Giáo án Tuần thứ 31 Lớp 4

Luyện từ và câu

Tiết 62: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.

I. Mục tiêu:

- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu ?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3 ).

 II/ Đồ dùng dạy-học:

- Bảng lớp viết: 3 câu ở BT1 (phần luyện tập).

- Ba, bốn bảng nhóm - mỗi bảng viết 1 câu chưa hoàn chỉnh ở BT2.

- Ba bảng nhóm: mỗi bảng viết 1 câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3 (phần luyện tập).

III. Các hoạt động dạy-học:

 

docx31 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 31 Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghe và sửa sai. - 1 HS đọc đề bài. - HS thảo luận, trình bày kết quả: - Kết quả 2b: + Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: mủm mĩm, cỏn con, dửng dưng, + Từ láy bắt đầu bằng thanh ngã: bẽn lẽn, dữ dằn, lẫm chẫm, nhõng nhẽo - Lắng nghe, sửa sai (nếu có). - Lắng nghe, thực hiện. Luyện từ và câu Tiết 59: Thêm trạng ngữ cho câu I. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ). - Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ (BT2). - HS khá, giỏi: viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT 2). II. Đồ dùng dạy-học: -Bảng phụ viết câu văn BT1. III. Các hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: (5P) - Gọi HS lên bảng làm lại bài tập 2 tiết trước. - Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: (1P) -Nêu yêu cầu giờ học b.Hướng dẫn tìm hiểu phần nhận xét. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Hai câu trên có gì khác nhau? - Bạn nào có thể đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trên? -Mỗi phần in nghiêng bổ sung ý nghĩa gì cho câu b? -Thế nào là Trạng ngữ ?Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi nào ? C- Ghi nhớ: (2P) D- Phần luyện tập: Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài, - Yêu cầu HS làm bài. - Treo bảng phụ chép sẵn bài tập, 3 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Các em viết một đoạn văn ngắn về 1 lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ. Viết xong, 2 bạn cùng bàn đổi chéo sửa lỗi cho nhau. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - Nhận xét, đánh giá. 3.Củng cố, dặn dò: (5P) - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. -Câu bcó thêm hai bộ phận(được in nghiêng). + Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. + Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. + Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. - Nêu nguyên nhân (nhờ tinh thần ham học hỏi) và thời gian (sau này) xảy ra sự việc nói ở CN và VN (I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng). - HS trả lời phần ghi nhớ. - 3HS đọc lại. - 1 HS đọc đề bài. - Làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài: + Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng. + Trong vườn, muôn loài hoa đua nở. + Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lắm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt. - Lắng nghe, điều chỉnh, sửa sai. - 1 HS đọc đề bài. - HS viết bài. -Đổi chéo vở sửa bài. -Nối tiếp nhau đọc đoạn văn: - Lắng nghe và điều chỉnh. - 1 HS đọc to trước lớp - Lắng gnhe, thực hiện. Địa lý Tiết 31: Biển, đảo và quần đảo I. Mục tiêu : - Nhận biết được ví trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo. - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo. + Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối. + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản. * GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở biển, đảo và quần đảo (vùng biển nước ta có nhiều hải sản, khoáng sản, nhiều bãi tắm đẹp) * MTBĐ: Giáo dục HS thấy được vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo với nước ta. II. Đồ dùng dạy học:- BĐ Địa lí tự nhiên VN; Tranh, ảnh về biển, đảo VN. III. Hoạt động trên lớp : KTBC : - Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của ĐN. - Vì sao ĐN lại thu hút nhiều khách du lịch? - GV nhận xét Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Phát triển bài : Vùng biển Việt Nam: GV cho HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong mục 1, SGK: + Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? + Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ. + Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta . Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau: + Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? + Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? - GV cho HS trình bày kết quả. - GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta. Đảo và quần đảo : * Hoạt động cả lớp: - GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? + Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không? + Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất? - GV nhận xét phần trả lời của HS. * Hoạt động nhóm: Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau: - Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ. - Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào? - Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? Củng cố - Dặn dò: - Cho HS đọc bài học trong SGK. - Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta. - Chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. - HS quan sát và trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Vài HS - HS thực hiện - Vài HS - HS thực hiện - HS trả lời - HS đọc bài học. - HS thực hiện - HS thực hiện - HS lắng nghe. Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ 5 ngày tháng 4 năm 2018 Toán Tiết 153: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN(Tiếp theo) I. Mục tiêu: - So sánh được các số có đến sáu chữ số. - Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. - Bài tập cần làm bài 1 (dòng 1,2), bài 2 , bài 3. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ: (5P) - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện bài tập 4a. Mỗi em thực hiện 1 phép tính. - Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới: (30P) a.Giới thiệu bài: (1P) -Nêu yêu cầu giờ học b.Hướng dẫn ôn tập Bài 1 dòng 1, 2(5’) - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm bài vào bảng con. Bài 2, 3(8’) - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét, đánh giá. Bài 4 (7’) Khuyến khích HS khá giỏi. Cho HS làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng thực hiện. Bài 5(5’) Khuyến khích HS khá giỏi. - Cho HS thảo luận cặp đôi, 1 nhóm làm việc trên phiếu và trình bày kết quả. - Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò(3’) - Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc đề bài. - HS làm bài vào bảng con: 989 < 1321 34 579 < 34 601 27 105 > 7985 150 482 > 150 459 - 1 HS đọc đề bài. - HS làm bài vào vở. 2a). 999, 7426, 7624, 7642 b). 1853, 3158, 3518, 3190 3a). 10261, 1590, 1567, 897 b). 4270,2518, 2490, 2476 - Lắng nghe và sửa sai (nếu có). - 1 HS lên bảng thực hiện: a). 0,10,100 b). 9,99,999 c). 1,11,101 d). 8, 98, 998 - Làm bài theo nhóm đôi. -1cặp HS làm việc trên phiếu và trình bày kq: +Các số > 57 và < 62 là: 58, 59, 60, 61. + Trong các số trên 58 và 60 là số chẵn Vậy x = 58 hoặc x= 60. - Lắng nghe và thực hiện. Tập đọc Tiết 62: Con chuồn chuồn nước I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). II- KNS: Tự nhận thức; xác định giá trị; hợp tác trong nhóm nhỏ. III. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm ảnh chuồn chuồn, ảnh cây lộc vừng. IV. Các hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: (5P) - Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi: - Đọc đoạn 1,2 của bài. Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? - Đọc đoạn còn lại. Phong cảnh khu đền chính vào lúc hoàng hôn có gì đẹp? - Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới ( 30P) a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện đọc ( 10P) - GV đọc cả bài. - Gợi ý chia đoạn. -Gọi HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài lần 1. -HDHS luyện đọc đúng: lấp lánh, long lanh, rung rung, phân vân, mênh mông,... -Gọi HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 2. - HDHS Giải nghĩa từ: lộc vừng, - Luyện đọc nhóm - 1 hs đọc toàn bài C-Tìm hiểu bài( 12P) - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, cả bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ? - Em thích hình ảnh so sánh nào ? vì sao? - Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay? - Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? Giảng: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt Nam tươi đẹp, thanh bình đồng thời bộc lộ tình cảm mến yêu của mình với đất nước, quê hương. ?Nội dung bài D-.Hướng dẫn đọc điễn cảm (8P) - GV đọc mẫu cả bài. - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài - GV treo lên bảng “Ôi chao!. phân vân”. -GV đọc mẫu:Đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên; nhấn giọng các từ ngữ miêu tả ,đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương. 3.Củng cố, dặn dò ? Nêu lại nội dung bài? - Nhận xét tiết học. -2HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. - 1 HS thực hiện, lớp đọc thầm theo. - 2 đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 1. - Luyện đọc cá nhân từ. - HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 2. - Lắng nghe và đọc chú giải SGK. - Luyện đọc theo cặp. 2 HS lên thi đọc - HS đọc thầm từng đoạn, cả bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thuỷ tinh; Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. -3 hs nêu. -Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước, tả theo cánh bay của chuồn chuồn, nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê. - Mặt hồ rộng mênh mông và lặng sóng, luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh, rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra, cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. - Lắng nghe, cảm thụ. * Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước,quê hương. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - 2 HS đọc, HS theo dõi tìm các từ cần nhấn giọng trong bài: - Lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc nhóm bàn. - 3 HS thi đọc. 2hs nêu Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ 5 ngày tháng 4 năm 2018 Toán Tiết 154: Ôn tập về số tự nhiên ( Tiếp) I. Mục tiêu: - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài tập 3 cột 1. - Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học b.Hướng dẫn ôn tập: Bài 1(7’) - Yêu cầu HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. - Muốn biết số nào chia hết cho 2; 5 ta làm như thế nào? - Muốn biết số nào chia hết cho 3; 9 ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu kết quả trước lớp và giải thích. Bài 2 (5’) - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK, sau đó nêu kết quả trước lớp. Bài 3(5’) - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Số x cần tìm phải thỏa mãn điều kiện gì? - x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy? - Số tận cùng là 5 mà lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31 là số nào? Bài 4 (5’)Khuyến khích HS khá giỏi. -Yêu cầu HS tự làm bài, -GV kiểm tra vài em Bài 5(5’) Khuyến khích HS khá giỏi. -Yêu cầu HS tự làm bài, -GV kiểm tra vài em 3.Củng cố, dặn dò: ( 5P) ? Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 và 9. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. -2,3 HS nhắc lại. - Ta chỉ xét chữ số tận cùng. - Ta xét tổng các chữ số của số đã cho. - Tự làm bài; lần lượt nêu kết quả: a). Số chia hết cho 2: 7362, 2640, 4136. Số chia hết cho 5: 605, 2640 b). Số chia hết cho 3 là: 7362, 2640, 20601. Số chia hết cho 9 là: 7362, 20601 c). Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 26440 d). Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là 605. e). Số không chia hết cho cả 2 và 9 là: 605, 1207. - 1 HS đọc đề bài. - Tự làm bài, lần lượt nêu kết quả: a). 252; 552; 852 b). 108; 198 c) 920 d) 255 - 1 HS đọc to trước lớp. + Là số lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31. + Là số lẻ, Là số chia hết cho 5 - Tận cùng là 5. - Đó là số 25 Vì 23 < x < 31 nên x là 25. - Tự làm bài, 1 HS lên bảng thực hiện + Số vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 phải có chữ số tận cùng là 0, Vậy đó là các số: 520; 250. - Suy nghĩ làm bài; giải thích: Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 3. Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 5. Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả. - Lắng nghe và thực hiện. Tập làm văn Tiết 61: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật I. Mục tiêu: - Nhận biết những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3 ). II- KNS: Quan sát; tư duy logic; lắng nghe tích cực; giao tiếp. III. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết đoạn văn Con ngựa - Tranh, ảnh một số con vật IV. Các hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: ( 5P) - Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng, miêu tả hoạt động của con vật. - Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn bài tập Bài 1,2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Các em dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ miêu tả những bộ phận của con vật. - Gọi HS lần lượt nêu trước lớp, GV ghi nhanh vào 2 cột Các bộ phận - Hai tai - Hai lỗ mũi - Hai hàm răng - Bờm: - Ngực: - Bốn chân: - Cái đuôi: Bài 3: * KNS: Quan sát; tư duy logic; lắng nghe tích cực; giao tiếp. - Treo một số ảnh đã chuẩn bị. - Gọi HS nói tên các con vật mà mình quan sát. - Gợi ý: Các em có thể dùng dàn ý quan sát của tiết trước để miêu tả. Chú ý phải sử dụng những từ ngữ gợi tả các đặc điểm nổi bật để phân biệt con vật này với con vật khác. Đầu tiên, các em hãy lập dàn ý như trên bảng, sau đó viết lại thành đoạn văn. - Yêu cầu HS tự làm bài (2 HS làm trên bảng phụ ). - Gọi HS dán phiếu trình bày. - Cùng HS nhận xét, sửa chữa. - Gọi HS lớp dưới đọc đoạn văn của mình. 3.Củng cố, dặn dò: (3P) - Về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát các bộ phận của con vật. - Quan sát con gà trống để chuẩn bị tiết sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Thực hiện gạch chân những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con vật. - Lần lượt phát biểu Từ ngữ miêu tả To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp Ươn ướt, động đậy Trắng muốt Được cắt rất phẳng. Nở Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên cát. Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lần lượt nêu trước lớp. - Lắng nghe, làm bài. - HS làm bài trên bảng phụ - Trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - 3-5 HS đọc đoạn văn: - Lắng nghe và thực hiện. Luyện từ và câu Tiết 62: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. I. Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu ?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3 ). II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng lớp viết: 3 câu ở BT1 (phần luyện tập). - Ba, bốn bảng nhóm - mỗi bảng viết 1 câu chưa hoàn chỉnh ở BT2. - Ba bảng nhóm: mỗi bảng viết 1 câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3 (phần luyện tập). III. Các hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: (5P) - Gọi 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần em đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ. (BT2) - Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn bài tập: Bài 1(5’) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 2(7’) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Nhắc nhở: Các em phải thêm đúng TN chỉ nơi chốn cho câu. - Dán 3 bảng nhóm lên bảng, mời 3 HS lên bảng làm bài. - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3(8’) - Gọi HS đọc nội dung bài tập. - Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào? - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó dán 4 bảng nhóm lên bảng, gọi 4 HS lên làm bài. -Gv nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: (5P) - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện. - Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Tự xác định - Phát biểu ý kiến: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm bài vào VBT, 3 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu: + Trước rạp, người ta... + Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội + Dưới những mái nhà ẩm ướt, mọi người vẫn... - 1 HS đọc nội dung bài tập. - CN, VN trong câu. - Tự làm bài, 4 HS lên bảng thực hiện. a). Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. người xe đi lại nườm nượp. các bạn nhỏ đang chơi trò rước đèn. b).Trong nhà, mọi người đang nói chuyện sôi nổi. em bé đang ngủ say. c). Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người. d).Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng. - Lắng nghe, thực hiện Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ 6 ngày tháng 4 năm 2018 Toán Tiết 153: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên I. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên. - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. - Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ. - Bài tập cần làm bài 1 (dòng 1,2), bài 2, bài 4 (dòng 1). II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: (5P) - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện bài tập 3a, mỗi em một phép tính. - Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới a.Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học b.Hướng dẫn ôn tập: Bài 1 dòng 1,2: ( 6P) - Yêu cầu HS thực hiện bảng con. - Nhận xét, sửa sai. Bài 2: (5P) -Tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? - Tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Bài 4 dòng 1: (7P) - Gọi HS đọc đề bài. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện php tính, các em còn lại làm vào vở. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 5: Khuyến khích HS khá, giỏi. ( 8P) - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Nhận xét, sửa sai. 3.Củng cố, dặn dò: (3P) - Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Thực hiện bảng con: a). 8980; 53245; b). 1157; 23054; - Lắng nghe, điều chỉnh. - Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - Lấy hiệu cộng với số trừ. - Tự làm bài, 2 HS lên bảng thực hiện: a) 354; b) 644 - 1 HS đọc đề bài. - HS thảo luận nhóm đôi. - 2 HS lên bảng thực hiện phép tính: a). 