Giáo án văn 11: Nghĩa của câu

I. Hai thành phần nghĩa của câu.

1. Tìm hiểu ngữ liệu:.

+ cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn.

Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.

+ cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy.

Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc.

2. Kết luận.

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.

- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.

II. Nghĩa sự việc.

- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.

- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:

+ Biểu hiện hành động.

+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.

+ Biểu hiện quá trình.

+ Biểu hiện tư thế.

+Biểu hiện sự tồn tại.

+ Biểu hiện quan hệ.

- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

* Ghi nhớ

- SGK

 

docx3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 74345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Nghĩa của câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 74 NGHĨA CỦA CÂU A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích nghĩa sự việc trong câu. - Tạo câu thể hiện nghĩa sự việc. - Phát hiện và sữa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu. 3. Thái độ: - Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học: - Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm. - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn. 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bản dịch thơ “Lưu biệt khi xuất dương” và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Phân tích chân dung nhà chí sĩ cách mạng trong buổi chia tay anh em đồng chí trước khi lên đường? 3. Bài mới. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1. HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi. GV định hướng và chuẩn xác kiến thức. - So sánh các cặp câu ? - Từ sự só sánh trên em rút ra nhận định gì? Hoạt động 2. HS đọc mục II SGK và phân tích những biểu hiện của nghĩa sự việc qua các ngữ liệu sgk.. GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3. HS đọc ghi nhớ SGK. NỘI DUNG BÁM SÁT: Hoạt động 4. Luyện tập. Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho điểm. - Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu - Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối - Nhóm 3: Bài tập 2. - Nhóm 4: Bài tập 3. I. Hai thành phần nghĩa của câu. 1. Tìm hiểu ngữ liệu:. + cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn. Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao. + cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc. 2. Kết luận. - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái. - Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. II. Nghĩa sự việc. - Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Một số biểu hiện của nghĩa sự việc: + Biểu hiện hành động. + Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm. + Biểu hiện quá trình. + Biểu hiện tư thế. +Biểu hiện sự tồn tại. + Biểu hiện quan hệ. - Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. * Ghi nhớ - SGK III. Luyện tập. - Bài tập SGK. Bài tập1. - câu 1: Sự việc – trạng thái - câu 2: Sự vịêc - đặc điểm - câu 3: Sự việc - quá trình - câu 4: Sự việc - quá trình - câu 5: Trạng thái - đặc điểm - câu 6: Đặc điểm - tình thái - câu 7: Tư thế - câu 8: Sự việc - hành động Bài tập 2. a. - nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá nhưng cũng đáng sợ. - Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua từ :kể, thực, đáng b. Nghĩa sự việcc: hai người đêuf chọn nhầm nghề. Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chăn qua từ “ có lẽ” c. Nghĩa sự việc: mình và mọi người đề phân vân về đức hạnh của con gái mình . Nghĩa tình thái: khẳng định sự phân vân về đức hạnh sự phân vân về đức hạnh của cô gái mình: “dễ, chính ngay mình” Bài tập 3. - Phương án 3. 4. Củng cố: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ sgk - Nắm nội dung bài học. 5. Dặn dò: chuẩn bị bài viết số 5 theo yêu cầu sgk. D. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài NGHĨA CỦA CÂU.docx
Tài liệu liên quan