Giáo án văn 11: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Phan Bội Châu (1867 - 1940)

- Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An.

- Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”

- Là nhà thơ, nhà văn, là người khoi nguồn cho loại văn chương trữ tình.

2. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh ra đời:

Viết trong buổi chia tay với bạn bè lên đường sang Nhật Bản.

- Hoàn cảnh lịch sử:

Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.

II. Đọc–hiểu:

A. Nội dung:

1. Hai câu đề:

Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “ yếu hi kì” túc là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn.

 Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài nangw của mình.

=> Tuyên ngôn về chí làm trai.

2. Hai câu thực:

- “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời)  ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tỉa hậu” (nghìn năm sau)

 Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

 

docx4 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 119604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 73 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. - Giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học: - Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm. - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn. 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới. “Chúng ta có thể nói rằng trtong lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam , trước Chủ tịch Hồ Chí Minh , Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” (Tôn Thất Phiệt). Phan Bội Châu là linh hồn của phong trào giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm đầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Duy Tân hội, Phong trào Đông Du,… Tên tuổi ông còn gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách… Năm 1904, ông sáng lập ra Duy Tân hội – một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông du. Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông đã viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ là một mốc son chói lọi của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu khái quát. Gv yêu cầu Hs đọc hiểu phần tiểu dẫn và đưa ra câu hỏi Hs trả lời. 1. Hãy nêu vài nét về tác giả? (Hs trả lời, Gv nhận xét chốt ý) 2. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Tình hình xã hội của nước ta đầu thế kỉ XX? (Hs trả lời, Gv bổ sung chốt ý) Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu chi tiết. Gv cho Hs đọc bài thơ. 1. Hai câu đề tác giả nêu lên quan niệm gì? Từ ngữ nào thể hiện điều này? Quan niệm này có giống với quan niệm của các nhà thơ nhà văn trong văn học trung đại không? Tìm những câu thơ thể hiện điều này? (Hs trả lời, gv chốt ý) NỘI DUNG BÁM SÁT: 2. Đã là nam nhi thì phải có ý thức các nhân của mình như thế nào? Từ ngữ nào thể hiện được điều này? 3. tác giả đưa ra tình cảnh cụ thể của đất nước. Đó là tình cảnh gì? Tác giả đề xuất tư tưởng mới mẻ về nền học vấn cũ như thế nào? Hình ảnh nào trong câu thơ nói lên tư thế và khát vọng của nhân vật trữ tình trong buổi ra đi tìm đường cứu nước? Em có nhận xét gì về cách dịch của tác giả? Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Em hãy rút ra nghĩa văn bản của bài thơ? Hoạt động 3: Gv hướng dẫn Hs tổng kết. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Phan Bội Châu (1867 - 1940) - Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An. - Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” - Là nhà thơ, nhà văn, là người khoi nguồn cho loại văn chương trữ tình. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: Viết trong buổi chia tay với bạn bè lên đường sang Nhật Bản. - Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào. II. Đọc–hiểu: A. Nội dung: 1. Hai câu đề: Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “ yếu hi kì” túc là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn. à Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài nangw của mình. => Tuyên ngôn về chí làm trai. 2. Hai câu thực: - “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời) à ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tỉa hậu” (nghìn năm sau) à Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. 3. Hai câu luận: - nêu lên tình cảnh của đât nước: “non sông đã chết” và đưa ra ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. - Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ : “hiền thánh còn đâu học cũng hoài” => Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. 4. Hai câu kết: - “Trường phong”(ngọn gió dài) - “thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc) à Hình tượng kì vĩ. - Tư thế: “nhất tề phi”(cùng bay lên) => Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngan tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cuus sống gian sơn đất nước. B. Nghệ thuật: Ngôn ngũ phóng đại, hình ảnh kì vĩ ngang tầm vũ trụ. C. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sô sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cuus nước. III. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk. 4. Củng cố: - Hệ thống hóa kiến thức. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ cả phiên âm và dịch thơ. - Tập phân tích bài thơ. - Soạn bài mới: “ Nghĩa của câu” theo hệ thống câu hỏi sgk. D. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG.docx