triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh, vẽ cảnh, khẳng, bởi, sĩ vẽ, ở, chẳng.
- HS đọc lại đoạn văn. ? Câu chuyện đáng cười ở điểm nào? (HS trả lời)
HĐ5(2 phút):Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học .
- Nhắc HS ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
(Phương thức tích hợp: Khai thác trực tiếp ND bài)
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả tục ngữ, thành ngữ và từ hán việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết (BT2,3,4).
- Biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác(BT1).
- Giáo dục tính hướng thiện cho HS (biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to làm BT 1, 2 SGK. Một vài trang phô tô từ điển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ1(3’ phút):Bài cũ: +Tiếng, từ dùng để làm gì?
+Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
Lớp và GV nhận xét.
HĐ2(2 phút):GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(32 phút):Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Nhân hậu, đoàn kết.
a) Bài 1: 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS tra từ điển : Tìm chữ H và vần iên, tìm vần ac.
- HS làm việc theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng, nhận xét lẫn nhau.
- HS đọc các từ vừa tìm được: hiền dịu, hiền lành, hiền đức, hiền hoà, hiền khôhung ác, ác độc, ác nghiệt, tội ác, ác mộng
+ Em hiểu từ hiền dịu nghĩa là gì? Đặt câu với từ hiền dịu.
+ Em hiểu từ hung ác nghĩa là gì? Đặt câu với từ hung ác.
b) Bài 2: HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS làm bài theo nhóm 4
- Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng, các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV chốt kq đúng:
+ Nhân hậu: nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu - tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo.
+ Đoàn kết: cưu mang, che chở, đùm bọc - đè nén, áp bức, chia rẽ.
- HS đọc lại các từ vừa phân loại.
c) Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét chốt kết quả đúng: a)Hiền như bụt (đất). b)Lành như đất (bụt). c) Dữ như cọp. d) Thương nhau như chị em ruột.
? Em thích câu thành ngữ nào nhất? vì sao? (hs tự do phát biểu)
d) Bài 4: 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS phát biểu, cả lớp nhận xét.
- GV chốt kq đúng.
- HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ trên.
HĐ4(2 phút):Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học .
-YC HS ghi nhớ các từ ngữ vừa học.
LỊCH SỬ
NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét
chính về đời sống vật chất và tinh thần ở Việt Cổ:
+ Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong SGK, lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(1 phút):Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ2(9 phút):Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang
- YC HS đọc thầm SGK, quan sát lược đồ thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi :
? Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì? (HS: nước Văn Lang)
? Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm nào, ở khu vực nào? (HS: khoảng 700 năm TCN, ở khu vực sông Mã, sông Cả, sông Hồng)
? Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang.- 2HS lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi. HS chỉ cho nhau xem trong SGK.
HĐ3(9 phút):Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang
- HS đọc sgk và trả lời câu hỏi:
?Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào?(HS: Vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân, nô tì)
? Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai? Người dân thường trong xã hội Văn Lang được gọi là gì? (HS: người đứng đầulà vua, người dânlạc dân.)
KL: Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp chính: vua; lạc hầu, lạc tướng; lạc dân; nô tì.
HĐ4(9 phút):Đời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt
- GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát tranh và tìm hiểu về: sản xuất, ăn mặc, trang điểm, ở, lễ hội của người Lạc Việt.
- HS làm việc thao nhóm 6.
- Đại diện nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 ý. - GV và HS nhận xét, bổ sung.
KL: Dưới thời các vua Hùng nghề chính là làm ruộng. Họ biết nấu xôi, làm bánh chưng, nấu rượu, làm mắmHọ biết đúc đồng làm giáo, mác,đan gùi, rá, đóng thuyền gỗHọ ở nhà sàn, thờ thần Đất, thần Mặt Trời. Họ tổ chức vui chơi nhảy múa, đua thuyền
HĐ5(5 phút): Phong tục của người Lạc Việt
? Người Lạc Việt có những tục lệ gì?(HS: nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, đeo hoa
tai vòng tay bằng đá, đồng)
? Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn lưu giữ đến ngày nay? (HS: ăn trầu, đeo trang sức)
HĐ6(2phút): Củng cố - dặn dò: 2HS đọc ghi nhớ sgk trang 14. Nxét chung tiết học.
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2015
THỂ DỤC
ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI
TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT BẮT DÊ”
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đi đều, đứng lại và quay sau
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị : 1 còi; 4-6 khăn sạch để bịt mắt khi chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
HĐ1(7'): Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đi đều, đứng lại, quay sau. Tổ chức kiểm tra 1 vài học sinh nhận xét sửa sai và đánh giá.
2. Phổ biến nội dung:
Học động tác đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại
Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” Lớp tập trung 3 hàng dọc- nhắc lại tên bài học
3. Khởi động:
- Chung: Cho cả lớp khởi động xoay các khớp chân, tay, cổ
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp Đội hình 4 hàng ngang cự ly 1 sải tay
- Chuyên môn: Tổ chức trò chơi ” Làm theo hiệu lệnh.
HĐ2(20')Phần cơ bản:
1. Nội dung: Đội hình đội ngũ:
+ Ôn quay sau
+ Học động tác đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại
- Lần 1 và 2 : GV điều khiển cả lớp tập. Các lần sau, chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ
- GV làm mẫu động tác chậm, vừa làm động tác vừa diễn giải kỹ thuật động tác. GV hô khẩu lệnh cho tổ HS làm mẫu tập.
- Chia tổ tập luyện theo đội hình 1 hàng dọc. GV quan sát, sửa chữa sai sót, cho HS các tổ. Tiếp theo, cho các lớp tập theo đội hình 2 hàng dọc, sau đó cho cả lớp tập theo đội hình 3 hàng dọc
2. Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê” GV tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho 1 nhóm HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình.
