Giáo án văn 11: Bài viết văn số 3 ( nghị luận văn học)

I. TRẮC NGHIỆM. ( 0,25 điểm /câu = 3 điểm).

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu dòng câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Người nông dân - nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu thông thạo những công việc gì?

A. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy.

B. Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ.

C. Mười tám ban võ nghệ.

D. Chín chục trận binh thư.

Câu 2. Giải nghĩa như thế nào cho đúng về câu thơ: " Vũ trụ nội mạc phi phận sự" ( Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ ).

A. Mọi việc trong trời đất đều do vua quyết định.

B. Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta.

C. Mọi việc trong trời đất đều là do số phận con người quyết định.

D. Mọi việc trong trời đất đều là do trời đất quyết định.

Câu 3. Cụm từ nào sau đây không phải là thành ngữ?

A. Lặn lội thân cò. B. Một duyên hai nợ.

C. Năm nắng mười mưa. D. Cá chậu chim lồng.

Câu 4. Quan niệm về người hiền trong "Chiếu cầu hiền" ( Ngô Thì Nhậm) là:

A. Không mưu hại người khác.

B. Phó mặc sự đời, khôn3#g can thiệp vào bất cứ việc gì.

C. Phải được sử dụng, nếu không làm vậy là trái với đạo trời.

D. Sống hòa mình vào thiên nhiên.

Câu 5. Đoạn trích "Xin lập khoa luật" (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ) bàn về vấn đề gì?

A. Bàn về luật pháp để thấy cái hay, cái dở của luật.

B. Bàn về luật trong sách Nho gia để thấy cái hay cái dở của luật.

C. bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.

D. Bàn về mối quan hệ giữa luật pháp và xã hội.

 

docx4 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7704 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Bài viết văn số 3 ( nghị luận văn học), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt: 34, 35 BÀI VIÊT VĂN SỐ 3 ( Nghị luận văn học) A. Mục tiêu bài học. Về kĩ năng: Rèn năng lực thẩm định, đánh giá tpvh và kĩ năng lập luận pt, so sánh Về kiến thức: Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh để viết bài văn nghị luận văn học. Về thái độ: ý thức được mqh của thao tác pt, ss trong quá trình diễn đạt. B. Phương tiện thực hiện. - SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn. - Thiết kế giáo án. - Các tài liệu tham khảo. C. Cách thức tiến hành. - Học sinh làm bài tại lớp 2 tiết. - GV phát đề, yêu cầu HS thực hiện nghiêm túc qui định lớp học. - Thu bài sau 90 phút. D. Tiến trình giờ học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới : I. TRẮC NGHIỆM. ( 0,25 điểm /câu = 3 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu dòng câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Người nông dân - nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu thông thạo những công việc gì? A. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy. B. Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ. C. Mười tám ban võ nghệ. D. Chín chục trận binh thư. Câu 2. Giải nghĩa như thế nào cho đúng về câu thơ: " Vũ trụ nội mạc phi phận sự" ( Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ ). A. Mọi việc trong trời đất đều do vua quyết định. B. Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta. C. Mọi việc trong trời đất đều là do số phận con người quyết định. D. Mọi việc trong trời đất đều là do trời đất quyết định. Câu 3. Cụm từ nào sau đây không phải là thành ngữ? A. Lặn lội thân cò. B. Một duyên hai nợ. C. Năm nắng mười mưa. D. Cá chậu chim lồng. Câu 4. Quan niệm về người hiền trong "Chiếu cầu hiền" ( Ngô Thì Nhậm) là: A. Không mưu hại người khác. B. Phó mặc sự đời, khôn3#g can thiệp vào bất cứ việc gì. C. Phải được sử dụng, nếu không làm vậy là trái với đạo trời. D. Sống hòa mình vào thiên nhiên. Câu 5. Đoạn trích "Xin lập khoa luật" (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ) bàn về vấn đề gì? A. Bàn về luật pháp để thấy cái hay, cái dở của luật. B. Bàn về luật trong sách Nho gia để thấy cái hay cái dở của luật. C. bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm thuyết phục triều đình cho mở khoa luật. D. Bàn về mối quan hệ giữa luật pháp và xã hội. Câu 6. Vì sao nói văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng? A. Vì sự hình thành nhiều thể loại văn học. B. Vì sự xuất hiện của nhiều cây bút mới. C. Vì có một khối lượng lớn các tác phẩm. D. Vì trong một thời gian ngắn đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa nền văn học. Câu 7. Thành tựu nghệ thuật to lớn của nền văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Làm mới các thể loại văn học cũ. B. Sự cách tân về thể loại và ngôn ngữ. C. Xuất hiện nhiều thể loại mới. D. Nội dung phong phú đa dạng. Câu 8. Mục đích của thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận là: A. Để làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình, khiến bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục cao. B. Để giúp người đọc hình dung ra đối tượng được nói đến một cách dễ dàng hơn. C. Để tạo ra cách nói bất ngờ, cách thể hiện độc đáo và có hiệu quả cao. D. Để xác định kiểu bài nghị luận. Câu 9. Nối từ ở cột A sao cho phù hợp với nghĩa ở cột B. ( 0,5 điểm ). A B Nho nhỏ Nhỏ ở mức độ vừa phải, dễ ưa. Nhỏ nhẻ Chỉ sức lực mỏng manh, yếu ớt hoặc ở thể yếu. Nhỏ nhoi Chỉ quan hệ đối xử hẹp hòi, chú ý đến cái lợi riêng của mình. Nhỏ nhen Chỉ sự ăn nói thong thả, chậm rãi. Câu 10. Từ nào đồng nghĩa với từ " lụi " trong hai câu thơ sau: Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng tối Núi vẫn đôi mà anh mất em. ( Núi đôi - Vũ Cao ) A. Tắt. B. Nhạt. C. Dịu. D. Tàn. Câu 11. Hãy chọn từ thích hợp cho nội dung nghĩa sau: "Nói một cách phóng đại, quá xa sự thật". A. Nói dóc. C. Nói khoác. B. Nói dối. D. Nói ngoa. B. TỰ LUẬN. ( 7 điểm ). Những cảm nhận sâu sắc của em qua việc tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đáp án và biểu điểm. I. Trắc nghiệm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 A B A C C D B A 1-1 2- 4 3-2 4-3 A C II. Tự luận. *Yêu cầu về kỹ năng. - Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học. - Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát. - Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc. - Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. * Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Khái quát được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Tấm gương về nghị lực và đạo đức, suốt đời đấu tranh không biết mệt mỏi cho lẽ phải và quyền lợi nhân dân. Thơ văn ông là sự kết hợp giữa lí tưởng sống và ý chí kiên cường của nhà thơ mù xứ Đồng Nai. 2. Chứng minh qua cuộc đời. - Gặp nhiều khó khăn bất hạnh nhưng vẫn đứng vững trên mọi hoàn cảnh. Giữ trọn đạo lý, cốt cách. - Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu chống Pháp. 3. Chứng minh bằng các tác phẩm cụ thể. - Lục Vân Tiên: Tư tưởng đạo đức sống. - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Lòng căm thù giặc sâu sắc, ngợi ca những tấm gương xả thân vì nghĩa lớn. - Chạy giặc: Lòng yêu nước, nỗi đau mất nước. 4. Rút ra những đặc điểm chính. Bài học về tấm gương đạo đức qua cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ. * Thang điểm. - Điểm 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài BÀI VIÊT VĂN SỐ 3 ( Nghị luận văn học).docx
Tài liệu liên quan