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600 = 1868 b) 168 + 2080 + 32 = (168 + 32) + 2080 = 200 + 2080 = 2280 - Lắng nghe, sửa sai (nếu có). - 1 HS đọc đề bài. - Tự làm bài, 1 HS lên bảng thực hiện: Bài giải: Trường TH Thắng Lợi quyên góp được số vở là: 1475 - 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được số vở là: 1475 + 1291 = 2766 (quyển) Đáp số: 2766 quyển vở - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe và thực hiện. Tập làm văn Tiết 62: Xây dựng đoạn văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3). II. Đồ dùng dạy-học: -Bảng phụ viết các câu văn ở BT2 III. Các hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: (5P) - Gọi HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích ở BT3. - Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài(1’) b.Hướng dẫn luyện tập Bài 1(5’) - Gọi HS đọc bài Con chuồn chuồn nước. - Các em đọc thầm lại bài, xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn. Đoạn Đoạn 1: Từ đầu...phân vân. Đoạn 2: Còn lại. Bài 2(7’) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Các em xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí. - Gọi HS phát biểu, mở bảng phụ đã viết 3 câu văn; mời 1 HS lên bảng đánh số thứ tự để sắp xếp các câu văn theo trình tự đúng. Sau đó đọc lại đoạn văn. Bài 3(8’) - Gọi HS đọc nội dung bài tập. - Nhắc nhở: Mỗi em viết 1 đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Sau đó viết tiếp bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống, làm rõ con gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp như thế nào. - Dán lên bảng tranh, ảnh gà trống. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đọc đoạn viết. - Nhận xét, sửa chữa. 3.Củng cố, dặn dò: (3P) -Về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3, viết vào vở. Quan sát ngoại hình và hoạt động của con vật mà mình thích để chuẩn bị cho tiết TLV sau. - Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc trước lớp. - Tự làm bài. Ý chính của mỗi đoạn - Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ. - Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm bài vào vở. - Phát biểu, 1HS lên bảng thực hiện: Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. - 1 HS đọc nội dung bài tập. - Lắng nghe, thực hiện. - Quan sát. - 3 HS đọc đoạn viết: - Lắng nghe, bổ sung. - Lắng nghe, thực hiện. SINH HOẠT TUẦN 31 I, Sinh hoạt lớp 1.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần31. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. 2.Đánh giá tình hình tuần qua 2.1.Tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét 2.2. GV nhận xét chung * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì SS lớp tốt. - Vệ sinh lớp sạch sẽ. * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Thi đua hoa điểm 10 : tốt. - Duy trì ôn tập, phụ đạo HS cần cố gắng 1 buổi / tuần. -Tham gia các phong trào thi đua khá nghiêm túc. * Văn thể mĩ: - Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học. - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt. 2.3. Kế hoạch tuần 32: a. Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Tích cực tham gia các buổi ôn tập, phụ đạo. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. b.Học tập: - Tích cực tự ôn tập kiến thức trong thời gian ở nhà. - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. - Tiếp tục phụ đạo HS cần cố gắng - Thi đua giành lời nhận xét hay trong lớp, trong trường. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. c.Vệ sinh: - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. II, Sinh hoạt Đội GIỚI THIỆU MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG, CÁCH PHÒNG BỆNH, ÔN CÁC BÀI MÚA HÁT TẬP THỂ I/ Mục tiêu: Giới thiệu một số bệnh về răng, cách phòng bệnh, Ôn các bài múa hát tập thể II/ Tiến trình sinh hoạt: Bệnh sâu răng Nguyên nhân: Bệnh sâu răng chính là sự tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồm men răng và ngà răng), tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng. Triệu chứng: Thông thường khó nhận biết vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn trầm trọng. Nếu không điều trị thì tuỷ răng sẽ chết và có thể phát sinh những biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch... Điều trị: Dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng. Bệnh viêm lợi Nguyên nhân do vi khuẩn ở trong mảng bám răng hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn ở mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Triệu chứng: Lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Điều trị bệnh có thể điều trị bằng cách đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa và thường xuyên xúc miệng nước muối, chấm thuốc Sindolor. Lợi của bệnh nhân sẽ có khả năng khôi phục lại trạng thái khoẻ mạnh ban đầu. Bệnh viêm quanh răng Khi bệnh viêm lợi không được quan tâm và điều trị thì sẽ phát triển thành bệnh viêm quanh răng. Lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng thêm mức độ của bệnh. Không những thế, bệnh còn làm cho xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần, khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng.    Dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng: hôi miệng, sưng, đỏ lợi, chảy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 31 Lop 4_12340503.docx