HĐ3(8')Phần kết thúc:
1. Nhận xét : GV cùng HS hệ thống lại bài GV nhận xét và đánh giá giờ học
2. Hồi tĩnh: Cho học sinh cả lớp chạy đều
- Làm động tác thả lỏng theo vòng tròn lớn, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ. Vòng cuối cùng vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, rồi đứng lại quay mặt vào trong.
TOÁN
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
- Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(3 phút): Bài cũ : Yêu cầu cả lớp viết bảng con số gồm có : 5 chục nghìn, 7 trăm, 6 chục, 4 đơn vị- 2 HS lên bảng viết.
HĐ2(1 phút): GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(5 phút): Tìm hiểu đặc điểm của hệ thập phân
- GV nêu bài toán : 10 đơn vị = chục
10 chục = trăm
10 trăm = nghìn
nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = trăm nghìn
- 1HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.
- HS nhận xét bài của bạn .
? Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp đó? (HS: 10 đơn vị ở 1hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.)
KL: Đó chính là hệ thập phân. Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở 1hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. - HS nhắc lại nhiều lần.
HĐ4(5 phút): Cách viết số trong hệ thập phân
? Trong hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào? (HS: có 10 chữ số đó là: 0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)
? Hãy sử dụng các số vùa nêu để viết các số sau chín trăm chín mươi chín, hai nghìn không trăm linh năm
- 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp.
KL: Với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
? Hãy nêu giá trị của chữ số 9 trong số 999, của các chữ số 2, 0, 5 trong số 2005
- HS lần lượt nêu. KL: Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
HĐ5(23 phút) : Luyện tập, thực hành
a) Bài 1: Luyện k/n đọc, viết, phân tích số
- GV HDHS làm bài mẫu và làm bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- Lần lượt 3 HS lên bảng: HS1: đọc số; HS2: viết số; HS3: nêu số đó gồm
- HS cả lớp nhận xét và chốt kết quả đúng.
b) Bài 2: Luyện k/n viết số thành tổng các số tròn chục, trăm,.
- HS đọc thầm yêu cầu và tự làm vào vở.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
c) Bài 3: Củng cố k/n xác định giá trị của các chữ số(chữ số 5) trong số
- HS tự làm bài tập, 4 HS tiếp nối nhau lên bảng làm bài. HS cả lớp nxét. GV chốt
- HS trong lớp nhận xét. GV nhận xét chung và thống nhất kết quả đúng.
HĐ6(3 phút): Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU:
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND Ghi nhớ)
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ ghi ghi nhớ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
HĐ1(4 phút): ? Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì? Có những cách nào kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật?
HĐ2(1 phút): Giới thiệu bài
HĐ3(5 phút): Tìm hiểu về cấu tạo bài văn viết thư
- GV yêu cầu HS đọc lại bài: Thư thăm bạn trang 25 SGK.
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? (HSchia buồn cùng Hồng và gia đình Hồng vừa bị trận lũ lụt gây mất mát)
? Theo em người ta viết thư để làm gì? (HS: thăm hỏi động viên nhau, thông báo tình hình, trao đổi thông tin)
? Đầu thư bạn Lương viết gì? (HS:chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng)
? Bạn Lương thông báo cho Hồng tin gì? (HS :sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ, Lương gửi Hồng số tiền tiết kiệm)
? Theo em nội dung bức thư cần có những gì?(HS: nêu lí do và mục đích viết thư, thăm hỏi người nhận thư, thông báo tình hình với người nhận thư, nêu ý kiến cần trao đổi hay bày tỏ tình cảm)
? Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc bức thư ?(HS: Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian, lời chào hỏi. Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.)
- HS đọc ghi nhớ SGK và học thuộc.
HĐ4(27 phút): Luyện tập
- HS đọc đề bài.
- GV gạch dưói các từ lưu ý: trường khác để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV và HS nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài cá nhân dựa vào gợi ý vừa thảo luận. GV giúp HS yếu làm bài.
-1 số hs đọc lá thư mình viết, GV nhận xét tuyên dương bài viết tốt.
HĐ5(3 phút):Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Sinh ho¹t líp
I.Môc tiªu : Gióp HS :
- Tù nhËn xÐt ®îc nh÷ng u ®iÓm, khuyÕt ®iÓm mµ b¶n th©n c¸c em vµ c¸c b¹n thùc hiÖn ®îc trong tuÇn qua.
- §Ò ra ®îc nh÷ng biÖn ph¸p ®Ó thùc hiÖn tèt nÒ nÕp häc tËp trong tuÇn tíi.
II. Néi dung sinh ho¹t :
GV giíi thiÖu néi dung sinh ho¹t líp :
2. GV nhËn xÐt t×nh h×nh cña líp.
GV nhËn xÐt nÒ nÕp häc tËp cña c¸c b¹n trong tæ.
+ Tuyªn d¬ng nh÷ng b¹n cã nhiÒu thµnh tÝch trong häc tËp, chuÈn bÞ bµi ë nhµ ®Çy ®ñ, häc bµi cò ®Çy ®ñ.
+ Tuyªn d¬ng nh÷ng em tÝch cùc ph¸t biÓu x©y dùng bµi trªn líp.
- XÕp lo¹i h¹nh kiÓm cña tõng tæ .
- Líp nhËn xÐt, bæ sung kÕt qu¶ xÕp lo¹i cña tõng tæ.
3. GV ph¸t biÓu ý kiÕn :
- Bæ sung ý kiÕn xÕp lo¹i cña c¸c tæ.
4. Thèng nhÊt ý kiÕn :
- GV cïng c¶ líp thèng nhÊt ý kiÕn
5. Ph¬ng hí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 3.doc